Thực tế khách hàng tham gia đấu giá thường quen biết nhau và phân chia theo từng nhóm hay khu vực. Mỗi nhóm khoảng 10 người, khi tổ chức bán đấu giá bằng lời nói và bỏ phiếu nhiều lần, họ thường len lỏi và ngồi cạnh những người nào tham gia lần đầu và hay mua thẳng trong đấu giá để “ép” những người này không bỏ giá được. Ngoài ra, nhiều nơi đấu giá vẫn tồn tại tình trạng “cò đấu giá” ép giá thông qua hành vi thông đồng, thỏa hiệp trong mua bán đấu giá. Để khắc phục triệt để tình trạng này sẽ gặp rất nhiều khó khăn
Hình thức đấu giá qua mạng Internet thì gặp nhiều khó khăn vì trên thực tế, không ít người mua tài sản bán đấu giá có trình độ rất thấp. Có người đã từng nhận xét rằng không ở môi trường nào mà khách hàng lại dễ bị lừa hơn là môi trường mua bán qua mạng. Những tài khoản ảo, những hàng hoá kém chất lượng, hàng giả lan tràn và được chào bán công khai trên mạng, với dáng vẻ và hình thức hoàn toàn hợp pháp. Trung tâm Khiếu nại Tội Phạm Internet (IC3) cho biết: Rõ ràng tội phạm mạng đang trở thành một ngành công nghiệp với tốc độ tăng trưởng cực cao. Tổng cộng, người dùng Internet đã mất cho chúng tới 239 triệu USD trong năm 2007, cao gấp 6 lần so với năm 2006. 239 triệu USD là một con số kỷ lục, phá vỡ mọi "đỉnh cao" trước đây. Nó cho thấy bọn tội phạm ngày càng bành trướng hoạt động cả về tổ chức, quy mô lẫn tinh vi hơn về hình thức lừa đảo.Hình thức lừa đảo phổ biến nhất cho tới nay vẫn là lừa bán đấu giá (35,7%) hoặc không giao hàng cho người mua (24,9%). Ngoài ra, các hình thức lừa đảo số thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ, trộm danh tính, tống tiền... cũng chiếm một tỷ lệ khá cao.
Mặc dù mỗi trang web đều có những quy chế riêng để duy trì hoạt động của mình như điều kiện đối với người bán, người mua (ví dụ như mở tài khoản để bảo đảm…) song kết quả cũng không mấy khả quan. Về nguyên tắc, tất cả các trang web về bán đấu giá trên thế giới và ngay cả tại Việt Nam chỉ
thực hiện cơ chế trung gian, không tự giao bán hàng hoá của chính mình. Do đó, họ cũng không chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá rao bán trên trang web của mình. Hơn thế nữa, vẫn chưa có quy chế hoạt động cụ thể cho loại hình này. Những ràng buộc về mặt pháp lý cho hình thức đấu giá này còn kém chặt chẽ, đặc biệt là đối với giao kết hợp đồng trong bán đấu giá qua mạng internet, hình thức giao kết rất đặc thù vì đó không phải là giao kết hợp đồng trong bán đấu giá một cách thông thường mà là giao kết trên môi trường mạng, với những quy tắc và phương pháp thực hiện riêng [36].
2.2.2 Một số vụ việc cụ thể
Trên cơ sở những đánh giá và nhận định chung về thực trạng bán đấu giá và giao kết hợp đồng trong bán đấu giá tại Việt Nam, xin lấy ra đây một vài vụ việc cụ thể mang tính chất điển hình trong lịch sử bán đấu giá của Việt Nam để minh chứng:
2.2.2.1 Vụ bán đấu giá ngôi nhà 163 Trần Hưng Đạo - Quận 5 – Thành phố Hồ Chí Minh
a. Tóm tắt vụ việc
Có thể bạn quan tâm!
- Hậu Quả Của Việc Giao Kết Hợp Đồng Trong Bán Đấu Giá
- Hàng Hoá Có Khiếm Khuyết Hoặc Có Vấn Đề Về Pháp Lý
- Thực Trạng Giao Kết Hợp Đồng Trong Bán Đấu Giá Tại Việt Nam
- Vụ Việc Bán Đấu Giá Số Điện Thoại Di Động Đẹp Để Ủng Họ Quỹ Vì Người Nghèo Của Bưu Điện Tỉnh Bình Thuận
- Yêu Cầu Hoàn Thiện Pháp Luật Về Giao Kết Hợp Đồng Trong Bán Đấu Giá
- Nâng Mức Tiền Đặt Trước Và Mức Lệ Phí Hồ Sơ Đấu Giá
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
Ngôi nhà số 163 Trần Hưng Đạo - Quận 5 – Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích trên 1700 m2, diện tích sử dụng trên 2900 m2 là tài sản nhà nước do Công ty bao bì Thành phố Hồ Chí Minh (thuộc Sở Công nghiệp) quản lý và sử dụng.
Ngày 15/10/2005, Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản thuộc Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức phiên đấu giá ngôi nhà với sự tham gia của 14 khách hàng do ông Vũ Kim Hiệp, Phó giám đốc Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản - điều hành, bà Nguyễn Tuyết Lê - Phó giám đốc Trung tâm làm giám sát và bà Nguyễn Thị Huyên làm thư ký. Giá khởi điểm được đưa ra là 18.8 tỉ đồng, bước giá 20 triệu (0.02 tỉ).
Các khách hàng từ số 1 đến số 6 trả giá bình thường theo đúng mức giá (đến khách hang số 6 – Hoàng Minh Triển - thì mức giá trả cho ngôi nhà lên đến 19 tỉ). Phiên bán đấu giá cứ như vậy diễn ra bình thường nếu như vị khách thứ 7 – Ông Vũ Đoàn Thanh Khuê - Đại diện Công ty TNHH Gaap không bỏ qua bước giá mà trả giá cao vọt lên đến… 32 tỉ đồng. Mức giá đưa ra quá cao, vượt xa giá trị thực của ngôi nhà khiến cho những người khác bỏ cuộc, không còn muốn “đấu” nữa.
Kết quả phiên đấu giá diễn biến giống như một kịch bản đã được sắp xếp trước: vị khách đã hô giá ngôi nhà lên 32 tỉ đồng nhanh chóng đổi ý không mua nữa, với lý do là “tính nhầm giá”, chấp nhận mất số tiền cọc tham gia đấu giá là 190 triệu đồng. Theo luật đấu giá hiện hành, nếu người ra giá cao nhất bỏ cuộc thì người ra giá cao kế tiếp sẽ được mua, và vị khách số 6 tên Hoàng Minh Triển đã "bất ngờ" trúng đấu giá mua căn nhà với giá 19 tỉ đồng.
Tính sơ bộ, trong phiên đấu giá này, nhà nước thiệt hại khoảng 5 tỉ đồng. Xét nhu cầu, khả năng tài chính thực tế của các khách hàng trong phiên bán đấu giá và giá trị thực tế của ngôi nhà trên thị trường thì ngôi nhà đã có thể bán với giá 23 – 24 tỉ, thay vì 19 tỉ đồng như kết quả đạt được.
b. Phân tích vụ việc:
Vụ việc trên đã gây xôn xao dư luận và bất bình cho những người tham gia đấu giá. Việc rút lại giá đã trả trên của Ông Vũ Đoàn Thanh Khuê - Đại diện Công ty TNHH Gaap có những dấu hiệu bất thường:
Thứ nhất: Pháp luật Việt Nam về bán đấu giá không cấm những người có quan hệ họ hàng hay ruột thịt cùng tham gia một phiên đấu giá. Việc cùng tham gia vào phiên bán đấu giá trong khi quan hệ giữa ông Khuê và ông Triển là quan hệ con rể - bố vợ như vậy cũng là việc bình thường, được pháp luật cho phép. Tuy nhiên, lại rất cần phải xem xét về mối quan hệ này khi thực tế
sự việc xảy ra và việc rút lại giá đã trả của ông Khuê đem lại lợi ích cho chính bố vợ của mình chứ không phải là bất kỳ khách hàng nào khác.
Thứ hai: Giữa ông Khuê và ông Triển có quan hệ đặc biệt như vậy nhưng số thứ tự trả giá của họ lại liền kề nhau. Hơn nữa, việc sắp xếp số thứ tự này, theo phản ánh của những người trong cuộc và sự thừa nhận của chính đơn vị tổ chức bán đấu giá, là không phải do bốc thăm mà là do “sắp xếp ngẫu nhiên”. Mục đích của sự sắp xếp này là để tránh tiêu cực, tránh thông đồng giá, dìm giá… song kết quả đạt được lại không đúng như vậy. Trong sự việc này, trách nhiệm của người tổ chức bán đấu giá đến đâu?
Thứ ba: Mức chênh lệch giá giữa người trả giá số 6 và số 7 là quá lớn, bỏ qua bước giá định sẵn khiến cho tất cả những người số thứ tự trả giá tiếp theo không còn cơ hội. Làm như vậy, phiên bán đấu giá buộc phải kết thúc một cách chóng vánh với phần thắng tất nhiên thuộc về người trả giá cao nhất mà không có ai trả giá cao hơn.
Sự kết thúc ấy và sự thắng cuộc của ông Khuê sẽ không có gì đáng thắc mắc nếu như giá trị mà ông Khuê trả cho ngôi nhà không vượt xa giá trị thực tế của nó và ngay sau khi trở thành người thắng cuộc, ông Khuê lại không vội vàng rút lại giá đã trả, chấp nhận mất tiền đặt cọc với lí do không một chút thuyết phục: do tính nhầm giá.
Ngoài vấn đề về kinh tế, vụ việc đã làm nhà nước “mất” khoảng 5 tỉ đồng, thì hậu quả xã hội của nó cũng rất lớn. Đây là một vụ việc có ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai các quy định về bán đấu giá, bởi nếu xử lý không nghiêm, không khéo, nó có thể sẽ là một tiền lệ xấu cho việc triển khai pháp luật về bán đấu giá trên thực tiễn, hơn thế nữa là làm mất niềm tin của các khách hàng khi tham gia bán đấu giá.
d. Kết quả xử lý vụ việc:
Bộ Tư pháp đã chỉ đạo Sở Tư pháp TP HCM yêu cầu tạm dừng giao tài sản cho người đấu giá trúng trong phiên đấu giá căn nhà số 163 Trần Hưng Đạo. Theo đó, Trung tâm Dịch vụ Bán đấu giá tài sản phải kết hợp với công an địa phương làm rõ các mối quan hệ của những người tham gia đấu giá xem có sự thông đồng cố ý ghìm giá ngôi nhà không. Trung tâm kết hợp với các đơn vị để tính toán giá thầu là 19 tỉ đồng có phù hợp với giá thị trường của căn nhà hay không... Nếu giá cả quá chênh lệch không hợp lý, hoặc có sự thông đồng của khách hàng đấu giá thì sẽ hủy kết quả đấu giá.
Sau khi áp dụng các biện pháp và thủ tục cần thiết, các cơ quan có thẩm quyền đã kết luận vụ việc và xử lý như sau:
- Hủy kết quả đấu giá thành căn nhà 163 Trần Hưng Đạo (quận 5), do ông Hoàng Minh Triển mua trúng đấu giá 19 tỷ đồng dựa vào văn bản số 718/BTP-BTTP ngày 23/3/2006. Văn bản này đã đồng ý kiến nghị của Sở Tư pháp hủy kết quả đấu giá thành căn nhà 163 Trần Hưng Đạo, do Cơ quan điều tra đã kết luận “khách hàng có hành vi thông đồng, dìm giá tài sản bán đấu giá”.
- Truất quyền tham gia đấu giá lần tới của ông Hoàng Minh Triển
- Tịch thu tiền đặt trước 1% (trên 188 triệu đồng) của ông Triển và Công ty TNHH Gaap (Khoản 1- Điều 48 - Nghị định 05/2005/NĐ-CP).
Bộ Tư pháp cũng đề nghị Sở Tư pháp xử lý nghiêm thư ký và người điều hành phiên đấu giá theo quy định của pháp luật. [39]
2.2.2.2 Vụ bán đấu giá cổ phần khách sạn Tản Đà - Quận 5 - thành phố Hồ Chí Minh
a. Tóm tắt vụ việc
Để tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp, Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) đã tiến hành bán đấu giá cổ phần khách sạn Tản Đà - Quận 5 - thành phố Hồ Chí Minh. Phiên đấu giá cổ phần khách sạn Tản Đà do Công ty
chứng khoán TP.HCM tổ chức ngày 27/1/2006 theo hình thức bỏ phiếu kín. Có 145 nhà đầu tư tham gia hợp lệ.
Kết quả có 29 nhà đầu tư thành công với số lượng cổ phần đấu giá thành công là 890.300 CP (100% cổ phần đưa ra đấu giá). Giá trúng thầu cao nhất là 38.000đ/cổ phần; giá thấp nhất là 30.500đ/cổ phần; giá trúng thầu thành công bình quân là 36.208đ/cổ phần (giá khởi điểm là 10.300đ/cổ phần). Số tiền thu được sẽ là 32.236.150.000đ. Thế nhưng, đến thời hạn nộp tiền thì chỉ có 4/29 nhà đầu tư nộp 2.779.575.000đ để mua 90.150 cổ phần. 25 nhà đầu tư còn lại (4 pháp nhân và 21 thể nhân) đã từ chối không mua 800.150 cổ phần với số tiền là 29.456.575.000đ.
Theo quy định của pháp luật, số cổ phần mà các nhà đầu tư trúng đấu giá từ chối không mua sẽ được bán tiếp cho các nhà đầu tư ra mức giá liền kề. Với trường hợp này, số cổ phần trên sẽ được bán tiếp cho 34 nhà đầu tư với mức giá từ 16.700đ-18.200đ/cổ phần. Như vậy, số tiền thu chỉ là 16.685.515.000đ, cộng với 824.154.500đ tiền đặt cọc của nhà đầu tư từ chối mua thì vẫn thấp hơn kết quả đấu giá là 14.726.480.500đ. Số tiền đặt cọc hơn 800 triệu đồng mà các nhà đầu tư chịu mất xem ra là quá nhỏ so với khoản lợi mà họ đạt được
Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) đã có ý kiến và đề nghị huỷ kết quả bán đấu giá cổ phần nói trên vì cho rằng có dấu hiệu thông thầu trên sàn đấu giá. UBND thành phố Hồ Chí Minh đã phê duyệt phương án bán đấu giá khách sạn Tản Đà lần 2 với 800.150 cổ phần (chiếm 63,50% vốn điều lệ). Giá khởi điểm là 10.300đ/cổ phần. Đơn vị tổ chức bán đấu giá là Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Đông Á [39, 30].
b. Phân tích vụ việc
Đây là vụ việc tương tự vụ bán đấu giá ngôi nhà 163 Trần Hưng Đạo - Quận 5 – Thành phố Hồ Chí Minh. Có khác chăng là tài sản được đem bán
đấu giá là cổ phần khách sạn Tản Đà - Quận 5 - thành phố Hồ Chí Minh với mục đích là để tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Điều đó cho thấy, dù là đấu giá bằng lời nói hay là đấu giá theo hình thức bỏ phiếu kín, hiện tượng thông thầu và lũng đoạn kết quả đấu giá vẫn xảy ra. Cách thức tiến hành trong cả hai vụ việc đều giống nhau, người thắng cuộc trả giá rất cao sau đó từ chối mua, quyền mua thuộc về người trả giá liền kề với giá thấp hơn rất nhiều so với giá có khả năng bán được. Như vậy, vấn đề không nằm ở việc thực hiện bán đấu giá theo hình thức nào mà nằm ở chỗ quy định của pháp luật về giao kết hợp đồng trong bán đấu giá đã có nhiều kẽ hở, dễ bị người tham gia đấu giá lợi dụng để trục lợi.
2.2.2.3 Việc bán đấu giá tài sản để trả nợ vay ngân hàng tại tỉnh Y
a. Tóm tắt vụ việc
Công ty TNHH X thuộc tỉnh Y là một công ty chuyên sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy. Do không trả được nợ vay ngân hàng, tài sản của công ty đã bị Thi hành án dân sự tỉnh kê biên bán để trả nợ theo phán quyết của Toà án nhân dân tỉnh có hiệu lực pháp luật
Ngày 21/9/2005, Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh Y đã tổ chức một phiên bán đấu giá để bán tài sản của công ty. Tài sản đưa ra đấu giá gồm 24 bộ máy điều hoà nhiệt độ, giá khởi điểm 220 triệu đồng, 01 xe Toyota giá khởi điểm 193 triệu đồng; 01 xe Ford giá khởi điểm 300 triệu đồng, 05 chiếc xe tải thùng Huyndai 11 tấn giá khởi điểm 700 triệu đồng.
Thành phần tham dự phiên bán đấu giá hết sức đầy đủ, trong đó có người được thi hành án, người phải thi hành án, đại diện cơ quan thi hành án, 47 khách hàng tham gia đấu giá và có cả vị đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh tham gia giám sát việc bán đấu giá.
Cuộc bán đấu giá được bắt đầu bình thường, đấu giá viên điều hành cuộc bán đấu giá thông báo tên tài sản và mức giá khởi điểm. Một số khách
hàng (3/47) tham gia trả giá và tài sản được bán với mức giá cao hơn giá sàn. Về trình tự, thủ tục, phiên đấu giá diễn ra khá nghiêm túc, đúng theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản. Cuộc đấu giá thành và không có sự phản ứng nào từ phía người bán, người mua và các thành phần tham dự [23].
b. Phân tích vụ việc
Nếu nhìn bề ngoài, khi xem xét thành phần tham dự và trình tự của cuộc bán đấu giá trên, cũng như kết quả đấu giá thành, người ta có lẽ không có gì thắc mắc về nó. Cuộc bán đấu giá diễn ra rất hoà bình, theo đúng các quy định của pháp luật về đấu giá giống như các cuộc bán đấu giá hợp pháp khác.
Tuy nhiên, khi xem xét kỹ, có thể thấy phiên bán đấu giá có những biểu hiện thông đồng để dìm giá, thể hiện qua các hành vi sau:
Thứ nhất: Người đăng ký mua rất đông, đến 47 người , nhưng khi đấu giá thì chỉ có 3 người trả giá. Con số 3/47 người đăng ký tham gia trả giá có thể gây thắc mắc cho bất kỳ ai, bởi không dễ gì người ta bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để đăng ký tham gia lại chỉ đến để ngồi xem và ra về. Nếu là khách hang thực sự, có nhu cầu mua thì nếu không thể mua ở mức giá cao thì ít ra trong lần trả giá đầu tiên, khi mức giá còn chưa bỏ xa giá khởi điểm, họ cũng phải tham gia trả giá.
Thứ 2: Có những khách hàng từ tỉnh khác, cách mấy trăm km vào đăng ký đấu giá sau đó không hề tham gia trả giá và ra về. Cũng có thể trong số những người đăng ký đấu giá này sẽ có những người đăng ký địa chỉ của mình theo địa chỉ thường trú trong khi thực tế là đang sống và làm việc tại tỉnh Y nhưng chỉ cần một trong số các khách hàng này thực sự là người ở tỉnh khác, lặn lội đường xa đến tỉnh Y để tham gia đấu giá mà lại lẳng lặng ra về mà không tham gia trả giá thì cũng đã là một sự lạ. Khi tham gia vào các cuộc bán đấu giá như thế này, có lẽ ít khách hang nghĩ rằng đây là cuộc dạo chơi,