Cơ Sở Khoa Học Của Giáo Dục Kĩ Năng Tự Rèn Luyện Thể Lực

Còn kĩ năng tự rèn luyện thể lực là quá trình rèn luyện về thể chất không chuyên môn hoá hoặc chuyên môn hoá tương đối ít, nhằm tạo những tiền đề chung rộng rãi về thể lực là chính để có thể đạt kết quả tốt nhất trong một hoạt động hoặc một số hoạt động nào đó [32].

Tự rèn luyện thể lực là một trong hai đặc điểm cơ bản, nổi bật của quá trình giáo dục thể chất. Bởi vậy, việc tự rèn luyện thể lực rất cần có những hiểu biết về bản chất, các quy luật và phương pháp để rèn luyện chúng.Trong lý luận và phương pháp thể dục thể thao, tố chất thể lực (tố chất vận động) là những đặc điểm, mặt, phần tương đối riêng biệt trong thể lực của con người.

Có nhiều quan điểm của nhiều tác giả trong và ngoài nước về tự rèn luyện thể lực nhưng tựu chung đều cho rằng tự rèn luyện thể lực là hoạt động của bản thân người học tự chiếm lĩnh các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách tự giác, chủ động, tự lực và tích cực.

Các kỹ năng tự rèn luyện thể lực :

a. Kĩ năng xây dựng kế hoạch tự rèn luyện thể lực

Bao gồm việc lên danh mục các nội dung cần tự rèn luyện thể lực, khối lượng và yêu cầu cần đạt được, các hoạt động cần phải tiến hành, sản phẩm cụ thể cần phải được tạo ra, thời gian dành cho mỗi nội dung và hoạt động.

b. Kĩ năng lựa chọn tài liệu tự rèn luyện thể lực

Lựa chọn cho đúng, đủ tài liệu cần thiết phục vụ cho tự rèn luyện thể lực đòi hỏi người học phải được rèn luyện một kỹ năng lựa chọn thích hợp, bắt đầu tự chọn đúng, chọn đủ, chọn hợp lí, chọn cái thực sự cần thiết, chọn tài liệu liên quan trực tiếp, gián tiếp, bổ sung.

c. Kĩ năng lựa chọn hình thức tự rèn luyện thể lực

Việc lựa chọn, hoặc phối hợp các hình thức tự rèn luyện thể lực cá nhân, đôi bạn học tập, nhóm, học với tài liệu, học với chương trình ở tivi, máy tính, ... một cách phù hợp đóng vai trò hết sức quan trọng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

d. Kĩ năng xử lí thông tin

Kỹ năng xử lí thông tin có thể được chia làm hai kỹ năng nhỏ kế tiếp nhau: hệ thống hóa và phân tích, tổng hợp, khái quát hóa.

Giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực cho học viên trường Cao đẳng Nghề số 1 - Bộ Quốc phòng - 4

e. Kĩ năng vận dụng tri thức vào thực tiễn tự rèn luyện

Việc vận dụng tri thức vào thực tiễn vừa là mục đích tự thân của việc tự rèn luyện thể lực, vừa là quá trình bổ sung, mở rông, đào sâu, làm giàu tri thức cá nhân. Vận dụng tri thức vào thực tiễn bao gồm cả việc vận dụng kiến thức đã có để giải quyết vấn đề thuộc về nhận thức và việc vận dụng kiến thức vào sản xuất, đời sống sinh hoạt hàng ngày.

g. Kĩ năng trao đổi và phổ biến thông tin

Việc trao đổi và phổ biến thông tin có thể diễn ra bằng nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn như: trò chuyện, tuyên truyền, viết tin, báo cáo, viết bài báo khoa học, soạn thảo chuyên đề tự rèn luyện thể lực … Kỹ năng trao đổi và phổ biến thông tin liên quan đến các kỹ năng truyền đạt và viết văn bản khoa học về quá trình tự rèn luyện thể lực.

h. Kỹ năng kiểm tra, đánh giá

Tự kiểm tra, đánh giá là một kỹ năng quan trọng trong tự rèn luyện thể lực, vì làm được đều này mới biết được trình độ tự rèn luyện thể lực của mình đạt đến mức độ nào và xác định được mục đích của việc tự rèn luyện thể lực.

1.2.1.3. Giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực

Giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động (động tác) và phát triển có chủ định các tố chất vận động của con người. Tổng hợp quá trình đó xác định khả năng thích nghi về thể lực của con người. Giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực được chia thành hai mặt riêng biệt, dạy học động tác và giáo dục các tố chất vận động thể lực.

GD kĩ năng tự rèn luyện thể lực kết hợp các mặt giáo dục khác như: đức, trí, thể, mĩ nhằm phát triển con người cân đối toàn diện. Giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực là một hiện tượng xã hội, xuất hiện cùng với sự xuất hiện của xã hội loài người và tuân theo sự phát triển xã hội, cho nên nó mang tính lịch sử và tính giai cấp.

GD kĩ năng tự rèn luyện thể lực ra đời bởi hai nguyên nhân, nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.

- Nguyên nhân khách quan là những điều kiện khách quan bên ngoài bắt buộc cá nhân phải tự rèn luyện thể lực để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của cuộc sống đảm bảo cho sự tồn tại, như muốn có ăn ở mặc thì con người phải tự tự săn bắn hái lượm được để kiếm sống, chính hoạt động săn bắn và hái lượm đã làm cho bài tập thể lực ra đời.

- Nguyên nhân chủ quan do bản thân cá nhân ý thức được cần rèn luyện thể lực để nâng cao sức khỏe và đáp ứng nhu cầu cuộc sống. Muốn đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống thì qua quá trình lao động con người đã nhận thức ra được vai trò của việc chuẩn bị trước cho lao động, sẽ giúp cho lao động đạt được kết quả càng cao. Từ đó bài tập thể lực ra đời. GDT kĩ năng tự rèn luyện thể lực có chức năng chuẩn bị thể lực cho con người để thực hiện các hoạt động do xã hội quy định.

1.2.2. Cơ sở khoa học của giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực

1.2.2.1. Cơ sở triết học

Chủ nghĩa Mác-Lênin coi giáo dục rèn luyện thể lực là một bộ phận hữu cơ và không thể thiếu được của giáo dục toàn diện và đặt ví trí giáo dục thể lực ngang hàng với các mặt giáo dục khác. Chủ nghĩa Mác-Lênin đã chứng tỏ ý nghĩa quan trọng của giáo dục thể lực như là một thành phần không chỉ của giáo dục nói chung mà của toàn bộ quá trình phát triển của con người.

1.2.2.2. Cơ sở khoa học thể dục - thể thao

- Giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực là một quá trình hoạt động nhằm tác động có chủ đích, có tổ chức theo những nhu cầu, lợi ích của con người (không phải ngẫu nhiên, bẩm sinh, vô thức). Không có vận động sẽ không có sự sống. Không có hoạt động (trong đó có hoạt động tự rèn luyện) sẽ không thể phát triển thể lực tốt, chưa nói tới tối ưu. Đặc điểm cơ bản, chuyên biệt của hoạt động này là sự vận động tích cực của con người nhằm chủ yếu giữ gìn và

phát triển sức lực hoạt động của họ. Nhưng nó chỉ đem lại hiệu quả tốt nếu rèn luyện đúng, sinh hoạt hợp lý và đảm bảo những điều kiện tối thiểu khác.

- Giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực còn là một tổng thể những giá trị có tính đối tượng rõ, những thành tựu về vật chất, tinh thần và thể chất do xã hội tạo nên. Ngày nay những tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá trình độ thể dục thể thao của mỗi nước là trình độ sức khoẻ và thể lực của nhân dân; tính phổ cập của phong trào rèn luyện thể lực quần chúng.

Thể lực chỉ năng lực thân thể con người. Đó là những đặc trưng tương đối ổn định về hình thái và chức năng của cơ thể được hình thành và phát triển do bẩm sinh di truyền và điều kiện sống (bao gồm cả giáo dục, rèn luyện). TDTT gắn bó chặt chẽ với quá trình tự rèn luyện thể lực. Đó là một quá trình hình thành, biến đổi tuần tự theo quy luật trong cuộc đời từng người (tương đối lâu dài) về hình thái, chức năng và cả những tố chất thể lực và năng lực thể chất. Chúng được hình thành “trên” và “trong” cái nền thân thể ấy. TDTT là một nhân tố xã hội chuyên môn nhằm tác động có chủ đích và hợp lý đến quá trình phát triển thể lực của con người, chủ yếu là về các tố chất vận động và những kỹ năng vận động quan trọng trong đời sống.

1.2.2.3. Cơ sở lý luận giáo dục

Giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực là một trong những mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và nhà nước ta, được nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân.Giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực là một loại hình giáo dục nên nó là một quá trình sư phạm có tổ chức, có mục đích, có kế hoạch để truyền thụ những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo vận động từ thế hệ này cho thế hệ khác. Điều đó có nghĩa là Giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực cũng như các loại hình giáo dục khác, cũng là quá trình sư phạm với đầy đủ đặc điểm của nó, có vai trò chủ đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt động phù hợp với nguyên tắc sư phạm.

Giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực là một lĩnh vực có nhiệm vụ phát triển toàn diện các tố chất thể lực và trên cơ sở đó phát triển các năng lực thể

chất, đảm bảo hoàn thiện thể hình, củng cố sức khỏe, hình thành hệ thống và tiến hành hoàn thiện đến mức cần thiết các kỹ năng, kỹ xảo quan trọng trong cuộc sống. Đồng thời giáo dục các phẩm chất đạo đức, giáo dục ý thức và nhân cách.Chương trình giá dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực trong các trường đại học và cao đẳng nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dục là trang bị kiến thức, kỹ năng rèn luyện thể chất cho sinh viên.

1.2.3. Bản chất, đặc điểm, quy trình của giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực

1.2.3.1 Bản chất

Giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực là quá trình 2 mặt được thực hiện bới hoạt động của nhà giáo dục và người học thông qua hoạt động tự rèn luyện thể lực hàng ngày của học viên.

+ Quá trình giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực là quá trình tác động biện chứng giữa hoạt động của người giáo dục và người được giáo dục.

+ Kết quả là những chuyển biến, tiến bộ về thể lực được thể hiện trong ý thức, trong thái độ hành vi của của học viên.

+ Vì vậy thực chất của quá trình giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực là một quá trình chuyển hóa những chuẩn mực xã hội thành hành vi, thói quen, thành phẩm chất nhân cách của học viên

+ Bản chất của quá trình giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực là việc tổ chức hợp lý hoạt động tự rèn luyện một cách hợp lý cho học viên bằng những tác động có mục đích, có hệ thống giúp cho học viên tự định hướng giá trị, chuyển đối ý thức thái độ, hành vi phù hợp với chuẩn mực xã hội.

1.2.3.2. Đặc điểm

+ Giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực là quá trình có tính mục đích

Hoạt động giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực luôn có mục đích rõ ràng đó là việc định hướng các giá trị về thể lực cho học viên

Mục đích giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực trong các nhà trường nhằm đào tạo học viên, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội theo yêu cầu của đất nước.

+ Giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực là một quá trình biện chứng

Giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực là quá trình lâu dài, liên tục, diễn ra suốt cuộc đời của con người chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong đó yếu tố chủ đạo, lực lượng chính là nhà giáo dục, giáo dục trong nhà trường và bản than người được giáo dục.

Toàn bộ quá trình giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực luôn có sự tác động biện chứng giữa đối tượng giáo dục (HV) đối với các hoạt động khác. Nổi bật là mối quan hệ tác động bản chất giữa GV và HV

Có thể nói rằng về bản chất, quan hệ giữa GV và HV được hình dung là quan hệ giữa người thông báo và người tiếp thu thông báo, hoặc giữa người tổ chức, điều khiển chỉ đạo và người tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức.

Người GV với hoạt động giáo dục phải thiết kế được yêu cầu, nhiệm vụ, nội dung giáo dục và các hoạt động trên lớp, lựa chọn phương pháp giáo dục…

Trước hết, GV phải dựa vào mục đích, nhiệm vụ chung, xác định những yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục cụ thể cho từng môn mình phụ trách. Từ đây xác định yêu cầu, nhiệm vụ cho từng phần, từng chương, thậm chí từng đề mục tự rèn luyện.

Để đạt hiệu quả giáo dục tối ưu, GV cần cụ thể hóa các yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục trên cơ sở tính đến trình độ tự luyện của HV từng lớp; cần xem xét tới việc khắc phục những lỗ hổng trong rèn luyện và tự rèn luyện, củng cố tri thức nhất định. Chú ý đến từng đối tượng học viên yếu, học viên khá, và học viên cá biệt. Về nội dung thông tin khoa học, GV cần tách ra từng nội dung đó những cái cơ bản, chủ yếu, lựa chọn logic hợp nhất cho cấu trúc nội dung đề mục sẽ sử dụng; bổ sung sách giáo khoa bằng những nội dung mới, những sự kiện, có ví dụ, bài tập, nhằm đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ nắm tri thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo kể cả yêu cầu lấp chỗ hổng trong việc tự rèn luyện thể lực của học viên.

Sau đó giáo viên lựa chọn các hình thức học tập tối ưu chẳng hạn nếu chỉ cung cấp cho học sinh khái niệm xác định thì dùng hình thức thông báo, nếu cần hình thành kỹ năng, kỹ xảo cho học viên thì chọn hình thức thực hành,

hoặc cần phối hợp các hình thức giáo dục khác nhau để hỗ trợ giúp học viên tự rèn luyện đạt kết quả tối ưu.

Trong quá trình giáo dục không phải chỉ có tác động một chiều từ GV đến HV mà còn có sự tác động trở lại từ HV đến GV và thường có những biểu hiện như: tạo điều kiện để GV hoàn thiện hoạt động giáo dục, mang lại cho GV kinh nghiệm thực tiễn trong giáo dục.

+ Sản phẩm giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực là thành quả chung của các lực lượng giáo dục

Quá trình giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực chịu sự tác động phức hợp của nhiều nhân tố, nhiều lực lượng, được thực hiện trong toàn bộ đời sống hàng ngày của HS. Vì vậy sản phẩm của quá trình giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực sản phẩm chung của nhiều lực lượng, của toàn xã hội trong đó giáo dục nhà trường đóng vai trò nòng cốt. Điều này đòi hỏi phải có sự thống nhất giữa các lực lượng giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực trong xã hội.

+ Giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực là một quá trình tuân theo quy luật số đông nhưng đồng thời cũng bị chi phối bởi những đặc điểm cá thể.

Giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực được tiến hành trong một tập thể lớp, GV lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức phù hợp với hầu hết học viên trong lớp (hướng đến cái chung, ưu tiên cái chung).

Tuy nhiên trong những tình huống cụ thể hoạt động giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực và kết quả giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực lại phụ thuộc vào đặc điểm cá nhân.Vì vậy trong quá trình giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực nhà giáo dục cần phải nắm bắt được các đặc điểm cá nhân để có thể dự kiến và thực hiện các biện pháp giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực mang tính cá biệt.

+ Trong nhà trường quá trình giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực có quan hệ mật thiết với quá trình dạy học.

Quá trình dạy học và quá trình giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực đều hướng đến giáo dục nhân cách cho học viên. Vì vậy nó thống nhất với nhau cùng giáo dục con người theo yêu cầu xã hội.

Mặt khác 2 quá trình này luôn tác động, hỗ trợ thúc đẩy nhau.dạy học là cơ sở, là điều kiện để dạy người. Ngược lại quá trình dạy học lại tạo điều kiện thúc đẩy quá trình dạy học.

+ Quá trình dạy học được thực hiên trong cuộc sống hàng ngày thông qua các hoạt động sống và giao lưu của học viên.

Quá trình giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực khác với dạy học ở chỗ nó không chỉ thực hiện trong các giờ trong nhà trường mà nó được thực hiện trong toàn bộ cuộc sống hàng ngày, trong và ngoài nhà trường.

Vì vậy toàn bộ hoạt động sống, hoạt động tự rèn luyện thể lực, học tập, lao động của HV đều có thể diễn ra quá trình giáo dục đạt các mục đích giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực. Nhà giáo dục cũng phải tận dụng điều này để phối hợp tiến hành hoạt động với các lực lượng giáo dục khác.

1.2.3.3. Quy trình giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực

Quy trình giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực là một hệ thống gồm có nhiều thành tố cơ bản, trong đó GV cùng với hoạt động giáo dục và HV cùng với hoạt động được giáo dục là hai thành tố cơ bản nhất. Mọi người đều dễ dàng thấy rằng nếu không có hai thành tố đó cùng với thành tố thứ ba là nội dung giáo dục thì Quy trình giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực không thể xảy ra.

Như bất cứ hoạt động nào của con người, hoạt động hay Quy trình giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực cũng có mục tiêu, cần sử dụng những phương pháp, phương tiện và cuối cùng sẽ đạt được những kết quả nhất định. Tất cả những thành tố trên tồn tại và tác động qua lại lẫn nhau trong một mối liên hệ hữu cơ chặt chẽ.

Nếu chỉ xét cấu trúc của chúng ở dạng giản đơn nhất, thì một Quy trình giáo dục kĩ năng tự rèn luyện bao gồm các yếu tố: mục đích (mục tiêu giáo dục), nội dung giáo dục, các hoạt động giáo dục, phương pháp giáo dục, phương tiện giáo dục và kết quả giáo dục. Các yếu tố trên có sự quan hệ hữu cơ với nhau, chế ước và chịu sự chế ước lẫn nhau, trong đó mục tiêu giáo dục qui định các yếu tố khác.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 08/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí