Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non Quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng - 3

Kỹ năng giao tiếp và việc giáo dục kỹ năng giao tiếp có vai trò quan trọng trong việc giáo dục nhân cách con người. Các nhà giáo dục trên thế giới ngày càng quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng và kỹ năng giao tiếp cho trẻ, luôn tìm tòi để hoàn thiện trong quá trình GD và giáo dục kỹ năng giao tiếp.

1.1.2. Ở Việt Nam

Ở Việt Nam từ xưa đến nay,vấn đề giao tiếp và các mối quan hệ giao tiếp đã được coi trọng, nó được coi là nền tảng, là một trong những tiêu chuẩn, thước đo đánh giá nhân cách, đạo đức của con người. Từ trước đến nay, người Việt luôn hướng giao tiếp trong xã hội theo chủ nghĩa duy tình và nó được nâng lên thành một kiểu văn hoá giao tiếp của người Việt nhằm đảm bảo sự đoàn kết, nhất trí trong cuộc sống. Không những thế, vấn đề giao tiếp còn là sự đúc kết kinh nghiệm trong cuộc sống và đấu tranh cho sự sinh tồn của mình.

Ở nước ta, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề giao tiếp dưới góc độ tâm lý học. Bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ trước, có nhiều bài viết và công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học Việt Nam như Phạm Minh Hạc, Trần Trọng Thuỷ, Ngô Công Hoàn, Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Văn Lê... được công bố, in ấn, xuất bản và áp dụng trong giáo dục, trong cuộc sống. Nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên dưới góc độ Tâm lý học, tác giả Hoàng Anh đã đề xuất quy trình rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên các trường Sư phạm.

Như vậy, kỹ năng giao tiếp ở đây được khai thác dưới góc độ giao tiếp sư phạm. Năm 1995, tác giả Lê Thu Thủy đã nghiên cứu quy trình giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa với bạn cùng lứa tuổi cho trẻ lớp 4, lớp 5 trường tiểu học. Tác giả đã nghiên cứu hành vi giao tiếp có văn hóa của trẻ dưới hai góc độ: Các nét tính cách bộc lộ qua giao tiếp và các kỹ năng giao tiếp của trẻ; thiết kế quy trình giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ lớp 4, lớp 5 trong phạm vi trường học. Tuy nhiên, những hành vi giao tiếp bên ngoài trường học của trẻ chưa được quan tâm, nghiên cứu. [18]

Cùng chủ đề nghiên cứu về giao tiếp ở lứa tuổi trẻ em, năm 2003, tác giả Hoàng Thị Phương [16] nghiên cứu một số biện pháp giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5 đến 6 tuổi, giao tiếp được khai thác dưới góc độ hành vi văn hóa sơ đẳng nhưng là cơ bản, phổ biến, đặc trưng cho lứa tuổi mẫu giáo lớn. Đó là những kỹ năng mang tính nền tảng làm cơ sở để GD và phát triển sau này cho trẻ thơ ở tuổi học tiểu học.

Năm 2010, tập thể tác giả do ông Nguyễn Hữu Độ, Giám đốc Sở GD- ĐT Hà Nội đứng đầu đã biên soạn tài liệu giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh cho HS Hà Nội và đã thí điểm đối với HS lớp 5 qua thực hiện các kỹ năng giao tiếp ứng xử trong các mối quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội. Đây là một tài liệu có tính thực tiễn trong giáo dục kỹ năng giao tiếp cho HS tiểu học tại Hà Nội.

Trong những năm gần đây, nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả về giáo dục, hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp được biết đến.

Tác giả Ngô Giang Nam với đề tài “giáo dục kỹ năng giao tiếp cho HS tiểu học nông thôn miền núi phía Bắc”công bố năm 2013 đã chỉ ra những yêu cầu cấp thiết đối với việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học nông thôn miền núi phía Bắc, đối tượng ít được tiếp cận với công nghệ hiện đại, kỹ năng giao tiếp còn nhiều hạn chế [15].

Kỹ năng giao tiếp được coi là kỹ năng cơ bản đối với trẻ mầm non nói chung, đặc biệt là trẻ tự kỷ, chậm phát triển. Tác giả Trần Thị Thủy đã hệ thống hóa những kỹ năng giao tiếp cần phát triển ở trẻ tự kỷ và biện pháp để phát triển những kỹ năng đó qua đề tài“Biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ 3 - 4 tuổi”[20].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Các công trình nghiên cứu, các bài báo cáo, sáng kiến kinh nghiệm về giáo dục kỹ năng giao tiếp ngày càng phong phú khẳng định vai trò của giáo dục kỹ năng giao tiếp đối với trẻ mầm non, tính thực tế của đề tài trong việc triển khai và nghiên cứu.

1.2. Các khái niệm công cụ

Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non Quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng - 3

1.2.1. Kỹ năng

Về kỹ năng, có rất nhiều tác giả nghiên cứu và đưa ra những quan điểm khác nhau. Trong đó có hai quan niệm về kỹ năng như sau:

Quan niệm thứ nhất, kỹ năng được xem xét nghiêng về mặt kỹ thuật của thao tác hay hành động hoạt động. Quan điểm này được các tác giả V.X Radic, V.A Cruchetxki, A.G.Coovaliop, Trần Trọng Thủy nghiên cứu và chứng minh.

Quan điểm thứ hai, kỹ năng được xem xét nghiêng về mặt năng lực của con người. Theo như quan niệm này thì kỹ năng vừa có tính ổn định vừa có tính mềm dẻo, tính linh hoạt và sáng tạo vừa có tính mục đích. Đại diện cho quan điểm này có các tác giả N.D Lêvitốp, K.K Platônốp, G.G Gôlubép, Nguyễn Quang Uẩn, Ngô Công Hoàn, Hoàng Anh, Nguyễn Thạc, Trần Quốc Thành…

K.K Platônốp định nghĩa: “Kỹ năng là khả năng của con người thực hiện một hoạt động bất kỳ nào đó hay cách hành động trên cơ sở của kinh nghiệm cũ”.Tác giả quan niệm người có kỹ năng là người có phẩm chất thực hiện hoạt động dựa trên kinh nghiệm đã có. [dẫn theo 8]

Trong cuốn Tâm lý học xuất bản năm 1980, V.A.Kruteski cho rằng: “Kỹ năng là các phương thức thực hiện hoạt động - cái mà con người lĩnh hội được”. Để làm rõ khái niệm kỹ năng, tác giả đã phân tích kỹ vai trò của việc luyện tập trong thực tiễn, trong hoạt động trong quá trình hình thành kỹ năng. Tác giả viết: “Trong một số trường hợp thì kỹ năng là phương thức sử dụng các tri thức, con người cần phải áp dụng và sử dụng chúng vào trong cuộc sống, vào trong thực tiễn. Trong quá trình luyện tập, trong hoạt động thực hành kỹ năng trở nên được hoàn thiện và trong mối quan hệ đó và hoạt động của con người cũng trở nên được hoàn hảo hơn trước”.[dẫn theo 8].

Theo tác giả A.U.Pêtrôpxki: “Kỹ năng là sự vận dụng tri thức đã có để lựa chọn và thực hiện những phương thức hành động tương ứng với mục đích đặt ra"[1].Theo tác giả trên cơ sở các tri thức thu nhận được đối tượng vận dụng những tri thức đó theo các phương thức để đạt mục đích, ông nhấn mạnh tri thức và sự vận dụng tri thức để đạt kết quả.

Theo tác giả Vũ Dũng thì: “Kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng”.[5]

Từ những phân tích trên,ta có thể hiểu khái quát như sau: “Kỹ năng là năng lực (khả năng) của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi”

1.2.2. Giao tiếp

Giao tiếp là một trong những hoạt động cơ bản nhưng cũng rất phong phú, đa dạng và phức tạp của con người. Cho đến nay khái niệm giao tiếp đã được giải thích và cũng có nhiều bàn cãi xoay quanh vấn đề này.

B. Ph. Lomov nhà tâm lý học người Nga trong cuốn những vấn đề giao tiếp trong tâm lý học, coi giao tiếp là phạm trù cơ bản của tâm lý học hiện đại, định nghĩa “Giao tiếp là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với tư cách là chủ thể” [4]

V. N. Miaxixev xét giao tiếp dưới góc độ nhân cách cho rằng:“Giao tiếp là một quá trình quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các nhân cách cụ thể”. Theo ông, giao tiếp chỉ được thực hiện trong các quan hệ xã hội, trong giao tiếp con người không chỉ bộc lộ thái độ với mọi người mà còn đối với chính mình.[13]

B. Parughin nhà tâm lý xã hội Nga lại định nghĩa “Giao tiếp là một quá trình quan hệ tác động giữa các cá thể, là quá trình thông tin quan hệ giữa con người với con người, là quá trình hiểu biết lẫn nhau ảnh hưởng lẫn nhau, và trao đổi cảm xúc lẫn nhau”[dẫn theo 3].

Ở Việt Nam, vấn đề giao tiếp đã được rất nhiều các nhà Tâm lý học và Giáo dục học quan tâm, đồng thời nó cũng được khai thác ở nhiều góc độ khác nhau như giao tiếp thông thường, giao tiếp ở các lứa tuổi, giao tiếp công vụ.

Tác giả Ngô Công Hoàn cho rằng: “giao tiếp là quá trình tiếp xúc giữa con người với con người nhằm mục đích trao đổi tư tưởng, tình cảm, vốn sống, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp”[9]

Tác giả Trần Thị Thủy lại nêu quan niệm: “Giao tiếp của con người là một quá trình có chủ định, có ý thức hay không có ý thức mà trong trong đó, các cảm xúc và tư tưởng được biểu đạt trong các thông điệp bằng phi ngôn ngữ” [20]

Theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn viết:“Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người và người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau. Hay nói cách khác đi, giao tiếp xác lập và vận hành các quan hệ người - người, hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa chủ thế này với chủ thể khác”[21].

Trước những những định nghĩa trên, mỗi tác giả đã khai thác khái niệm giao tiếp dưới nhiều góc độ khác nhau. Song các tác giả đã xác định những dấu hiệu cơ bản của định nghĩa giao tiếp theo quan điểm của tâm lý học nói chung, như sau:

+ Giao tiếp bao giờ cũng được cá nhân thực hiện, nghĩa là con người trong giao tiếp có những đặc điểm cá thể riêng biệt độc nhất vô nhị, có họ và tên, có nguồn gốc xã hội; trình độ nhận thức, quan điểm thái độ riêng, ở một lứa tuổi nhất định… Như vậy những hành vi trong giao tiếp sẽ được thực hiện khác nhau; ít nhất trong giao tiếp có 2 người trở lên.

+ Giao tiếp nhất thiết được thực hiện trong một quan hệ xã hội nhất định như: mẹ - con, chồng - vợ, thủ trưởng - nhân viên, bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp, thày - trò,… Do vậy, hành vĩ giao tiếp của các cá nhân thực sự chi phối bởi các quan hệ xã hội này. Ví dụ: quan hệ mẹ - con là quan hệ Mẫu - tử (theo hướng dư luận của xã hội, phát luật, phong tục tập quán của địa phương, nếp sống truyền thống trong gia đình,…)

+ Giao tiếp giữa con người với con người, bao giờ cũng có mục đích, nội dung, do vậy giao tiếp được diễn biến như thế nào? Cả hai bên đều nhận thức, hiểu biết lẫn nhau, tác động qua lại lẫn nhau về nhận thức, tư tưởng, tình cảm, nhu cầu, thế giới quan và nhân sinh quan. “Nhờ dấu hiệu này mà mỗi người tự hoàn thiện mình theo yêu cầu đòi hỏi của nhiệm vụ hoạt động (học tập, nghề nghiệp,... ). Nhờ có dấu hiệu này, mà nhiều phẩm chất tâm lý thuộc nhân cách con người hình thành và phát triển theo các mẫu hình người lý tưởng” để mỗi người phấn đấu vươn lên.

+ Giao tiếp giữa con người với con người đều xảy ra trong những điều kiện lịch sử phát triển xã hội nhất định. Những điều kiện lịch sử như thời gian, không gian, các thể chế xã hội, dư luận xã hội, phong tục, tập quán, pháp luật,... ràng buộc, quy định. Nhờ dấu hiệu này mà giao tiếp của con người mang tính lựa chọn, kế thừa những tinh hoa của các thế hệ để lại… tạo thành một phần nền văn hóa ở mỗi thời điểm lịch sử của mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia.

+ Khi chúng ta sử dụng khái niệm giao tiếp, cũng có nghĩa chủ thể thực hiện một quan hệ xã hội. Như vậy là một người có ý thức, một nhân cách bình thường, hành vi giao tiếp của họ phù hợp với các chuẩn mực xã hội quy định hoặc phong tục, tập quán quy định mà cá nhân nhận thức được rõ ràng.

Từ những phân tích nêu trên, theo tác giả: “giao tiếp là một quá trình tiếp xúc qua lại giữa con người với con người nhằm mục đích trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm và là nhu cầu tất yếu của xã hội loài người được tiến hành bằng nhiều hình thức có ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ. Khả năng và hiệu quả giao tiếp của mỗi người phụ thuộc vào kỹ năng giao tiếp, vốn tri thức và kinh nghiệm sống của họ”.

1.2.3. Kỹ năng giao tiếp

Khi nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những quan niệm khác nhau dưới nhiều góc độ khác nhau. Mỗi nhà nghiên cứu khi đề cập

tới khái niệm “kỹ năng giao tiếp” đều nhìn nhận, khai thác nó bằng những lập luận và minh chứng của cá nhân mình. Có thể điểm qua một số quan điểm của các nhà nghiên cứu như sau:

Các nhà tâm lý học người Pháp P.Oathavut, G.Bivans, D.Giactson nghiên cứu giao tiếp dưới dạng hành vi P.Oathavut, G.Bivans, D.Giactson đã coi giao tiếp là một tổ hợp hành vi hay nói cách khác, giao tiếp là một quá trình xã hội thường xuyên diễn ra giữa con người với nhau, quá trình này tích hợp nhiều loại hành vi, hành vi ngôn ngữ, hành vi phi ngôn ngữ [dẫn theo 15].

Trong khi các nhà tâm lý học Liên Xô (cũ) đã có những định nghĩa khác nhau về giao tiếp. Đại diện cho các nhà tâm lý học Liên Xô là A.A. Leongchiev. Theo

A.A. Leongchiev [23], giao tiếp là các biểu hiện ở mối quan hệ giữa người với người; sự tiếp xúc về tâm lý; có sự trao đổi thông tin, tình cảm và điều chỉnh lẫn nhau. Ông định nghĩa: "giao tiếp là một hệ thống những quá trình có mục đích và động cơ bảo đảm sự tương tác giữa người này với người khác, trong hoạt động tập thể thực hiện các quan hệ xã hội và nhân cách, các quan hệ tâm lý và sử dụng phương tiện đặc thù...". Theo định nghĩa trên, khái niệm giao tiếp được khai thác dưới góc độ là một quá trình có mục đích, động cơ, nội dung và có phương tiện.

Tác giả Ngô Công Hoàn đã coi kỹ năng giao tiếp "là khả năng tri giác hiểu được những biểu hiện bên ngoài cũng như những diễn biến bên trong của các hiện tượng, trạng thái, phẩm chất tâm lý của đối tượng giao tiếp". Kỹ năng giao tiếp của mỗi người bao hàm cả khả năng vận dụng vốn tri thức, vốn kinh nghiệm của bản thân chủ thể giao tiếp, khả năng điều khiển đối tượng giao tiếp vào quá trình giao tiếp mới đạt hiệu quả cao nhất.[9]

Nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp, tác giả Hoàng Anh quan niệm: “Kỹ năng giao tiếp là năng lực của con người biểu hiện trong quá trình giao tiếp. Đó là các khả năng sử dụng hợp lý các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ…là hệ thống các thao tác, cử chỉ, điệu bộ, hành vi được chủ thể giao tiếp phối hợp hài hòa." [1]

Từ những quan niệm khác nhau về giao tiếp, kỹ năng giao tiếp, có thể thấy giao tiếp là một hiện tượng tâm lý rất phức tạp về nhiều mặt và nhiều cấp độ khác nhau, là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người, thông qua đó con người trao đổi với

nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau. Trong quá trình giao tiếp, để giao tiếp có hiệu quả đòi hỏi mỗi người phải có kỹ năng giao tiếp một cách khéo léo, linh hoạt. Đó là toàn bộ thao tác, cử chỉ... trong hoạt động giao tiếp.

Trong phạm vi đề tài, tác giả lựa chọn khái niệm: “Kỹ năng giao tiếp là năng lực tiến hành các thao tác, hành động, kể cả năng lực thể hiện xúc cảm, thái độ nhằm giúp chủ thể giao tiếp trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm với đối tượng giao tiếp. Nói một cách khác, kỹ năng giao tiếp là toàn bộ những thao tác, cử chỉ, thái độ, ngôn ngữ được phối hợp hài hoà, hợp lý của cá nhân với cá nhân hay cá nhân với một nhóm xã hội nhằm điều khiển, điều chỉnh đối tượng giao tiếp để thực hiện mục tiêu của chủ thể giao tiếp” làm khái niệm công cụ trong nghiên cứu.

Kỹ năng giao tiếp của con người trong xã hội bao gồm kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ, kỹ năng nhận và truyền thông tin, kỹ năng biểu đạt thái độ và cử chỉ hành vi phi ngôn ngữ, kỹ năng tự nhận thức về bản thân, kỹ năng từ chối lời yêu cầu đề nghị của người khác, kỹ năng thương lượng và xử lý tình huống, kỹ năng hợp tác, kỹ năng chào hỏi, nói lời cảm ơn xin lỗi, kỹ năng thiết lập mối quan hệ với đối tượng vv... Trong khi giao tiếp, chủ thể cần sử dụng một hoặc nhiều hay một nhóm kỹ năng bổ trợ lẫn nhau để đạt mục tiêu giao tiếp.

1.2.4. Giáo dục kỹ năng giao tiếp

Theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Giáo dục (tiếng Anh: education) theo nghĩa chung là hình thức học tập theo đó kiến thức, kỹ năng, và thói quen của một nhóm người được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu. Giáo dục thường diễn ra dưới sự hướng dẫn của người khác, nhưng cũng có thể thông qua tự học.

Theo tác giả Nguyễn Văn Hộ, Hà Thị Đức: “Giáo dục (theo nghĩa rộng) là quá trình toàn vẹn nhằm hình thành, phát triển nhân cách con người, được tổ chức một cách có mục đích có kế hoạch thông qua các hoạt động và quan hệ giữa nhà giáo dục và đối tượng giáo dục nhằm truyền đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội mà loài người đã tích lũy trong lịch sử”.Giáo dục (theo nghĩa hẹp) là quá trình xã hội được tổ chức có mục đích, có kế hoạch; trong đó dưới vai trò chủ đạo của nhà giáo

dục, trẻ hình thành thế giới quan, niềm tin, lý tưởng, động cơ, tình cảm, thái độ, và các hành vi thói quen đạo đức phù hợp với các giá trị chuẩn mực xã hội”.[ 10]

Theo Tác giả Phạm Viết Vượng:“Giáo dục(theo nghĩa rộng) là quá trình tác động của nhà giáo dục lên các đối tượng giáo dục nhằm hình thành cho họ những phẩm chất nhân cách toàn diện”.“Giáo dục (theo nghĩa hẹp) được hiểu là quá trình tác động của nhà giáo dục lên các đối tượng giáo dục để hình thành cho họ ý thức, thái độ và hành vi ứng xử với cộng đồng xã hội” .[22]

Theo nhóm tác giả trên:“giáo dục được hiểu là quá trình sư phạm, tác động có kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của các nhà sư phạm trong nhà trường tới trẻ’’.

Khái niệm GD được hiểu theo nghĩa rộng, hẹp khác nhau ở cấp độ xã hội và cấp độ nhà trường. GD ở cấp độ rộng (xã hội) và sự hình thành nhân cách được tổ chức một cách có mục đích, có tổ chức thông qua các hoạt động và các quan hệ giữa nhà Giáo dục với người được giáo dục nhằm giúp người được giáo dục chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội của loài người. Ở cấp độ nhà trường, GD là một bộ phận của quá trình sư phạm, là quá trình hình thành những cơ sở khoa học của thế giới quan, niềm tin, lý tưởng, động cơ, tình cảm, thái độ, những tính cách, những hành vi, thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội, kể cả việc phát triển và nâng cao thể lực. Nội dung giáo dục ở các đơn vị mầm non khá đa dạng, phong phú gồm nhiều hoạt động, chủ đề…nhằm đạt mục tiêu giáo dục cho trẻ trên cả năm lĩnh vực: Ngôn ngữ, thể chất, thẩm mỹ, tình cảm - kỹ năng xã hội. Trong đó, một trong những phương tiện quan trọng để các hoạt động giáo dục đạt hiệu quả cao đó là giao tiếp và giáo dục kỹ năng giao tiếp, do đó muốn nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục thì cần phải giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non.

Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non là quá trình tổ chức các hoạt động GD nhằm giúp người học hình thành và rèn luyện các thao tác, hành động để trao đổi, tiếp nhận, xử lý thông tin bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong các mối quan hệ của học sinh ở gia đình, nhà trường, xã hội...[15]

Từ khái niệm “giáo dục” và “kỹ năng giao tiếp” ở trên, tác giả lựa chọn khái niệm “giáo dục kỹ năng giao tiếp là quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm giúp trẻ hình thành và rèn luyện các thao tác, hành động để trao đổi, tiếp nhận, xử lý

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/09/2023