Các hình thức đấu giá trực tiếp bằng lời nói, đấu giá không dùng lời nói và đấu giá thông qua mạng internet cũng đều được sử dụng. Trong đó, đấu giá bằng lời nói được sử dụng phổ biến hơn cả.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, đấu giá không dùng lời nói theo quy định của pháp luật các nước về bán đấu giá được thực hiện dưới một hình thức nhất định, đó là: đấu giá bằng bỏ phiếu.
Mẫu phiếu để trả giá có thể có hình thức như sau:
trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh X
phiếu trả giá vòng ..........
Lô hàng: ............................ đấu ngày............./........../2008
Họ tên: ……………………………………………STT: ………
Có thể bạn quan tâm!
- Những Nội Dung Pháp Lý Cơ Bản Của Giao Kết Hợp Đồng Trong Bán Đấu Giá
- Hậu Quả Của Việc Giao Kết Hợp Đồng Trong Bán Đấu Giá
- Hàng Hoá Có Khiếm Khuyết Hoặc Có Vấn Đề Về Pháp Lý
- Vụ Bán Đấu Giá Ngôi Nhà 163 Trần Hưng Đạo - Quận 5 – Thành Phố Hồ Chí Minh
- Vụ Việc Bán Đấu Giá Số Điện Thoại Di Động Đẹp Để Ủng Họ Quỹ Vì Người Nghèo Của Bưu Điện Tỉnh Bình Thuận
- Yêu Cầu Hoàn Thiện Pháp Luật Về Giao Kết Hợp Đồng Trong Bán Đấu Giá
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
Địa chỉ: …………………………………………………………..
Số chứng minh thư: ………………….; Cấp ngày: ……………………… Số tiền trả giá: …………………………………………………
- Viết bằng chữ: …………………………………………………….
X, ngày tháng năm 2008
ký tên
Về thủ tục, bán đấu giá theo hình thức bỏ phiếu có thể được tiến hành theo một vòng hay nhiều vòng. Trong trường hợp thực hiện cách thức bỏ phiếu nhiều vòng, thì người điều hành cuộc bán đấu giá phát cho mỗi người tham gia đấu giá một tờ phiếu và yêu cầu họ ghi giá muốn trả vào phiếu của mình. Sau khi thu hết các phiếu đã phát, người điều hành cuộc bán đấu giá thông báo công khai về giá đã trả của từng người, giá trả cao nhất của vòng bỏ phiếu và tiếp tục phát phiếu cho những người tham gia đấu giá để bắt đầu trả giá cho vòng tiếp theo. Mức giá cao nhất đã trả ở vòng trước được gọi là giá khởi điểm của vòng trả giá tiếp theo. Việc đấu giá kết thúc khi đã thực hiện
hết số vòng bỏ phiếu tối đa hoặc trong trường hợp tất cả những người tham gia đấu giá tự nguyện từ chối bỏ phiếu tiếp;
Người điều hành cuộc bán đấu giá chỉ được công bố người mua được tài sản bán đấu giá nếu sau ba lần nhắc lại giá người đó đã trả mà không có người nào trả giá cao hơn. Trong trường hợp có từ hai người trở lên cùng trả một giá, thì những người này phải tiếp tục tham gia trả giá cho đến khi có người trả giá cao nhất; người trả giá cao nhất là người mua được tài sản bán đấu giá. Trong trường hợp những người cùng trả một giá tự nguyện từ chối tiếp tục tham gia trả giá, thì người điều hành cuộc bán đấu giá tổ chức việc rút thăm giữa những người đó và công bố người rút trúng thăm là người mua được tài sản bán đấu giá.
Riêng đối với đấu giá theo hình thức đấu giá thông qua mạng internet, người bán đấu giá có phương tiện, trang thiết bị tin học thì có thể lựa chọn hình thức này để tiến hành cuộc bán đấu giá. Tuy nhiên, người bán đấu giá phải tự xây dựng quy chế về bán đấu giá tài sản thông qua mạng internet để áp dụng đối với hình thức đấu giá này.
Tuỳ vào từng loại hàng hoá/tài sản mà các nhà tổ chức bán đấu giá lựa chọn phương thức bán đấu giá sao cho phù hợp. Ví dụ: các cuộc bán đấu giá liên quan đến tài sản là động sản thường được tổ chức theo phương thức nâng giá lên, trả giá công khai, dùng lời nói; trong khi đó, các phiên đấu giá có liên quan đến tài sản là bất động sản hay cổ phần thì phổ biến dùng phương thức nâng giá lên, trả giá bằng phiếu kín.
2.2 THỰC TRẠNG GIAO KẾT HỢP ĐỒNG TRONG BÁN ĐẤU GIÁ TẠI VIỆT NAM
2.2.1 Đánh giá chung
Như đã phân tích ở trên, bán đấu giá là một hình thức mua bán hàng hoá đầy ưu việt, đem lại lợi ích không những cho người bán mà còn cho cả
người mua. Hơn thế nữa, nó còn là một sân chơi đầy mầu sắc để cho các khách hàng thể hiện trình độ, sự hiểu biết, khả năng đánh giá hàng hoá và tiềm lực tài chính của mình. Mỗi cuộc bán đấu giá giống như một cuộc đấu không kém phần căng thẳng, để cuối cùng khi mỗi cuộc đấu giá thành, người ta lại tìm ra được “người chiến thắng” giống như trong một trận đấu, một cuộc chơi.
Qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, internet… chúng ta có thể dễ dàng tìm gặp những thông tin về bán đấu giá trên khắp thế giới. Hàng hoá được đưa ra bán đấu ra vô cùng phong phú, từ những thứ sản xuất hàng loạt và có thể định giá chính xác, đến những tác phẩm nghệ thuật, các cổ vật… mà giá trị của nó phụ thuộc nhiều vào khả năng đánh giá và nhu cầu của những người tham gia trả giá. Đó đây có những phiên bán đấu giá khiến dư luận xôn xao vì giá trị của nó vượt xa tưởng tượng. Đó đây cũng có những lời chào bán trên internet (ebay) về những thứ không phải hàng hoá khiến cho người khác giật mình: bán đấu giá linh hồn, bán đấu giá mạng sống, bán đấu giá con…
Gần đây người dân Việt Nam cũng được nghe nhiều đến thuật ngữ này qua các phương tiện truyền thông . Qua các trò chơi đấu giá có thưởng, đấu giá cuối tuần… người tham gia có thể tham dự một cách đơn giản và dễ dàng bằng cách gửi tin nhắn đến tổng đài. Kết quả đấu giá và người thắng cuộc được thông báo công khai trên truyền hình. Tuy rằng giá trị hàng hoá không lớn song những chương trình này khá thu hút được người mua do dễ chơi, dễ trúng. Và như vậy, dù ai thờ ơ nhất đi nữa, khi theo dõi, cũng phần nào hình dung được về đấu giá (tuy rằng không toàn diện), từ đó có định hình ý thức về loại hình mua bán hàng hoá này.
Các trang web đấu giá trực tuyến có uy tín trên internet của Việt Nam như heya.com.vn, chodientu.com, chodaugia.bancanbiet.com, saigonbid.com,
saigondaugia.com… cũng đang hoạt động sôi nổi và thu hút được người tham gia. Ngoài việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa và ràng buộc đối với người có hàng hoá đem bán đấu giá và người tham dự, các trang web còn xây dựng cho mình một cơ chế đánh giá mức độ uy tín của người tham dự dựa trên cơ sở niềm tin, thông qua sự đánh giá của các bạn hàng, nhằm hạn chế tình trạng tung giá ảo rồi không mua hoặc tình trạng đưa hàng kém chất lượng vào danh mục hàng hoá đấu giá.
Ở những quốc gia bán đấu giá đã định hình và phát triển, có các trung tâm, công ty, tổ chức bán đấu giá làm việc chuyên nghiệp và khai thác một thị trường rộng lớn như Hà Lan, Anh, Mỹ…, vẫn có những cuộc đấu giá gây tranh chấp về pháp lý. Điều đó không có nghĩa là pháp luật về bán đấu giá tại các quốc gia này chưa phát triển, mà nguyên nhân nằm ở chỗ thực trạng bán đấu giá vô cùng phong phú và pháp luật khó lường trước được hết những tình huống có thể xảy ra.
Xem xét và đánh giá thực trạng bán đấu giá dưới góc độ hẹp là những vẫn đề về giao kết hợp đồng trong bán đấu giá, ở một môi trường bán đấu giá còn chưa phát triển như ở Việt Nam, có thể thấy trong thời gian qua đã có rất nhiều tranh chấp và bất cập. Sẵn tâm lý đây là loại hình mua bán hàng hoá còn mới mẻ, chưa thực sự tạo được tiếng vang, chỗ đứng trên thị trường, lại thêm có nhiều vụ việc xảy ra trên thực tiễn gây nhiều tranh cãi và ảnh hưởng tới lợi ích của không những người bán mà cả người mua, cho nên, như đã nói ngay từ lời nói đầu, người dân Việt Nam cho đến bây giờ vẫn còn chưa mấy mặn mà đối với bán đấu giá.
Ở đây, người viết xin được đưa ra một số nhận xét chung về thực trạng bán đấu giá nói chung và thực trạng giao kết hợp đồng trong bán đấu giá nói riêng tại Việt Nam như sau:
2.2.1.1 Về hàng hoá được đem bán đấu giá
Điều 5 - Nghị định 05/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 1 năm 2005 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản quy định về các loại tài sản bán đấu giá, bao gồm:
1. Tài sản để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án.
2. Tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
3. Tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.
4. Tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức có yêu cầu bán đấu giá tài
sản.
5. Hàng hoá lưu giữ do người vận chuyển đường biển, đường hàng
không, đường bộ lưu giữ tại Việt Nam .
6. Tài sản nhà nước phải bán đấu giá theo quy định của pháp luật về quản lý tài sản nhà nước.
Trong sáu loại tài sản được liệt kê tại điều luật trên, loại tài sản được uỷ quyền bán đấu giá cho các trung tâm chủ yếu vẫn là những tài sản “có vấn đề về mặt pháp lý”. Loại tài sản thứ 4, tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức có yêu cầu bán đấu giá tài sản, đáng ra, theo thông lệ quốc tế phải là loại tài sản chiếm đa số trong số các hàng hoá được đem bán đấu giá, là hàng hoá bán đấu giá chủ yếu lại chiếm số lượng không lớn.
2.2.1.2 Về chất lượng và hiệu quả hoạt động của người bán đấu giá
Người bán đấu giá bao gồm: (1) doanh nghiệp bán đấu giá tài sản; (2) trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản; (3) Hội đồng bán đấu giá tài sản (Điều 34 - Nghị định 05)
Trong đó, doanh nghiệp bán đấu giá tài sản là doanh ngiệp được tiến hành kinh doanh dịch vụ bán đấu giá tài sản khi có đủ điểu kiện: (1) Có đăng ký kinh doanh dịch vụ bán đấu giá tài sản; (2) Có ít nhất 1 đấu giá viên; (3) Có cơ sở vật chất bảo đảm cho việc thực hiện bán đấu giá tài sản.
Việc bán đấu giá tài sản chủ yếu thông qua các tổ chức doanh nghiệp. Trong trường hợp cần thiết thì ở mỗi tỉnh, thành phổ trực thuộc Trung ương thành lập một Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản (sau đây gọi tắt là Trung tâm).
Trung tâm do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập và giao cho Sở chuyên môn có chức năng quản lý nhà nước về công tác bán đấu giá tài sản tại địa phương trực tiếp quản lý.
Trung tâm là đơn vị sự nghiệp có thu, có trụ sở, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Trung tâm có Giám đốc, kế toán, thủ quỹ, thủ kho và ít nhất là một đấu giá viên. Giám đốc Trung tâm phải là đấu giá viên.
Trung tâm có nhiệm vụ bán đấu giá tài sản để thi hành án, tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước theo quy định của pháp luật.
Ngoài nhiệm vụ bán đấu giá các tài sản quy định tại khoản này, Trung tâm có thể ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân có yêu cầu để bán đấu giá các loại tài sản khác.
Hội đồng bán đấu giá tài sản do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập để tổ chức bán đấu giá tài sản của Nhà nước có giá trị dưới mười triệu đồng. Trong trường hợp tài sản là cổ vật, tài sản có giá trị văn hoá - lịch sử, tài sản có giá trị đặc biệt lớn phải được bán đấu giá thông qua Hội đồng bán đấu giá tài sản hoặc tổ chức bán đấu giá nước ngoài thì việc thành lập Hội đồng bán đấu giá tài sản hoặc thuê tổ chức bán đấu giá nước ngoài được thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Người bán đấu giá, dù là doanh nghiệp bán đấu giá, trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản hay Hội đồng bán đấu giá tài sản đi nữa đều có một thực trạng chung:
- Đây là lĩnh vực còn mới mẻ nên hầu hết những người làm công việc này đều còn nhiều bỡ ngỡ, thiếu tính chuyên nghiệp;
- Đội ngũ đấu giá viên còn mỏng, ít kinh nghiệm thực tiễn, chủ yếu là vừa làm vừa học;
- Trang bị cơ sở vật chất của các tổ chức bán đấu giá còn nghèo nàn, chưa đáp ứng đủ yêu cầu thực tiễn.
2.2.1.3 Về thủ tục bán đấu giá
Theo đánh giá của các chuyên gia pháp lý, chuyên gia bán đấu giá và cả khách hàng, thủ tục bán đấu giá của Việt Nam còn nhiêu khê. Dù đã thắng cuộc trong cuộc bán đấu giá rồi đi nữa, người mua cũng còn phải “đợi” để tiến hành các thủ tục mất rất nhiều thời gian như thuế… trước khi nhận được tài sản về tay mình.
Trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản thi hành án khiến nhiều người “sợ” mua tài sản thi hành án. Có trường hợp người mua tài sản đấu giá thi hành án, nhiều năm sau, tài sản đã chuyển sở hữu sang cho người mua nhưng họ vẫn không nhận được tài sản. Người thắng cuộc trong cuộc bán đấu giá chưa chắc đã nhận được tài sản do bản án còn bị nhiều cơ quan có thẩm quyền kháng nghị, ra quyết định tạm hoãn thi hành án. Điều này có nghĩa là sự việc sẽ kéo dài gây tình trạng dở khóc dở cười cho người mua, tiền đã trao mà tài sản thì không nhận được.
Tại Điều 12 của Nghị định 05/2005/NĐ-CP có nêu việc niêm yết, thông báo công khai khi bán đấu giá tài sản. Thế nhưng, nhiều doanh nghiệp và trung tâm bán đấu giá chỉ đăng báo lấy lệ, thông tin mập mờ khó hiểu, chẳng hạn như không đăng nguồn gốc tài sản và nơi để tài sản. Bên cạnh đó, nhiều đơn vị không thực hiện việc dán niêm yết, thông báo theo đúng quy định của pháp luật.
Hậu quả của việc thông báo công khai không đúng quy định đó là thông tin đến không đầy đủ với khách hàng tiềm năng, những người muốn mua và có khả năng mua hàng thực sự, khiến họ mất cơ hội đăng ký tham gia do thiếu thông tin về hàng hoá và thời gian đăng ký. Và như vậy, khả năng mua được hàng hoá với giá thấp hơn sẽ đến với những người đăng ký được, thậm chí là tạo cơ hội cho một số người “bày binh bố trận” trước hòng lũng đoạn kết quả đấu giá.
Sự mập mờ trong thông tin như vậy khiến cho nhiều người đặt câu hỏi: Phải chăng mục đích của việc đó là thông đồng trục lợi cá nhân? Và quan trọng hơn nữa, trong sự thông đồng và trục lợi cá nhân này, không đơn giản chỉ là sự thông đồng của những người tham gia đấu giá mà phải chăng là là sự thông đồng tay ba giữa người có tài sản bán đấu giá, người bán đấu giá và người mua tài sản bán đấu giá?
2.2.1.4 Về hình thức bán đấu giá
Điều 17 Nghị định số 05/2005/NĐ-CP, quy định: “Người bán đấu giá tài sản có thể lựa chọn một trong các hình thức đấu giá sau đây để tiến hành cuộc bán đấu giá tài sản: Đấu giá trực tiếp bằng lời nói; Đấu giá bằng bỏ phiếu; Đấu giá thông qua mạng Internet; Các hình thức đấu giá khác do người có tài sản bán đấu giá và người bán đấu giá tài sản thỏa thuận”.
Hình thức đấu giá được sử dụng phổ biến hơn cả đó là đấu giá bằng lời nói. Để phòng ngừa tình trạng thông đồng, dìm giá trong đấu giá, hình thức đấu giá bằng bỏ phiếu cũng được áp dụng nhiều (đặc biệt là trong đấu giá bất động sản). Thậm chí, nhiều cuộc đấu giá còn được tổ chức thành nhiều vòng trả giá sử dụng hỗn hợp cả hai hình thức trên để khắc phục những hạn chế của các hình thức. Ví dụ: vòng 1: đấu giá trực tiếp bằng lời nói, vòng 2: đấu giá bằng bỏ phiếu. Song dù phòng ngừa thế nào thì tình trạng lũng đoạn kết quả bán đấu giá vẫn thường xuyên xảy ra.