* Đánh giá tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Bảng 3.2. Đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất
Biện pháp | Mức độ khả thi | ∑ điểm | X | Thứ bậc | ||||
Rất cần thiết | Cần thiết | Bình thường | Không cần thiết | |||||
1 | Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng nhằm nâng cao nhận thức về kỷ luật cho SV | 25 | 4 | 1 | 0 | 114 | 3,80 | 1 |
2 | Tổ chức thực hiện nghiêm các chế độ trong ngày theo nếp sống quân sự cho SV. | 23 | 6 | 1 | 0 | 112 | 3,73 | 2 |
3 | Đổi mới nội dung rèn luyện kỷ luật quân đội cho SV. | 16 | 12 | 2 | 0 | 104 | 3,46 | 6 |
4 | Tổ chức mô hình trung đội (lớp) SV tự quản trong GDQP&AN. | 21 | 8 | 1 | 0 | 110 | 3,67 | 3 |
5 | Thực hiện đa dạng hóa các hình thức hoạt động ngoại khóa nhằm Giáo dục kỷ luật cho SV. | 17 | 12 | 1 | 0 | 106 | 3,53 | 5 |
6 | Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong giáo dục kỷ luật cho SV. | 19 | 9 | 2 | 0 | 107 | 3,57 | 4 |
Trung bình chung | 3,63 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đề Xuất Các Biện Pháp Giáo Dục Kỷ Luật Cho Sinh Viên Tại Trung Tâm Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Đại Học Thái Nguyên
- Thực Hiện Các Hình Thức Hoạt Động Ngoại Khóa Nhằm Giáo Dục Kỷ Luật Cho Sinh Viên Tại Trung Tâm Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Đại Học Thái Nguyên
- Đánh Giá Mức Độ Cần Thiết Của Các Biện Pháp Đề Xuất
- Giáo dục kỷ luật cho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên - 15
- Giáo dục kỷ luật cho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên - 16
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
Số liệu tổng hợp ở bảng 3.2 cho thấy tính khả thi của các biện pháp giáo dục kỷ luật cho SV Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên được các chuyên gia đánh giá ở mức độ khả thi cao, thể hiện điểm trung bình chung của các biện pháp quản lý là X = 3,63 và có 6/6 biện pháp có X > 3,0. Tính khả thi được đánh giá theo thứ bậc như sau:
Biện pháp: “Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng nhằm nâng cao nhận thức về kỷ luật cho SV tại Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên” có X = 3,80; xếp thứ 1. Biện pháp: “Tổ chức thực hiện nghiêm các chế độ trong ngày theo nếp sống quân sự cho SV tại Trung tâm GDQP&AN Đại học Thái Nguyên” có X = 3,73; xếp thứ 2. Biện pháp: “Tổ chức mô hình trung đội (lớp) SV tự quản trong GDQPAN” có
X = 3,67; xếp thứ 3. Biện pháp: “Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong giáo dục kỷ luật cho SV tại Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên” có X = 3,57; xếp thứ 4. Biện pháp: “Thực hiện đa dạng hóa các hình thức hoạt động ngoại khóa nhằm Giáo dục kỷ luật cho SV Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên” có X = 3,53; xếp thứ 5. Biện pháp: “Đổi mới nội dung rèn luyện kỷ luật quân đội cho SV ở Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên” có X = 3,46; xếp thứ 6.
3.4.2.3. Tương quan giữa tính cần thiết và khả thi của các biện pháp
Bảng 3.3 .Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
Biện pháp | Cần thiết | Khả thi | |||
X | Thứ bậc |
X | Thứ bậc | ||
1 | Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng nhằm nâng cao nhận thức về kỷ luật cho SV. | 3,83 | 1 | 3,80 | 1 |
2 | Tổ chức thực hiện nghiêm các chế độ trong ngày theo nếp sống quân sự cho SV. | 3,77 | 2 | 3,73 | 2 |
3 | Đổi mới nội dung rèn luyện kỷ luật quân đội cho SV. | 3,60 | 4 | 3,46 | 6 |
4 | Tổ chức mô hình trung đội (lớp) SV tự quản trong GDQP&AN. | 3,70 | 3 | 3,67 | 3 |
5 | Thực hiện đa dạng hóa các hình thức hoạt động ngoại khóa nhằm Giáo dục kỷ luật cho SV. | 3,57 | 5 | 3,53 | 5 |
6 | Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong giáo dục kỷ luật cho SV. | 3,50 | 6 | 3,57 | 4 |
Trung bình chung | 3,66 | 3,63 |
Từ bảng 3.3 cho thấy, giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được các chuyên gia đánh giá có sự phù hợp cao thể hiện qua điểm trung bình chung của tính cần thiết là 3,66 và tính khả thi là 3,63.
Áp dụng công thức tính hệ số tương quan Sperman:
6D2
Trong đó:
R là hệ số tương quan
R = 1-
n(n2 1)
n là số biện pháp đề xuất
D là hệ số chênh lệch giữa thứ hạng của sự cần thiết và tính khả thi. (D được tính bằng hệ số mi - ni).
Theo phương pháp tính này nếu 0 < R ≤ 1: Sự cần thiết và tính khả thi có tương quan thuận, nghĩa là các biện pháp đề xuất vừa có tính cần thiết, vừa có tính khả thi.
Nếu R < 0 (có giá trị âm): Sự cần thiết và tính khả thi có tương quan nghịch, nghĩa là các biện pháp đề xuất có tính cần thiết, nhưng không khả thi và ngược lại.
R = 1-
60 0 4 0 0 4
6(62 1)
R= 1-
6x8
6x35
= 1-
48 = 1- 0,23 = 0,77
210
Với kết quả R = 0,77 cho phép rút ra kết luận: Giữa sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất có mối tương thuận ở mức chặt chẽ. Nghĩa là các biện pháp vừa có sự cần thiết vừa có tính khả thi cao. Điều đó cho thấy các biện pháp giáo dục kỷ luật tác giả đề xuất có cơ sở ứng dụng vào thực tiễn trong công tác giáo dục kỷ luật cho SV tại Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên.
Để hình dung rõ hơn về kết quả khảo nghiệm, chúng tôi lập biểu đồ so sánh sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp.
Biểu đồ 3.1.Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Dựa trên có sở lý luận ở chương 1 và thực trạng giáo dục kỷ luật ở chương 2, chúng tôi đã đề xuất 6 biện pháp giáo dục kỷ luật cho SV tại Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên: 1) Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng nhằm nâng cao nhận thức về kỷ luật cho SV; 2) Tổ chức thực hiện nghiêm các chế độ trong ngày theo nếp sống quân sự cho SV; 3) Đổi mới nội dung rèn luyện kỷ luật quân đội cho sinh viên; 4) Tổ chức mô hình trung đội (lớp) SV tự quản trong GDQP&AN; 5) Thực hiện đa dạng hóa các hình thức hoạt động ngoại khóa nhằm giáo dục kỷ luật cho SV;
6) Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong giáo dục kỷ luật cho SV.
Các biện pháp đề ra đều được đánh giá là rất cần thiết và có tính khả thi cao. Tuy nhiên, để hiệu quả đạt được cao nhất cần phải tiến hành các biện pháp một cách đồng bộ, thống nhất bởi các biện pháp có quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau. Để các biện pháp trên đạt kết quả cao nhất cần phải có sự hợp tác, phối hợp chặt chẽ và nỗ lực của cả GV, SV và các đối tượng có liên quan.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Giáo dục kỷ luật cho SV tại Trung tâm GDQP&AN là một bộ phận quan trọng trong hoạt động giáo dục Đại học Thái Nguyên, góp phần cụ thể hoá mục tiêu đào tạo của nhà trường.
Đề tài đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về giáo dục kỷ luật, làm rõ các khái niệm và những vấn đề có liên quan, làm rõ nội dung giáo dục kỷ luật cho SV tại Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên.
1.2. Đề tài đã khảo sát thực trạng thực hiện giáo dục kỷ luật cho SV tại Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên; đánh giá những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế và những thuận lợi, khó khăn trong công tác giáo dục kỷ cho SV. Kết quả thực hiện các nội dung giáo dục kỷ luật cho SV tại Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên còn nhiều hạn chế, bất cập. Đội ngũ cán bộ GV có nhận thức tương đối cao về vị trí, tầm quan trọng của giáo dục kỷ luật. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên trong quá trình thực hiện, công tác giáo dục kỷ luật cho SV tại Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục kỷ luật cho SV trong giai đoạn hiện nay.
1.3. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về giáo dục kỷ luật cho SV tại Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên, chúng tôi đề xuất 6 biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục kỷ luật cho SV tại Trung tâm GDQP&AN. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp cho thấy các chuyên gia đều đánh giá các biện pháp đề ra là cần thiết và khả thi.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với các trường thuộc Đại học Thái Nguyên
Tổ chức phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục trong các Trường thuộc Đại học Thái Nguyên với Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên trong giáo dục kỷ luật cho SV.
Tuyên truyền đến từng GV và SV hiểu biết mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác giáo dục kỷ luật cho SV ở Trung tâm GDQP&AN. Hiệu trưởng cần xác định rõ mục tiêu giáo dục kỷ luật cho SV ở Trung tâm GDQP&AN là một nhiệm vụ quan trọng trong mục tiêu giáo dục của nhà trường.
Nhà trường cần thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên đề, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục kỷ luật cho SV ở Trung tâm GDQP&AN cho GV.
Cần có nguồn chi ngân sách cho công tác giáo dục kỷ luật cho SV ở Trung tâm GDQP&AN. Hiệu trưởng cần tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục kỷ luật cho SV ở Trung tâm GDQP&AN. Tổng kết, rút kinh nghiệm, vận dụng một cách sáng tạo và phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện dạy học của nhà trường.
2.2. Đối với giảng viên, cán bộ quản lý sinh viên và công tác Đoàn tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên.
Giáo dục kỷ luật cho SV là quá trình lâu dài, khó khăn, phức tạp; đòi hỏi sự kiên trì, nỗ lực và công phu của nhà giáo dục. Quá trình đó đòi hỏi sự tác động thường xuyên, liên tục tới các mặt nhận thức, tình cảm, ý chí và hành vi của SV. Yêu cầu nhà giáo dục cần phải nhạy bén, tìm tòi, vận dụng nhiều cách thức, biện pháp khác nhau trong giáo dục theo hướng sử dụng tổng hợp các phương pháp giáo dục để hình thành, phát triển và củng cố các thói quen, hành vi kỷ luật cho SV.
Trong quá trình giáo dục kỷ luật cho SV, cần ứng dụng các biện pháp đã đề xuất một cách khoa học, linh hoạt, đồng bộ nhằm hình thành, phát triển và củng cố các thói quen, hành vi kỷ luật cho SV tại Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên.
2.3. Đối với sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên
SV phải xác định tốt tư tưởng và có nhận thức đầy đủ xem rèn luyện tính kỷ luật khi tham gia học tập ở Trung tâm GDQP&AN là một yêu cầu quan trọng. SV phải tích cực, chủ động, nghiêm túc trong tham gia các hoạt động huấn luyện, chấp hành các chế độ, nền nếp, nội quy, quy chế, sẵn sàng chiến đấu, lao động... mỗi SV phải có thái độ đúng đắn, tự giác chấp hành và thực hiện nội quy, quy chế…
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. A.X. Macarenco (2002), Giáo dục trong thực tiễn, Nxb Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh, tr.37, tr.49.
2. Nguyễn Thị Hoàng Anh (2010), Xây dựng mô hình quản lý công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường ĐHSP trong giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ.
3. Lưu Văn Bền (2012), “Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục quốc phòng - an ninh ở Trung tâm Giáo dục Quốc phòng Thái Nguyên”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 12.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Văn bản pháp luật về quản lý học sinh, sinh viên, Nxb Chính trị quốc gia.
5. Bộ giáo dục và đào tạo (2009) Luật giáo dục (Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục 2005), NXBGD, Hà Nội
6. Bộ Tổng tham mưu - Cục dân quân tự vệ (2005), Hệ thống văn bản hiện hành về công tác quốc phòng, dân quân tự vệ và công tác quốc phòng ở các bộ, ngành và các địa phương, Nxb QĐND.
7. Chỉ thị 107-CT/TW ngày 28/4/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tăng cường công tác giáo dục quốc phòng nhân dân, chuẩn bị cho thể hệ trẻ sẵn sàng làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
8. Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 3/5/2007 Bộ chính trị, tăng cường công tác quốc phòng toàn dân.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, Hà Nội.
10. Điều lệnh quản lý bộ đội, bộ tổng tham mưu - QĐNDVN, Cục Dân quan tự vệ, BQP (2008), Các văn kiện về công tác giáo dục quốc phòng, an ninh, Nxb Quân đội nhân dân.
11. Phạm Minh Hạc (2002), Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
12. Vũ Quang Hải (2009), Nghiên cứu quy trình tổ chức giáo dục kỷ luật cho học viên trong nhà trường quân đội, Luận án tiến sĩ giáo dục học.
13. Nguyễn Ngọc Hiệp (2009), “Nâng cao chất lượng giáo dục quốc phòng - an ninh ở Trung tâm GDQP Hà Nội I”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 10.
14. Phạm Đình Hòe (2008), Hệ thống biện pháp giáo dục kỷ luật cho học viên văn hóa nghệ thuật trong quân đội, Luận án tiến sĩ giáo dục, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội.
15. Hồ Chí Minh (1986), Toàn tập, tập 6, Nxb Sự thật, Hà nội, tr.310.
16. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.308, tr.341.
17. Phạm Minh Hùng (2005), Các biện pháp giáo dục tính kỷ luật trong hoạt động học tập trên lớp cho học sinh đầu bậc tiểu học, Luận án PTS, Đại học Sư phạm Hà Nội 1.
18. Luật Giáo dục Quốc phòng và an ninh, Ngày 19/ 6/2013.
19. Trần Danh Lực (2016), “Giải pháp nâng cao chất lượng GDQP&AN cho sinh viên ở Đại học Quốc gia Hà Nội”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 2.
20. Vũ Thị Hương Lý (2013), Giáo dục tính kỷ luật học tập cho SV cao đẳng sư phạm trong đào tạo theo học chế tín chỉ, Luận án tiến sĩ lý luận và lịch sử giáo dục.
21. Nguyễn Thiện Minh (2016), “Tăng cường giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh, sinh viên trong tình hình hiện nay”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 1.
22. Ph. Ăngghen (1994), Huấn luyện quân sự ở cấp đại đội, Tập 15, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.350-351.
23. Nghiêm Thị Phiến (1991), Hình thành tính kỷ luật trong học tập cho học sinh lớp 1, Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 86.
24. Nghiêm Thị Phiến (1996), “Hình thành tính kỷ luật trong học tập cho học sinh cấp II”, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, tr.19.
25. Nghiêm Thị Phiến (1996), “Hình thành tính kỷ luật trong học tập cho học sinh cấp II”, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, tr.24.
26. Hoàng Văn Tòng (2013), Quản lí giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên các trường đại học Việt Nam trong bối cảnh mới, Luận án tiến sĩ quản lý giáo dục.
27. Tổng cục Chính trị (2000), Xây dựng phẩm chất cách mạng cho học viên các trường đại học và cao đẳng kỹ thuật quân sự trong tình hình hiện nay, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
28. Từ điển Bách khoa Việt Nam, NXB Từ điển Bách khoa, HN, Tr 549.