Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non Quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng - 2

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT



Viết tắt

Viết đầy đủ

DH

Dạy học

ĐHSP

Đại học sư phạm

GD

Giáo dục

GDKN

Giáo dục kỹ năng

GDKNGT

Giáo dục kỹ năng giao tiếp

GV

Giáo viên

MGL

Mẫu giáo lớn

MN

KNS

Mầm non

Kỹ năng sống

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non Quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1.a. Thực trạng nhận thức của GV về các khái niệm “giao tiếp” 39

Bảng 2.1.b. Nhận thức của CB, GV về các hình thức “giao tiếp” 40

Bảng 2.1.c. Nhận thức của CB, GV về khái niệm “kỹ năng giao tiếp” 41

Bảng 2.1.d. Nhận thức của CB, GV về khái niệm “giáo dục kỹ năng giao tiếp” 42

Bảng 2.2. Nhận thức ý nghĩa giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn 43

Bảng 2.3. Nhận thức của GV về vai trò của giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn 44

Bảng 2.4. Nhận thức của CB, GV về các kỹ năng cần giáo dục cho trẻ mẫu giáo lớn 46

Bảng 2.5. Mức độ quan tâm giáo dục KNGT cho trẻ MGL ở trường MN Quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng 47

Bảng 2.6. Thực trạng áp dụng biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ MGL ở trường MN Quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng 49

Bảng 2.7. Hình thức giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ MGL 51

Bảng 2.8. Thực trạng KNGT của trẻ MGL trường mầm non Quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng 53

Bảng 2.9. Những khó khăn của CB, GV khi giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn 55

Bảng 3.1. Đánh giá mức độ phù hợp của các biện pháp 79

Bảng 3.2. Đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp 80

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Mức độ nhận thức của GV về vai trò của giáo dục kỹ năng giao

tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn 45

MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài

Giao tiếp là phương thức đặc biệt trong mối quan hệ giữa con người với con người nhằm trao đổi thông tin, biểu cảm, kích thích hành động và định hướng giá trị. Thông qua hoạt động giao tiếp con người có thể lĩnh hội được nền văn hóa xã hội, chia sẻ và bộc lộ nhu cầu cũng như thái độ của mình.

Giao tiếp có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển tâm lý, ý thức, nhân cách của con người. Nhu cầu giao tiếp được xem là nhu cầu bẩm sinh của con người. Thông qua giao tiếp con người ra nhập các mối quan hệ xã hội, bộc lộ cảm xúc cá nhân, lĩnh hội chuẩn mực đạo đức và hệ thống giá trị của xã hội.

Giáo dục mầm non là một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục mầm non góp phần đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành các phẩm chất mới của con người Việt Nam. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một, hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho các cấp học tiếp theo. Đối với trẻ mầm non, giao tiếp có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về KNGT dành cho

trẻ mầm non. Qua các công trình nghiên cứ u,các tác giả khẳng đinh rằng giao tiếp đã thúc đẩy nhanh quá trình phát triển của trẻ.

Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng nền tảng để giúp trẻ nhận biết

được các giá trị sống và hình thành các kỹ năng sống, có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ.

Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ là việc cần thiết ngay từ những giai đoạn đầu đời, trẻ cần được giáo dục thường xuyên, trong nhiều hoàn cảnh sống khác nhau.

Thực tế khách quan cho thấy, trẻ mẫu giáo lớn ở nhiều trường Mầm non Quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng chưa có kỹ năng giao tiếp. Giáo viên chưa nhận thức đầy đủ vai trò của việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn, không thường xuyên giáo dục KNGT cho trẻ. Trẻ MGL chưa được tiếp cận với hệ thống các

kỹ năng giao tiếp dẫn đến thiếu kỹ năng giao tiếp, khả năng xử lý các tình huống trong giao tiếp. Do vậy, trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ mẫu giáo lớn nói riêng cần phải được giáo dục kỹ năng giao tiếp một cách nghiêm túc, có phương pháp.

Từ những phân tích lý luận và thực tiễn trên,tôi lựa chọn nội dung “Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non Quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng” làm đề tài nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn, tác giả luận văn đề xuất những biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non Quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng.

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường Mầm non Quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng.

3.2. Khách thể nghiên cứu

Quá trình giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường Mầm non Quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường Mầm non.

4.2. Khảo sát thực trạng giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường Mầm non Quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng

4.3. Đề xuất biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường Mầm non Quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng

5. Giả thuyết khoa học

GD kỹ năng giao tiếp cho trẻ MGL ở trường mầm non có vai trò và ý nghĩa quan trọng đới với sự phát triển nhân cách toàn diện và lâu dài của trẻ. Nhưng trên thực tế, GDKNGT ở trường mầm non Quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng chưa được quan tâm và chưa có hệ thống các biện pháp giáo dục phù hợp. Vì vậy, nếu đề xuất được các biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý

của trẻ thì sẽ giúp trẻ hình thành và phát triển các kỹ năng giao tiếp cơ bản, ban đầu đáp ứng mục tiêu giáo dục mầm non.

6. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non lứa tuổi mẫu giáo lớn các trường mầm non Quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng. Trong quá trình nghiên cứu, để đạt được kết quả khách quan, tôi khảo sát ý kiến và quan sát quá trình tổ chức của giáo viên cùng sự hợp tác của trẻ mẫu giáo lớn tại 4 trường mầm non thuộc Quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng:

+ Trường mầm non Sao Sáng 3 (319 Đà Nẵng - Ngô Quyền - Hải Phòng)

+ Trường mầm non Sao Sáng 4 (54 Nguyễn Bình - Đổng Quốc Bình - Ngô Quyền - Hải Phòng)

+ Trường mầm non Đồng Tâm (247 Lạch Tray - Ngô Quyền - Hải Phòng)

+ Trường mầm non Hải Viên (Lô 3C Lê Hồng Phong - Ngô Quyền - Hải Phòng)

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Tìm hiểu tài liệu, các nguồn thông tin như sách, báo, internet, tạp chí khoa học giáo dục… có liên quan đến giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ MGL. Tiến hành khái quát, phân tích và tổng hợp, xây dựng thành cơ sở lý luận của đề tài.

7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1.Phương pháp quan sát

Quan sát hoạt động dạy học có chủ đích, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời của trẻ và giáo viên tại một số trường mầm non trên bịa bàn Quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng quan sát hành vi ứng xử của trẻ thông qua hoạt động học tập trên lớp, hoạt động trong giờ ra chơi, trong giao tiếp với thầy cô, bạn bè và những người xung quanh… nhằm thu thập những thông tin cần thiết để đánh giá thực trạng giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non Quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng

7.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Tiến hành xây dựng phiếu hỏi cho giáo viên và cán bộ quản lý nhằm thu thập những thông tin cần thiết phục vụ cho việc phân tích, đánh giá thực trạng giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non Quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng.

7.2.3. Phương pháp phỏng vấn

Tiến hành phỏng vấn, trao đổi với một số giáo viên và cán bộ quản lý của các trường mầm non Quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng để làm rõ hơn những kết quả thu được từ phiếu hỏi, đồng thời bổ sung thêm được những thông tin cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.

7.2.4. Phương pháp chuyên gia

Xin ý kiến chuyên gia về vấn đề xây dựng đề cương, bảng hỏi và toàn bộ tiến trình nghiên cứu đề tài.

7.2.5. Phương pháp thống kê toán học

Xử lý số liệu thu được trong quá trình khảo sát để phân tích thực trạng của vấn đề nghiên cứu.

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được cấu trúc thành 3 chương như sau:

+ Chương 1: Cơ sở lí luận của vấn đề giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non.

+ Chương 2: Thực trạng giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng.

+ Chương 3: Biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN Ở TRƯỜNG MẦM NON

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Trên thế giới

Ngay từ thời cổ đại, các nhà giáo dục, triết học, tâm lý học… đã quan tâm đến các vấn đề giao tiếp và có những nghiên cứu một cách tỉ mỉ về giao tiếp.

Thời cổ đại Hy Lạp, vấn đề giao tiếp được một số nhà triết học chú ý nghiên cứu như Xoocrat (470 - 399 TCN) và Platon (428 - 347 TCN) "Đối thoại như là sự giao tiếp trí tuệ phản ánh mối quan hệ giữa con người với con người" [8].

J.A Comenxki (1592-1670) là một nhà giáo dục lỗi lạc người Nga, ông đã đưa ra những quan điểm tiến bộ về việc giao dục trẻ em thông qua giao tiếp. Đồng thời, ông cũng là người sáng lập ra hình thức tổ chức dạy học trường lớp, tạo môi trường giao tiếp rộng mở cho người học. Ông được coi là "ông tổ của nền sư phạm cận đại" và đã có những đóng góp lớn lao cho nền GD thế giới. Ông khẳng định "học tập không phải là lĩnh hội kiến thức trong sách vở mà còn lĩnh hội kiến thức từ bầu trời, mặt đất, từ cây sồi, cây dẻ". Trong tác phẩm “Loan báo về một trường mẫu giáo” chứa đầy những tư tưởng nâng niu con trẻ. Ông chỉ ra phương pháp “học mà chơi, chơi mà học”. Đây là một trong những phương pháp giáo dục tiến bộ phát triển khả năng giao tiếp ở trẻ. Những chỉ dẫn của ông về giáo dục thẩm mỹ, đưa âm nhạc, thơ ca, hội họa, diễn kịch… vào giáo dục trẻ em là những điều kiện mà Châu Âu phải mấy thế kỉ sau mới tiếp nhận và phổ biến.[3]

Từ những năm đầu của thế kỷ 20, có nhiều nhà triết học, tâm lý học, xã hội học đã tiếp tục quan tâm đến lĩnh vực giao tiếp. Trong đó, phải kể đến Nhà triết học và tâm lý học người Mỹ G.Mit, nhà bác học người Đức C.Giaspe, nhà triết học hiện sinh Nhật Bản Mactin Babơ, nhà triết học người Pháp Gien Marơsen, nhà triết học người Nga B.M. Beccheriev... đã có những nghiên cứu một cách sâu sắc trong lĩnh vực này. Trong đó, các nhà nghiên cứu khoa học đã chú ý đến nghiên cứu hiện tượng tiếp xúc giữa con người với con người.

Bắt đầu từ những năm 70 của thế kỷ XX, hàng loạt các nhà tâm lý học hiện đại, với nhiều công trình nghiên cứu, họ đã đưa ra được phạm trù giao tiếp như là một phạm trù cơ bản.

Tác giả Kak - Hai - Nơdích [12] người Đức, đã nêu rõ yêu cầu về phát triển ngôn ngữ của trẻ có một vai trò quan trọng và quá trình phát triển ở từng giai đoạn. Trong mỗi giai đoạn đó nhiệm vụ của người lớn giúp trẻ thâm nhập vào thế giới ngôn ngữ phong phú và đa dạng, dẫn dắt trẻ từ những âm thành "gừ...gừ" ở tuổi sơ sinh đến khi sử dụng, nắm vững ngôn ngữ thành thạo, điều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển về trí tuệ. Bằng những ví dụ, cách làm cụ thể, thiết thực đã giúp các bậc phụ huynh có thêm những kiến thức cơ bản trong việc giáo dục và dạy dỗ, nắm vững ngôn ngữ giao tiếp của con em mình

Với Evgrafova M. G. [13], Sự hình thành văn hoá giao tiếp bằng lời của trẻ em tuổi mẫu giáo lớn trên cơ sở phong tục tập quán của dân tộc là rất quan trọng. Ở đây, tác giả đã trình bày quy luật và nguyên tắc hình thành văn hoá giao tiếp bằng lời của trẻ em tuổi mẫu giáo lớn, những đặc điểm của việc hình thành văn hoá giao tiếp bằng lời của trẻ em tuổi mẫu giáo lớn trên cơ sở phong tục tập quán của dân tộc; nội dung và kỹ thuật hình thành văn hoá giao tiếp bằng lời của trẻ em tuổi mẫu giáo lớn trên cơ sở phong tục tập quán của dân tộc. Đây chính là những tiền đề để trẻ em ở tuổi mẫu giáo lớn hình thành được kỹ năng giao tiếp trước khi bước vào lứa tuổi tiểu học.

Rất nhiều trẻ mẫu giáo gặp trở ngại khi giao tiếp với bạn bè, tác giả Linda Maget đã giới thiệu những kỹ năng giao tiếp xã hội, giúp trẻ giải quyết những trở ngại trong việc kết giao bạn bè. Với cách trình bày của mình, tác giả Linda Maget giúp các bậc cha mẹ và trẻ học được kỹ năng giao tiếp xã hội để luôn có bạn bè, trưởng thành trong học tập và cuộc sống, đó là mục tiêu của cuốn sách muốn đem lại

Cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, trước bối cảnh toàn cầu hóa, quốc tế hóa, các nước đều rất quan tâm đến vấn đề giáo dục con người trong xã hội mới. Một trong bốn trụ cột của nền GD toàn cầu trong thế kỷ XXI đã được UNESCO đề xuất là “học để cùng chung sống” và được coi là một trong những trụ cột quan trọng, then chốt của GD hiện đại. Câu hỏi đặt ra là “Kỹ năng nào là cần thiết cho mỗi con người để thành công trong công việc và cuộc sống?”, một trong những kỹ năng toàn cầu đỏi hỏi ở mỗi con người hoàn thiện là phải có “kỹ năng giao tiếp”[6]

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 18/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí