Thứ ba, cần làm rõ trách nhiệm pháp lý của các chủ thể (Khi tham gia vào cuộc bán đấu giá, chủ thể nào với hành vi nào thì xẽ bị xử lý ra sao?), tránh tình trạng quy định thiếu rõ ràng. Về điểm này, chúng ta có thể tham khảo Luật Bán đấu giá của Trung Quốc - chương V: trách nhiệm pháp lý. Luật Bán đấu giá của Trung Quốc quy định về vấn đề này tương đối rõ và có những vấn đề rất gần với pháp luật Việt Nam về bán đấu giá, chúng ta có thể tham khảo và học tập.
Ví dụ:
- Đối với người bán:
Nếu người bán vi phạm quy định tại điều 6 luật này về uỷ quyền bán đấu giá hàng hoá hoặc quyền tài sản không thuộc về họ hoặc họ không thể chuyển nhượng theo pháp luật, họ có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý phát sinh về sau theo quy định của pháp luật. Nếu nhà tổ chức bán đấu giá biết rõ người bán không sở hữu món hàng hoặc không có quyền được uỷ quyền bán đấu giá hoặc người bán không chịu trách nhiệm pháp lý về hàng hoá hoặc quyền tài sản, họ cũng có thể bị liên đới chịu trách nhiệm (Điều 58 - Luật Bán đấu giá Trung Quốc).
- Đối với nhà tổ chức bán đấu giá hoặc hội đồng bán đấu giá
Nếu nhà tổ chức bán đấu giá hoặc hội đồng bán đấu giá vi phạm quy định tại Điều 22 của luật này về trả giá hoặc nhờ người khác trả giá, uỷ ban hành chính về công nghiệp và thương mại sẽ gửi lời cảnh báo đến nhà tổ chức bán đấu giá và có thể bắt họ chịu một khoản tiền phạt bằng khoảng từ 100% - 500% hoặc bằng tiền hoa hồng bán đấu giá; nếu vi phạm nghiêm trọng, họ có thể bị thu hồi giấy phép kinh doanh. (Điều 62- Luật Bán đấu giá Trung Quốc)
Nếu nhà tổ chức bán đấu giá vi phạm điều 23 của Luật này về bán hàng hoá của chính mình hoặc quyền tài sản, uỷ ban hành chính về công nghiệp và
thương mại có thể sung công khoản thu nhập của họ từ bán đấu giá (Điều 63 Luật Bán đấu giá Trung Quốc).
- Đối với người mua
Nếu người mua vi phạm quy định tại điều 30 của luật này về trả giá hoặc nhờ người khác trả giá cho mình, uỷ ban hành chính về công nghiệp và thương mại có thể phạt họ một khoản tiền lên đến 30% giá bán (Điều 64 - Luật Bán đấu giá Trung Quốc).
- Đối với người trả giá
Nếu, trong trường hợp vi phạm điều 37 luật này, người trả giá thông đồng với những người trả giá khác hoặc với người bán đấu giá, làm thiệt hại cho những người khác, cuộc bán đấu giá có thể bị vô hiệu và phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo pháp luật. Uỷ ban hành chính về công nghiệp và thương mại có thể bắt những người trả giá cùng tham dự phải chịu một khoản tiền phạt từ 10%-30% của giá trả cao nhất và bắt người bán đấu giá tham dự vào việc đó phải chịu khoản tiền phạt bằng 10%-50% giá trả cao nhất (Điều 65 - Luật Bán đấu giá Trung Quốc).
3.2.3 Nâng mức tiền đặt trước và mức lệ phí hồ sơ đấu giá
Cần quy định việc nộp tiền đặt trước theo hướng nâng tiền lên. Theo quy định hiện hành, người đã đăng ký mua tài sản bán đấu giá phải nộp một khoản tiền đặt trước do người bán đấu giá tài sản và người có tài sản bán đấu giá thoả thuận quy định, nhưng tối đa không quá 5% của giá khởi điểm. Mức tiền như vậy chưa đủ để ràng buộc trách nhiệm của người tham gia đấu giá. Nâng số tiền đặt trước này từ 5% lên 10% có lẽ sẽ là giải pháp hữu hiệu để góp phần hạn chế tình trạng đăng ký tràn lan, thừa cơ lũng đoạn phiên bán đấu giá, để người mua tài sản đấu giá thực sự mới nộp tiền để đấu giá.
Cần quy định thu tiền lệ phí để mua hồ sơ đấu giá cũng cần được nâng lên một khoản nhất định, từ đó vừa tăng thu ngân sách, vừa hạn chế việc khách hàng thông đồng dìm giá.
Hiện nay, theo Thông tư số 96/2006/TT-BTC ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đấu giá thì mức thu phí đấu giá được thu tuỳ vào từng loại tài sản:
+ Đối với người tham gia đấu giá được quy định tương ứng với giá khởi điểm của tài sản đấu giá.
Giá khởi điểm của tài sản | Mức thu (đồng/hồ sơ) | |
1 | Từ 20.000.000 đồng trở xuống | 20.000 |
2 | Từ trên 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng | 50.000 |
3 | Từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng | 100.000 |
4 | Từ trên 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng | 200.000 |
5 | Trên 500.000.000 đồng | 500.000 |
Có thể bạn quan tâm!
- Vụ Bán Đấu Giá Ngôi Nhà 163 Trần Hưng Đạo - Quận 5 – Thành Phố Hồ Chí Minh
- Vụ Việc Bán Đấu Giá Số Điện Thoại Di Động Đẹp Để Ủng Họ Quỹ Vì Người Nghèo Của Bưu Điện Tỉnh Bình Thuận
- Yêu Cầu Hoàn Thiện Pháp Luật Về Giao Kết Hợp Đồng Trong Bán Đấu Giá
- Giao kết hợp đồng trong bán đấu giá - 13
- Giao kết hợp đồng trong bán đấu giá - 14
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
+ Đối với việc bán đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất theo quy định tại Quyết định số 216/2005/QĐ- TTg
Mức thu phí đấu giá đối với người tham gia đấu giá được quy định tương ứng với giá khởi điểm của quyền sử dụng đất hoặc diện tích đất bán đấu giá:
Trường hợp bán đấu giá quyền sử dụng đất để đầu tư xây dựng nhà ở của hộ gia đình, cá nhân quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 3 của Quy chế Đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất ban hành kèm theo Quyết định số 216/2005/QĐ-TTg
Giá khởi điểm của quyền sử dụng đất | Mức thu (đồng/hồ sơ) | |
1 | Từ 200.000.000 đồng trở xuống | 100.000 |
2 | Từ trên 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng | 200.000 |
3 | Trên 500.000.000 đồng | 500.000 |
Trường hợp bán đấu giá quyền sử dụng đất khác quyền sử dụng đất quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 3 của Quy chế Đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất ban hành kèm theo Quyết định số 216/2005/QĐ-TTg
Diện tích đất | Mức thu (đồng/hồ sơ) | |
1 | Từ 0,5 ha trở xuống | 1.000.000 |
2 | Từ trên 0,5 ha đến 2 ha | 3.000.000 |
3 | Từ trên 2 ha đến 5 ha | 4.000.000 |
4 | Từ trên 5 ha | 5.000.000 |
Mức thu như vậy là thấp so với khả năng thực tế của những người tham gia đấu giá cũng như chưa tạo được áp lực “đấu” cho người mua hàng. Với mức thu như thế, một khách hàng có thể đứng ra để mua hồ sơ cho hàng chục người khác nhằm tạo cơ sở thông đồng, dìm giá mà không gặp khó khăn gì.
3.2.4 Ban hành quy chế khen thưởng cho người bán đấu giá
Bán đấu giá là một hoạt động mang tính thương mại. Theo quy định của Việt Nam, người bán đấu giá bao gồm: doanh nghiệp bán đấu giá tài sản, trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, hội đồng bán đấu giá tài sản. Trong đó, doanh nghiệp bán đấu giá là đơn vị kinh doanh thực hiện kinh doanh loại hình dịch vụ bán đấu giá vì mục tiêu lợi nhuận ra; trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản tại các tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương cũng là đơn vị sự nghiệp có thu, ngoài nhiệm vụ bán đấu giá tài sản để thi hành án, tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước theo quy định của pháp luật ra cũng có nhận bán đấu giá các loại tài sản khác nếu các tổ chức, cá nhân có yêu cầu; còn hội đồng bán đấu giá tài sản thì được thành lập để bán tài sản của chính mình. Như vậy, tuy được thành lập để thực hiện những mục tiêu khác nhau song tất cả những người bán đấu giá đều hướng tới một lợi ích kinh tế nhất định. Chính vì thế nếu như quy phạm pháp luật về bán
đấu giá chặt chẽ thì sẽ tạo cơ sở cho họ hoạt động trôi chảy, có trách nhiệm và quy củ, còn nếu lợi ích kinh tế càng cao thì sẽ lại sẽ là động lực để cho họ làm vệc hiệu quả hơn.
Là người trực tiếp đứng ra tổ chức và điều hành cuộc bán đấu giá, người bán đấu giá chính là những người hiểu rõ nhất về những lắt léo và hạn chế của “cuộc chơi” chứ không phải là cơ quan giám sát nào. Nếu họ hợp tác tích cực, hợp tác với các cơ quan giám sát bán đấu giá, kịp thời thông báo những thông tin cần thiết và yêu cầu phối hợp hoạt động (ví dụ: yêu cầu cơ quan công an tổ chức bảo vệ cuộc bán đấu giá) hạn chế mức thấp nhất tình trạng gây rối, lũng đoạn giá cả thì hiệu quả của cuộc bán đấu giá sẽ tăng lên rất nhiều.
Không phải ai, cũng chính họ sẽ là người cảm nhận được đầu tiên những dấu hiệu bất thường có thể làm ảnh hưởng không tốt tới kết quả của cuộc bán đấu giá và áp dụng được các biện pháp phòng ngừa hiệu quả ngay từ đầu. Ví dụ như: Từ chối cung cấp thông tin cá nhân của những người tham gia đấu giá để tránh tình trạng có người lợi dụng điều đó đe doạ, uy hiếp ngưòi tham gia đấu giá nhằm ép họ không được trả giá, chỉ được trả giá thấp hoặc từ bỏ cuộc bán đấu giá nhằm trục lợi cá nhân. Hoặc lựa chọn và kết hợp các hình thức bán đấu giá khác nhau (nâng giá lên, hạ giá xuống, bằng lời nói hay bỏ phiếu kín), chia thành nhiều vòng trả giá khác nhau sao cho việc trả giá có thể vừa đảm bảo tính công khai, lại vừa đảm bảo tính cạnh tranh và bí mật nhằm đem lại kết quả tốt nhất cho cuộc bán đấu giá.
Xuất phát từ điều đó, thiết nghĩ cần ban hành quy chế khen thưởng và khung thưởng cho người bán đấu giá tài sản khi kết quả đấu giá vượt giá sàn. Có như thế, chúng ta sẽ khuyến khích được các doanh nghiệp và trung tâm bán đấu giá tài sản. Nếu mức độ thành công của cuộc bán đấu giá gắn liền với lợi ích kinh tế và hình thức khen thưởng phù hợp, họ sẽ nỗ lực hơn rất nhiều để tổ chức và điều hành một cuộc bán đấu giá sao cho nó thành công với giá
bán càng cao càng tốt. Và tất nhiên để đảm bảo bán được hàng hoá/ tài sản với giá cao nhất có thể, họ đồng thời cũng sẽ phải chú trọng tới việc áp dụng và triển khai các biện pháp phòng ngừa và xử lý hiệu quả nhất sao cho cuộc bán đấu giá được công khai, minh bạch, hạn chế tối đa tình trạng phá rối, cản trở cuộc đấu giá hoặc liên kết thông đồng dìm giá. Như vậy là nhất cử lưỡng tiện.
Về vấn đề này, cũng có người đã đề xuất mức thưởng có thể từ 5% đến 10% phần giá trị vượt giá khởi điểm. Tức là, nếu phần giá trị vượt giá khởi điểm là 100 triệu thì người bán đấu giá sẽ được hưởng từ 5-10 triệu. Cũng có những ý kiến cho rằng mức thưởng như thế là quá cao và có thể làm ảnh hưởng tới lợi ích của người có tài sản. Nhưng theo người viết, mức thưởng như vậy là phù hợp, vì với mức đó, người có tài sản vẫn lợi 90% đến 95%, hơn rất nhiều nếu cuộc bán đấu giá không thành hoặc bán được hàng hoá/ tài sản nhưng với giá thấp.
Để đảm bảo cho mức thưởng như vậy có hiệu quả thực tiễn và thể hiện được hết được tính tích cực của quy chế khen thưởng, cần phải đảm bảo một điều kiện, đó là việc định giá tài sản phải hết sức chính xác. Nếu định giá quá cao thì sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của người bán đấu giá, hàng hoá/ tài sản khó gây được sự hấp dẫn và khó thu hút đông đảo được những người thực sự có nhu cầu mua. Ngược lại, nếu hàng hoá được định giá quá thấp, đây sẽ là cơ hội cho ngưòi bán đấu giá “thể hiện mình” để bán được hàng hoá/ tài sản với giá vượt hơn hẳn so với giá khởi điểm song lại tiềm ẩn nguy cơ thiệt hại đến lợi ích kinh tế của người có hàng hoá bán đấu giá.
Chúng ta cũng có thể tham khảo quy định về tiền hoa hồng (commission) trong luật Bán đấu giá của Trung Quốc. Theo quy định của luật này, người bán và người mua có thể thoả thuận về tỷ lệ hoa hồng với người bán đấu giá.
Nếu người bán, người mua và người bán đấu giá không thoả thuận về tỉ lệ hoa hồng trước khi hoàn thành cuộc đấu giá, người bán đấu giá có thể thu mức hoa hồng không vượt quá 5% giá bán từ mỗi người bán và người mua.
Nếu không bán được hàng, người bán đấu giá có thể nhận thù lao như đã thoả thuận trước từ người bán; và nếu không có sự thoả thuận trước, người bán đấu giá có thể thu mức phí hợp lý từ người bán để bù đắp chi phí đấu giá. (Điều 56 - Luật Bán đấu giá Trung Quốc)
3.3.5 Làm rõ trách nhiệm pháp lý của người bán và người bán đấu giá đối với chất lượng hàng hoá/ tài sản bán đấu giá
Cho đến nay, pháp luật về bán đấu giá của Việt Nam vẫn chưa thực sự bảo vệ được tốt quyền lợi của người mua trong bán đấu giá. Người mua trong bán đấu giá vẫn luôn luôn là đối tượng nhạy cảm, có nguy cơ bị xâm hại về quyền lợi và thường phải nhận về mình thiệt thòi. Nếu không hoàn thiện quy định của pháp luật bán đấu giá theo hướng ràng buộc người bán và người tổ chức bán đấu giá vào nghĩa vụ đảm bảo chất lượng hàng hoá/tài sản bán đấu giá thì người mua sẽ luôn thấy e ngại khi tham gia đấu giá.
Thực tế cho thấy, sau khi mua, người mua dù gặp vấn đề về chất lượng hàng hoá/tài sản hay hàng hoá/tài sản có vấn đề về pháp lý thì thường phải “ngậm đắng” bởi không đủ điều kiện để đòi lại quyền lợi cho mình. Việc làm rõ trách nhiệm pháp lý của người bán đấu giá và người bán là vô cùng quan trọng.
Ví dụ như việc bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án. Việc mua bán đã hoàn tất song người mua không được sở hữu tài sản của mình do bản án bị kháng cáo, kháng nghị. Vậy trách nhiệm của người bán đấu giá ra sao? Trách nhiệm của cơ quan thi hành án như thế nào trong trường hợp này thay vì để cho người mua một mình chịu thiệt thòi? Nên chăng quy định sau một thời gian nhất định mà không thể chuyển giao tài sản về mặt thực tế hoặc
không thể hoàn tất thủ tục chuyển giao mà lỗi không thuộc về người mua, người bán đấu giá phải hoàn lại tiền và bồi thường thiệt hại phát sinh (nếu có) cho người mua; cơ quan thi hành án cũng phải chịu trách nhiệm đối với người bán đấu giá về hậu quả phát sinh đối với hàng hoá/tài sản trên cơ sở hợp đồng uỷ quyền.
Hay trong trường hợp hàng hoá/tài sản có khiếm khuyết, không đạt chất lượng như đã thông báo, trách nhiệm của người bán đấu giá đến đâu? Trong trường hợp nào thì người mua được trả lại hàng, được đổi hàng hoặc sửa chữa hàng hoá? Trách nhiệm của người bán như thế nào khi người bán đấu giá phải giải quyết các hậu quả phát sinh từ hợp đồng uỷ quyền của mình?
Tuy nhiên cũng phải nói thêm rằng, những quy định như vậy sẽ gặp khó khăn nếu áp dụng vào việc bán đấu giá hàng hoá qua mạng. Bởi vì về nguyên tắc, các trang web về bán đấu giá chỉ làm nhiệm vụ đăng tin và tổ chức giao dịch chứ không chịu trách nhiệm về chất lượng của hàng hoá/tài sản.
3.3.6 Hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng trong bán đấu giá qua internet
Việt Nam là một trong những nước có tốc độ phát triển về công nghệ thông tin được đánh giá là rất nhanh trên thế giới. Đối tượng tiếp cận và thân thiện chủ yếu với công nghệ thông tin chính là những người trẻ, những người đang độ tuổi đi học và độ tuổi lao động. Sự phổ biến của công nghệ thông tin nói chung và mạng internet nói riêng đã hình thành một thế giới riêng với những khái niệm mới như văn hoá mạng, văn minh mạng, ngôn ngữ mạng... Người ta truy cập thông tin, tìm kiếm thông tin, xử lý thông tin để phục công việc và cuộc sống và không ít người thực sự đang kiếm tiền qua mạng, lấy đây làm phương tiện kiếm sống chủ yếu của mình.