Giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực cho học viên trường Cao đẳng Nghề số 1 - Bộ Quốc phòng - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Mức độ đạt được các kĩ năng tự rèn luyện thể lực của học

viên trường Cao đẳng Nghề số 1 - Bộ Quốc phòng 35

Bảng 1.2. Thực hiện nội dung giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực 37

Bảng 1.3. Thực trạng sử dụng phương pháp GD KN TRLTL 37

Bảng 1.4. Đánh giá về mức độ sử dụng và hiệu quả của việc giáo dục

kĩ năng tự rèn luyện thể lực cho học 38

Bảng 3.1. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm của hai nhóm đối chứng

và thực nghiệm 66

Bảng 3.2: Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm 66

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Bảng 3.3. Kết quả kiểm tra của nhóm đối chứng trước và sau thực nghiệm (n = 30) 67

Bảng 3.4. Kết quả kiểm tra trước và sau thực nghiệm của nhóm thực nghiệm (n = 25) 68

Giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực cho học viên trường Cao đẳng Nghề số 1 - Bộ Quốc phòng - 2


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghvệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1. Các thành tố của quy trình GDKNTRLTL 23

Hình 3.1. Đồ thị tần suất thực hiện kiểm tra trước thực nghiệm 69

Hình 3.2. Đồ thị tần suất thực sau thực nghiệm 69

Hình 3.3. Biểu đồ diễn biến sự thay đổi thành tích về Nâng cao hoạt động giáo dục động cơ, thái độ trách nhiệm và phương pháp trong tự rèn luyện thể lực cho học viên trường cao đẳng nghề

số 1 - Bộ Quốc Phòng trước TN và sau TN 70

Hình 3.4. Biểu đồ diễn biến sự thay đổi thành tích về Đổi mới đồng bộ nội dung và phương pháp dạy học trong môn giáo dục thể chất nhằm giúp học viên tự giác trong rèn luyện thể lực cho học viên trường cao đẳng nghề số 1 - Bộ Quốc Phòng trước

TN và sau TN 70


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghvithông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Bên cạnh các yếu tố hiểu biết, đạo đức, ý chí, kỹ thuật và chiến thuật, thể lực là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả hoạt động của con người. Giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực giúp hình thành và phát triển văn hoá thể chất, ý thức trách nhiệm đối với sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng; biết thích ứng với các điều kiện sống, lạc quan và chia sẻ với mọi người; có cuộc sống khoẻ mạnh về thể lực và tinh thần.

Tự rèn luyện là một dạng hoạt động thực tiễn mang tính độc lập, tự chủ và có tính tự giác cao Tự rèn luyện là một dạng hoạt động thực tiễn mang tính độc lập, tự chủ và có tính tự giác cao. Đối với người học trong nhà trường, tự rèn luyện được xác định như sự gắn kết giữa lý luận và thực tiễn, giúp họ không ngừng nâng cao bản lĩnh, thể lực, khơi dậy tiềm năng trí tuệ và sự sáng tạo đáp ứng yêu cầu hoạt động học tập. Hơn nữa, mỗi người học muốn hoàn thiện nhân cách của bản thân thì không thể thiếu vai trò nỗ lực, tích cực trong tự rèn luyện. Thông qua tự rèn luyện sẽ tạo ra được "cầu nối" giúp cho sự chuyển hoá giữa hệ thống tri thức khoa học đã được tích lũy trong học tập và công tác với thực tiễn cuộc sống, đồng thời làm cho hệ thống tri thức khoa học không ngừng được củng cố, bổ sung và phát triển.

Học sinh, sinh viên Việt Nam ngày nay đang được sống và học tập dưới một chế độ ưu việt - chế độ xã hội chủ nghĩa và được thừa hưởng những thành tựu vĩ đại của cha ông ta để lại trong sự nghiệp chiến đấu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm chăm sóc. Trong Di chúc của Hồ Chủ tịch, Người đã căn dặn: "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và cần thiết". Thấm nhuần lời dạy của Người, thế hệ trẻ Việt Nam trong đó có lực lượng học sinh, sinh viên đang ra sức thi đua học tập, rèn luyện, tự rèn luyện để đạt được trình độ giáo dục chính trị, văn hóa cao, có sức khỏe vững vàng chuẩn bị tốt về thể lực, phát triển ngày càng cao các phẩm chất đạo đức và ý chí để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tự rèn luyện thể lực trong nhà trường của học sinh, sinh viên vừa khẳng định tính tự giác và sức mạnh nội sinh, vừa là yêu cầu đòi hỏi sức phấn đấu để có thể thích ứng được các yêu cầu về hoạt động học tập trong nhà trường hiện đại. V.I. Lênin đã viết: “không tự mình bỏ ra một công phu nào đó thì không thể tìm ra chân lý trong bất cứ một vấn đề hệ trọng nào cả; và hễ ai sợ tốn công sức thì không sao tìm ra chân lý được”.Song, việc nâng cao khả năng, kĩ năng tự rèn luyện thể lực của người học trong mỗi nhà trường một cách khoa học phải thông qua nhiều sự hướng dẫn, định hướng và giáo dục của giáo viên. Để đạt được mục tiêu trên, học sinh, sinh viên của trường không chỉ được trang bị kiến thức chuyên môn vững vàng, mà cần phải luôn luôn tự rèn luyện thân thể để tạo được nền tảng thể lực thật tốt, nhằm đáp ứng được yêu cầu lao động, học tập hoặc công việc đặc thù của ngành nghề hiện tại và tương lai.

Từ những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài: “Giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực cho học viên trường Cao đẳng Nghề số 1 - Bộ Quốc phòng” để nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp thạc sỹ.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực cho học viên trường Cao đẳng Nghề số 1 - Bộ Quốc phòng. Luận văn đề xuất một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự rèn luyện thể lực cho học viên viên trường Cao đẳng Nghề số 1 - Bộ Quốc phòng nói riêng nhằm nâng cao chất lượng rèn luyện thể lực cho học viên góp phần nghiên cứu chất lượng giáo dục và đào tạo.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu: Giáo dục kĩ năng rèn luyện thể lực cho học viên trường Cao đẳng.

3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quá trình rèn luyện kỹ năng tự rèn luyện thể lực cho học viên tại trường Cao đẳng Nghề số 1 - Bộ Quốc phòng.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực cho học viên trường Cao đẳng;

4.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực cho học viên trường Cao đẳng Nghề số 1 - Bộ Quốc phòng;

4.3. Đề xuất và thực nghiệm sư phạm biện pháp giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực cho học viên trường Cao đẳng Nghề số 1 - Bộ Quốc phòng.

5. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài chỉ tập trung xây dựng biện pháp giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực cho học viên trường Cao đẳng nghề.

Đối tượng khảo sát là 30 cán bộ giáo viên và 157 học viên trường Cao đẳng Nghề số 1 - Bộ Quốc phòng.

Thời gian tiến hành nghiên cứu là năm học 2018 - 2019.

6. Phương pháp nghiên cứu

6.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Đề tài sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, hệ thống hóa nhằm xây dựng thành cơ sở lý luận của đề tài.

6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

6.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Tiến hành xây dựng phiếu hỏi dành cho đối tượng là giảng viên, cán bộ giảng dạy và học viên nhằm thu thập những thông tin cần thiết phục vụ cho việc phân tích và đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu.

6.2.2. Phương pháp quan sát

Tiến hành quan sát quá trình tổ chức giáo dục kiến thức quốc phòng, an ninh cho học viên trường Cao đẳng Nghề số 1 - Bộ Quốc phòng; nhằm thu thập thông tin cần thiết phục vụ cho việc phân tích và đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu. Ngoài ra còn được sử dụng trong quá trình thực nghiệm một số biện pháp giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực học viên trường Cao đẳng Nghề số 1 - Bộ Quốc phòng; đã được đề xuất.

6.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm dạy học

Tiến hành nghiên cứu các sản phẩm của hoạt động giáo dục thể chất như: kế hoạch bài học, bài kiểm tra … nhằm thu thập thông tin cần thiết phục vụ cho việc phân tích và đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu. Bên cạnh đó, phương pháp này còn được sử dụng trong quá trình biện pháp giáo dục kĩ năng tự rèn luyện học viên trường Cao đẳng Nghề số 1 - Bộ Quốc phòng đã được đề xuất.

6.2.4. Phương pháp phỏng vấn

Tiến hành phỏng vấn, trao đổi với một số giảng viên, cán bộ giảng dạy học viên trường Cao đẳng Nghề số 1 - Bộ Quốc phòng để làm rõ hơn những kết quả thu được qua phiếu hỏi, đồng thời bổ sung thêm những thông tin cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.

6.2.5. Phương pháp chuyên gia

Đã gặp gỡ trao đổi trực tiếp với các chuyên gia trong nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn của đề tài. Tham khảo ý kiến chuyên gia trong quá trình xây dựng và triển khai đề tài.

6.2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Dựa trên cơ sở của việc thiết kế và đề xuất biện pháp giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực cho học viên trường Cao đẳng Nghề số 1 - Bộ Quốc phòng, tiến hành thực nghiệm tác động nhằm kiểm chứng và đánh giá kết quả của việc tổ chức dạy học

6.3. Nhóm các phương pháp bổ trợ

Vận dụng phương pháp thống kê toán học: Các số liệu đã điều tra được từ việc điều tra được xử lý bằng hệ thống phần mềm Microsof Excel 2013, nhằm xác định các tham số đặc trưng mang tính khách quan.

Phương pháp lưu trữ đề tài: Bằng bản mềm dữ liệu số và văn bản.

7. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Khuyến nghị và Phụ lục, luận văn có cấu trúc gồm 3 chương cơ bản:

- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực trạng của giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực học viên trường Cao đẳng.

- Chương 2: Biện pháp giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực cho học viên trường Cao đẳng Nghề số 1 - Bộ Quốc phòng.

- Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG CỦA GIÁO DỤC KĨ NĂNG TỰ RÈN LUYỆN THỂ LỰC CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG


1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu, nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm.

Tiêu biểu là Hy Lạp cổ đại, xuất phát từ sự tín ngưỡng thần linh và Tôn giáo. Họ rất thích tinh thần dũng cảm, sức mạnh, nhanh sự bền bỉ. Chú trọng đến giáo dục thể chất nhằm rèn luyện và tự rèn luyện thể lực cho từng người tôn vinh những người thắng cuộc.Thi đấu của các lực sĩ đã trở thành một bộ phận của nghi thức tôn giáo. Sự ổn định và phát triển của nền văn hóa Hy Lạp tiêu biểu lúc bấy giờ là: Văn hóa Xpáctơ và văn hóa Aten.

Đến thời kỳ chủ nghĩa Mác-Lênin ra đời, chủ nghĩa Mác cũng đã hình thành nên quan điểm con người phát triển toàn diện và coi quá trình giáo dục là thể thống nhất gồm ba mặt hữu cơ không thể tách rời “ Giáo dục trí tuệ - Giáo dục thể chất - Giáo dục kỹ thuật”, đã khẳng định sự kết hợp giáo dục thể chất với các mặt khác không chỉ là một phương tiện để nâng cao sản xuất xã hội mà còn là phương thức duy nhất để tạo con người phát triển một cách toàn diện.

Ở Liên xô trước đây quan điểm giáo dục con người giáo dục toàn diện đã được V.I.Lênin quan tâm và phát triển, người ta vạch ra mối tương quan giữa giáo dục và điều kiện vật chất xã hội đồng thời làm phong phú thêm cho tư tưởng Mác-Ăng ghen được áp dụng cho chế độ xã hội chủ nghĩa. Lênin là người đầu tiên đưa giáo dục rèn luyện thể lực là một bộ phận quan trọng để tăng cường và củng cố sức khỏe cho toàn dân nhằm nâng cao hiệu quả năng suất lao động, sẵn sàng chiến đấu và bảo vệ thành quả cách mạng của mình. [26, tr.110].

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 08/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí