Thực Trạng Thực Hiện Quy Trình Giáo Dục Hòa Nhập Cho Trẻ Tự Kỷ Theo Mô Hình Kết Hợp Giữa Trung Tâm Giáo Dục Trẻ Khuyết Tật Và Trường Mầm Non

hiệu quả trung bình cho phương pháp này và 5,1% ý kiến cho rằng phương pháp này không có hiệu quả, chỉ đạt ở mức độ yếu.

Phương pháp phát sinh từ thực tế được 73 giáo viên lựa chọn sử dụng một cách thường xuyên (chiếm 74,49%); 12,24% giáo viên đôi khi sử dụng; 13,27 % giáo viên không sử dụng phương pháp này bao giờ. Đánh giá về hiệu quả sử dụng phương pháp chưa thực sự cao: 32,65% giáo viên cho rằng hiệu quả tốt; 29,59% giáo viên đánh giá hiệu quả ở mức khá; 24,49% giáo viên đồng ý ở mức độ trung bình và vẫn có tới 13,17% giáo viên đánh giá phương pháp này chỉ đạt hiệu quả ở mức độ yếu.

Hệ thống giao tiếp bằng cách trao đổi tranh PECS: PECS là một công cụ tốt giúp trẻ giao tiếp không lời, được nhiều giáo viên sử dụng trong giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ: 72,45% giáo viên thường xuyên sử dụng PECS trong giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ. 19,39% giáo viên đôi khi sử dụng hệ thống này và 8,16% giáo viên chưa bao giờ sử dụng phương pháp này. Hệ thống giao tiếp bằng cách trao đổi tranh PECS được các giáo viên đánh giá hiệu quả ở mức độ khá với 45,92% ý kiến, mức độ tốt đạt 36,74%; 8,16% giáo viên đánh giá trung bình và 9,18% giáo viên đánh giá yếu.

Phương pháp xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục can thiệp cá nhân đối với trẻ tự kỷ tuổi mầm non là phương pháp đặc thù trong giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ. Phương pháp xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục can thiệp cá nhân đối với trẻ tự kỷ tuổi mầm non được 71,43% giáo viên lựa chọn sử dụng thường xuyên; 22,45% giáo viên đôi khi sử dụng và 6,12% giáo viên không sử dụng phương pháp này. So sánh với các phương pháp khác mặc dù mức độ sử dụng thường xuyên không được cao bằng song phương pháp xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục can thiệp cá nhân đối với trẻ tự kỷ tuổi mầm non lại được các giáo viên đánh giá là đem lại hiệu quả tốt trong giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ mầm non với 66,33% giáo viên đánh giá tốt; 24,49% giáo viên đánh giá mức độ khá; 8,16% giáo viên đánh giá mức độ trung bình. Chỉ có một giáo viên (1,02%) cho rằng phương pháp này không đem lại hiệu quả trong giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ

Phương pháp Trị liệu và Giáo dục cho trẻ tự kỷ và trẻ có khó khăn về giao tiếp TEACCH được đa số giáo viên lựa chọn sử dụng thường xuyên, 70,41%. Vì các giáo viên đều nhận thức được một trong ba khiếm khuyết chính của trẻ tự kỷ là khó khăn về giao tiếp. 20,41% giáo viên đôi khi sử dụng phương pháp này và 9,18% giáo viên không sử dụng phương pháp này. Hiệu quả mà phương pháp này mang lại cho giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ được giáo viên đánh giá khá cao, 48,98% giáo viên cho rằng phương pháp Trị liệu và Giáo dục cho trẻ tự kỷ và trẻ có khó khăn về giao tiếp TEACCH mang lại hiệu quả tốt; 33,67% đánh giá hiệu quả khá; 7,14% đánh giá hiệu quả trung bình và 10,21% đánh giá hiệu quả yếu.

Hoạt động trị liệu (OT - Occupational Therapy) được 65,31% giáo viên sử dụng thường xuyên; 15,3% giáo viên đôi khi sử dụng và 19,39% giáo viên chưa sử dụng bao giờ. Để thực hiện hoạt động trị liệu (OT - Occupational Therapy) cần có cơ sở vật chất tốt, đảm bảo như dụng cụ mát - xa, bật lò xo, ván trượt, bóng gai to… Mà ở các trường mầm non chưa thực sự đảm bảo được yêu cầu này. Những dụng cụ này chủ yếu được sử dụng ở các phòng học chuyên biệt của trung tâm. Đây cũng chính là lí do tại sao các giáo viên lại chưa đánh giá cao về hiệu quả của hoạt động trị liệu (OT - Occupational Therapy). Có 28,57% giáo viên đánh giá hiệu quả tốt; 34,69% đánh giá hiệu quả khá; 20,41% đánh giá hiệu quả trung bình và 16,33% giáo viên đánh giá hiệu quả yếu.

Có 63,26% giáo viên thường xuyên sử dụng phương pháp cắt khúc thời gian; 28,58% đôi khi sử dụng và 8,16% giáo viên chưa bao giờ sử dụng. Về bản chất, phương pháp này thực sự rất hữu ích trong công tác giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ, giúp trẻ tự kỷ tiền triển nhưng để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ ở lớp, giáo viên mầm non chưa thực sự phát huy hết tác dụng vai trò của phương pháp này đối với trẻ tự kỷ. Nên hiệu quả của phương pháp này trong lớp hòa nhập chưa được cao. 25,51% giáo viên cho rằng hiệu quả tốt; 31,63% giáo viên đánh giá hiệu quả khá; 25,51% giáo viên đánh giá mức độ trung bình và 17,35% giáo viên đánh giá hiệu quả của phương pháp này ở mức độ yếu.

Phương pháp tâm vận động có 56,12% giáo viên sử dụng thường xuyên; 25,51% giáo viên đôi khi sử dụng; 18,37% giáo viên chưa sử dụng phương pháp này bao giờ. 39,8% giáo viên đánh giá tốt về hiệu quả mà phương pháp này mang lại; 30,61% giáo viên đánh giá mức độ khá cho hiệu quả của phương pháp này; 17,35% giáo viên đánh giá mức độ trung bình về hiệu quả của phương pháp và 12,24% giáo viên đánh giá phương pháp này chỉ đạt hiệu quả yếu trong công tác giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non.

Trong quá trình giáo dục nói chung giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ nói riêng, không có phương pháp nào là phương pháp vạn năng. Có thể phương pháp này được một số giáo viên áp dụng và triển khai có hiệu quả trên một số đối tượng. Song khi áp dụng với đối tượng khác lại đem lại hiệu quả không như mong đợi. Có giáo viên có thế mạnh khi áp dụng phương pháp này, có giáo viên lại có thế mạnh khi áp dụng phương pháp kia. Vậy nên, trong các phương pháp mà đề tài đưa ra đều được các giáo viên lựa chọn và áp dụng một cách có hiệu quả. Nhưng không có phương pháp nào được 100% giáo viên lựa chọn sử dụng một cách thường xuyên hay được đánh giá là tốt nhất trong các phương pháp.

2.3.4. Thực trạng thực hiện quy trình giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non

Để tìm hiểu thực trạng thực hiện quy trình giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non, đề tài sử dụng kết quả của câu hỏi 9 phụ lục 1.

Kết quả được thể hiện trong bảng 2.11.

Bảng 2.11. Thực trạng thực hiện quy trình giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non

STT

Quy trình

giáo dục

Số

liệu

Mức độ thực hiện

Kết quả thực hiện

TX

ĐK

CBG

Tốt

Khá

TB

Yếu

1

Phối hợp chẩn đoán khả

năng và nhu cầu của trẻ

YK

102

11

0

35

42

20

16

%

90,27

9,73

0

30,97

37,17

17,7

14,16

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non - 10

2

Phối hợp xây dựng mục tiêu và kế hoạch can thiệp cá nhân


YK


108


5


0


68


31


11


3

%

95,56

4,44

0

60,18

27,43

9,73

2,66


3

Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân

cho từng trẻ

YK

100

13

0

54

33

20

6

%

88,5

11,5

0

47,79

29,2

17,7

5,31

4

Phối hợp đánh giá kết

quả giáo dục hòa nhập

YK

95

18

0

30

47

19

17

%

84,07

15,93

0

26,55

41,59

16,81

15,05



Số liệu thể hiện trong bảng 2.11 cho thấy, quy trình giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non được thực hiện khá tốt. Có điều là được thực hiện thường xuyên hay không, còn tất cả các nội dung của quy trình không có nội dung nào là không được thực hiện. Các nội dung khi thực hiện đều mang lại những hiệu quả nhất định.

Quy trình phối hợp xây dựng mục tiêu và kế hoạch can thiệp cá nhân được đa số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và những người làm công tác giáo dục trẻ tự kỷ thực hiện một các thường xuyên, 108/113 ý kiến lựa chọn chiếm 95,56%. Vẫn có 5 ý kiến chiếm 4,44% giáo viên đôi khi mới phối hợp. Quy trình phối hợp xây dựng mục tiêu và kế hoạch can thiệp cá nhân được những nhà quản lý, người làm công tác giáo dục trẻ tự kỷ đánh giá cao về hiệu quả của nó mang lại với 68/113 ý kiến đánh giá tốt, chiếm 60,18%; 31/113 ý kiến đánh giá khá, chiếm 27,43%; 11/113 ý kiến đánh giá hiệu quả đạt ở mức trung bình chiếm 9,73% và 3/113 ý kiến đánh giá hiệu quả ở mức độ yếu, chiếm 2,66%. Phối hợp xây dựng mục tiêu và kế hoạch can thiệp cá nhân là nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non. Vì vậy trong quy trình giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non, nội dung phối hợp xây dựng mục tiêu và kế hoạch can thiệp cá nhân được đánh giá cao cả về tần suất và chất lượng.

Quy trình phối hợp chẩn đoán khả năng và nhu cầu của trẻ được nhiều cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên lựa chọn sử dụng thường xuyên với 102/113 ý kiến chiếm 90,27%; 11/113 ý kiến đôi khi sử dụng chiếm 9,73%. Song hiệu quả của nó đem lại lại không được tốt. 35/113 ý kiến đánh giá hiệu quả tốt chiếm 30,97%;

42/113 ý kiến chiếm 37,17% đánh giá hiệu quả đạt mức khá; 20/113 ý kiến chiếm

17,7% đánh giá đạt mức độ trung bình và 16/113 ý kiến đánh giá chỉ đạt mức độ yếu chiếm 14,16%. Phối hợp chẩn đoán khả năng và nhu cầu của trẻ có vai trò quan trọng trong giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ nhưng đây không phải là nội dung dễ thực hiện. Để chẩn đoán khả năng và nhu cầu của trẻ cần phải có công cụ chẩn đoán đặc thù. Mà các công cụ này chưa được trang bị đầy đủ ở trường mầm non. Vì vậy hiệu quả trong phối hợp chẩn đoán khả năng và nhu cầu của trẻ chưa được cao.

Quy trình tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân cho từng trẻ được các nhà giáo dục lựa chọn sử dụng một cách thường xuyên, 100/113 ý kiến chiếm 88,5%. 13/113 cán bộ quản lý, giáo viên và những người làm công tác giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ chiếm 11,5% chưa thực hiện thường xuyên. Thực hiện tốt kế hoạch giáo dục cá nhân cho từng trẻ sẽ giúp trẻ có được những tiến bộ. Nhưng, do nhiều trẻ bị mắc hội chứng tự kỷ nhưng gia đình không công nhận nên giáo viên không xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân riêng cho trẻ, hoặc có thì lại vướng vào kế hoạch giáo dục chung của cả lớp nên hiệu quả của tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân cho từng trẻ chưa được cao. 54/113 giáo viên đánh giá hiệu quả tốt chiếm 47,79%; 33/113 giáo viên đánh giá hiệu quả khá chiếm 29,2%; 20/113 giáo viên đánh giá ở mức độ trung bình chiếm 17,7% và vẫn có 6/113 giáo viên chiếm 5,31% đánh giá ở mức độ yếu.

Trong thực hiện quy trình giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non còn có một nội dung đó là phối hợp đánh giá kết quả giáo dục hòa nhập. Phối hợp đánh giá kết quả giáo dục hòa nhập được 95/113 ý kiến chiếm 84,07% đánh giá thực hiện thường xuyên, bên cạnh còn 18/113 ý kiến chiếm 15,93% đôi khi thực hiện. Phối hợp đánh giá kết quả giáo dục hòa nhập mới chỉ được đánh giá hiệu quả ở mức độ khá, 47/113 ý kiến chiếm 41,49%. 30/113 ý kiến chiếm 26,55% đánh giá hiệu quả tốt; 19/113 ý kiến chiếm 16,81% đánh giá hiệu quả trung bình và 17/113 ý kiến chiếm 15,05% đánh giá ở mức độ yếu. Đánh giá kết quả là nội dung không thể thiếu trong khi thực hiện quy trình nhưng để có được

hiệu quả phải có thang đánh giá phù hợp. Đây là một trong những khó khăn khi thực hiện đánh giá kết quả giáo dục hòa nhập.

2.3.5. Kết quả giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non

Để khảo sát kết quả giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non, đề tài sử dụng câu hỏi 10 phụ lục 1: “Theo thầy cô giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non có hiệu quả không?” Thu được kết quả thể hiện trong biểu đồ 2.1.

7

29

64

Hiệu quả Bình thường

Không hiệu quả


Biểu đồ 2.1. Hiệu quả giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non

Có tới 64% cho rằng giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non có hiệu quả. Các cán bộ quản lý, cán bộ giáo viên và những người làm công tác giáo dục trẻ tự kỷ cho rằng trong môi trường giáo dục này trẻ vừa được can thiệp y tế, vừa được chăm sóc như trẻ bình thường sẽ có tiến bộ hơn so với trẻ chỉ đi học ở trường mầm non hay chỉ ở lớp giáo dục chuyên biệt.

Bên cạnh đó vẫn còn 29% cho rằng mô hình này cũng giống như những mô hình khác, không có gì đặc biệt. 7% cho rằng mô hình này không hiệu quả.

Phỏng vấn sâu một số giáo viên cho rằng, trẻ tự kỷ nên theo học ở các lớp học chuyên biệt với các chuyên gia. Còn ở lớp hòa nhập, giáo viên không có đủ điều kiện

để giúp trẻ tiến bộ, đặc biệt là những trẻ mắc tự kỷ nặng.

Đặt câu hỏi: “Thầy cô hãy so sánh kết quả giáo dục trẻ tự kỷ sau khi áp dụng mô hình giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non?”. Đa số giáo viên (88,5%) giáo viên cho biết, từ khi có sự kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non trong công tác giáo dục hòa nhập, các em mắc hội chứng tự kỷ tiến bộ rõ rệt. Cô Phạm Thị Hải, hiệu trưởng trường mầm non Tân Trào, thành phố Tuyên Quang cho biết: “Từ sau khi nhà trường kết hợp với trung tâm Phục hồi chức năng Hương Sen trong chăm sóc - giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ các giáo viên trong trường đã có những cách chăm sóc - giáo dục phù hợp với trẻ hơn, cảm thấy bớt áp lực khi trong lớp có trẻ tự kỷ, chăm sóc trẻ có khoa học hơn”.

2.3.6. Thực trạng trình độ chuyên môn và nhu cầu khi tham gia giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ của giáo viên

Qua khảo sát trình độ của giáo viên tại 04 trường mầm non, chúng tôi nhận thấy các giáo viên đều được đào tạo chuyên ngành giáo dục mầm non. Không có giáo viên nào được đào tạo chuyên ngành giáo dục hòa nhập bậc mầm non. Khi điều tra giáo viên về việc tham gia các lớp tập huấn về giáo dục hòa nhập thì hầu hết các giáo viên đã được tham gia. Được biết, trung tâm Phục hồi chức năng Hương Sen đã có các đợt tập huấn cho giáo viên các trường mầm non trong địa bàn thành phố Tuyên Quang. Tuy nhiên, trong các đợt tập huấn này, giáo viên được phổ biến chung về giáo dục hòa nhập, chủ yếu đi vào những dạng tật như: khiếm thính, khiếm thị, chậm phát triển trí tuệ, khó học. Chưa có đợt tập huấn chuyên sâu nào về giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ.

Khi hỏi giáo viên: “Cô có mong muốn được tham gia các khóa học, các đợt tập huấn về giáo dục hòa nhập nói chung và giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ nói riêng không?” thì nhận được kết quả có. Chỉ có 01 giáo viên chiếm 0,88% không có mong muốn được tham gia các buổi tập huấn vì theo cô, nên tập huấn cho các giáo viên chuyên biệt để họ nắm vững kiến thức, kỹ năng giáo dục hòa nhập cho trẻ có nhu cầu đặc biệt. Còn các mầm non chỉ cần tìm hiểu và tiếp xúc cho biết thôi, không cần đòi hỏi kỹ năng chuyên sâu vì vốn dĩ trong lớp hòa nhập chỉ có 1 đến 2 trẻ tự kỷ nên không cần thiết phải học nhiều. Và có tới 98 chiếm 86,72% giáo viên có mong muốn được nghiên cứu, tìm hiểu về giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ. Theo các cô, trẻ tự kỷ là

một dạng tật mới, các cô chưa có cơ hội và điều kiện được tìm hiểu nhiều. Trên cương vị là một người giáo viên, các cô phải tìm tòi và học tập không ngừng để nâng cao trình độ của mình và giúp cho trẻ tự kỷ. Các giáo viên này mong muốn có được một tài liệu để họ có thể nghiên cứu và vận dụng vào việc dạy học trẻ tự kỷ. Nhiều giáo viên chia sẻ rằng, họ mong muốn có tài liệu. Tuy nhiên, nhiều khi có tài liệu rồi, nhưng họ không thể hiểu những gì viết trong tài liệu. Do đó, họ không thể biến những kiến thức mà họ đọc được thành những kỹ năng thực hành. Nên họ mong muốn được học trực tiếp từ các lớp tập huấn, có các chuyên gia giảng dạy để họ có thể học những kỹ năng và vận dụng những kỹ năng đó vào dạy trẻ tự kỷ. Một số giáo viên lại cho rằng do họ không có thời gian tham gia tại các lớp bồi dưỡng, tập huấn nên họ muốn có đội ngũ giáo viên hỗ trợ ngay trong trường của mình để kịp thời hỗ trợ và trả lời những thắc mắc của họ một cách thường xuyên và lâu dài.

Để khảo sát về thực trạng công tác bồi dưỡng giáo viên về kiến thức, kỹ năng giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non, đề tài sử dụng câu hỏi 13 phụ lục 1. Kết quả được thể hiện ở biểu đồ 2.2.

7

33

60

Thường xuyên

Thỉnh thoảng Không bao giờ

Biểu đồ 2.2. Thực trạng công tác bồi dưỡng giáo viên về kiến thức, kỹ năng giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ

khuyết tật và trường mầm non

Từ những số liệu khảo sát thu được có thể thấy việc bồi dưỡng giáo viên về kiến thức kỹ năng giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non tại thành phố Tuyên Quang diễn ra với mức độ thường xuyên chưa cao. Chỉ có 33% cán bộ giáo viên cho rằng công tác này diễn ra rất thường xuyên và

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 12/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí