Tội Tàng Trữ, Vận Chuyển, Mua Bán Trái Phép Hoặc Chiếm Đoạt Chất Ma Túy (Điều 194)

dụng sự phát triển của ngành công nghiệp hóa chất để tiến hành các hoạt động sản xuất ma túy tổng hợp bất hợp pháp. Việt Nam đang phải đối mặt với vấn đề buôn bán, sản xuất bất hợp pháp các chất ma túy tổng hợp với nhiều thủ đoạn tinh vi. Điển hình, vụ án Lê Sỹ Thiệu (29 tuổi) và Lê Thị Thanh (30 tuổi), đều trú tại xã Thọ Dân, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Vào giữa tháng 7/2011, Công an tỉnh Thanh Hoá phối hợp với Cục cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý (Bộ công an) triệt xoá lò sản xuất ma tuý tổng hợp dạng đá quy mô lớn. Đối tượng thực hiện là cặp vợ chồng Thiệu và Thanh, số lượng thu tại lò sản xuất là 3 gói ma tuý tổng hợp dạng đá đã thành phẩm, 16 viên hồng phiến, 1 bảng công thức để chiết xuất tân dược thành ma tuý, cùng nhiều hoá chất và các dụng cụ dùng để chưng cất ma tuý... [63].

Khách thể của tội phạm: Tội sản xuất trái phép chất ma tuý xâm phạm chính sách độc quyền quản lý của Nhà nước về các chất ma tuý, trực tiếp là hoạt động sản xuất chất ma tuý. Chỉ có một số cơ quan Nhà nước mới được phép sản xuất ma tuý sử dụng trong lĩnh vực y tế, công nghiệp và nghiên cứu khoa học. Sự thống nhất quản lý của Nhà nước về chất ma tuý nhằm tránh lạm dụng ma tuý, đảm bảo sức khoẻ cho nhân dân và ngăn chặn tội phạm về ma tuý. Tội phạm còn xâm phạm đến trật tự, an toàn xã hội.

Đối tượng của tội này là các chất ma tuý, các nguyên liệu thực vật có chứa chất ma tuý và các tiền chất ma tuý.

Mặt khách quan của tội phạm: Mặt khách quan của tội “Sản xuất trái phép chất ma túy” là hành vi làm ra chất ma túy (chế biến, điều chế…) bằng thủ công hoặc có áp dụng khoa học công nghệ từ cây có chứa chất ma túy, từ các tiền chất và các hóa chất hoặc làm ra chất ma túy này từ chất ma túy khác mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền hoặc không đúng với nội dung đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép [2].

Thực tế, các chất ma tuý có thể được tạo ra theo một trong các phương pháp phổ biến như chiết xuất, điều chế, pha chế, ... Chiết xuất được hiểu là tách tinh chất từ thảo mộc hoặc từ hỗn hợp chất bằng những phương pháp khác nhau như lấy nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa rồi sau đó chế biến thành thuốc phiện [39, tr.171]. Điều chế được hiểu là quá trình chuyển hoá từ chất ma tuý này sang chất ma tuý khác như điều chế nhựa thuốc phiện thành moophin, từ moophin thành hêrôin hoặc có thể tổng hợp ra chất ma tuý từ các tiền chất đã có như hêrôin, côcain, methamphetamin, ... Pha chế là hành vi trộn lẫn các chất để tạo thành hỗn hợp ở thể rắn hoặc thể lỏng có chứa chất ma tuý. Ví dụ: sản xuất thành viên nén, viên con nhộng, thành bánh, đóng chai lọ, ống thuốc tiêm có chứa chất ma tuý... [26, tr.397].

Có thể nói, hành vi sản xuất (chiết xuất, điều chế, pha chế) ma tuý chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi sản xuất trái với quy định của Nhà nước. Nhà nước ta độc quyền và chỉ giao cho những cơ sở nhất định được phép chế biến các chất ma tuý nhất định phục vụ cho y tế, công nghiệp và nghiên cứu khoa học. Việc sản xuất các chất ma túy dùng cho công tác nghiên cứu y học hoặc để bào chế thuốc chữa bệnh được Nhà nước quy định rất nghiêm ngặt, vì vậy phải tuân thủ đầy đủ quy định của Nhà nước về sản xuất các chất ma túy. Bị coi là sản xuất trái phép chất ma túy khi sản xuất không được phép của cơ quan có thẩm quyền hoặc không đúng với nội dung giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết rõ hành vi sản xuất chất ma tuý là hành vi trái phép và nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn thực hiện.

Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định (theo khoản 1 Điều 93 chủ thể của tội

phạm là từ đủ 16 tuổi trở lên; theo khoản 2, 3 và 4 thì chủ thể của tội phạm là từ đủ 14 tuổi trở lên).

Một số điểm lưu ý:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Đối với các hành vi nhằm tạo thuận lợi cho việc sử dụng chất ma túy đã có sẵn như pha chế thuốc phiện thành dung dịch để tiêm chích, nghiền hêrôin từ bánh thành bột để hít… thì không coi là hành vi sản xuất trái phép chất ma túy.

Trong trường hợp, khi bị thu giữ được các chất nghi là chất ma túy hoặc tiền chất dùng vào việc sản xuất ma túy thì phải trưng cầu giám định để xác định loại, hàm lượng, trọng lượng chất ma túy, tiền chất. Nếu chất giám định không phải là ma túy hoặc không phải là tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, nhưng người thực hiện hành vi ý thức rằng chất đó là chất ma túy hoặc chất đó là tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy thì tùy hành vi phạm tội cụ thể mà truy cứu trách nhiệm hình sự người đó theo tội danh quy định tại khoản 1 điều luật tương ứng quy định đối với tội phạm về ma túy.

Định tội danh đối với các tội phạm về ma túy - 6

Trong trường hợp, một người biết là chất ma túy giả nhưng làm cho người khác tưởng là chất ma túy thật nên mua, bán, trao đổi… thì người đó không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm ma túy mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 BLHS, nếu thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm của tội này.

2.2.3. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (Điều 194)

Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy chiếm tỉ lệ cao nhất (khoảng trên 95%) so với các tội phạm khác trong các tội phạm về ma túy. Tình trạng mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy tại khu vực biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia, Việt Nam -Trung

Quốc diễn biến phức tạp, cơ quan Điều tra bắt giữ nhiều đối tượng với số lượng ma túy lớn [53].

Điều 194 BLHS quy định bốn tội phạm cụ thể sau:

Tội tàng trữ trái phép chất ma tuý;

Tội vận chuyển trái phép chất ma tuý;

Tội mua bán trái phép chất ma tuý;

Tội chiếm đoạt trái phép chất ma tuý.

Khách thể của tội phạm: Tội phạm xâm phạm quy định của Nhà nước về quản lí các chất ma tuý, trực tiếp là hoạt động tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sở hữu các chất ma tuý. Tội phạm này còn xâm phạm đến trật tự an toàn xã hội.

Mặt khách quan của tội phạm.

Các loại hành vi khách quan của tội phạm này là: Hành vi tàng trữ trái phép chất ma tuý; Hành vi vận chuyển trái phép chất ma tuý; Hành vi mua bán trái phép chất ma tuý; Hành vi chiếm đoạt chất ma tuý.

Hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy” là hành vi cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào (như trong nhà, ngoài vườn, chôn dưới đất, để trong vali, cho vào thùng xăng xe, cất dấu trong quần áo, tư trang mặc trên người hoặc theo người…). Thời gian tàng trữ dài hay ngắn không ảnh hưởng đến việc xác định tội này. Hành vi cất giấu, cất giữ chất ma túy phải không nhằm để mua bán hoặc để sản xuất trái phép chất ma túy khác thì mới cấu thành tội tàng trữ trái phép chất ma túy .

Hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy” là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp chất ma túy từ nơi này đến nơi khác dưới bất kỳ hình thức nào (có thể bằng các phương tiện khác nhau như ô tô, tàu bay, tàu thủy…; trên các

tuyến đường khác nhau như đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy, đường bưu điện…; có thể để trong người như cho vào túi áo, túi quần, nuốt vào trong bụng, để trong hành lý như vali, túi xách v.v…) mà không nhằm mục đích mua bán, tàng trữ hay sản xuất trái phép chất ma túy khác. Quãng đường vận chuyển ngắn hay dài không ảnh hưởng đến việc định tội danh. Hành vi vận chuyển trái phép chất ma tuý chỉ có thể là hành động.

“Hành vi mua bán trái phép chất ma túy” được hiểu là người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma tuý khi thực hiện một trong các hành vi sau:

Hành vi bán trái phép chất ma túy cho người khác (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có) bao gồm cả việc bán hộ chất ma túy cho người khác để hưởng tiền công hoặc các lợi ích khác;

Hành vi mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác; Hành vi xin chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;

Hành vi dùng chất ma túy nhằm trao đổi thanh toán trái phép (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có);

Hành vi dùng tài sản không phải là tiền đem trao đổi, thanh toán… lấy chất ma túy nhằm bán lại trái phép cho người khác;

Hành vi tàng trữ chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác; Hành vi vận chuyển chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác. “Hành vi chiếm đoạt chất ma túy” là hành vi chuyển chất ma tuý của

người khác thành của mình, được thể hiện một trong các hình thức như trộm cắp, lừa đảo, tham ô, lạm dụng tín nhiệm, cưỡng đoạt, cướp, cướp giật, công nhiên chiếm đoạt chất ma túy của người khác. Các hình thức của chiếm đoạt chất ma tuý về cơ bản là giống các hình thức chiếm đoạt tài sản đã được quy định trong BLHS.

Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Khi xác định lỗi của người phạm tội này cần chú ý những điểm sau:

Người có hành vi giữ hộ, hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy cho người khác, mà biết rõ mục đích mua bán trái phép chất ma túy của người đó, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy với vai trò đồng phạm .

Người có hành vi tổ chức, xúi giục, giúp sức cho người thực hiện một trong các hành vi mua bán trái phép chất ma túy được nêu ở trên đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy.

Người có hành vi chiếm đoạt chất ma túy nhằm mục đích bán lại chất ma túy đó cho người khác, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh đầy đủ đối với hành vi đã thực hiện theo Điều 194 BLHS và chỉ phải chịu một hình phạt.

Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm này là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định (theo khoản 1 Điều 194 chủ thể của tội phạm là từ đủ 16 tuổi trở lên; theo khoản 2, 3 và 4 thì chủ thể của tội phạm là từ đủ 14 tuổi trở lên).

Một số điểm lưu ý:

Thứ nhất, hành vi tàng trữ, vận chuyển hoặc chiếm đoạt trái phép chất ma tuý để cấu thành tội phạm cần phải có số lượng chất ma tuý tối thiểu. Dưới mức quy định lượng ma tuý tối thiểu thì bị xử phạt hành chính, cụ thể:

Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng dưới một gam;

Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng dưới không phẩy một gam;

Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng dưới một

kilôgam;

Quả thuốc phiện khô có trọng lượng dưới năm kilôgam;

Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng dưới một kilôgam; Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng dưới một gam; Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ mười mililít trở xuống.

Thứ hai, khi truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy cần phân biệt:

Người đã bị kết án về tội tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, chưa được xóa án tích mà lại tiếp tục tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt một trong các chất ma túy có số lượng được nêu ơe trên, nếu không thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 194 BLHS. Nếu là tái phạm nguy hiểm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 194 của BLHS.

Người bán trái phép chất ma túy cho người khác và còn cho họ sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu, chiếm hữu hoặc quản lý của mình để sử dụng trái phép chất ma túy thì ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy theo Điều 194 BLHS, người đó còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy theo Điều 198 BLHS;

Người nào biết người khác đi mua chất ma túy để sử dụng trái phép mà gửi tiền nhờ mua hộ chất ma túy để sử dụng thì người nhờ mua hộ phải chịu trách nhiệm hình sự về số lượng chất ma túy đã nhờ mua hộ. Người đi mua phải chịu trách nhiệm hình sự về tổng số lượng chất ma túy đã mua cho bản thân và mua hộ.

Người nào biết người khác mua chất ma túy để sử dụng trái phép mà dùng phương tiện để chở họ cùng chất ma túy và bị bắt giữ nếu số lượng chất ma túy đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy thì người đó là đồng phạm với người mua về tội tàng trữ hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy quy định tại Điều 194 BLHS.

2.2.4. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 195)

Theo báo cáo của cơ quan chức năng, số lượng các đơn vị xuất, nhập khẩu, sử dụng, buôn bán tiền chất tăng nhanh qua các năm. Nếu như năm 2001 chỉ có 103 công ty được cấp phép xuất, nhập khẩu 11 loại tiền chất gồm

52. 000 tấn và 182.000 lít thì đến năm 2009 đã có 327 công ty được cấp phép xuất, nhập khẩu 38 loại tiền chất gồm1.370.392 tấn và 6.008.252 lít. Trong những hóa chất trên đã có những hóa chất là tiền chất được dùng để sản xuất, điều chế ra ma túy bán tổng hợp và ma túy tổng hợp [41, tr.20].

Điều 195 BLSH quy định bốn tội danh cụ thể sau:

Tội tàng trữ tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý;

Tội vận chuyển tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý;

Tội mua bán tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý;

Tội chiếm đoạt dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý.

Khách thể của tội phạm: Tội phạm xâm phạm đến sự quản lý của Nhà nước ta về chất ma tuý, trật tự an toàn xã hội.

Đối tượng tác động là các tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý. Tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý là các hoá chất không thể thiếu trong quá trình sản xuất, điều chế chất ma tuý. Theo Danh mục các chất ma tuý và tiền chất của Chính phủ ban hành thì hiện nay có 42 tiền chất cần kiểm soát (Ephedrine, Ergometrine, Lyergic acid, Pseudoephdrine, Piperonal, Ergotamine, 1-phenyl-2-propanone, N- acetalanthanthranilic acid, 3,4-methylenedioxyphenyl-2-propanone, Acetic anhydride, Acetone, Anthranilicacid, Ethyl ether, Hydrochloric acid, Mythyl ethyl ketone, Phenylacetic acid, Piperedine, Potassium permangnate, Sulfuric acid, Toluene, Zolpidem, Acetyl chloride, Thionyl chloride và Tinh dầu có chứa Safrol, Isosafrol...) [4; 5; 7; 9].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/05/2024