Đánh Giá Về Mức Độ Khả Thi Của Các Biện Pháp Giáo Dục


Qua bảng 3.1 cho thấy tất cả cán bộ quản lý, giáo viên và những người làm công tác giáo dục trẻ tự kỷ đều đánh giá các biện pháp đề xuất giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non là rất phù hợp và phù hợp. Trong đó biện pháp: “Xây dựng kế hoạch chăm sóc giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non” được cán bộ quản lý, giáo viên và những người làm công tác giáo dục trẻ tự kỷ đánh giá mức rất phù hợp với tỷ lệ cao 100%.

Biện pháp “Tổ chức trao đổi, chia sẻ kiến thức giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non” cũng được đánh giá cao về mức độ phù hợp với tỉ lệ 100% cán bộ quản lý đánh giá rất phù hợp; 95% cán bộ giáo viên nhân viên cho là rất phù hợp.

Cùng đạt tỉ lệ 100% cán bộ quản lý cho là rất phù hợp là biện pháp “Tăng cường kiểm tra - đánh giá giáo dục hòa nhập và đánh giá trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non”. Biện pháp này được 90,8% giáo viên, nhân viên cho là rất phù hợp.

Biện pháp “Xây dựng nội dung, chương trình giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non” được cho là rất phù hợp với sự đồng ý của 93,3% cán bộ quản lý và 86,7% giáo viên nhân viên.

Biện pháp “Xây dựng quy trình giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ tại trường mầm non theo mô hình kết hợp” và biện pháp “Kết hợp các phương pháp dạy học,

phương pháp giáo dục và phương pháp giáo dục đặc biệt vào giáo dục hòa nhập

cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non” lần lượt được các cán bộ quản lý đánh giá ở mức độ rất phù hợp với tỉ lệ 66.7% và 86,7%; cán bộ giáo viên, nhân viên đánh giá với tỉ lệ 81.6% và 92,8%, nghĩa là 02 biện pháp này vẫn có một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên và những người làm công tác giáo dục trẻ tự kỷ còn băn khuăn và đánh giá chưa thật sự cao về mức độ phù hợp.

Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên và những người làm công tác giáo dục trẻ tự kỷ về tính khả thi của các biện pháp đề xuất được thể hiện trong kết quả ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Đánh giá về mức độ khả thi của các biện pháp giáo dục

hòa nhập trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non

STT

Biện pháp

CBQL

GV, NV

RKT

KT

KKT

RKT

KT

KKT


1.

Xây dựng nội dung, chương trình giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường

mầm non


13


2


0


80


18


0


86,7%


13,3%


0


81.6%


18.4%


0


2.

Xây dựng kế hoạch chăm sóc giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và

trường mầm non

15

0

0

95

3

0


100


0


0


96.9%


3.1%


0


3.

Tổ chức trao đổi, chia sẻ kiến thức giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung

tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non

15

0

0

98

0

0


100%


0


0


100%


0


0


4.

Xây dựng quy trình giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ tại trường mầm non theo mô

hình kết hợp

12

3

0

74

24

0

80%

20%

0

75,5%

24,5%

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non - 13

5.

Kết hợp các phương pháp dạy học, phương pháp giáo dục và phương pháp giáo dục đặc biệt vào giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung

tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non

11

4

0

69

29

0


73,3%


26,7%


0


70,4%


29,6%


0


6

Tăng cường kiểm tra - đánh giá giáo dục hòa nhập và đánh giá trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và

trường mầm non


15


0


0


92


6


0

100%

0

0

93,9%

6,1%

0



Biện pháp “Tổ chức trao đổi, chia sẻ kiến thức giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non” có 100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và những người làm công tác giáo dục trẻ tự kỷ đánh giá ở mức độ rất khả thi. Các biện pháp khác đều nhận được phần đông ý kiến đánh giá ở mức độ rất khả thi. Tuy nhiên chúng tôi nhận thấy còn một bộ phận GV vẫn băn khuăn về mức độ khả thi của biện pháp:

- Xây dựng nội dung, chương trình giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non

- Kết hợp các phương pháp dạy học, phương pháp giáo dục và phương pháp giáo dục đặc biệt vào giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non

- Xây dựng quy trình giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ tại trường mầm non theo mô hình kết hợp

Qua phỏng vấn đa số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và những người làm công tác giáo dục trẻ tự kỷ cho rằng các biện pháp đó có thể thực hiện nhưng sẽ gặp những khó khăn nhất định, như biện pháp Xây dựng nội dung, chương trình giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non, nội dung, chương trình giáo dục hòa nhập và kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ tự kỷ chưa có những tài liệu chính thống, phần nhiều do cóp nhặt sưu tầm. Trong khi đó nội dung, chương trình giáo dục trẻ tự kỷ

đòi hỏi phải đảm bảo được tính chính xác, hệ thống. Để khắc phục những hạn chế trên trường mầm non và trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật cần có biện pháp bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về giáo dục trẻ tự kỷ, giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ...

3.4. Kết luận chương 3

Những biện pháp mà chúng tôi đề xuất ở trên được đưa ra trên cơ sở nghiên cứu nội dung và đặc điểm hoạt động giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non tại thành phố Tuyên Quang trong điều kiện hiện nay; nghiên cứu cơ sở lý luận của công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ nói chung và giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non nói riêng.

Về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được các chuyên gia đánh giá cao. Và nếu được thực hiện đồng bộ, có sự phối kết hợp hợp lý, khoa học, các biện pháp này sẽ phát huy tác dụng một các tối ưu trong việc nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non tại thành phố Tuyên Quang.

Tuy vậy, các biện pháp đề xuất mới chỉ được khẳng định qua khảo nghiệm nên được triển khai áp dụng cần thực hiện linh hoạt, sáng tạo và có những điều chỉnh thích hợp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

Tự kỷ là một loại khuyết tật phát triển tồn tại suốt đời, thường được thể hiện ra ngoài trong ba năm đầu đời. Tự kỷ là do một rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của não bộ gây nên, chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em và người lớn ở nhiều quốc gia không phân biệt giới tính, chủng tộc hoặc điều kiện kinh tế - xã hội. Đặc điểm của nó là sự khó khăn trong tương tác xã hội, các vấn đề về giao tiếp bằng lời nói và không bằng lời nói, và có các hành vi, sở thích và hoạt động lặp đi lặp lại và hạn hẹp.

Giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ là mô hình mang lại hiệu quả cao nhất trong giáo dục trẻ tự kỷ. Giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ có vai trò phát triển tối đa tiềm năng sinh học và tâm lý; phát triển sự khoẻ mạnh trong cuộc sống hàng ngày của trẻ; hình thành và phát triển đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, khả năng lao động; giúp trẻ sống độc lập, có một cuộc sống càng bình thường và để trẻ có thể trở thành một thành viên của cộng đồng gia đình, xã hội.

Để thực hiện hiệu quả công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ thì cô giáo mầm non và gia đình, xã hội cần nhận thức đúng đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, về mục đích, vai trò của giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non trên cơ sở đó phối hợp và xây dựng các chương trình, các hoạt động phù hợp, tác động kịp thời, nâng cao chất lượng công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non.

Đa số cán bộ quản lý và giáo viên, những người làm công tác giáo dục trẻ tự kỷ tại các trường mầm non trên địa bàn thành phố Tuyên Quang và Trung tâm Phục hồi chức năng Hương Sen đều có nhận thức đúng đắn về vai trò của giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non. Đa số cán bộ quản lý và giáo viên, những người làm công tác giáo dục trẻ tự kỷ tại các trường mầm non trên địa bàn thành phố Tuyên Quang và Trung tâm Phục hồi chức năng Hương Sen đều có nhận thức tích cực về vai trò của trường mầm non và trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật trong công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non. Đồng thời cán bộ quản lý và giáo viên, những người làm công tác giáo dục trẻ tự kỷ cũng nhận thấy công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa

tuổi mầm non còn gặp rất nhiều khó khăn và thách thức, đòi hỏi giáo viên phải có sự kiên trì và lòng yêu thương trẻ..

Công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non tại thành phố Tuyên Quang đã được diễn ra nhưng hiệu quả chưa cao, chưa được như mong đợi. Đa số các hoạt động, các biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non mới chỉ diễn ra chủ yếu ỏ mức độ thỉnh thoảng chứ chưa thường xuyên, liên tục.

Từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đã đề xuất 06 biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non:

- Xây dựng nội dung, chương trình giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non

- Xây dựng kế hoạch chăm sóc giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non

- Tổ chức trao đổi, chia sẻ kiến thức giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non

- Xây dựng quy trình giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ tại trường mầm non theo mô hình kết hợp

- Kết hợp các phương pháp dạy học, phương pháp giáo dục và phương pháp giáo dục đặc biệt vào giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non

- Tăng cường kiểm tra - đánh giá giáo dục hòa nhập và đánh giá trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non

Về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được các chuyên gia đánh giá cao. Và nếu được thực hiện đồng bộ, có sự phối kết hợp hợp lý, khoa học, các biện pháp này sẽ phát huy tác dụng một các tối ưu trong việc nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non tại thành phố Tuyên Quang .

Tuy vậy, các biện pháp đề xuất mới chỉ được khẳng định qua khảo nghiệm nên được triển khai áp dụng cần thực hiện linh hoạt, sáng tạo và có những điều chỉnh

thích hợp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non tại thành phố Tuyên Quang

2. Khuyến nghị

2.1. Với Trung tâm Phục hồi chức năng Hương Sen, thành phố Tuyên Quang

Trung tâm Phục hồi chức năng Hương Sen, thành phố Tuyên Quang đã làm tốt việc phục hồi chức năng cho các bệnh nhân khuyết tật. Tuy nhiên, với quy mô như hiện nay, cơ sở vật chất và cán bộ của Trung tâm chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa, phục hồi chức năng cho bệnh nhân trên địa bàn. Do đó, cần có chính sách đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất trong lĩnh vực phục hồi chức năng cho người khuyết tật.

Cần có chính sách xã hội hóa cụ thể hơn để huy động tổng hợp các nguồn lực nhằm xây dựng đội ngũ người làm công tác xã hội chuyên nghiệp ở đây và tăng cường cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu về chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật.

Cần thu hút cán bộ có chuyên môn về Công tác xã hội để tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ của các cá nhân, tổ chức từ thiện trong và ngoài nước, giải quyết những vấn đề trong lĩnh vực kết nối các hoạt động của Trung tâm với chính quyền địa phương, cá nhân, doanh nghiệp để các bên hỗ trợ các nguồn lực, nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ của Trung tâm, đồng nghĩa với việc giúp đối tượng sớm hoà nhập cộng đồng. Mặt khác, với kiến thức và kỹ năng giải quyết vấn đề trong CTXH cá nhân và CTXH nhóm, nhân viên xã hội còn có thể can thiệp, hỗ trợ trị liệu cho những trẻ khuyết tật tại Trung tâm trong quá trình hoà nhập cộng đồng, thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho người dân về Trung tâm cũng như về các căn bệnh về khuyết tật vận động cũng như khuyết tật trí tuệ. Ngoài ra, với kinh nghiệm và các kỹ năng sẵn có, nhân viên xã hội còn có thể giúp đỡ cán bộ tai trung tâm tham vấn, giúp đỡ các gia đình cho trẻ đến điều trị tại Trung tâm, cũng có thể hỗ trợ cán bộ, nhân viên tại phòng tiếp nhận trẻ khuyết tật và các đối tượng đến điều trị tại Trung tâm.

2.2. Với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Tuyên Quang

Xây dựng kế hoạch giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ toàn địa bàn thành phố và tham mưu để Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt. Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành và các tổ chức xã hội để triển khai thực hiện kế hoạch.

Thành lập nhóm cán bộ cốt cán về GDHN; quản lý, chỉ đạo triển khai các hoạt động chuyên môn về GDHN trẻ tự kỷ.

Một lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo cùng cán bộ chuyên môn theo dõi, kiểm tra, đánh giá công tác GDHN trẻ tự kỷ của các trường.

Báo cáo định kỳ tình hình thực hiện kế hoạch GDHN trẻ tự kỷ theo yêu cầu của Sở Giáo dục và Ủy ban nhân dân thành phố.

2.3. Với các trường mầm non

Nhà trường cần làm tốt công tác tư tưởng đối với giáo viên, cha mẹ có trẻ bình thường và những bình thường để sẵn sàng đón nhận trẻ tự kỷ tham gia học tập, hòa nhập cộng đồng.

Động viên, khuyến khích giáo viên tự nguyện tham gia giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ.

Tăng cường phối hợp với Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật để có chương trình can thiệp tốt nhất cho trẻ.

2.4. Với các cơ sở giáo dục, đào tạo giáo viên mầm non

Các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng đào tạo giáo viên mầm non cần tổ chức triển khai các chương trình đào tạo về giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ cho sinh viên. Sử dụng rộng rãi hệ thống chương trình, sách hướng dẫn, tài liệu trong thực tiễn đào tạo và tự đào tạo.

Tăng cường các buổi thực tế, liên kết với các cơ sở chăm sóc - giáo dục trẻ tự kỷ để có kiến thức thực tế

2.5. Với cha mẹ trẻ

Chủ động liên hệ với giáo viên để trao đổi về vấn đề của con em mình ở trường Chủ động tìm tòi tài liệu, học hỏi kinh nghiệm trong việc dạy và chăm sóc

con em mình

Có thái độ thông cảm, nhiệt thành với giáo viên khi trò chuyện vấn đề của con mình ở nhà cũng như trên lớp

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 12/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí