Giao kết hợp đồng trong bán đấu giá - 13


Khi cuộc sống hiện đại cuốn người ta đi với tốc độ chóng mặt, việc mua hàng qua mạng để tiết kiệm thời gian và chi phí đã và đang là một sự lựa chọn được nhiều người ủng hộ. Chính vì thế, việc kinh doanh qua mạng đang rất phát triển và trong đó, bán đấu giá cũng là một hình thức kinh doanh hiệu quả.

Tuy nhiên, như đã trình bày ở phần thực trạng, việc mua bán hàng hoá qua mạng nói chung và bán đấu giá qua mạng nói riêng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Không ít người mua/ người bán đã phải khóc dở mếu dở vì những lệnh mua/bán ảo hoặc chất lượng hàng hoá, sản phẩm không như thông báo do không có điều kiện kiểm tra thực tế. Một trong những lý do quan trọng khiến cho tình trạng trên có thể xảy ra đó là pháp luật về bán đấu giá và pháp luật thương mại điện tử đều chưa tạo được một hành lang pháp lý an toàn cho những nhà đầu tư.

Với một website đấu giá, người bán và người mua có thể sử dụng nhiều hình thức gian lận nhằm thu lợi bất hợp pháp như người bán khai gian lận về các thông số hàng hoá hoặc người mua là một thực thể ma, gây nhiễu và cản trở trong quá trình kinh doanh của người bán. Do vậy, việc đảm bảo người bán và người mua tuân thủ đúng trách nhiệm của mình cũng có ý nghĩa quan trọng đối với sự thành công của một website đấu giá.

Về mặt kỹ thuật, một hình thức chứng thực được hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu này. Đó là các website trung gian, giúp người bán và người mua tin tưởng vào đối tác của mình. Công ty trung gian này sẽ có trách nhiệm xác định sự tồn tại và tính trung thực của cả hai phía. Sau khi tính trung thực đã được xác định những người đăng ký sẽ có được một sự bảo đảm nhất định các đối tác chỉ cẩn kiểm chứng người đó đã xác thực tại công ty trung gian là đủ độ tin cậy để hợp tác làm ăn. Dù sao thì việc sẵn sàng chi một khoản tiền nhỏ đăng ký vào một công ty trung gian uy tín vẫn tốt hơn việc giao tiếp kinh doanh qua mạng không bảo đảm với độ rủi ro cao.


Thực trạng này là tình trạng chung của hầu như tất cả các quốc gia có bán đấu giá qua mạng. Nó phổ biến và ảnh hưởng xấu tới sự phát triển kinh tế và đời sống dân cư đến mức FBI đã từng khuyến cáo với dân Mỹ: 1/ Hãy tìm hiểu xem đấu giá trên mạng như thế nào, nhất là nghĩa vụ của người mua, của người bán trước khi khách trả giá, cước phí gửi hàng. 2/ Tìm hiểu thêm về người bán , đừng chỉ biết có mỗi địa chỉ e-mail hay số điện thoại của anh ta, tham khảo các phản hồi trên mạng nếu anh ta đã từng bán đấu giá … 3/ Thỏa thuận phương thức thanh toán. 4/ Thời hạn gửi hàng. 5/ Tính an toàn của phương thức thanh toán bằng thẻ.

Về mặt pháp lý, cần sớm bổ sung những quy định cụ thể và chi tiết về vấn đề này trong pháp luật về bán đấu giá. Đối với pháp luật về giao kết hợp đồng thông qua bán đấu giá qua mạng, cần xiết chặt quy chế quản lý đối với những nhà đầu tư (người bán, người mua) và cả người tổ chức bán đấu giá:

Các nhà đầu tư (người bán, người mua) phải chịu trách nhiệm về những thông tin mà họ đưa ra. Nếu thông tin không đúng sự thật, cần xử lý thật nghiêm, có như thế mới tạo được niềm tin của những nhà đầu tư qua mạng.

Tuy là người trung gian, người tổ chức song những đối tượng đứng ra để thành lập các trang web đấu giá cũng cần phải chịu cơ chế giám sát thích hợp. Nếu họ không áp dụng các biện pháp tích cực để phòng ngừa việc lũng đoạn kết quả bán đấu giá, gây rối trong bán đấu giá hoặc để mặc cho các thông tin thất thiệt lan tràn làm ảnh hưởng tới quyền lợi của các nhà đầu tư thì chính chủ nhân của các trang web đó cũng phải chịu trách nhiệm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Việc thực hiện quản lý nhà nước về bán đấu giá qua mạng cần được xiết chặt hơn nữa. Nên chăng chúng ta quản lý cả số lượng giao dịch, số lượng giao dịch thành công và đánh thuế với những giao dịch thành công. Đó chính là sự thể hiện trách nhiệm xã hội của những người tham gia mua bán hàng hoá, đấu giá hàng hoá qua mạng.


Giao kết hợp đồng trong bán đấu giá - 13

KẾT LUẬN


Nếu đã từng chứng kiến hoặc tham gia vào một cuộc bán đấu giá, chúng ta sẽ thấy nó không đơn giản chỉ là mua – bán hàng hoá hay giao kết và thực hiện một hợp đồng mua bán hàng hoá. Đó là sự pha trộn tuyệt vời của sự quyết liệt, ăn thua và hào hoa, của sự tính toán thận trọng và bốc đồng, của những quy tắc nghiêm ngặt và phá cách… Và dù đó là đấu giá trong im lặng bằng bỏ phiếu hay đấu giá sôi nổi bằng lời nói, dù là đấu giá theo phương thức nâng giá lên hay hạ giá xuống, khách hàng/ các bidder cũng giống như được tham dự một cuộc chơi mang tính chất kinh tế mà mỗi người mua được hàng hoá sẽ là một người thắng cuộc. Là một môi trường mua bán hàng hoá đầy hấp dẫn như vậy cho nên nó đã không dừng lại là một mô hình mang tính quốc gia mà đã lan rộng ra khắp thế giới, để rồi hiện hữu một cách đầy mầu sắc trong pháp luật thương mại mỗi nước.

Để bán đấu giá bén rễ và phát triển ở Việt Nam, cũng giống như các quốc gia khác, chúng ta cần chuẩn bị một mảnh đất tốt, hay nói cách khác là cần tạo ra được một hành lang pháp lý vững chắc để bảo vệ được lợi ích cho cả người bán và người mua, khuyến khích và kích thích được mọi người tin tưởng tham gia. Điều này, pháp luật Việt Nam đã và đang từng bước thực hiện. Chúng ta đã đặt được những viên gạch đầu tiên để xây dựng quy chế pháp lý về bán đấu giá phù hợp với điều kiện trong nước trên cơ sở thống nhất những nguyên tắc chung của bán đấu giá quốc tế. Tuy nhiên, trong môi trường bán đấu giá còn non trẻ và các quy phạm pháp luật về bán đấu giá còn đang trên đường hoàn thiện như ở Việt Nam, những tranh chấp, những mâu thuẫn, những bất cập là khó có thể tránh khỏi.

Thực tế đã chứng minh đa phần những tranh chấp và bất cập trong bán đấu giá thời gian qua ở nước ta đều phát sinh trong quan hệ tiền hợp đồng,


giai đoạn giao kết hợp đồng. Điều đó chứng tỏ đây là một giai đoạn vô cùng quan trọng trong bán đấu giá, và nếu như hoàn thiện được pháp luật về giao kết hợp đồng trong bán đấu giá thì tức là chúng ta đã góp phần khắc phục được một cách có hiệu quả những bất cập trong quan hệ pháp luật này. Hơn thế nữa, trong điều kiện phương thức bán hàng đặc biệt này mới chỉ bắt đầu được áp dụng và phát triển tại Việt Nam trong một thời gian ngắn mà có nhiều vụ việc gây mất lòng tin của cả người bán và người mua đã xảy ra, thì việc xây dựng và lấy lại niềm tin của mọi người là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Có được niềm tin của những người tham gia thì từ đó chúng ta mới mong phát triển được bán đấu giá tại Việt Nam.

Khai thác đề tài “Giao kết hợp đồng trong bán đấu giá”, người viết đã đi sâu nghiên cứu một phần nhỏ nội dung của bán đấu giá đó là phần giao kết hợp đồng. Từ việc nghiên cứu về mô hình lý luận chung về giao kết hợp đồng đến phân tích những điểm đặc thù của giao kết hợp đồng trong bán đấu giá, từ việc phân tích các tình huống về giao kết hợp đồng trong bán đấu giá xảy ra trên thực tiễn đến việc chỉ ra nguyên nhân, người viết đã đưa ra những ý kiến cá nhân của mình về giải pháp và định hướng hoàn thiện nội dung này của pháp luật về bán đấu giá. Đây là những ý kiến mang tính chất cá nhân song có dựa trên cơ sở tham khảo các ý kiến chuyên gia, các tài liệu chuyên ngành và sự phân tích thực tiễn. Hi vọng rằng luận văn có thể đóng góp thêm một cách nhìn nhận khoa học về một mảng đề tài còn mới mẻ, cũng như những đề xuất thiết thực vào việc hoàn thiện khung pháp lý về giao kết hợp đồng trong bán đấu giá nói riêng và bán đấu giá nói chung tại Việt Nam.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT


I. VĂN BẢN PHÁP LUẬT

1. Bộ Tài chính(2006), Thông tư số 96/2006/TT-BTC ngày 16 tháng 10 năm 2006 của hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đấu giá, Hà Nội

2. Bộ Tư pháp(2005), Thông tư số 03/2005/TT-BTP ngày 04 tháng 5 năm 2005 hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản, Hà Nội.

3. Chính phủ (1996), Nghị định số 86/CP ngày 19 tháng 12 năm 1996 về việc ban hành quy chế bán đấu giá tài sản, Hà Nội.

4. Chính phủ(2005), Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 01 năm 2005 về bán đấu giá tài sản, Hà Nội.

5. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.

6. Quốc hội (2005), Luật Thương mại, Hà Nội.

7. Quốc hội(2005), Luật giao dịch điện tử, Hà Nội.

II. SÁCH

8. Nguyễn Văn Cương (2005), Những điểm mới của Luật Thương mại 2005, NXB Tư pháp, Hà Nội.

9. Nguyễn Mạnh Cường, Đấu giá hàng hoá theo pháp luật thương mại, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường ĐH Luật thành phố Hồ Chí Minh, Viện Nhà nước và pháp luật.


10.Nguyễn Văn Cường, Giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu, Luận án tiến sỹ luật học, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội

11.David W.Pearce (1999), Từ điển Kinh tế học hiện đại, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

12.Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), Đại Từ điển Bách khoa Việt Nam, Trung tâm biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam

13.Phạm Duy Nghĩa (Chủ biên) (2002), Giáo trình Luật Thương mại Việt Nam – Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

14.Đinh Văn Thanh, Nguyễn Minh Tuấn (chủ biên) (2005), Giáo trình Luật Dân sự tập 2 - Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, 15.Trần Trung Trực, Một số vấn đề về giao dịch dân sự vô hiệu và hậu

quả pháp lý của nó, Luận văn thạc sỹ luật học, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội

16.Đào Trí Úc (Chủ biên), Nguyễn Văn Hiểu, Nguyễn Như Phát (2002),

Bước đầu tìm hiểu pháp luật thương mại Mỹ, NXB Khoa học xã hội.

17.Nguyễn Như Ý chủ biên (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hoá thông tin.

18.Viện khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, NXB Tư pháp.

19.Vụ bổ trợ tư pháp - Bộ tư pháp (2006), Bán đấu giá tài sản (Tài liệu tập huấn nghiệp vụ), NXB Tư pháp

20.FSP, Tuyển tập các văn bản pháp luật cơ bản về thương mại của Cộng hoà Pháp, NXB Chính trị quốc gia, 2006


II. BÁO, TẠP CHÍ


21.Đỗ Văn Đại (2007), “Phạt vi phạm hợp đồng trong pháp luật thực định Việt Nam”, Tạp chí Toà án nhân dân tháng 10/2007 (số 19).

22.Phạm Hoàng Giang (2007) , “Ảnh hưởng của điều kiện hình thức hợp đồng đến hiệu lực của hợp đồng”, Tạp chí nhà nước và pháp luật số 3/2007.

23.Lê Thu Hằng (2005), “Khi khách hàng thông đồng dìm giá trong bán đấu giá tài sản”, Tạp chí Pháp luật và kinh tế số 12(165-2005).

24.Phan Chí Hiếu (2005), “Hoàn thiện chế định hợp đồng”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 4(51) T4/2005.

25.Nguyễn Vũ Hoàng (2007), “Các quan hệ tiền hợp đồng trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài theo pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 10/2007, tr. 58-59.

26.Nguyễn Ngọc Khánh (2006), “Hợp đồng: Thuật ngữ và khái niệm”,

Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 8/2006.

27.Hoài Phương (2006), “Luật bán đấu giá thiệt hại cho chủ tài sản”, Báo Công nghệ thông tin tháng 3/2006.

28.Nguyễn Quang Quý (2005), “Một số ý kiến về hình thức bán đấu giá tài sản”, Tạp chí dân chủ và pháp luật số 11 (164-2005).

29.Nguyễn Thị Thục (2005), “Một số điểm mới về hợp đồng trong Bộ luật dân sự 2005”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 3/2006.

30.Bán đấu giá lần 2 khách sạn Tản Đà – Tp HCM, Báo điện tử tinnhanh.com 26/12/2006).

31.Bán đấu giá vì người nghèo: coi chừng giá ma, khách cũng ma, Báo điện tử vietbao.vn năm 2005.

32.Bất cập của hợp đồng trong giao dịch thương mại điện tử, Báo điện tử Bưu điện Việt Nam (www.vnpost.dgpt.gov.vn)


33.Chiêu độc trên sàn đấu giá, Báo điện tử vietbao.vn ngày 17/3/2006. 34.Dừng giao nhà trong phiên đấu giá gây thiệt hại 5 tỷ đồng, Báo điện tử

Tin nhanh Việt Nam (vnexpress.net) ngày 28/10/2005.

35.Đấu giá Hà Lan - lịch sử và những vấn đề ứng dụng, Trang web www.saga.vn ngày 21/12/2007.

36.Đấu giá tài sản - vẫn còn nhiều bất cập, Báo Hà Nội mới ngày 08/11/2007.

37.Đấu giá tài sản quá nhiêu khê, H.Thanh, Báo điện tử Tin nhanh Việt Nam (vnexpress.net) ngày 13/11/2004.

38.Giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử, Báo điện tử (www.vietmarket.vn) ngày 24/11/2007

39.Huỷ kết quả đấu giá căn nhà 19 tỷ đồng, Báo điện tử VietNamNet vietnamnet.vn ngày 12/04/2006.

40.Luật bán đấu giá thiệt hại cho chủ tài sản, Báo điện tử Công nghiệp online (http://irv.moi.gov.vn/congnghieponline.ttvn) ngày 13/4/2006.

41.Luật pháp khó thực thi, Nguyễn Văn Mạnh, Báo điện tử Diễn đàn doanh nghiệp (www.dddn.com.vn) ngày 21/10/2006.

42.Một cuộc đấu giá bất thường, Báo điện tử Thanhnien online www.thanhnien.com.vn ngày 27/10/2005.

43.“Thông thầu” trên sàn đấu giá, Báo điện tử ngoisao.net, ngày 14/3/2006.

44.Phiên đấu giá bất thường gây thất thoát hàng tỷ đồng, Báo điện tử vietbao.vn ngày 27/10/2005.

45.Phiên đấu giá gây thiệt hại 5 tỷ đồng, Báo điện tử Tin nhanh Việt Nam (vnexpress.net) ngày 27/10/2005.

46.Vì sao 25/29 nhà đầu tư đấu giá thành công từ chối mua, Báo điện tử Thanhnien online www.thanhnien.com.vn 8/3/2006.

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 10/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí