Hàng Hoá Có Khiếm Khuyết Hoặc Có Vấn Đề Về Pháp Lý


kết quả của phiên đấu giá vẫn có thể bị thay đổi. Người thắng cuộc lúc này vẫn có thể từ chối mua hàng hoá/ tài sản.

Phân tích quá trình giao kết hợp đồng trong trường hợp này, chúng ta có thể thấy những biến chuyển của đề nghị giao kết qua các giai đoạn sau:

- Trong cuộc đấu giá theo phương thức nâng giá lên:

Giai đoạn 1: Người bán đưa ra lời mời đề nghị giao kết với mức giá khởi điểm (mức giá thấp nhất)

Giai đoạn 2: Những người mua đưa ra lời đề nghị giao kết thông qua việc trả những mức giá tăng dần

Giai đoạn 3: Người mua/ khách hàng đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng với mức giá cao nhất, không ai trả giá cao hơn; người bán chấp nhận đề nghị và tuyên bố cuộc bán đấu giá kết thúc

Giai đoạn 4: Người mua từ chối mua tài sản.

- Trong cuộc đấu giá theo phương thức hạ giá xuống

Giai đoạn 1: Người bán đưa ra lời mời đề nghị giao kết với mức giá khởi điểm (mức giá cao nhất)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Giai đoạn 2: Người bán đưa ra những lời mời đề nghị giao kết mới thông qua những mức giá giảm dần

Giai đoạn 3: Người mua đưa ra lời đề nghị giao kết ở một mức giá nhất định bằng việc chấp nhận mua ở một mức giá nhất định; người bán chấp nhận đề nghị, hàng hoá/ tài sản được bán và cuộc bán đấu giá kết thúc (nếu như đã bán hết hàng)

Giao kết hợp đồng trong bán đấu giá - 7

Giai đoạn 4: Người mua từ chối mua tài sản

Theo phân tích ở trên, dù ở phương thức đấu giá nào, nâng giá lên hay hạ giá xuống thì giai đoạn 3 cũng là giai đoạn đề nghị giao kết được chấp nhận, hay nói cách khác là đến thời điểm này, việc giao kết hợp đồng đã đi đến đích. Song, thay vì là tiến hành bước tiếp theo là ký hợp đồng (văn bản


bán đấu giá tài sản), thanh toán tiền và tiến hành các thủ tục cần thiết để chuyển giao quyền sở hữu, người mua lại từ chối mua tài sản.

Như vậy, có thể thấy việc rút lại giá đã trả và từ chối mua khác nhau về mặt bản chất pháp lý. Nếu như rút lại giá đã trả là việc người mua rút lại giá tại thời điểm cuộc đấu giá chưa kết thúc và sau đó nó lại được tiếp tục để tìm ra người mua trả giá cao nhất, tức là tại thời điểm đó hợp đồng chưa được giao kết thì đối với hành vi từ chối mua, thời điểm từ chối là thời điểm cuộc đấu giá đã được tuyên bố kết thúc và hợp đồng bán đấu giá đã được giao kết. Hậu quả pháp lý của hai hành vi này là hoàn toàn khác nhau, tuy vậy, chế tài đặt ra đối với hai hành vi theo quy định của pháp luật lại không có gì khác biệt nhiều. Nếu như hậu quả của việc rút lại giá đã trả là “truất quyền tham gia trả giá tiếp và không được hoàn trả khoản tiền đặt trước” thì hậu quả của việc từ chối mua là “khoản tiền đặt trước của người từ chối mua thuộc về người có tài sản bán đấu giá” và tài sản sẽ được bán cho người trả giá liền kề nếu giá liền kề ít nhất bằng giá khởi điểm. Chế tài này chưa thể xem là một khoản bồi thường hợp đồng và là thực sự không thoả đáng.

1.4.4 Hàng hoá có khiếm khuyết hoặc có vấn đề về pháp lý

Một vấn đề pháp lý về bán đấu giá Việt Nam chưa đề cập tới, đó là: nếu hợp đồng đã được giao kết, quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên đã phát sinh mà người mua phát hiện ra hàng hoá có vấn đề về chất lượng hay có vấn đề về pháp lý thì hậu quả sẽ giải quyết như thế nào? Trách nhiệm của người bán, người tổ chức đấu giá đến đâu? Người mua sẽ phải yêu cầu ai giải quyết vấn đề đối với hàng hoá của mình: người tổ chức đấu giá hay người bán?

Có các khả năng sau đây được đặt ra đối với hàng hoá có khiếm khuyết:

Thứ nhất, trả lại hàng và nhận lại tiền


Thứ hai, thay thế hoặc sửa chữa.

Cả hai khả năng trên đều liên quan đến vấn đề hậu mãi và bảo hành. Với cả hai khả năng đó, khó khăn đều thuộc về người mua. Vấn đề liên quan tới rất nhiều yếu tố như: thời gian người mua sở hữu món hàng là bao lâu kể từ ngày món hàng được mua tại cuộc bán đấu giá? mức độ hỏng hóc và khiếm khuyết của món hàng đến đâu? Món hàng có thực sự đạt yêu cầu như đã mô tả trước cuộc bán đấu giá hay không? Trong văn bản bán đấu giá tài sản giữa người tổ chức bán đấu giá và người mua có đề cập tới vấn đề này không? Vấn đề bảo vệ quyền của người mua lại càng trở nên khó khăn nếu giao dịch mua bán này được thực hiện thông qua phương tiện điện tử hay đấu giá qua mạng internet bởi giao dịch theo hình thức này thường không đi kèm điều kiện bảo hành.

Trừ phi người có hàng hoá/ tài sản tự đứng ra để tổ chức bán đấu giá hàng hoá/ tài sản thuộc sở hữu của mình, còn đâu đa phần các cuộc bán đấu giá đều thực hiện thông qua các tổ chức trung gian chuyên về bán đấu giá như các trung tâm bán đấu giá hay các doanh nghiệp kinh doanh loại hình này. Người bán ký hợp đồng uỷ quyền bán đấu giá đối với tổ chức trung gian. Điều đó có nghĩa là mọi vấn đề liên quan đến việc bán đấu giá, người tổ chức bán đấu giá sẽ đứng ra để giải quyết. Người tổ chức bán đấu giá chịu trách nhiệm bán hàng hoá/tài sản theo uỷ quyền và chịu trách nhiệm về kết quả của việc mua bán, đứng ra ký văn bản bán đấu giá tài sản đối với người mua. Như vậy, người mua chỉ có quan hệ với người bán đấu giá chứ không có nghĩa vụ phải biết hàng hoá, tài sản từ đâu ra và như thế nào. Khi thắc mắc về các vấn đề liên quan đến chất lượng hàng hoá/tài sản, người mua cần nhanh chóng gửi yêu cầu, kiến nghị đến chính người tổ chức bán đấu giá tài sản chứ không phải là người bán. Người bán đấu giá sẽ phải đứng ra giải quyết vụ việc chứ


không phải người bán. Còn việc giải quyết như thế nào đối với mối quan hệ giữa người bán và người bán đấu giá về hàng hoá lại là mối quan hệ khác, vấn đề khác.

Cũng tương tự như vậy đối với những hàng hoá/ tài sản có vấn đề về pháp lý như hàng hoá/tài sản đã được bán để thi hành án song lại bị kháng cáo, kháng nghị (ví dụ: quyền sử dụng đất). Cho đến nay, đây vẫn là một điểm cần khắc phục trong pháp luật về bán đấu giá của Việt Nam.


Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG TRONG BÁN ĐẤU GIÁ TẠI VIỆT NAM


2.1 PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VẤN ĐỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG TRONG BÁN ĐẤU GIÁ TẠI VIỆT NAM

2.1.1. Các giai đoạn phát triển của pháp luật bán đấu giá và giao kết hợp đồng trong bán đấu giá

Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về bán đấu giá ở Việt Nam nói chung và pháp luật về giao kết hợp đồng trong bán đấu giá nói riêng được thể hiện qua 3 giai đoạn chính:

- Giai đoạn trước năm 1975

Trước năm 1975, dưới sự đô hộ của thực dân Pháp, chính quyền thực dân đã ban hành luật Dân sự, Thương sự tố tụng để thi hành trong các Toà Nam án Bắc Kỳ năm 1931, Bộ luật Bắc Kỳ năm 1933, hoặc Hoàng Việt Trung kỳ Hộ luật năm 1936 quy định về phát mại tài sản. Và đến năm 1972, 1973 ở Miền Nam Việt Nam, chính quyền Sài Gòn cũng ban hành Bộ luật Dân sự và Thương sự tố tụng, Bộ thương luật để bán đấu giá tài sản.

- Giai đoạn từ năm 1975 đến tháng 5/2005

Năm 1975, sau khi đất nước giành được độc lập, Nhà nước ta đã xoá bỏ hệ thống pháp luật của chế độ cũ, từng bước xây dựng hệ thống pháp luật mới. Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, các quan hệ kinh tế, thương mại, quan hệ hàng hoá tiền tệ ít được chú ý. Do đó, trong suốt cả thời kỳ này cho đến năm 1995 khi có Bộ luật Dân sự, pháp luật nước ta mới ban hành được một số văn bản về bán đấu giá tài sản nhưng mang tính chất đơn lẻ và được


xử lý tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể mà không có tính hệ thống. Pháp luật về bán đấu giá thời kỳ này chỉ tập trung chủ yếu vào việc xử lý tài sản thi hành án và các tài sản xử lý theo quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không có một khuôn khổ pháp lý chung cho hoạt động bán đấu giá cho nên chỉ có hướng dẫn xử lý tài sản bán đấu giá cho từng vụ việc cụ thể. Vì không có khuôn khổ pháp lý chung cho hoạt động bán đấu giá nên cũng không hình thành các tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp. Ngoài cơ quan thi hành án, việc bán đấu giá thường do các cơ quan hành chính thực hiện theo cơ chế hoạt động liên ngành. Bán đấu giá tài sản trong lĩnh vực dân sự, thương mại thông thường hầu như không được pháp luật quan tâm đến.

Bộ luật Dân sự 1995 ban hành đã phần nào giải quyết được tình trạng trên, trong đó quy định tài sản dược đem bán đấu giá gồm: tài sản bán đấu giá theo ý muốn của chủ sở hữu hoặc theo pháp luật. Để hướng dẫn cụ thể về bán đấu giá, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 86/NĐ-cổ phần ngày 19/12/1996 về Quy chế bán đấu giá tài sản và thông tư 399/PLDSKT ngày 07/04/1997 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số quy định về bán đấu giá tài sản để thi hành nghị định số 86/NĐ-CP.

Luật Thương mại 1997 được ban hành tạo cơ sở pháp lý để phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, Mục 8-Chương II của Luật thương mại 1997 đã quy định về bán đấu giá hàng hoá.

Mặc dù Bộ luật dân sự 1995 và Luật Thương mại 1997 đã điều chỉnh về bán đấu giá hưng thực chất những quy định này còn mang tính chất chung chung, khó thực hiện. Ngày 18/10/2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 05/NĐ-CP ngày 18/1/2005 về bán đấu giá tài sản và Thông tư số 03/2005/TT- BTP của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số quy định của nghị định này. Theo quy định của hai văn bản này, tài sản được bán đấu giá bao gồm: tài sản để thi


hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án; tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; tài sản đảm bảo theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm; tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức có yêu cầu bán đấu giá tài sản; hàng hoá lưu giữ do người vận chuyển đường biển, đường hàng không, đường bộ lưu giữ tại Việt Nam; tài sản nhà nước phải bán đấu giá theo quy định của pháp luật về quản lý nhà nước. Điểm hạn chế của Nghị định 05/2005/NĐ-cổ phần chủ yếu là thông qua Trung tâm bán đấu giá tài sản mà Trung tâm được thành lập theo quyết định của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và chịu sự chỉ đạo, điều hành của UBND, cho nên vấn đề hạn chế của Trung tâm này là các tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm và tài sản thuộc sở hữu của cá nhân tổ chức có yêu cầu bán đấu giá ít được đưa đến trung tâm vì e ngại thủ tục.

- Giai đoạn từ tháng 6/2005 đến nay

Ngày 14/06/2005, Bộ luật Dân sự 2005 sửa đổi, bổ sung Bộ luật Dân sự năm 1995 và Luật thương mại năm 2005 sửa đổi bổ sung luật Thương mại năm 1997, để điều chỉnh các hoạt động, hành vi dân sự, thương mại đã ra đời. Theo đó, tại điểm III - mục I – chương XVIII của Bộ luật Dân sự năm 2005 về mua bán tài sản (từ Điều 456-462) và mục 2 – chương VI của luật Thương mại 2005 quy định về đấu giá hàng hoá (từ Điều 185-213) [9, tr. 28-37].

Như vậy, cùng với sự phát triển của lịch sử pháp luật bán đấu giá tại Việt Nam, các quy định về giao kết hợp đồng trong bán đấu giá cũng có những bước phát triển, tuy rằng không rõ rệt. Lý do của điều đó một phần cũng là vì bán đấu giá chưa thực sự được chú ý phát triển tại Việt Nam cho đến khi Bộ luật Dân sự 1995 ra đời. Thêm vào đó, xuất phát từ việc bán đấu giá trong một thời gian dài chỉ dừng lại ở các đối tượng có vấn đề về pháp lý


và thực tiễn pháp lý chỉ xoay quanh vấn đề thủ tục hành chính trong việc giải quyết các tài sản này là chính nên ít nảy sinh tranh chấp, ít nảy sinh nhu cầu hoàn thiện pháp luật một cách đặc biệt.

Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, quan hệ pháp luật về bán đấu giá đã tuân theo quy luật giá trị. Việc mở rộng đối tượng của bán đấu giá, việc đa dạng hoá các tổ chức bán đấu giá cũng như việc tăng lên của nhu cầu của người dân đối với loại hình bán hàng đặc biệt này đã làm thực tiễn bán đấu giá trở nên phong phú hơn rất nhiều, từ đó phát sinh nhu cầu cấp thiết hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá nói chung và giao kết hợp đồng trong bán đấu giá nói riêng. Song như đã phân tích, pháp luật về giao kết hợp đồng trong bán đấu giá còn nhiều bất cập, nhiều vấn đề quy định còn thiếu chặt chẽ, tạo lỗ hổng cho một số người nhân cơ hội đó trục lợi và làm lũng đoạn thị trường bán đấu giá.

2.1.2 Các loại hình bán đấu giá tại Việt Nam hiện nay

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc đấu giá được thực hiện theo một trong hai phương thức: “a. Phương thức trả giá lên là phương thức bán đấu giá, theo đó người trả giá cao nhất so với giá khởi điểm là người có quyền mua hàng; b. Phương thức đặt giá xuống là phương thức bán đấu giá, theo đó người đầu tiên chấp nhận ngay mức giá khởi điểm hoặc mức giá được hạ thấp hơn mức giá khởi điểm là người có quyền mua hàng” (Khoản 2-Điều 185- Luật Thương mại 2005)

Như vậy, cả hai phương thức bán đấu giá theo phương thức trả giá lên (hay nâng giá lên) và bán đấu giá theo phương thức hạ giá xuống phổ biến trên thế giới đều được quy định trong pháp luật Việt Nam. Các quy định về chủ thể, nội dung, trình tự … một cuộc bán đấu giá nói chung cũng phù hợp với pháp luật quốc tế về vấn đề này.

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 10/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí