Giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học phổ thông ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang thông qua hoạt động tập thể - 18

PHỤ LỤC 8

MÔ TẢ TIÊU CHÍ VÀ THANG ĐO ĐẦU VÀO VÀ ĐẦU RA


Câu 1: Thái độ sống là điều có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, vì nếu biết cách thay đổi suy nghĩ cho phù hợp với hoàn cảnh, bạn có thể thay đổi được cuộc sống của bạn theo hướng tự chủ, có thể kiểm soát và do đó, bạn sẽ hạnh phúc hơn những người khác. Phân tích từ câu hỏi này sẽ cho thấy rằng, thái độ sống tích cực chính là kỹ năng sống quan trọng trong cuộc đời mỗi người, thậm chí bạn sẽ chết nếu thiếu điều này.

Đáp án : A. Thể hiện học sinh có thái độ tiêu cực với bản thân

B. Thể hiện thái độ thiếu trách nhiệm

C. Thể hiện thái độ tích cực và có ý nghĩa

D. Thể hiện thái độ thiếu tự tin

Đáp án C là chính xác, đáp án B là không tốt, đáp án A,D có thể điều chỉnh theo hướng tích cực.

Câu 2: Cảm xúc hay xúc cảm là một hình thức trải nghiệm cơ bản của con người về thái độ của chính mình đối với sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan, với người khác và với bản thân. Sự hình thành cảm xúc là một một điều kiện tất yếu của sự phát triển con người như là một nhân cách. Cảm xúc có nhiều loại: cảm xúc đạo đức, cảm xúc thẩm mỹ, cảm xúc trí tuệ... Một đặc trưng của cảm xúc là có tính đối cực: yêu và ghét, ưa thích và không ưa thích, xúc động và dửng dưng...

Với câu hỏi: Bạn sẽ làm gì khi bị thầy cô giáo hay bố mẹ trách mắng? Thì đáp án A, B là dửng dưng vô cảm, C là xúc cảm tiêu cực, còn D là cảm xúc tích cực. Đáp án C gần đúng hơn.

Câu 3: Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với sự vật và hiện tượng có liên quan tới nhu cầu và động cơ của họ. Tình cảm cấp thấp: Là tình cảm liên quan đến sự thõa mãn những nhu cầu sinh vật của cơ thể (Như nhu cầu về mặt sinh học )

Tình cảm cấp cao là tình cảm liên quan đến những thoã mãn những nhu cầu mang tính chất xã hội và nó nói lên thái độ của con người đối vơí những mặt khác nhau của đời sống xã hội. Tình cảm cấp cao gồm: Tình cảm đạo đức, Tình cảm trí tuệ, Tình cảm thẩm mỹ, Tình cảm hoạt động.Tình cảm hoạt động thể hiện thái độ của con người đối với một đối tượng nhất định liên quan đến sự thoã mãn hay không thoã mãn nhu cầu thực hiện hoạt động, Tình cảm mang tính chất thế giới quan: tinh thần yêu nước, tinh thần quốc tế.

Đặc trưng:

+Tính nhận thức: nhận thức được đối tượng và nguyên nhân gây ra tâm lý, biểu hiện tình cảm qua các yếu tố: nhận thức, rung động, xúc cảm,…

+Tính xã hội: thực hiện chức năng xã hội.

+Khái quát, tổng hợp, động hình hóa xúc cảm.

+Ổn định bền vững khó hình thành và khó mất đi.

+Chân thực chính xác nội tâm con người.

+Đối cực, tính chất 2 mặt đối lập của tình cảm.

Chưa cần chúng ta phải làm gì cho những người thầy người cô dạy dỗ cho ta mà chỉ cần biết rằng nhớ đến thầy cô cũng là một sự tôn trọng, một biểu hiện tôn sư trọng đạo. Đó là tình cảm của những người con dành cho những người cha người mẹ thứ ha

Với câu hỏi: Theo em hành vi nào biểu hiện tình cảm dành cho các thầy cô giáo? Thì đáp án A là mới dừng ở xúc cảm, B tình cảm không bền vững, C mang tính bắt buộc, trách nhiệm, nghĩa vụ. Còn D là tình cảm bền vững cấp cao. Đáp án A dễ phát triển hơn.

Câu 4: Đây là những hành vi đời thường thể hiện tình cảm, sự tôn trọng với thầy cô giáo. Tuy nhiên các hành vi đó mang bản chất khác nhau thể hiện tính đúng đắn, chuẩn mực khác nhau.

Với sâu hỏi: Hành vi nào sau đây thể hiện truyền thống “Tôn sư trọng đạo”?

Đáp án:

C. Hành vi có giá trị.

D. Hành vi gần đúng.

A và B. Hành vi chưa chuẩn giá trị.

PHỤ LỤC 9

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ THANG ĐIỂM


Mức độ hình thành giá trị sống ở học sinh THPT thông qua hoạt động tập thể ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang


Mức độ


Nội dung tiêu chí

Đánh giá

Điểm

yêu cầu

Điểm

đánh giá


Thái độ

Yêu cầu: Tập trung lắng nghe, vỗ tay theo yêu cầu,

xử lý được nhu cầu cơ thể một cách có trật tự

+ 10


Một người vi phạm 1 lần

- 2


Gây ồn ào, hành vi vỗ tay nhanh, hình thức, đi lại

ảnh hưởng đến người khác

- 5


Có vi phạm ảnh hưởng đến chương trình phải

nhắc nhở

- 10



Xúc cảm

Yêu cầu: Biểu hiện nét mặt theo chủ đề và nội

dung bài hát, có hành động khen, bình luận sau mỗi tiết mục biểu diễn


+10


Học sinh dửng dưng, không bộc lộ tâm trạng

-2


Mất trật tự không lắng nghe

-5


Không có hành động khen, bình luận sau mỗi tiết

mục

-10



Tình cảm

Yêu cầu: Học sinh thể hiện truyền cảm các bài hát, người nghe xúc động, trầm lắng, nuối tiếc

sau mỗi tiết mục biểu diễn


+20


Học sinh biểu diễn qua loa, người nghe không tập

trung

-5


Người hát mặc trang phục không phù hợp, người nghe bình luận nhiều về thẩm mỹ trong và sau

khi biểu diễn


-10


Các tiết mục và người biểu diến không đúng với

chủ đề, học sinh làm nhiều việc riêng

-20



Hành vi

Yêu cầu: Học sinh nuối tiếc khi xem chương trình, có hành vi thực hiện, làm theo chủ đề của

chương trình


+ 30


Học sinh vội vàng bỏ về khi gần hết chương trình

-5


Thực hiện chưa tốt những yêu cầu chương trình

mang lại.

-10


Có hành vi vi phạm nghiêm trọng những thông

điệp mà chương trình yêu cầu.

-30


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.

Giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học phổ thông ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang thông qua hoạt động tập thể - 18

Tổng điểm và hướng dẫn đánh giá

Mức 1: (30-45): Sự hình thành giá trị sống qua hoạt động ở mức trung bình, Còn phải xem lại nội dung, khâu tổ chức, nguồn lực tham gia và thông điệp của chương trình chính là giá trị sống định hướng cho học sinh hành động sau đó.

Mức 2: (45-60): Sự hình thành giá trị sống ở mức độ khá, nên định hướng lại về thông điệp nhằm mang lại hiệu quả hơn về hành vi của học sinh.

Mức 3 (60-80): Sự hình thành giá trị sống ở mức độ tốt, cần duy trì và tôn vinh những hành động đẹp mà thông điệp chương trình đã mang lại cho học sinh.

PHỤ LỤC 10

KỊCH BẢN THỰC HIỆN QUY TRÌNH GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG QUA HOẠT ĐỘNG VƠI CHỦ ĐỀ “TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO”

Các bước

Nội dung

Thời gian


Vấn đề hôm nay

Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, mục đích ý nghĩa của chương trình.

Kính thưa Quý vị đại biểu

Kính thưa các thầy giáo, cô giáo

Cùng toàn thể các em học sinh yêu quý!

Lời đầu tiên cho phép tôi xin gửi tới quý vị đại biểu, các vị khách quý, các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất! Từ xa xưa nhân dân ta đã có câu:

“Muốn sang thì bắc cầu Kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”.

Từ xưa truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta đã được thể hiện thành những câu ca dao, tục ngữ như thế về nghề dạy học. Tôn vinh nghề dạy học và quý trọng thầy cô giáo vốn là nghĩa cử cao đẹp của nhân dân ta. Phát huy truyền thống tốt đẹp đó, Đảng và Nhà nước ta đã quyết định lấy ngày 20-11 hằng năm là ngày Nhà giáo Việt Nam nhằm tôn vinh nghề dạy học và ghi nhớ công lao của thầy cô giáo, những người đã cống hiến tất cả sức lực và tâm huyết cho sự nghiệp trồng người.

Thầy cô như người cha, người mẹ thứ hai của chúng ta. Thầy cô nâng đỡ ta ngay từ khi còn thơ bé, dạy dỗ ta cho tới lúc trưởng thành. Công lao to lớn ấy thật cao cả biết bao. Sự hiểu biết và nhận thức của chúng ta có được như ngày hôm nay, được thầy cô chăm bón, vun đắp bằng những tấm lòng yêu thương nhất, trìu mến nhất. Chính thầy cô đã chắp cánh cho những ước mơ của chúng ta bay cao, cung cấp hành

trang kiến thức cho chúng ta bước vào đời và giúp chúng ta


15 phút

Nội dung

Thời gian


thành công trên con đường học vấn.

Hôm nay, hoà trong không khí tưng bừng của cả nước chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. Trường THPT…… long trọng tổ chức Hoạt động tập thể kỷ niệm 33 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2015 nhằm bày tỏ lòng biết ơn đến những người cha, người mẹ thứ 2 đã dạy dỗ chúng ta nên người và cũng là để chúng ta ghi nhớ, lưu giữ và thể hiện những giá trị sống yêu thương, tôn trọng - đó là những giá trị cao đẹp, cốt lõi của dân tộc ta.

Tới dự với buổi sinh hoạt hôm nay, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu và đón tiếp sự hiện diện của:

- Hội cha mẹ học sinh:

- Về phía nhà trường chúng tôi trân trọng giới thiêu sự có mặt của:…………………………………………………. cùng …..cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường cùng ….. em học sinh trường THPT……………… cũng có mặt trong buổi lễ trọng đại này.

Xin quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo cùng tất cả các em học sinh cho 1 tràng vỗ tay thật lớn để chúc mừng sự có mặt của quý vị trong buổi sinh hoạt hôm nay.

Mở đầu chương trình mời quý vị đại biểu, các thầy cô giáo và các em học sinh cùng nghe tâm tư của bạn

….lớp……………thể hiện qua ca khúc ‘‘Nhớ ơn thầy cô’’ (Nhạc và lời: ……)

Tiếp theo chương trình mời quý vị đại biểu, các vị khách quý, các thầy cô giáo và các em học sinh cùng cảm nhận tình yêu thương của người thầy với biết bao thế hệ học sinh qua bài thơ:

‘‘Người lái đò’’

Một đời người - một dòng sông... Mấy ai làm kẻ đứng trông bến bờ,


Các bước

Nội dung

Thời gian


"Muốn qua sông phải lụy đò"

Đường đời muôn bước cậy nhờ người đưa ...

Tháng năm dầu dãi nắng mưa, Con đò trí thức thầy đưa bao người.

Qua sông gửi lại nụ cười

Tình yêu xin tặng người thầy kính thương.

Con đò mộc - mái đầu sương

Mãi theo ta khắp muôn phương vạn ngày, Khúc sông ấy vẫn còn đây

Thầy đưa tiếp những đò đầy qua sông...



Ta đang ở đâu

Có thể nói “Tôn sư trọng đạo” là truyền thống sáng ngời và là đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta. Các thầy cô giáo là những hạt nhân quan trọng trong sự nghiệp trồng người. Mỗi năm học mới đến lại gieo vào lòng các thầy cô giáo những niềm vui mới cùng với những nỗi niềm trăn trở và không ít lo âu. Nhưng cứ đến ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 các thầy cô giáo lại thấy lòng mình sống động một niềm vui, vinh dự và tự hào được học trò của mình qua các thế hệ thăm hỏi, chúc mừng với một tấm lòng thành kính thể hiện tình yêu thương, kính trọng trên những khuôn mặt rạng rỡ đầy nghĩa tình thầy trò. Thầy đã vì trò mà không ngừng tự học, tự đào tạo, nâng cao trình độ tình cảm nghề nghiệp hết lòng yêu thương học sinh, phấn đấu dạy thật tốt. Chính thầy cô giáo là những người chèo lái con thuyền đưa học sinh cập bến bến bờ tri thức. Còn học sinh chúng ta cũng vì thầy nỗ lực học thật tốt, và hoạt động tốt để đáp lại những tình cảm, tình yêu thương sự kính trọng với thầy cô giáo, các em có đồng ý không. Hôm nay chúng ta hãy thể hiện tình cảm đó qua trò chơi một trò chơi vận động xem sự thể hiện của chúng ta như thế nào nhé.

Chúng ta có 4 câu hỏi với mỗi câu có 4 đáp án A, B, C, D.


10 phút

Các bước

Nội dung

Thời gian


Chúng ta hãy chơi bằng cách người dẫn chương trình sau khi đọc câu hỏi và đọc từng đáp án một. Nếu đúng thì các em hãy gật đầu, sai thì xua tay phải và phân vân thì giơ tay. Phần này ai trả lời sai sẽ mời lên sân khấu để phạt nhé ! Chúng ta sẵn sàng chưa ? (tổ chức thi thử trước khi thi thật)

1. Mỗi sáng, khi vừa tỉnh giấc, suy nghĩ đầu tiên của bạn là gì?

A. “Thật khổ thân tôi, giờ tôi phải lê mình ra khỏi giường để đi học”

B. “Lại một ngày mới bắt đầu với tôi”

C. “Thật tuyệt vời! Hôm nay là một ngày mới, tôi sẽ có biết bao nhiêu cơ hội để làm được những điều tốt đẹp!”

D. “Không biết hôm nay có gì xảy đến với mình không”.

2. Bạn sẽ làm gì khi bị thầy cô giáo hay bố mẹ trách mắng?

A. Mặc kệ vì quá quen rồi.

B. Coi như không nghe thấy gì.

C. Tức giận và tìm cách phản kháng.

D. Bình tĩnh, thư giãn, kiềm chế và quyết định làm gì.

3. Theo em hành vi nào biểu hiện tình cảm dành cho các thầy cô giáo?

A. Vui khi được cô giáo khen và buồn khi bị cô giáo trách phạt.

B. Lần nào cũng vậy khi chia tay các thầy cô giáo thực tập thì cả lớp đều khóc.

C. “Tôn sư trọng đạo” là nghĩa vụ của học sinh với thầy cô giáo.

D. Sau này dù có đi đâu cũng luôn nhớ lớp, nhớ trường, nhớ thầy cô giáo.

4. Hành vi nào sau đây thể hiện truyền thống “Tôn sư trọng đạo”?

A. Tặng thầy cô giáo những món quà đắt tiền.

B. Gọi thầy giáo là “Bố”, Cô giáo cô giáo là “mẹ”.

C. Lưu lại trong ký ức những hình ảnh thầy cô giáo mà các


Các bước

Nội dung

Thời gian


em yêu quý nhất.

D. Khi làm bất cứ việc gì đều suy nghĩ tới những điều đã học.

(Phần trả lời đến khi có 10 học sinh trả lời sai hoặc chưa đúng thì dừng lại)

Kính thưa Quý vị đại biểu Kính thưa các thầy giáo, cô giáo

Cùng toàn thể các em học sinh yêu quý!

Có thể thấy học sinh chúng ta đã thể hiện tình cảm rất rõ qua các câu hỏi thể hiện kiến thức về thái độ, xúc cảm, tình cảm và hành vi ứng xử tốt đẹp với thầy cô giáo. Chỉ có một số em muốn thể hiện nhiều hơn tình cảm của mình. Sau đây xin mời các em bốc thăm thứ tự và chia thành 2 đội.

Mời các em bầu ra nhóm trưởng và về vị trí ngồi, xem phần tiếp theo của chương trình và cùng nhau viết cảm nghĩ của của nhóm về biểu hiện tình yêu, sự kính trọng với thầy cô

giáo của mình.



Ta sẽ làm gì

Thầy cô giáo là người mang đến cho các em kiến thức, chắp cánh cho các em những ước mơ bay cao, bay xa, cho các em hành trang tri thức vào đời và trở thành những con người hữu ích cho xã hội. Sau này khi các em lớn lên, đôi chân dù có đi xa đến đâu vẫn không thể bỏ quên những ký ức về lòng biết ơn đối với những người thầy, người cô đã tận tình dạy bảo các em! Tiếp theo chương trình tôi xin trân trọng giới thiệu và kính mời thầy………………….lên giao lưu với thầy và trò trường THPT…….

- Câu hỏi cho thầy cô giáo: Cảm nghĩ của thầy cô trong không khí vui tươi đầm ấm ngày 20-11 hôm nay?

- Thầy cô có cảm nhận như thế nào về tình cảm của học sinh ngày nay?

- Trong thời gian dạy học kỷ niệm nào về học sinh mà thầy


20 phút

Xem tất cả 154 trang.

Ngày đăng: 21/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí