Vai Trò Của Giáo Dục Kỹ Năng Giao Tiếp Cho Trẻ Mầm Non

thông tin bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong các mối quan hệ của trẻ tại gia đình, nhà trường và ngoài xã hội”.

1.3. Vai trò của giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non

Kỹ năng giao tiếp có một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ mẫu giáo lớn.

1.3.1. Giáo dục kỹ năng giao tiếp góp phần hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách cho trẻ

Nhân cách được hình thành, phát triển trong hoạt động và giao tiếp với các nhân cách khác. Giao tiếp giúp con người tham gia vào các quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa, kinh nghiệm, tri thức, chuẩn mực đạo đức của xã hội đồng thời tác động đến các nhân cách khác. Giao tiếp là nhu cầu cao nhất của con người và là nhu cầu quan trọng, không thể thiếu được trong sự tồn tại, phát triển của lịch sử loài người. Con người muốn xác lập các mối quan hệ với nhau để tạo ra các hoạt động xã hội thì cần phải giao lưu hay giao tiếp mới có thể hòa nhập để thực hiện mục tiêu của mình. Từ đó, con người lĩnh hội được các chuẩn mực đạo đức, giá trị xã hội và có sự nhìn nhận, đánh giá về giá trị, đạo đức theo quan điểm của mỗi thời đại. Từ cách nhìn nhận, đánh giá đó, con người tự điều chỉnh, điều khiển bản thân theo các chuẩn mực xã hội, đồng thời mỗi con người có thể tham gia đóng góp những giá trị phẩm chất, nhân cách cho sự phát triển chung của xã hội.

Trong cuộc sống cá nhân, kỹ năng giao tiếp có vai trò vô cùng quan trọng. Việc vận dụng kỹ năng giao tiếp vào trong cuộc sống của mỗi con người chính là năng lực vận dụng có hiệu quả những tri thức về giao tiếp, giúp cá nhân tạo dựng được chỗ đứng trong xã hội. Xét trong quan hệ liên nhân cách, nếu kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp cá nhân tạo dựng được hình ảnh tốt về bản thân và các mối quan hệ hợp tác tốt trong xã hội. Đối với lứa tuổi mầm non đang trong giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách thì kỹ năng giao tiếp đóng vai trò quan trọng bởi nhờ có kỹ năng giao tiếp các em tự tin tham gia vào hoạt động giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội, trải nghiệm bản thân. Vì vậy, nhà trường cần quan tâm giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ đặc biệt là trẻ mẫu giáo lớn đó là các kỹ năng như diễn đạt, nghe, hiểu, tự chủ cảm xúc, tạo lập các mối quan hệ, chủ động điều khiển giao tiếp hay các kỹ năng giao tiếp qua sử dụng ngôn ngữ cơ thể như biểu lộ cảm xúc qua nét mặt, cử chỉ, hành

động....nhờ đó, trẻ học được cách đánh giá hành vi và thái độ, lĩnh hội được các tiêu chuẩn đạo đức từ cuộc sống, kiểm tra và vận dụng các tiểu chuẩn đó vào thực tiễn.

1.3.2. Giáo dục kỹ năng giao tiếp góp phần tạo nên những giá trị sống tích cực và tốt đẹp cho trẻ

Trong quá trình giao tiếp, mọi khả năng, năng lực giao tiếp của con người sẽ phản ánh trình độ văn hóa, trình độ giáo dục và kinh nghiệm sống của cá nhân. Chính năng lực giao tiếp, kỹ năng giao tiếp trẻ mẫu giáo góp phần tạo nên chất lượng giáo dục ở bậc mầm non.

Hướng tới năng lực giao tiếp và kỹ năng giao tiếp là hướng tới giá trị văn hóa và giá trị sống tích cực, sống hiệu quả của con người. Ở bất kì giai đoạn nào con người cũng cần hướng tới những giá trị sống tốt đẹp, đặc biệt là nhân cách sống tích cực. Trẻ mẫu giáo lớn bắt đầu hình thành và phát triển nhân cách, việc giáo dục kỹ năng giao tiếp mang tính chất nền tảng cho sự phát triển nhân cách. Do đó, giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn có tầm quan trọng rất lớn trong sự phát triển sau này của trẻ ở những bậc học cao hơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn sẽ giúp các em hướng tới giá trị sống tích cực, hành vi văn hóa ứng xử và giá trị sống tích cực; đó là giá trị đạo đức, giá trị thẩm mỹ, giá trị về lòng khoan dung, đức độ, giá trị về trí tuệ, sáng tạo, truyền thống dân tộc...vv.

Muốn tạo nên một lớp người có phẩm chất và đạo đức tốt phục vụ cho sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp phát triển đất nước thì trẻ em chính là chủ nhân tương lai. Vì vậy, giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non giữ vai trò rất to lớn trong việc bắt đầu tạo nên hệ giá trị sống cho các em, giúp các em thể hiện được giá trị của bản thân vào cuộc sống và từ đó, các em trưởng thành với một hệ giá trị tích cực bởi thành quả của quá trình giáo dục. Bên cạnh đó, việc giáo dục kỹ năng giao tiếp còn xây dựng và tạo nên truyền thống văn hóa tốt đẹp trong nhà trường. Đó là văn hóa ứng xử và văn hóa giao tiếp.

Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non Quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng - 4

1.3.3. Giáo dục kỹ năng giao tiếp tạo điều kiện trẻ mẫu giáo lớn chủ động và tự tin trong giao tiếp

Trẻ mẫu giáo lớn rất cần có tính mạnh dạn, tự tin vì: Ở lứa tuổi này là tiền để cho trẻ phát triển nhân cách, là tiền đề giúp trẻ trở thành con người tự tin, năng động

sáng tạo và chủ động trong cuộc sống, biết phân biệt rõ cái đúng cái sai. Hơn lúc nào hết chúng ta cần hiểu rằng cho dù ở thời đại nào thì sự mạnh dạn tự tin vẫn là điều cần thiết để giúp con người vượt qua sự nhút nhát, gò bó mà trẻ sẽ hòa đồng với bạn bè với mọi người xung quanh. Trẻ học cách làm chủ ngôn ngữ học cách nhận biết và đối phó cảm xúc của mình cũng như của người khác. Trẻ học cách xử sự sao cho phù hợp với môi trường xung quanh. Trẻ mẫu giáo lớn cần phải biết mạnh dạn, tự tin, chủ động để chơi với nhau, sống hòa thuận với trẻ khác trong nhóm, tuy nhiên điều này không dễ dàng với một số trẻ. Trẻ cần những kỹ năng quan hệ xã hội như làm thế nào để mạnh dạn tự tin với mọi người, để giao tiếp, để chọn hành vi đúng đắn.Sự mạnh dạn tự tin có thể được biểu hiện chỉ bằng những cử chỉ, thái độ rất đơn giản và gần gũi trong cuộc sống, song, lại giúp chúng ta phát hiện được nhiều điều đáng quý của người khác để trân trọng và học tập.

1.3.4. Giáo dục kỹ năng giao tiếp giúp trẻ tạo lập những mối quan hệ tốt đẹp với con người và thế giới xung quanh

Kỹ năng giao tiếp giúp con người chung sống và hòa nhập trong một xã hội không ngừng biến đổi. Giao tiếp đã trở thành công cụ giúp con người thành công trong cuộc sống và trong công việc, nó sẽ là chìa khóa tốt để bắt đầu cho những thành công khác.

Đối với trẻ mẫu giáo lớn giao tiếp là con đường tạo lập các mối quan hệ với bạn bè, cô giáo, người thân … Thông qua hoạt động giao tiếp trẻ có thể hiểu biết nhiều hơn về con người, về thế giới xung quanh. Qua đó, trẻ thể hiện tình cảm yêu quý thày cô, thân thiết với bạn bè, chia sẻ đồ chơi, háo hức khám phá... đã làm cho các mối quan hệ của các em trở thành rộng hơn, sinh động hơn.

Kỹ năng giao tiếp ảnh hưởng trực tiếp tới việc thiết lập các mối quan hệ, đến công việc ở mọi lứa tuổi. Giao tiếp có mối quan hệ chặt chẽ với giáo dục, nhờ có giáo dục mà kỹ năng giao tiếp của con người ngày càng hoàn thiện và phát triển. Nhờ có giáo dục mà con người biết cách giao tiếp thành công và hiệu quả. Nhưng ngược lại, thông qua hoạt động giao tiếp mà giáo dục thực hiện được mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục đặt ra.

Giao tiếp không chỉ là hình thức, phương tiện của giáo dục mà còn là một nội dung quan trọng của giáo dục, bởi giáo dục thực hiện nội dung giao tiếp để truyền thụ

tri thức, hình thành thói quen, xác lập nhân cách và các giá trị tích cực của cuộc sống và trở lại, trẻ tiếp thu, vận dụng những điều từ giáo dục mang lại để phục vụ xã hội. Do đó, giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn là việc làm có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cần thiết. Bằng hoạt động và giao tiếp của mình, mỗi người trở thành người, xã hội hóa và bản thân nhập vào các quan hệ xã hội, chuyển các quan hệ này thành của chính mình.

1.4. Những vấn đề cơ bản của giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non

1.4.1. Đặc điểm tâm lý và giao tiếp của trẻ mẫu giáo lớn

1.4.1.1. Đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo lớn

Các hiện tượng tâm lý như tri giác, trí nhớ, tưởng tượng về cơ bản là sự nối tiếp sự phát triển ở lứa tuổi từ 4 - 5 tuổi nhưng chất lượng mới hơn. Thể hiện ở:

- Mức độ phong phú của các kiểu loại.

- Mức độ chủ định các quá trình tâm lý rõ ràng hơn, có ý thức hơn.

- Tính mục đích hình thành và phát triển ở mức độ cao hơn.

- Độ nhạy cảm của các giác quan được tinh nhạy hơn.

- Khả năng kiềm chế các phản ứng tâm lý được phát triển.

Ở đây chúng ta chỉ đề cập tới quá trình tâm lý phát triển mạnh mẽ và đặc trưng nhất, đó là tư duy.

Sự phát triển tư duy ở độ tuổi này mạnh mẽ về kiểu loại, các thao tác và thiết lập nhanh chóng các mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng, thông tin giữa mới và cũ, gần và xa...

Đặc tính chung của sự phát triển tư duy:

Trẻ đã biết phân tích tổng hợp không chỉ dừng lại ở đồ vật, hình ảnh mà ngay cả từ ngữ.

Tư duy của trẻ dần dần mất đi tính duy kỷ, tiến dần đến khách quan, hiện thực hơn.

Dần dần trẻ phân biệt được thực và hư.

Đã có tư duy trừu tượng với các con số, không gian, thời gian, quan hệ xã hội... Ý thức rõ về những ý nghĩ, tình cảm của mình, trách nhiệm đối với hành vi.

Các phẩm chất của tư duy đã bộc lộ đủ về cấu tạo và chức năng hoạt động của nó như tính mục đích, độc lập sáng tạo, tính linh hoạt, độ mềm dẻo...

Ở trẻ 5 - 6 tuổi phát triển cả 3 loại tư duy, tư duy hành động trực quan vẫn chiếm ưu thế. Tuy nhiên do nhiệm vụ hoạt động mà cả loại tư duy hình ảnh trực quan, tư duy trừu tượng dược phát triển ở trẻ. Loại tư duy này giúp trẻ đến gần với hiện thực khách quan.

Sự phát triển xúc cảm và tình cảm:

Ở lứa tuổi này trẻ xuất hiện tình cảm bạn bè.

Đời sống xúc cảm, tình cảm ổn định hơn so với trẻ 4 - 5 tuổi, mức độ phong phú, phức tạp tăng dần theo các mối quan hệ giao tiếp với những người xung quanh.

Các sắc thái xúc cảm con người trong quan hệ với các loại lứa tuổi khác nhau, vị trí xã hội khác nhau, được hình thành như: Tình cảm mẹ con, ông bà, anh chị em, tình cảm với cô giáo, với người thân, người lạ...

Tuy nhiên đời sống xúc cảm của trẻ còn dễ dao động, mang tính chất tình huống.

Tình cảm trí tuệ: Tình cảm trí tuệ của trẻ phát triển, mỗi nhận thức mới đều kích thích niềm vui, hứng thú, sự say mê thích thú của trẻ; tính tò mò ham hiểu biết, làm nảy sinh nhiều xúc cảm tích cực trong vui chơi, học tập, lao động tự phục vụ nhiều thành công thất bại củng cố sự phát triển tình cảm trí tuệ ở trẻ.

Tình cảm đạo đức: Do lĩnh hội được ý nghĩa các chuẩn mực hành vi tốt, xấu. Qua vui chơi giao tiếp với mọi người do các thói quen nếp sống tốt được gia đình, các lớp mẫu giáo xây dựng cho trẻ... Trẻ ý thức được nhiều hành vi tốt đẹp cần thực hiện để vui lòng mọi người.

Tình cảm thẩm mỹ: Qua các tiết học nghệ thuật tạo hình, âm nhạc, tìm hiểu môi trường xung quanh... Cùng với những nhận thức về cái đẹp tự nhiên, hài hoà về bố cục, sắp xếp trong gia đình và lớp học. Trẻ ý thức rõ nét về cái đẹp cái xấu theo chuẩn (lúc đầu theo chuẩn của bé dần dần phù hợp với đánh giá của những người xung quanh) xúc cảm thẩm mỹ, óc thẩm mỹ phát triển.

Sự phát triển ý chí:

Do có khả năng làm chủ được nhiều hành vi, được người lớn giao cho nhiều việc nhỏ...Trẻ dần dần đã xác định rõ mục đích của hành động. Trẻ dần dần tách động cơ ra khỏi mục đích với sự cố gắng hoàn thành nhiệm vụ.

Trẻ muốn chơi trò chơi, trẻ muốn được nghe kể chuyện nhiều hơn nhưng không được cô giáo đáp ứng, phải chuyển trò chơi mà trẻ không thích.

Tính mục đích càng ngày càng được trẻ ý thức và cố gắng hoàn thành công việc. Tình kế hoạch xuất hiện, trẻ biết sắp xếp công việc vui chơi và phải quét nhà,

nhặt rau để khi mẹ về là mọi việc phải xong cho mẹ hài lòng.

Tinh thần trách nhiệm bản thân dần dần được hình thành ở trẻ.

Sự phát triển ý chí mạnh hay yếu tuỳ thuộc phần lớn vào sự giáo dục, các biện pháp giáo dục của cha mẹ, cô giáo và những người lớn xung quanh.

1.4.4.2. Đặc điểm ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ mẫu giáo lớn

Trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ theo các hướng: Nắm vững ngữ âm và ngữ điệu khi sử dụng tiếng mẹ đẻ: Trẻ biết đọc diễn cảm, biết dùng điệu bộ bổ sung cho ngôn ngữ nói.Vốn từ và cơ cấu ngữ pháp phát triển.

Các tính chất ngôn ngữ thường gặp ở trẻ 5 - 6 tuổi là:

Ngôn ngữ giải thích, trẻ có nhu cầu nhận sự giải thích và cũng thích giải thích cho các bạn.

Ngôn ngữ tình huống (hoàn cảnh) do giao tiếp với người xung quanh bằng những thông tin mà trẻ trực tiếp tri giác được trong khung cảnh.

Tính mạch lạc rõ ràng: do vốn từ của trẻ chiếm 50% là danh từ, nên câu nói của trẻ thường ngắn gọn, rõ ràng.

Tính địa phương trong ngôn ngữ nền văn hoá của địa phương, cộng đồng thể hiện rõ trong ngôn ngữ của trẻ (nói ngọng, nói mất dấu...)

Tính cá nhân đã bộc lộ rõ qua các sắc thái khác nhau của trẻ, đặc biệt ở chức năng ngôn ngữ biểu cảm.

Việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp và các tính chất của ngôn ngữ ở trẻ phụ thuộc phần lớn vào việc hướng dẫn và sự gương mẫu về lời nói của người lớn.

Nhờ sự phát triển nhanh và dần hoàn thiện về mặt ngôn ngữ mà trẻ mẫu giáo lớn đã khá tự tin trong giao tiếp. Ở giai đoạn này, trẻ đã có một số kỹ năng nhất định và nhận biết được những sắc thái biểu cảm của lời nói (vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên, sợ hãi…)

Trẻ có thể diễn đạt được những cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và hiểu biết của mình qua lời nói, biết sử dụng lời nói để chỉ dẫn những vấn đề đơn giản cho người khác

hiểu và ngược lại có thể hiểu những chỉ dẫn về những vấn đề đơn giản qua lời nói hoặc cử chỉ hành động.

Ở những trẻ được chú ý rèn luyện về mặt giao tiếp đã có thể sử dụng khá hiệu quả phương tiện giao tiếp phi ngôn từ (cử chỉ, ánh mắt, nét mặt, giọng nói…). Bên cạnh đó, nếu được chú ý giáo dục, trẻ đã có thể sử dụng được những quy tắc giao tiếp thông thường như gặp người lớn, thầy cô thì chào hỏi lễ phép, người lớn đưa cho thứ gì phải xin bằng hai tay…

Mặc dù có thể trẻ chưa hiểu được sâu sắc ý nghĩa của những hành vi giao tiếp song trẻ hoàn toàn có thể thực hiện được chuẩn về mặt hành vi trong quá trình giao tiếp nếu môi trường giao tiếp quanh trẻ chỉ chứa đựng những nét đẹp của văn hóa giao tiếp và trẻ nhận được sự quan tâm giáo dục thỏa đáng của gia đình, nhà trường và toàn xã hội.

Nếu được giáo dục đúng hướng, giao tiếp của trẻ mẫu giáo lớn còn một số đặc điểm như sau:

Trẻ mẫu giáo lớn dễ dàng thiết lập các mối quan hệ giao tiếp với những người xung quanh không phân biệt tuổi tác, địa vị xã hội, kinh tế. Có thể nói thiết lập quan hệ giao tiếp rất hồn nhiên, vô tư không chú ý tới xuất thân của đối tượng giao tiếp. Tuy nhiên, trẻ đã bước đầu để ý đến sở thích, thói quen, tính cách của đối tượng giao tiếp nên trong những trường hợp đối tượng giao tiếp có biểu hiện ảnh hưởng đến sự an toàn của trẻ (như dọa nạt, trêu chọc…) thì trẻ sẽ không thích giao tiếp với đối tượng đó.

Trong những tình huống nhất định (tình huống mà trẻ thích giao tiếp) trẻ dễ dàng thay đổi ý kiến, thái độ của mình để nhận được sự đồng tình. ủng hộ của đối tượng giao tiếp.

Trong quá trình giao tiếp, trẻ mẫu giáo lớn đã biết cảm thông với người sẵn sàng giúp đỡ người khác, biết nhường nhịn bạn chơi - đối tượng giao tiếp. Đặc biệt là xúc cảm, tình cảm của trẻ thường được biểu hiện một cách chân thật trong quá trình giao tiếp.

1.4.2. Mục tiêu, nội dung GD kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn

1.4.2.1. Mục tiêu GD kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn

Mục tiêu của giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn là nhằm phát triển toàn diện nhân cách. Mục đích của quá trình giáo dục đó phải hướng tới là hình

thành ở trẻ mẫu giáo lớn các kỹ năng hành vi, biết biểu lộ thái độ, quan điểm của mình trong giao tiếp với người khác. Đó là trẻ có kỹ năng chào hỏi, nói lời cảm ơn, xin lỗi, biết cách lễ phép với người lớn tuổi, có kỹ năng chia sẻ với người thân, bạn bè, những người xung quanh niềm vui và nỗi buồn, biết tự nhận thức về mình và người khác, có kỹ năng nghe và trả lời điện thoại, biết cách từ chối yêu cầu, đề nghị khi thấy không hợp lý, có khả năng xử lý tình huống trong quan hệ giao tiếp với người khác, có kỹ năng tiếp nhận và xử lý thông tin, giải quyết vấn đề vv..

1.4.2.2. Nội dung giáo dục KNGT cho trẻ mẫu giáo

i. Giáo dục văn hóa giao tiếp trẻ

Giáo dục giao tiếp có văn hóa cho trẻ là việc làm cần thiết nhằm trang bị cho các em những kỹ năng đầu đời và cơ bản của cuộc sống. Thông qua giao tiếp, trẻ tự tin thể hiện bản thân trong mọi tình huống giao tiếp.Giáo dục giao tiếp có văn hóa cho trẻ, hình thành các chuẩn mực quy định đối với hành vi giao tiếp, cách thức thực hiện những hành vi đó làm cơ sở nền tảng cho việc hình thành kỹ năng giao tiếp. Trẻ mẫu giáo lớn đang hình thành và phát triển nhân cách, bước đầu hình thành thói quen, đạo đức... Do đó, giao tiếp có văn hóa thực sự quan trọng đối với các em.

ii. Giáo dục kỹ năng hành vi giao tiếp

Những kỹ năng giao tiếp cần giáo dục trẻ như: Kỹ năng chào hỏi, xin phép, nói lời cảm ơn, xin lỗi, nói lời yêu cầu đề nghị, nghe và nhận điện thoại của người khác, chia sẻ cùng người khác niềm vui hay nỗi buồn, kỹ năng xử lý tình huống, tự nhận xét đánh giá về bản thân, kỹ năng khai thác thông tin trên mạng phục vụ cho học tập vv... Để các kỹ năng trên đạt được kết quả, giáo viên giúp trẻ hiểu kỹ năng, rèn luyện kỹ năng, nắm vững chuẩn mực của từng kỹ năng, cách thực hiện và quy trình tập luyện từng kỹ năng đó. Trong các hoạt động ngoài giờ, chương trình học của trẻ, thông qua những tâm tình, những câu chuyện sống động...để giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ.

iii. Lựa các kỹ năng giao tiếp cần giáo dục trẻ mẫu giáo lớn

Kỹ năng tự khẳng định về bản thân: Trẻ tự tin đứng trước đám đông, biết giới thiệu về mình với người khác, biết chào hỏi lễ phép và tôn trọng người khác, biết chào hỏi lễ phép đối với thầy cô, người trên tuổi, biết nhường nhịn các bạn nhỏ hơn, biết tôn trọng bạn và mọi người xung quanh.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/09/2023