hòa nhập trẻ
Nhận xét bảng 2.4:
Đa số cán bộ quản lý và giáo viên, những người làm công tác giáo dục trẻ tự kỷ đều có nhận thức tích cực về vị trí, vai trò của Trường mầm non và Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật trong giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ. 100% cán bộ quản lý đồng ý với 07 nhận định về vị trí, vai trò của Trường mầm non và Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật trong giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ mà đề tài đưa ra tiến hành khảo sát.
Về phía giáo viên, cán bộ nhân viên và những người làm công tác giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ cũng có những nhận thức tích cực về vị trí, vai trò của Trường mầm non và Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật trong giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ. Song bên cạnh đó vẫn còn một số thầy/ cô phân vân về những vai trò này của Trung tâm và Trường mầm non. Mức độ đồng tình của giáo viên, cán bộ nhân viên và những người làm công tác giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ đối với các nhận định được xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp như sau:
- Tư vấn cho phụ huynh, cộng đồng về cách chăm sóc giáo dục, phục hồi chức năng cho trẻ, cập nhật những thông tin mới về phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ có nhu cầu đặc biệt: 97,35 %.
- Xây dựng môi trường giáo dục tích cực về cơ sở vật chất, giáo viên làm điều kiện thuận lợi cho giáo dục hòa nhập trẻ; 96,46%.
- Phát hiện sớm trẻ mắc tự kỷ bằng các biện pháp phối hợp có tính chuyên biệt: 95,58%.
- Tổ chức quá trình phối hợp tác động giáo dục giúp trẻ tự kỷ từng bước làm quen, hòa nhập với cuộc sống xã hội 92,04%.
- Tổ chức đánh giá sự biến đổi của trẻ tự kỷ sau quá trình tác động 89,38%.
- Sử dụng các phương thức bổ trợ, trị liệu phục hồi chức năng cho trẻ tại trung tâm, trường mầm non, gia đình 86,72%.
- Xây dựng chương trình phối hợp để can thiệp sớm trẻ tự kỷ theo định hướng giáo dục hòa nhập tại trường mầm non 84.07%.
Kết quả cho thấy phần lớn các giáo viên của 04 trường mầm non trên địa bàn thành phố Tuyên Quang mà đề tài tiến hành khảo sát đều nhận thức một cách đúng đắn, tích cực và rõ ràng về vị trí, vai trò của Trường mầm non và Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật trong giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ.
Bên cạnh đó vẫn còn 03 đến 18 ý kiến chiếm từ 2,65% đến 15,93% giáo viên, cán bộ nhân viên và những người làm công tác giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ phân vân trước nội dung câu hỏi. Tiến hành phỏng vấn trực tiếp những thầy cô phân vân trước nội dung câu hỏi. Họ cho rằng, họ không phủ nhận vị trí, vai trò của trường mầm non hay trung tâm. Nhưng khi cả hai cùng kết hợp trong chăm sóc - giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ sẽ có những cái thiếu đồng nhất, bên nào cũng muốn thực hiện quyền lợi của mình. Vô hình chung đã đi ngược lại lợi ích mà trẻ tự kỷ đáng được hưởng.
2.2.3. Nhận thức về nội dung giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non
Đề tài tìm hiểu thực trạng nhận thức về nội dung giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non qua câu hỏi 3 phụ lục 1: “Thầy/cô hãy đánh giá về mức độ cần thiết của những nội dung giáo dục sau đây đối với trẻ tự kỷ từ 3-5 tuổi để giúp trẻ hòa nhập cộng đồng?”
Bảng 2.5. Nội dung giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non
Nội dung giáo dục | Ý kiến đánh giá | ||||||
Đồng ý | Phân vân | Không đồng ý | |||||
Số YK | % | Số YK | % | Số YK | % | ||
1 | Kỹ năng ngôn ngữ - giao tiếp | 109 | 96,46 | 4 | 3,54 | 0 | 0 |
2 | Kỹ năng cải thiện quan hệ | 92 | 81,41 | 21 | 18,59 | 0 | 0 |
3 | Kỹ năng mở rộng các quan hệ của trẻ với người khác và cách thức ứng xử phù hợp | 107 | 94,69 | 6 | 5,31 | 0 | 0 |
4 | Tập thói quen học tập thông qua chơi | 102 | 90,26 | 11 | 9,74 | 0 | 0 |
5 | Kỹ năng hoạt động thể lực | 95 | 84,07 | 18 | 15,39 | 0 | 0 |
6 | Kỹ năng vệ sinh thân thể, vệ sinh quần áo, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường | 107 | 94,69 | 6 | 5,31 | 0 | 0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Mục Tiêu Giáo Dục Hòa Nhập Cho Trẻ Tự Kỷ Lứa Tuổi Mầm Non Theo Mô Hình Kết Hợp Giữa Trung Tâm Giáo Dục Trẻ Khuyết Tật Và Trường Mầm Non
- Quy Trình Giáo Dục Hòa Nhập Cho Trẻ Tự Kỷ Lứa Tuổi Mầm Non Theo Mô Hình Kết Hợp Giữa Trung Tâm Giáo Dục Trẻ Khuyết Tật Và Trường Mầm Non
- Khái Quát Về Công Tác Giáo Dục Trẻ Mầm Non Nói Chung Tại Thành Phố Tuyên Quang
- Đánh Giá Khả Năng Lập Kế Hoạch Và Thực Hiện Kế Hoạch Giáo Dục Cá Nhân Cho Trẻ Tự Kỷ
- Thực Trạng Thực Hiện Quy Trình Giáo Dục Hòa Nhập Cho Trẻ Tự Kỷ Theo Mô Hình Kết Hợp Giữa Trung Tâm Giáo Dục Trẻ Khuyết Tật Và Trường Mầm Non
- Nguyên Tắc Đảm Bảo Mục Tiêu Của Giáo Dục Mầm Non
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
Kỹ năng chăm sóc bản thân | 101 | 89,38 | 12 | 10,62 | 0 | 0 | |
8 | Kỹ năng sinh hoạt hàng ngày | 105 | 92,92 | 8 | 7,08 | 0 | 0 |
7
Qua số liệu thể hiện ở bảng có thể thấy đa số giáo viên, những người làm công tác giáo dục trẻ tự kỷ đều quan tâm và giáo dục, hình thành cho trẻ các kỹ năng cơ bản, cần thiết. Nhận thức được sự cần thiết giáo dục các kỹ năng cho trẻ tự kỷ.
Tuyệt đối không có ý kiến nào cho rằng có một nội dung nào không cần hình thành cho trẻ tự kỷ. Trong các nội dung giáo dục đưa ra, những người làm công tác giáo dục trẻ tự kỷ quan tâm hơn cả là cần thiết hình thành cho trẻ kỹ năng ngôn ngữ - giao tiếp: 96,46%; Kỹ năng mở rộng các quan hệ của trẻ với người khác và cách thức ứng xử phù hợp; Kỹ năng vệ sinh thân thể, vệ sinh quần áo, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường tập luyện thói quen vệ sinh và chăm sóc bản thân cùng có đến 94,69% đồng ý; Kỹ năng sinh hoạt hàng ngày với 92,92% đánh giá là cần thiết trong giáo dục trẻ tự kỷ, giúp trẻ hòa nhập cộng đồng.
Các kỹ năng khác vẫn được phần đông giáo viên đánh giá là cần thiết cho giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ. Mặc dù tỉ lệ không cao bằng các kỹ năng trên nhưng nhìn chung vẫn được đông đảo cán bộ giáo viên lựa chọn: Kỹ năng tập thói quen học tập thông qua chơi: 90,26%; Kỹ năng chăm sóc bản thân 89,38%; Kỹ năng hoạt động thể lực 84,07%; Kỹ năng cải thiện quan hệ 41,41%.
Trong số đó vẫn có một số giáo viên, người làm công tác giáo dục trẻ tự kỷ phân vân về giáo dục các kỹ năng cho trẻ tự kỷ. Để tìm hiểu sâu về nguyên nhân đó, chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp một số giáo viên và thu được các ý kiến khách quan. Lí do một số giáo viên phân vân việc hình thành các kỹ năng cho trẻ tự kỷ là chưa có nhiều thời gian dành riêng cho trẻ tự kỷ, không chắc chắn vào khả năng của bản thân, thiếu niềm tin vào sự thành công của trẻ. Trong quá trình thực hiện còn gặp khó khăn do sự thiếu đồng bộ giữa cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học, đội ngũ giáo viên của nhà trường… với nội dung, chương trình cần thực hiện. Mặt khác, phần lớn trẻ thuộc diện tự kỷ phần lớn không được cha mẹ công nhận nên nhà trường không lập hồ sơ giáo dục cá nhân cho những trẻ này. Trẻ tự kỷ tham gia các hoạt động cùng cô và các trẻ khác trong nhóm/lớp
nên được giáo viên sử dụng chương trình tác động chung; theo chương trình tác động này thì không có sự can thiệp đặc biệt. Đây cũng là một thiệt thòi cho trẻ tự kỷ. Bởi vì, so với những trẻ 3 đến 5 tuổi có đặc điểm phát triển sinh học và tâm lý bình thường, trẻ tự kỷ rất khó khăn trong việc tiếp nhận những tác động giáo dục đại trà để hình thành nhân cách. Phần lớn những tác động diện đại trà cho những trẻ bình thường sử dụng trên đối tượng trẻ tự kỷ đều khó mang lại hiệu quả giáo dục.
Tuy nhiên, thực tiễn công tác chăm sóc, giáo dục trẻ tự kỷ tại trường mầm non cũng cho thấy, hầu hết giáo viên trong các lớp có trẻ tự kỷ đã nhận biết được những khác biệt của đối tượng này so với các trẻ khác. Từ đó, căn cứ vào trình độ của bản thân và điều kiện giáo dục, giáo viên có sự quan tâm, giáo dục cá nhân đối với từng trẻ song chưa thường xuyên và chưa có đánh giá.
2.2.4. Nhận thức về phương pháp giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non
Để đánh giá thực trạng nhận thức về phương pháp giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non, đề tài sử dụng câu hỏi 4 phụ lục 1. Sau khi thu thập kết quả chúng tôi tổng hợp số liệu thể hiện ở bảng 2.6.
Bảng 2.6. Nhận thức về phương pháp giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non
Phương pháp giáo dục | Ý kiến đánh giá | ||||||
Đồng ý | Phân vân | Không đồng ý | |||||
Số YK | % | Số YK | % | Số YK | % | ||
1 | Phương pháp tâm vận động | 55 | 56,12 | 25 | 25,51 | 18 | 18,37 |
2 | Phương pháp cắt khúc thời gian | 62 | 63,26 | 28 | 28,58 | 8 | 8,16 |
3 | 81 | 82,65 | 14 | 14,29 | 3 | 3,06 | |
4 | Phương pháp phát sinh từ thực tế | 73 | 74,49 | 12 | 12,24 | 13 | 13,27 |
5 | Phương pháp phân tích hành vi ứng dụng (ABA) | 76 | 77,56 | 12 | 12,24 | 10 | 10,2 |
6 | Phương pháp Trị liệu và Giáo dục cho trẻ tự kỷ và trẻ có khó khăn về giao tiếp TEACCH | 69 | 70,41 | 20 | 20,41 | 9 | 9,18 |
7 | Hệ thống giao tiếp bằng cách trao | 71 | 72,45 | 19 | 19,39 | 8 | 8,16 |
đổi tranh PECS | |||||||
8 | Hoạt động trị liệu (OT - Occupational Therapy) | 64 | 65,31 | 15 | 15,3 | 19 | 19,39 |
9 | Phương pháp nhận xét - đánh giá | 79 | 80,61 | 15 | 15,3 | 4 | 4,09 |
10 | Phương pháp tư vấn tâm lý | 80 | 81,63 | 16 | 16,33 | 2 | 2,04 |
11 | Phương pháp xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục can thiệp cá nhân đối với trẻ mầm non mắc hội chứng tự kỷ. | 70 | 71,43 | 22 | 22,45 | 6 | 6,12 |
Bảng số liệu trên cho thấy có 55/98 giáo viên đồng ý sử dụng phương pháp tâm vận động chiếm 56,12%; có 25/98 giáo viên phân vân khi lựa chọn phương pháp chiếm 25,51% và có 18/98 giáo viên không đồng ý chiếm 18,37%. Thấy rằng hầu hết giáo viên đồng ý sử dụng phương pháp này nhưng còn nhiều giáo viên phân vân và có những giáo viên không đồng ý, điều này ảnh hưởng không ít tới hiệu quả giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ.
Phương pháp cắt khúc thời gian có 62/98 giáo viên đồng ý chiếm 63,26%, có 28/98 giáo viên phân vân chiếm 28,58%, có 8/98 giáo viên không đồng ý chiếm 8,16%. Phần lớn giáo viên đồng ý sử dụng phương pháp này bên cạnh còn có số ít giáo viên không đồng ý.
Phương pháp nhóm có 81/98 giáo viên đồng ý sử dụng phương pháp chiếm 82,65%, có 14/98 giáo viên phân vân chiếm 14,29%, 3/98 giáo viên không đồng ý chiếm 3,06%, đa số giáo viên đồng ý sử dụng phương pháp nhóm, có một vài giáo viên không đồng ý cần có biện pháp để giáo viên nắm được tầm quan trọng của phương pháp nhóm trong giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ.
Phương pháp phát sinh từ thực tế có 73/98 giáo viên đồng ý chiếm 74,49%, có 12/98 giáo viên phân vân chiếm 12,24%, có 13/98 giáo viên không đồng ý 13,27%, giáo viên đồng ý sử dụng phương pháp này, có ít giáo viên không đồng ý.
Phương pháp ABA (phân tích hành vi ứng dụng) có 76/98 giáo viên đống ý chiếm 77,56%, có 12/98 giáo viên phân vân chiếm 12,24%, có 10/98 giáo viên không đồng ý chiếm 10,2%, phần lớn giáo viên đồng ý sử dụng phương pháp này có số ít giáo viên không đồng ý.
TEACCH - Phương pháp trị liệu và Giáo dục cho trẻ tự kỷ và trẻ có khó khăn về giao tiếp có 69/98 giáo viên đồng ý sử dụng phương pháp này chiếm 70,41%, có 20/98 giáo viên phân vân chiếm 20,41%, có 9/98 giáo viên không đồng ý chiếm 9,18%, phần lớn giáo viên đông ý sử dụng phương pháp này thường xuyên có số ít giáo viên không đồng ý.
PECS - Hệ thống giao tiếp bằng cách trao đổi tranh có 71/98 giáo viên đồng ý chiêm 72,45%, có 19/98 giáo viên phân vân chiếm 19,39%, có 8/98 giáo viên chiếm 8,16% không đồng ý, nhiều giáo viên đồng ý sử dụng phương pháp này thường xuyên, có ít giáo viên không đồng ý.
OT - Occupational Therapy (Hoạt động trị liệu) có 64/98 giáo viên chiếm 65,31% đồng ý, có 15/98 giáo viên chiếm 15,3% phân vân, 19/98 giáo viên chiếm 19,39% không đồng ý, còn nhiều giáo viên không đồng ý sử dụng phương pháp hoạt động trị liệu - một hoạt động quan trọng góp phần vào hiệu quả giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ nên cần có biện pháp để giáo viên sử dụng hoạt động này trong giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ.
Phương pháp nhận xét, đánh giá có 80/98 giáo viên đồng ý chiếm 80,61%, có 15/98 giáo viên phân vân chiếm 15,3%, còn 4/98 giáo viên chiếm 4,09% không đồng ý, qua số liệu cho thấy hầu hết các giáo viên đồng ý sử dụng phương pháp này.
Phương pháp tư vấn tâm lý có 80/98 giáo viên chiếm 81,631% đồng ý, 16/98 giáo viên chiếm 16,33% phân vân, còn 2/98 giáo viên chiếm 2,04% không đồng ý qua số liệu cho thấy hầu hết các giáo viên đồng ý sử dụng phương pháp này.
Phương pháp xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục can thiệp cá nhân đối với trẻ mầm non mắc hội chứng tự kỷ có 70/98 giáo viên chiếm 71,43% đồng ý, 22/98 giáo viên chiếm 22,45% phân vân, 6/98 giáo viên chiếm 6,12% không đồng ý. Qua số liệu cho thấy các giáo viên đồng ý sử dụng phương pháp này chỉ có số ít giáo viên không đồng ý.
Hầu hết giáo viên đều cho rằng có biết những phương pháp mà chúng tôi đưa ra và đồng ý áp dụng những phương pháp này. Một số giáo viên đồng ý sử dụng các phương pháp khác. Tuy nhiên giáo viên chỉ trả lời là đồng ý sử dụng những phương pháp này nhưng không thể thường xuyên. Nguyên nhân mà họ đưa ra là do tính chất
của lớp học hòa nhập. Ở môi trường này, trẻ tự kỷ chỉ là một cá nhân trong tập thể nhiều học sinh khác nữa. Giáo viên không thể chỉ quan tâm giáo dục cho riêng trẻ tự kỷ mà cần phải chú trọng, quan tâm cả tập thể lớp. Vì vậy sẽ không có điều kiện quan tâm tới học sinh tự kỷ nhiều như trong môi trường chuyên biệt. Tuy nhiên, đáng mừng là tất cả giáo viên đều nhận thấy, cần phải có những phương pháp riêng để giáo dục trẻ tự kỷ chứ không thể áp dụng những phương pháp giáo dục trẻ bình thường với trẻ tự kỷ. Vì vậy, họ dựa vào những kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân để đề ra những phương pháp giáo dục cho trẻ tự kỷ phù hợp với khả năng của học sinh tự kỷ của mình.
2.3. Thực trạng giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non ở thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
2.3.1. Thực trạng kết hợp giữa trường mầm non và trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật trong lập kế hoạch giáo dục trẻ tự kỷ
Công tác xây dựng mục tiêu và lập kế hoạch toàn diện là cơ sở tiền đề có ý nghĩa quan trọng quyết định đến việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ nói chung, giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non nói riêng. Để tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế này, đề tài xin ý kiến của của 03 cán bộ quản lý Trung tâm phục hồi chức năng Hương Sen và 12 hiệu trưởng, hiệu phó trường mầm non.
Bảng 2.7. Đánh giá việc kết hợp giữa trường mầm non và trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật trong lập kế hoạch giáo dục trẻ tự kỷ
Nội dung đánh giá | Ý kiến đánh giá | ||||||
TX | TT | CTH | |||||
Số YK | % | Số YK | % | Số YK | % | ||
1 | Lập kế hoạch giáo dục | 14 | 93,33 | 1 | 6,67 | 0 | 0 |
2 | Xác định mục tiêu giáo dục hòa nhập theo mô hình kết hợp | 12 | 80 | 3 | 20 | 0 | 0 |
3 | Tổ chức thực hiện nội dung giáo dục hòa nhập theo mô hình kết hợp | 14 | 93,33 | 1 | 6,67 | 0 | 0 |
4 | Xác định các phương tiện tổ chức | 14 | 93,33 | 1 | 6,67 | 0 | 0 |
hoạt động giáo dục hòa nhập theo mô hình kết hợp | |||||||
5 | Xác định phương pháp giáo dục hòa nhập theo mô hình kết hợp | 15 | 100 | 0 | 0 | 0 | 0 |
6 | Xác định thời gian và quy trình tác động | 13 | 86,67 | 2 | 13,33 | 0 | 0 |
7 | Triển khai phương án kết hợp giữa giáo viên trường mầm non và cán bộ của trung tâm | 13 | 86,67 | 2 | 13,33 | 0 | 0 |
8 | Xã hội hóa về giáo dục hòa nhập theo mô hình kết hợp | 12 | 80 | 3 | 20 | 0 | 0 |
9 | Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục hòa nhập theo mô hình kết hợp | 14 | 93,33 | 1 | 6,67 | 0 | 0 |
Phân tích bảng 2.7: Tất cả các nội dung đánh giá được đưa ra được các nhà quản lý đánh giá cao và thường xuyên thực hiện, không có CBQL nào chưa thực hiện các nội dung đánh giá trên.
Có 14/15 CBQL chiếm 93,33% thường xuyên lập kế hoạch giáo dục, 1/15 CBQL thỉnh thoảng mới lập kế hoạch giáo dục chiếm 6,67%. Do tính chất công tác của các CBQL, lập kế hoạch là nhiệm vụ của tập thể nên vẫn còn có CBQL dựa vào kết quả chung.
12/15 CBQL thường xuyên xác định mục tiêu giáo dục hòa nhập theo mô hình kết hợp chiếm 80%. Xác định mục tiêu giáo dục hòa nhập theo mô hình kết hợp để có được những căn cứ, định hướng, lựa chọn nội dung phù hợp với từng trẻ. Vậy nên, nội dung đánh giá này được phần lớn CBQL tiến hành thường xuyên. Tuy nhiên, vẫn còn 3/15 CBQL chiếm 20% thỉnh thoảng mới tiến hành đánh giá nội dung này. Những CBQL này có cho rằng không cần thực hiện quá thường xuyên.
Nội dung tổ chức thực hiện nội dung giáo dục hòa nhập theo mô hình kết hợp được 14/15 CBQL tiến hành một cách thường xuyên chiếm 93,33%. Chỉ có 1/15 CBQL chiếm 6,67% thỉnh thoảng tiến hành. Kết quả này cho thấy nội dung tổ chức thực hiện nội dung giáo dục hòa nhập theo mô hình kết hợp được các CBQL đánh giá cao.
Có 14/15 CBQL thường xuyên xác định các phương tiện tổ chức hoạt giáo dục
hòa nhập theo mô hình kết hợp chiếm 93,33%. Phương tiện tổ chức hoạt động giáo dục