Giáo dục Trung học cơ sở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh 1997 - 2017 - 12

giáo dục, nhằm thực hiện cho được mục tiêu “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dường nhân tài”, tạo điều kiện thuận lợi để chúng ta có cơ hội tiếp xúc và hoà nhập với thế giới.

2. Sau 20 năm tại lập tỉnh (1997- 2017), giáo dục THCS huyện Quế Võ luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng, bởi vậy mà giáo dục THCS huyện đã đạt được nhiều thành tựu to lớn.

Thứ nhất, cơ sở vật chất ngày càng hoàn thiện, khang trang hơn, ngày càng chuẩn hóa, hiện đại hóa, kiên cố hóa nhằm đảm bảo được nhu cầu học tập cho con em trong địa phương.

Thứ hai, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên ngày càng được chuẩn hóa. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý ngày càng được củng cố và nâng cao. Và trên cơ bản, tính đến thời điểm hiện nay, các trường đã bố trí đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu bộ môn. Hàng năm, phòng Giáo dục và Đào tạo thường xuyên tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra đột xuất về việc đổi mới phương pháp dạy học cũng như công tác quản lý trong các nhà trường. Đồng thời, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo cũng đã tổ chức nghiêm túc các kỳ thi chọn học sinh giỏi, giáo viên giỏi, để có thể chọn lựa, bồi dưỡng đào tạo những nhân tài cho huyện nói riêng và cho đất nước sau này nói chung. Ngoài ra, để nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các trường tiếp tục đổi mới công tác bồi dưỡng đội ngũ, bằng cách tăng cường các chuyên đề trường, cụm, huyện. Phòng Giáo dục và Đào tạo cũng rất quan tâm tới công tác giáo dục tư tưởng chính trị cho các cán bộ giáo viên, để họ luôn là những người có bản lĩnh chính trị vững vàng, là tấm gương sáng để học sinh noi theo.

Thứ ba, chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng tăng lên. Số lượng học sinh Tiểu học tốt nghiệp vào THCS luôn đạt trên 98%. Số học sinh khá, giỏi cũng như học sinh giỏi tỉnh, huyện tăng qua các tăng. Chất lượng giáo dục đạo đức

cũng có sự chuyển biến, học sinh cá biệt giảm và không có tình trạng bạo lực học đường.

Các hoạt động tập thể được quan tâm hơn tiêu biểu là hoạt động thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26/3. Các hoạt động đó đã nâng cao tinh thần tránh nhiệm của học sinh với tập thể lớp cũng như với bản thân mình. Từ đó, học sinh có điều kiện hoàn thiện bản thân mình, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

3. Nhìn chung, giáo dục THCS huyện Quế Võ trong 20 năm qua đã có bước chuyển biến rõ rệt. Nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại những hạn chế, yếu kém cần phải khắc phục: Về có cấu tổ chức quản lý; điều kiện cơ sở vật chất; về trình độ đội ngũ các cán bộ giáo viên, nhân viên; về việc đổi mới phương pháp dạy học; chủ động sáng tạo trong công việc. Vấn đề quản lý tài chính chưa tốt một số đơn vị huy động một số khoản đóng góp chưa đúng qui định, mà tiêu biểu là sự việc của Hiệu trưởng trường THCS Phương Liễu. Chế độ khen thưởng thiếu kịp thời và còn thấp nên chưa động viên được tinh thần dạy và học của giáo viên và học sinh.

4. Để có thể đáp ứng được như cầu ngày càng cao của xã hội, thông qua việc nghiên cứu về giáo dục Trung học cơ sở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh từ năm 1997- 2017, tôi có một số kiến nghị, đề xuất sau:

Tiếp tục thực hiện đúng những chủ trương, quan điểm, đường lối, mục tiêu về giáo dục và đào tạo của Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh; quán triệt sâu sắc tư tưởng “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”; biến những chủ trương của Đảng, Nhà nước về giáo dục thảnh chủ trương của Huyện ủy, HĐND, UBND các cấp. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, công tác quản lý Nhà nước về giáo dục. Trong các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của huyện, việc đầu tư cho giáo dục luôn được quan tâm hàng đầu và đi trước một bước so với các lĩnh vực khác. Ngành giáo dục cũng đã thực hiện tốt các chủ trương, chính sách trong các hoạt động giáo dục. Tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện các nhiệm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

vụ trọng tâm, tăng cường nguồn lực có chất lượng, tích cực đề xuất với các cấp có thẩm quyền những vấn đề liên quan đến sự phát triển của giáo dục. Trên cơ sở đó nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập của đất nước và của huyện nhà.

Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, do đó, cần chung tay để xây dựng và chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Tích cực đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ địa phương cho đến toàn thể nhân dân đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo, để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, thân thiện.

Giáo dục Trung học cơ sở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh 1997 - 2017 - 12

Phải không ngừng chăm lo đến đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên. Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng giáo dục. Thực tế đã chứng minh rằng, ở đâu có cán bộ quản lý, giáo viên gương mẫu, nhiệt tình, dám nghĩ, dám làm, dân chủ, tâm huyết, trách nhiệm với nghề, ở đó giáo dục sẽ phát triển.

Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, tăng cường sự đầu tư nhiều hơn nữa từ Nhà nước, từ nhân dân để xây dựng cơ sở vật chất, kiên cố hóa trường lớp học. Chúng ta biết rằng, trong lịch sử, sức dân nằm trong truyền thống hiếu học của những người con Quế Võ, đã thúc đẩy ý chí phấn đấu, vươn lên từ đội ngũ cán bộ quản lý tới giáo viên và học sinh. Ít ở đâu mà việc khuyến học, khuyến tài lại phát triển như ở Bắc Ninh nói chung và huyện Quế Võ nói riêng. Việc đầu tư to lớn của chính quyền và nhân dân cho học sinh chính là sự tiếp nối truyền thống hiếu học, khoa bảng của các thế hệ đi trước. Chính những điều đó đã tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần để giúp giáo dục và đào tạo huyện Quế Võ không ngừng phát triển, đạt được nhiều thành tựu như hiện nay.

Bước sang những thập niên tiếp theo của thế kỉ XXI, ngành giáo dục và đào tạo của huyện đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới. Ngành giáo dục và đào tạo đang tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 12 của BCH Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo tỉnh Bắc Ninh giai

đoạn 2014- 2010, định hướng đến năm 2030”, đáp ứng nguồn lực phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đồng thời, ngành giáo dục của huyện vẫn tiếp tục thực hiện 3 khâu đột phá: đổi mới công tác quản lý, xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; đổi mới phương pháp dạy học và giáo dục; nâng cao chất lượng dạy học trong toàn huyện. Huyện Quế Võ cũng ngày càng hoàn thiện hệ thống mạng lưới trường lớp theo hướng đa dạng hóa các loại hình đào tạo, đẩy mạnh kiên cố hóa, hiện đại hóa trường lớp, xây dựng trường chuẩn Quốc gia, phấn đấu đến năm 2020, 100% trường THCS đạt chuẩn Quốc gia.

Với sự chỉ đạo của các cấp chính quyền, sự cố gắng không ngừng của các cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh trong huyện, giáo dục huyện Quế Võ sẽ không ngừng phát triển hơn nữa để xứng đáng với truyền thống hiếu học lâu đời của các thế hệ cha anh đi trước, nhằm đưa huyện Quế Võ sớm trở thành huyện CNH theo hướng hiện đại, góp phần đưa đất nước nhanh chóng hướng tới mục tiêu CNH- HĐH vào năm 2030.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Quế Võ (2004), Lịch sử Đảng bộ huyện Quế Võ (1930- 2003).

2. Báo cáo Đại hội XII, Tư liệu văn phòng Huyện ủy.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1996), Các chủ trương đổi mới giáo dục đào tạo trong mười năm (1986 - 1996).

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1995), Các định hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo từ nay đến năm 2020.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam- Trung tâm Thông tin và tư vấn phát triển, Tạp chí thế giới mới (2005), Giáo dục Việt Nam 1945- 2005, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ngành giáo dục đào tạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1996), Tổng kết đánh giá mười năm đổi mới giáo dục đào tạo (1986 - 1996).

8. Các Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Quế Võ từ năm 1997- 2017.

9. Các Văn kiện Hội Nghị TW khóa VI, VII, VIII, IX, X của Đảng Cộng sản Việt Nam.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư, về việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới: Khóa VI, VII, VIII, IX, X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010.

13. Phạm Minh Hạc (1997), Giáo dục nhân cách, đào tạo nhân lực, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

14. Phạm Minh Hạc (1998), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15. Phạm Minh Hạc (1996), Mười năm đổi mới giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Hội.

16. Đào Minh Hải, Minh Tiến (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, Nxb Lao động, Hà Nội.

17. Hồ Chí Minh (1972), Bàn về công tác giáo dục, Nxb Sự thật, Hà Nội.

18. Đỗ Mười (1996), Phát triển giáo dục đào tạo phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

19. Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Quế Võ, Báo cáo tổng kết năm học 1997- 1998 và Phương hướng nhiệm vụ năm học 1998 - 1999, Tài liệu lưu trữ tại Phòng Giáo dục huyện Quế Võ.

20. Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Quế Võ, Báo cáo tổng kết năm học 1998- 1999 và Phương hướng nhiệm vụ năm học 1999 - 2000, Tài liệu lưu trữ tại Phòng Giáo dục huyện Quế Võ.

21. Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Quế Võ, Báo cáo tổng kết năm học 1999-2000 và Phương hướng nhiệm vụ năm học 2000- 2001, Tài liệu lưu trữ tại Phòng Giáo dục huyện Quế Võ.

22. Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Quế Võ, Báo cáo tổng kết năm học 2000- 2001 và Phương hướng nhiệm vụ năm học 2001- 2002, Tài liệu lưu trữ tại Phòng Giáo dục huyện Quế Võ.

23. Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Quế Võ, Báo cáo tổng kết năm học 2001- 2002 và Phương hướng nhiệm vụ năm học 2002 - 2003, Tài liệu lưu trữ tại Phòng Giáo dục huyện Quế Võ.

24. Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Quế Võ, Báo cáo tổng kết năm học 2002- 2003 và Phương hướng nhiệm vụ năm học 2003 - 2004, Tài liệu lưu trữ tại Phòng Giáo dục huyện Quế Võ.

25. Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Quế Võ, Báo cáo tổng kết năm học 2003- 2004 và Phương hướng nhiệm vụ năm học 2004 - 2005, Tài liệu lưu trữ tại Phòng Giáo dục huyện Quế Võ.

26. Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Quế Võ, Báo cáo tổng kết năm học 2004- 2005 và Phương hướng nhiệm vụ năm học 2005 - 2006, Tài liệu lưu trữ tại Phòng Giáo dục huyện Quế Võ.

27. Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Quế Võ, Báo cáo tổng kết năm học 2005-2006 và Phương hướng nhiệm vụ năm học 2006 - 2007, Tài liệu lưu trữ tại Phòng Giáo dục huyện Quế Võ.

28. Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Quế Võ, Báo cáo tổng kết năm học 2006- 2007 và Phương hướng nhiệm vụ năm học 2007 - 2008, Tài liệu lưu trữ tại Phòng Giáo dục huyện Quế Võ.

29. Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Quế Võ, Báo cáo tổng kết năm học 2007- 2008 và Phương hướng nhiệm vụ năm học 2008 - 2009, Tài liệu lưu trữ tại Phòng Giáo dục huyện Quế Võ.

30. Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Quế Võ, Báo cáo tổng kết năm học 2008- 2009 và Phương hướng nhiệm vụ năm học 2009 - 2010, Tài liệu lưu trữ tại Phòng giáo dục huyện Quế Võ.

31. Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Quế Võ, Báo cáo tổng kết năm học 2009- 2010 và Phương hướng nhiệm vụ năm học 2010 - 2011, Tài liệu lưu trữ tại Phòng Giáo dục huyện Quế Võ.

32. Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Quế Võ, Báo cáo tổng kết năm học 2010- 2011 và Phương hướng nhiệm vụ năm học 2011 - 2012, Tài liệu lưu trữ tại Phòng Giáo dục huyện Quế Võ.

33. Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Quế Võ, Báo cáo tổng kết năm học 2011- 2012 và Phương hướng nhiệm vụ năm học 2012 - 2013, Tài liệu lưu trữ tại Phòng Giáo dục huyện Quế Võ.

34. Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Quế Võ, Báo cáo tổng kết năm học 2012- 2013 và Phương hướng nhiệm vụ năm học 2013 - 2014, Tài liệu lưu trữ tại Phòng Giáo dục huyện Quế Võ.

35. Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Quế Võ, Báo cáo tổng kết năm học 2013- 2014 và Phương hướng nhiệm vụ năm học 2014 - 2015, Tài liệu lưu trữ tại Phòng Giáo dục huyện Quế Võ.

36. Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Quế Võ, Báo cáo tổng kết năm học 2014- 2015 và Phương hướng nhiệm vụ năm học 2015 - 2016, Tài liệu lưu trữ tại Phòng Giáo dục huyện Quế Võ.

37. Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Quế Võ, Báo cáo tổng kết năm học 2015- 2016 và Phương hướng nhiệm vụ năm học 2016-2017, Tài liệu lưu trữ tại Phòng Giáo dục huyện Quế Võ.

38. Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Quế Võ, Báo cáo tổng kết năm học 2016- 2017 và Phương hướng nhiệm vụ năm học 2017-2018, Tài liệu lưu trữ tại Phòng Giáo dục huyện Quế Võ.

39. Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Ninh (2015), Lịch sử Giáo dục Bắc Ninh 1945- 2015.

40. Thông tư số 30/2009/TT- BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS và giáo viên THPT.

41. Thông tư số 06/2010/TT-BGDĐT ngày 26/02/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế công nhận trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia.

42. Thông tư số 58/2011/TT- BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đánh giá xếp loại học sinh THCS.

43. Thông tư số 12/2009/TT-BGDĐT ngày 12/05/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục THCS.

44. Nguyễn Cảnh Toàn (2002), Bàn về giáo dục Việt Nam, Nxb Lao Động.

45. Nguyễn Khánh Toàn (1995), Một số vấn đề của giáo dục Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

46. Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê Bắc Ninh (2005), Niên giám Thống kê Bắc Ninh, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

47. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1987), Nxb Sự thật, Hà Nội.

48. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (1992), Nxb Sự thật, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/04/2023