Khái Quát Về Công Tác Giáo Dục Trẻ Mầm Non Nói Chung Tại Thành Phố Tuyên Quang

Đa số các em đến điều trị đều có hoàn cảnh gia đình nghèo, khó khăn vì hầu như các em đều là con thương binh liệt sĩ, gia đình có hoàn cảnh bị nhiễm chất độc màu da cam (chiếm 72%).

Đội ngũ cán bộ của Trung tâm còn thiếu, chưa có cán bộ để đào tạo chuyên sâu một số lĩnh vực: phục hồi chức năng cho bệnh nhân gặp khó khăn về nhìn, nghe nói, cận lâm sàng, chỉnh hình… Trình độ chuyên môn của một số cán bộ nhân viên còn chưa thể hiện tính chuyên nghiệp. Họ chỉ có những kiến thức về chăm sóc cho trẻ, chưa có kiến thức chuyên về điều trị tâm lý cho trẻ, chưa được đào tạo chuyên sâu về chuyên ngành chăm sóc cũng như hỗ trợ trẻ khuyết tật. Chính bởi vậy, những cán bộ ở đây chưa đáp ứng được nhu cầu về mặt tinh thần cho trẻ. Những kiến thức về xử lý ca tham vấn, hỗ trợ giúp trẻ hòa nhập cộng đồng (những nhu cầu quan trọng cần đáp ứng của trẻ khuyết tật) thì họ đều chưa được trang bị. Trẻ đến trung tâm chỉ được đáp ứng nhu cầu về chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh, phục hồi chức năng chứ chưa đáp ứng được nhu cầu vui chơi, giải trí. Trung tâm cần có nhân viên công tác xã hội làm công việc đánh giá nhu cầu về khía cạnh xã hội của người khuyết tật. Đồng thời, họ cũng đóng vai trò là người quản lý trường hợp, hỗ trợ người khuyết tật, gia đình tiếp cận với những dịch vụ phù hợp, tiếp cận và phối hợp với các dịch vụ xã hội.

2.1.2. Khái quát về công tác giáo dục trẻ mầm non nói chung tại thành phố Tuyên Quang

Phong trào giáo dục của thành phố Tuyên Quang những năm gần đây phát triển mạnh mẽ. Với sự quan tâm chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo, Thành ủy, Hội đồng nhân dân… sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo của thành phố đã đạt được những kết quả đáng kể. Tỉ lệ huy động trẻ đến lớp ngày một cao hơn. Tính đến cuối năm học 2012-2013 toàn Thành phố Tuyên Quang hiện có 18 trường mầm non.

Chất lượng giáo dục được quan tâm và nâng lên rõ rệt; 100% các trường mầm non công lập thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới; kết quả khảo sát

trên các lĩnh vực theo từng chủ đề đạt trên 90%; tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng hàng năm giảm từ 1.5 đến 2%.

Công tác quản lý, chỉ đạo được tăng cường, luôn có sự đổi mới. Ngành đã tích cực tham mưu với Thành ủy; Ủy ban nhân dân thành phố có nhiều chủ trương, chính sách cho giáo dục như: Xây dựng các đề án phát triển giáo dục mầm non; Chính sách chuyển đổi trường mầm non bán công sang công lập; Chế độ hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, kiên cố hoá trường học; Chế độ xây dựng trường chuẩn quốc gia; Chế độ đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nhân tài; phê duyệt đề án phổ cập giáo dục; chính sách tuyển dụng cán bộ quản lý; giáo viên mầm non vào biên chế; chính sách hỗ trợ tiền công cho giáo viên mầm non ngoài biên chế.....

Bên cạnh những kết quả nêu trên thì ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Tuyên Quang còn bộc lộ một số hạn chế: Quy mô phát triển giáo dục mầm non chưa đồng đều tỷ lệ trẻ ra nhà trẻ còn thấp. Chất lượng giáo dục mũi nhọn, giáo dục đại trà có nhiều tiến bộ nhưng chưa đồng đều.

* Nguyên nhân cúa những hạn chế:

- Điều kiện cơ sở vật chất chưa đầy đủ đáp ứng yêu cầu dạy- học, còn thiếu các phòng hoạt động chức năng và 1số phương tiện dạy học hiện đại để thực hiện đối mới phương pháp, hình thức dạy học.

- Đội ngũ cán bộ quản lý giáo viên chưa đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, chưa cân đối giữa các môn học, các cấp học, các trường, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý còn hạn chế do chưa được đào tạo bồi dưỡng bài bản, hệ thống. Chế độ giáo viên còn thấp đặc biệt là giáo viên mầm non ngoài biên chế.

2.1.3. Mục tiêu khảo sát

Đánh giá thực trạng nhận thức, thực trạng tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non địa bàn thành phố Tuyên Quang, nguyên nhân và hạn chế của công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ.

2.1.4. Đối tượng khảo sát

Đề tài lựa chọn các cán bộ quản lý, cán bộ và giáo viên ở Trung tâm Phục hồi chức năng Hương Sen và 04 trường mầm non trên địa bàn thành phố Tuyên Quang để tiến hành khảo sát, đó là: Trường Mầm non Phan Thiết, Trường Mầm non Sao Mai, Trường Mầm non Tân Trào và Trường Mầm non Ỷ La. Số liệu được cụ thể hóa ở bảng 2.1 như sau:

Bảng 2.1. Thống kê khách thể khảo sát tại Trung tâm Phục hồi chức năng Hương Sen và 04 trường mầm non trên địa bàn thành phố Tuyên Quang

Đối tượng

Đơn vị

Cán bộ quản lý

Cán bộ/ Giáo viên

Trung tâm Phục hồi chức năng Hương Sen

3

15

Trường Mầm non Phan Thiết

3

20

Trường Mầm non Sao Mai

3

25

Trường Mầm non Tân Trào

3

18

Trường Mầm non Ỷ La

3

20

Tổng

15

98

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non - 7

Đề tài sử dụng phương pháp quan sát trẻ, phương pháp đàm thoại và phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên mầm non để thống kê số lượng trẻ có dấu hiệu, biểu hiện của hội chứng tự kỷ tại 04 trường mầm non trên địa bàn nghiên cứu. Số liệu được thể hiện qua bảng 2.2.

Bảng 2.2. Thống kê số lượng trẻ khảo sát tại 04 trường mầm non trên địa bàn thành phố Tuyên Quang

STT

Trường mầm non

Số trẻ có dấu hiệu, biểu hiện tự kỷ

Chưa công nhận

Công nhận

Tổng

1

Trường Mầm non Phan Thiết

9

5

14

2

Trường Mầm non Sao Mai

4

2

6

3

Trường Mầm non Tân Trào

16

3

19

4

Trường Mầm non Ỷ La

3

2

5

2.1.5. Phương pháp khảo sát và cách xử lý số liệu

- Tiến hành xây dựng phiếu hỏi dành cho đối tượng là cán bộ quản lý, cán bộ của trung tâm và giáo viên của trường mầm non nhằm thu thập những thông tin cần thiết phục vụ cho việc phân tích và đánh giá thực trạng giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi mầm non tại thành phố Tuyên Quang.

- Xin ý kiến chuyên gia về xây dựng công cụ điều tra, cách xử lý thông tin.

- Sử dụng phương pháp thống kê toán học để tổng hợp số liệu nhằm đánh giá thực trạng nhận thức, tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tại các trường mầm non địa bàn thành phố Tuyên Quang.

2.2. Thực trạng nhận thức về giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non tại thành phố Tuyên Quang tỉnh Tuyên Quang

2.2.1. Nhận thức về các khái niệm liên quan đến giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non

Để tìm hiểu thực trạng kiến thức của cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ nhân viên làm công tác giáo dục trẻ tự kỷ trên địa bàn thành phố Tuyên Quang về các khái niệm liên quan đến giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non, đề tài sử dụng câu hỏi 1 (phụ lục 1) và thu được kết quả như sau:

Qua những số liệu thể hiện ở bảng 2.3 có thể nhận thấy như sau:

- Nhận thức về khái niệm “tự kỷ” có thế thấy đa số cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ nhân viên làm công tác giáo dục trẻ tự kỷ có nhận thức đúng đắn về khái niệm tự kỷ. 93,33% cán bộ quản lý và 81,63% giáo viên, nhân viên đồng ý với khái niệm “Tự kỷ là một dạng khuyết tật phát triển, được đặc trưng bởi ba khiếm khuyết chính về giao tiếp, tương tác xã hội và có hành vi, sở thích mang tính hạn hẹp, lặp đi lặp lại.”. Bên cạnh đó vẫn còn 6,67% cán bộ quản lý và 18,37% giáo viên, nhân viên phân vân trước khái niệm này.

- Nhận thức về khái niệm “hội chứng tự kỷ”: 80% cán bộ quản lý đồng ý với khái niệm “Hội chứng tự kỷ là hội chứng rối loạn phát triển lan tỏa do bất thường của não bộ, xuất hiện sớm trong những năm đầu đời của trẻ em với những biểu hiện đặc trưng ở các lĩnh vực: kém tương tác xã hội, bất thường về ngôn ngữ, giao tiếp và hành

vi.”. Nhưng chỉ có 54,08% giáo viên, nhân viên đồng ý với khái niệm này. Và có đến 45,92% giáo viên, nhân viên 20% cán bộ quản lý phân vân. Có thế thấy khá nhiều các cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ nhân viên làm công tác giáo dục trẻ tự kỷ trên địa bàn thành phố Tuyên Quang chưa nắm bắt được kiến thức cụ thể và rõ ràng về khái niệm này nên khi hỏi đến họ còn lúng túng, phân vân.

- Nhận thức về khái niệm “giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non”: chúng tôi đưa ra khái niệm: “Giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non là quá trình tổ chức cho trẻ tự kỷ các cơ hội tiếp xúc, giao tiếp với môi trường tự nhiên, xã


Khái niệm

Đối tượng khảo

sát

Ý kiến đánh giá

Đồng ý

Phân vân

Không đồng ý

SL

%

SL

%

SL

%

Tự kỷ là một dạng khuyết tật phát triển, được đặc trưng bởi ba khiếm khuyết chính về giao tiếp, tương tác xã hội và có hành vi, sở thích mang tính hạn hẹp, lặp đi lặp lại.


CBQL


14


93,33


1


6,67


0


0

GV,

NV

80

81,63

18

18,37

0

0

Hội chứng tự kỷ là hội chứng rối loạn phát triển lan tỏa do bất thường của não bộ, xuất hiện sớm trong những năm đầu đời của trẻ em với những biểu hiện đặc trưng ở các lĩnh vực: kém tương tác xã hội, bất thường về ngôn ngữ, giao tiếp và

hành vi.


CBQL


12


80


3


20


0


0


GV, NV


53


54,08


45


45,92


0


0

Giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non là quá trình tổ chức cho trẻ tự kỷ các cơ hội tiếp xúc, giao tiếp với môi trường tự nhiên, xã hội (cộng đồng dân cư, trường học, bạn bè, mọi người), tham gia các hoạt động cùng với trẻ em bình thường, cung cấp những kiến thức văn hóa đơn giản và cơ bản nhất, hình thành những kỹ năng sống phù hợp với sự phát triển lứa tuổi mầm non và đặc điểm cá nhân của trẻ,

giúp trẻ hòa nhập cộng đồng.


CBQL


15


0


0


0


0


0


GV, NV


83


84,69


15


15,31


0


0

Biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non là cách thức tiến hành cụ thể để thực hiện hiệu quả công tác giáo dục hòa nhập giúp trẻ tự kỷ có khả năng hòa

nhập cộng đồng.


CBQL


13


86,67


2


13,33


0


0

GV,

86

87,76

13

12,24

0

0

Bảng 2.3. Thực trạng nhận thức về các khái niệm liên quan đến giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ

NV








hội (cộng đồng dân cư, trường học, bạn bè, mọi người), tham gia các hoạt động cùng với trẻ em bình thường, cung cấp những kiến thức văn hóa đơn giản và cơ bản nhất, hình thành những kỹ năng sống phù hợp với sự phát triển lứa tuổi mầm non và đặc điểm cá nhân của trẻ, giúp trẻ hòa nhập cộng đồng.”. 100% cán bộ quản lý có nhận thức rõ ràng, đúng đắn về khái niệm giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non. Có tới 84,69% cán bộ giáo viên đồng ý với khái niệm trên, 15,31% cán bộ giáo viên phân vân về vấn đề này.

- Nhận thức về khái niệm “biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non”: 86,67% cán bộ quản lý có nhận thức đúng đắn, rõ ràng về khái niệm biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non mà đề tài đã đưa ra: “Biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non là cách thức tiến hành cụ thể để thực hiện hiệu quả công tác giáo dục hòa nhập giúp trẻ tự kỷ có khả năng hòa nhập cộng đồng”; bên cạnh đó còn một số cán bộ quản lý chưa nhận thức rõ ràng về khái niệm này, 2 cán bộ quản lý (chiếm 13,33%). 87,76% giáo viên, nhân viên cũng có nhận thức chính xác về khái niệm biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non; vẫn có một số giáo viên còn chưa có nhận thức rõ ràng và còn phân vân, song con số này là không lớn chiếm 12,24%.

Từ những số liệu thu được có thể thấy đa số cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ nhân viên làm công tác giáo dục trẻ tự kỷ có nhận thức đúng đắn về các khái niệm có liên quan đến giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ ở lứa tuổi mầm non. Nhưng phần lớn các cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ nhân viên làm công tác giáo dục trẻ tự kỷ có nhận thức rõ ràng và chính xác hơn với những khái niệm mang tính tổng quan, vĩ mô. Còn những khái niệm mang tính cụ thể, chuyên sâu đến vấn đề như khái niệm “hội chứng tự kỷ” và khái niệm “biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự

kỷ ở lứa tuổi mầm non” thì còn khá nhiều người phân vân, lúng túng, chưa có nhận thức cụ thể, rõ ràng.

2.2.2. Nhận thức về vị trí, vai trò của Trường mầm non và Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật trong giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ

Đề tài sử dụng câu hỏi 2 phụ lục 1: “Theo thầy/cô, Trường mầm non và Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật có vai trò như thế nào trong giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ?” để làm rõ thực trạng nhận thức về vị trí, vai trò của Trường mầm non và Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật trong giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ. Kết quả thống kê số liệu khảo sát được thể hiện ở bảng 2.4.

Bảng 2.4. Nhận thức về vị trí, vai trò của Trường mầm non và Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật trong giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ


Vai trò

Đối tượng khảo

sát

Ý kiến đánh giá

Đồng ý

Phân vân

Không đồng ý

SL

%

SL

%

SL

%

Phát hiện sớm trẻ mắc tự kỷ bằng

các biện pháp phối hợp có tính chuyên biệt

CBQL

15

100

0

0

0

0

GV,

NV

108

95,58

5

4,42

0

0

Xây dựng chương trình phối hợp để can thiệp sớm trẻ tự kỷ theo định hướng giáo dục hòa nhập tại trường

mầm non

CBQL

15

100

0

0

0

0

GV, NV


95


84,07


18


15,93


0


0

Tổ chức đánh giá sự biến đổi của trẻ tự kỷ sau quá trình tác động

CBQL

15

100

0

0

0

0

GV,

NV

101

89,38

12

10,62

0

0

Tổ chức quá trình phối hợp tác động giáo dục giúp trẻ tự kỷ từng bước làm quen, hòa nhập với cuộc

sống xã hội

CBQL

15

100

0

0

0

0

GV, NV


104


92,04


9


7,96


0


0

Tư vấn cho phụ huynh, cộng đồng về cách chăm sóc giáo dục, phục hồi chức năng cho trẻ, cập nhật những thông tin mới về phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ có nhu

cầu đặc biệt

CBQL

15

100

0

0

0

0


GV, NV


110


97,35


3


2,65


0


0

Xây dựng môi trường giáo dục tích cực về cơ sở vật chất, giáo viên làm

điều kiện thuận lợi cho giáo dục

CBQL

15

100

0

0

0

0

GV,

NV

109

96,46

4

3,54

0

0








Sử dụng các phương thức bổ trợ, trị liệu phục hồi chức năng cho trẻ tại

trung tâm, trường mầm non, gia đình

CBQL

15

100

0

0

0

0

GV,

NV

98

86,72

15

13,28

0

0

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 12/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí