38
thể của Đảng thể hiện ở chỗ, Đảng lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và quá trình xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Đảng định hướng, yêu cầu nội dung và những vấn đề cơ bản phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Thông qua các tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên, Đảng chỉ đạo, giáo dục, tuyên truyền nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Vai trò của Nhà nước thể hiện cụ thể ở vi ệc quản lý, điều hành các hoạt động; tổ chức và phát huy sức mạnh của các lực lượng, các tổ chức và toàn dân trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao .
Nguồn nhân lực chất lượng cao vừa là đối tượng vừa là chủ thể. Với tư cách là đối tượng , họ chịu sự tác động trực tiếp của các chủ thể khác trong quá trình thực hiện nội dung, hình thức, biện pháp phát triển. Họ là đối tượng từ việc tuyển chọn, giáo dục - đào tạo, bồi dưỡng , bố trí, sắp xếp, sử dụng, quản lý, đến thực hiện chính sách, đãi ngộ. Với tư cách là chủ thể, họ là lực lượng trực tiếp tham gia xây dựng, phát triển mình. Đặc biệt, từng người và cả nguồn nhân lực phải tích cực, tự giác lao động sáng tạo, nhiệt tình và ý thức trách nhiệm cao trong thực hiện nhiệm vụ, phấn đấu để hoàn thiện bản thân, hoàn thành nhiệm vụ, lao động với năng suất, chất lượng, hiệu quả cao nhất; đồng thời phát huy vai trò “đầu tàu” đóng góp xứng đáng vào phát triển nguồn nhân lực ở địa phương, lĩnh vực, đơn vị và toàn xã hội. Vai trò, tư cách đối tượng và chủ thể của nguồn nhân lực chất lượng cao là thống nhất. Vì thế, khi xác định và thực thi giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phải đồng thời tạo điều kiện, cơ chế, chính sách động viên, khuyến khích, khơi dậy từng người nỗ lực phấn đấu vươn lên.
2.1.2. Tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay
Một là, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế; thực hiện xóa đói giảm nghèo; thúc đẩy tiến bộ, công bằng xã hội.
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế. Thực tế Việt Nam cho thấy:
39
Sau hơn hai mươi lăm năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Trong 10 năm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010, kinh tế nước ta tiếp tục tăng trưởng nhanh, đạt tốc độ bìn h quân 7,26%/năm, GDP năm 2010 so với năm 2000 theo giá th ực tế gấp 3,26 lần [43, tr.177].
Một nhân tố rất quyết định trong việc tạo nên những thành tựu và sự tăng trưởng đó là nước ta có lực lượng lao động dồi dào, nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, Đảng và Nhà nước đã chú trọng phát triển nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng. Vai trò quyết định của phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đối với sự tăng trưởng kinh tế thể hiện ở chỗ: thứ nhất, tạo ra lực lượng lao động chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, thực hiện đổi mới khoa học lãnh đạo, quản lý, khoa học công nghệ, cải tiến kỹ thuật trong các lĩnh vực kinh tế; thứ hai, trên cơ sở đó nâng cao năng suất lao động, tăng hàm lượng chất xám, tri thức và tính cạnh tranh của sản phẩm lao động; thứ ba, tạo ra lực lượng trực tiếp thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ, phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, then chốt và công nghệ cao; thứ tư, tạo ra lực lượng cán bộ, người lao động, đội ngũ chuyên gia giỏi có khả năng hội nhập quốc tế, tiếp thu và vận dụng các thành tựu khoa học công nghệ, quản lý kinh tế tiên tiến trên thế giới, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.
Nếu không có nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu, hoặc
Có thể bạn quan tâm!
- Các Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Phương Hướng Và Giải Pháp Phát Huy Vai Trò Của Giáo Dục - Đào Tạo Với Việc Phát Triển Nguồn Nhân Lực Chất
- Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Và Tầm Quan Trọng Của Việc Phát Triển Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Ở Việt Nam Hiện Nay
- Giáo dục - Đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay - 5
- Vai Trò Của Giáo Dục - Đào Tạo Với Việc Phát Triển Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Ở Việt Nam Hiện Nay
- Yêu Cầu Giáo Dục - Đào Tạo Trong Việc Phát Triển Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Ở Việt Nam Hiện Nay
- Thực Trạng Thực Hiện Vai Trò Của Giáo Dục - Đào Tạo Với Việc Phát Triển Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Ở Việt Nam Hiện Nay
Xem toàn bộ 207 trang tài liệu này.
nguồn nhân lực này vừa thiếu vừa kém về trình độ, hạn chế về chất lượng so với mặt bằng chung của khu vực và thế giới, thì nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế khó có thể khắc phục. Hiện nay, “tỷ lệ công nghệ cao trong các doanh nghiệp Việt Nam còn kém Thái Lan 15 lần, Malaixia 25 lần, kém Xinhgapo khoảng 35 lần. Đây là một nhân tố dẫn đến n ăng xuất lao động nước ta còn thấp hơn các nước trong khu vực từ 2 đến 15 lần. Không thể có sự tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, nếu như
40
chúng ta không có được lực lượng lao động giỏi, không có được nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu, không thực sự quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là nhân tố quyết định trong việc thực hiện các mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là tạo ra lực lượng nòng cốt, “đầu tàu” của nhân tố chủ yếu quyết định ấy, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở đó, tạo ra điều kiện vật chất, tinh thần, khả năng kinh tế - xã hội cho việc xóa đói giảm nghèo. Ở nước ta thời gian qua, chúng ta đã xây dựng và tạo ra được nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu và nguồn nhân lực này đã phát huy vai trò to lớn tăng trưởng kinh tế, tạo nền tảng cho xóa đói giảm nghèo. Theo báo cáo kết quả thực hiện mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn 2006 - 2010:
Tỷ lệ hộ nghèo: mục tiêu 30%, đạt được còn 31,2%; xã có đường xe cơ giới từ trung tâm đến thôn, bản: mục tiêu: 80%, đạt được 75,2%; xã có đủ trường trung học cơ sở kiên cố: mục tiêu 100%, đạt được 94,7%; xã có học sinh tiểu học trong độ tuổi đến trường: mục tiêu 95%, đạt được 90%; xã có trạm y tế chuẩn quốc gia 100%, đạt được 41,2%; số thôn, bản có điện: mục tiêu 90%, đạt được 73,8%; số hộ có đủ nước sinh hoạt: mục tiêu 80%, đạt được 67,8% [131, tr.1].
Sau 12 năm thực hiện (1999 - 2010), Chương trình đã góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, miền núi. Theo Báo cáo của Ủy ban Dân tộc,
thực hiện Chương trình này giai đoạn 2006 - 2010, triển khai tại
1.848 xã thuộc 50 tỉnh, đã xây dựng được gần 13.000 công trình hạ tầng thiết yếu như điện, đường, trường, trạm, hỗ trợ sản xuất cho hơn 2,2 triệu hộ, đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ hơn 460.000 cán bộ xã, thôn bản, hỗ trợ kinh phí cho gần 930.000 lượt học sinh con em hộ nghèo…, giảm tỷ lệ xã đặc biệt khó khăn từ 47,5% năm 2006 xuống còn 28,8% năm 2010; 100% số xã ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số có trạm y tế, trường tiểu học; mạng lưới dịch vụ bưu
41
điện viễn thông đến 100% số huyện, phủ sóng phát thanh 90%, truyền hình 80% lãnh thổ; đài truyền hình và phát thanh Trung ương và nhiều địa phương có chương trình tiếng dân tộc thiểu số [126, tr.5].
Nước ta đạt được kết quả xóa đói giảm nghèo một cách khá ngoạn mục trong thời kỳ đổi mới, mà một yếu tố quyết định là đã chú trọng phát triển nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao. Mạng Eurasia Review dẫn đánh giá của các chuyên gia Viện Nghiên cứu phát triển thuộc Đại học Tổng hợp Pari nhận định kinh tế Việt Nam là “một hiện tượng phát triển thần kỳ ở châu Á sau nhiều năm khó khăn nghiêm trọng do chiến tranh gây ra”; “Chỉ trong vòng 15 năm, đã có 25 triệu người dân Việt Nam thoát nghèo” [ 6, tr.8].
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là nhân tố quyết định thúc đẩy
tiến bộ và công bằng xã hội. Nhờ có nguồn nhân lực chất lượng cao, một loạt các chỉ số về tỷ lệ lao động qua đào tạo, có tay nghề, đội ngũ trí thức, c huyên gia giỏi được tăng lên; các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ được đẩy mạnh, kinh tế - xã hội phát triển, thúc đẩy tiến bộ, công bằng xã hội, thực hiện các chính sách xã hội và bảo đảm an sinh xã hội được tốt hơn. Vai trò quyế t định của việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đối với tiến bộ và công bằng xã hội thể hiện ở chỗ: thứ nhất, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao trực tiếp quyết định tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân; thứ hai, góp phần quan trọng giáo dục tuyên truyền, định hướng và tổ chức thực hiện bảo đảm phát huy dân chủ, thực hiện các chính sách xã hội theo hướng tiến bộ, công bằng.
Theo báo cáo, “chỉ số phát triển con người ở nước ta tăng từ mức 0,683 năm 2000 lên 0,733 năm 2008, xếp thứ 100/177 nước, thuộc nhóm trung bình cao; hoàn thành 6/8 nhóm Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDG) do Liên hợp quốc đặt ra cho các nước đang phát triển đến năm 2015” [ 43, tr.154]. Và “nhiều nước có thu nhập quốc dân theo đầu người cao hơn Việt Nam, như In -đô-nê- xia, Ai Cập, Goa-tê-ma-na, Na-mi-bi-a, thậm chí GDP trên đầu người rất cao như Nam Phi…, song các chỉ số về tuổi thọ và giáo dục thấp nên đã bị xếp
42
hạng thấp hơn Việt Nam về phát t riển con người. Năm 2005, Việt Nam đứng thứ 108/177 nước, GDP đầu người từ 200 đôla năm 1990 lên khoảng 600 đôla Mỹ năm 2005; tuổi thọ lên từ 63 tuổi (1990) đến 71,5 tuổi năm 2005” [ 60, tr.3].
Hai là, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là yêu cầu cấp bách của thời đại, của nền kinh tế tri thức, của công cuộc đổi mới chấn hưng đất nước hiện nay.
Trong thời đại hiện nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại có bước phát triển nhảy vọt và được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đạt được những kỳ tích mà cho đến nay chúng ta chưa thể dự đoán và tiên lượng hết được. Các loại công nghệ cao trở thành tiêu điểm cạnh tranh giữa các quốc gia, đặc biệt là giữa các nước lớn. Công nghệ thông tin nổi lên như là “điểm nhấn” của cách mạng khoa học công nghệ, phát triển hết sức mạnh mẽ dẫn đến sự xuất hiện và phát triển "xã hội thông tin toàn cầu", nền kinh tế tri thức. Những sản phẩm của công nghệ mới hiện đại liên tục được ứng dụng trong thực tiễn làm biến đổi thái độ và hành vi ứng xử của con người. Hàng loạt phương tiện thông tin mới, những công cụ tìm kiếm dữ liệu, công cụ giao dịch, phần mềm xử lý công việc, khả năng tải lên mạng, ... đã giúp cho con người ở bất cứ nơi đâu trên hành tinh làm việc và giao dịch với nhau nhanh hơn, chính xác hơn.
Kinh tế tri thức là “nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra công nghệ, phổ
cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra nhiều của cải, nâng cao chất lượng cuộ c sống” [34, tr.152]. Trong nền kinh tế tri thức, sự sáng tạo, đổi mới thường xuyên là động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển; ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trở thành một nhân tố quan trọng nhất. Nền kinh tế tri thức được xác định dựa trên các tiêu chí chính: từ 70% trở lên GDP là do đóng góp của các ngành kinh tế tri thức; từ 70% trở lên giá trị gia tăng do lao động trí óc mang lại; từ 70% trở lên lực lượng lao động xã hội là lao động trí óc; từ 70% trở lên vốn sản xuất là vốn về
43
con người, tri thức trở thành nguồn lực mới tạo ra lực lượng sản xuất hoàn toàn mới cả về số lượng, chất lượng và hiệu quả.
Toàn cầu hoá phản ánh tính chất hết sức sâu rộng của xu thế hiện nay; toàn cầu hóa gắn liền với mở cửa, hội nhập, giao lưu, đối thoại giữa các nền văn hóa, làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần xã hội. Thông qua đó, tạo cơ hội hiểu biết lẫn nhau, tăng cường trao đổi giữa các nước, khắc phục mâu thuẫn và xung đột, tăng cường hợp tác và hiểu biết lẫn nhau , cùng quan tâm đến sự phát triển chung của nhân loại. Toàn cầu hóa phát triển làm cho việc hội nhập quốc tế không đơn thuần là hội nhập về kinh tế, mà là hội nhập trên tất cả các lĩnh vực. Quá trình hội nhập quốc tế sẽ tạo thời cơ và thách thức mới đối vớ i sức mạnh quốc gia theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực.
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là yêu cầu cấp bách của thời đại, của nền kinh tế tri thức, của công cuộc phát triển, chấn hưng đất nước của các quốc gia hiện nay, đặc biệt là Việt Nam. Trong điều kiện cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, kinh tế tri thức và toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, một đất nước muốn phát triển, hội nhập khu vực và quốc tế thì nhất thiết phải tiến hành cách mạng, đổi mới giáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực với những nhận thức mới và phương pháp mới trên nền tảng của tư duy mới về con người, về nguồn nhân lực. Nó đòi hỏi giáo dục - đào tạo phải được đổi mới và hiện đại hóa một cách căn bản, toàn diện. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là đòi hỏi b ức bách của nhiều quốc gia trong điều kiện mới. Mỗi nước xuất phát từ đặc điểm và nhu cầu của mình mà tiến hành thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao riêng, phù hợp.
Những thập kỷ cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, Mỹ đã rất chú trọn g phát triển nguồn nhân lực và nhân tài đất n ước. Các chuyên gia Mỹ cho rằng:
vị trí độc tôn của Mỹ trong thế kỷ XXI không chỉ là quân sự, mà còn
cả về kinh tế, tài chính và công nghệ cao. Mỹ xác định “tâm điểm” của mọi chiến lược là đẩy mạnh giáo dục phá t triển nhân lực chất
44
lượng cao và nhân tài đất nước, chính sách thu hút nhân tài toàn thế giới. Hàng năm, Mỹ cấp hơn 10.000 visa cho các chuyên gia khoa học trên thế giới vào Mỹ dưỡng bệnh nghỉ ngơi, nếu có nhu cầu thì có thể định cư lâu dài tại Mỹ [76, tr.130-139].
Nhật Bản thực hiện chiến lược phát triển đất nước dựa vào khoa học, kỹ thuật, công nghệ, mà cốt lõi là dựa vào tri thức, dựa vào nhân tài, mà nền tảng là phát triển giáo dục - đào tạo. Đến nay, Nhật Bản không những là quốc gia có tiềm lực kinh tế lớn mà còn có nền giáo dục phát triển, có tiềm lực khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại vào loại nhất nhì thế giới.
Trung Quốc là một nước đông dân, đến nay đã phát triển vượt bậc , đứng
thứ hai thế giới về tổng thu nhập quốc dân. Có được thành tựu đó là bởi Trung Quốc đã rất chú trọng đến giáo dục - đào tạo, tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài, coi đó là “kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước”. Trung Quốc tập trung đẩy mạnh cải cách cơ chế, chương trình, nội dung và phương pháp giáo dục - đào tạo, nhấn mạnh giáo dục - đào tạo quốc dân hiện đại là yếu tố quan trọng để phát triển nguồn nhân lực và nhân tài đất nước theo yêu cầu hướng lên hiện đại, hướng ra thế giới và tương lai ” [76, tr.178-182].
Như vậy, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thực sự là một vấn
đề cấp bách của thời đại ngày nay, trong chiến lược phát triển của các quốc gia. Các quốc gia dân tộc, dù là nước lớn hay nước nhỏ, đều phải quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, mà chiến lược giáo dục - đào tạo là nền tảng cơ bản, quốc sách hàng đầu. Nước ta không thể đạt được mục tiêu đến năm 2020, về cơ bản, trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại như Đại hội XI của Đảng xác định; sự nghiệp đổi mới chấn hưng đất nước không thể thành công, nếu không có được nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đủ mạnh, xứng tầm, nếu không quan tâm đúng mức đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
45
2.2. QUAN NIỆM, VAI TRÒ, NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG VÀ YÊU CẦU GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.2.1. Quan niệm về giáo dục - đào tạo đối với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay
* Khái niệm giáo dục - đào tạo
Giáo dục - đào tạo là một thuật ngữ kép của hai thuật ngữ giáo dục và đào tạo. Trong khái niệm giáo dục có bao hàm cả đào tạo; khái niệm đào tạo cũng có nội dung của giáo dục. Giáo dục là “Hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra” [170, tr.379]. Theo Đại từ điển tiếng Việt, đào tạo là “D ạy dỗ, rèn luyện để trở nên người có hiểu biết, có nghề nghiệp” [184, tr.593].
Như vậy, khái niệm giáo dục có nghĩa rộng hơn, bao gồm cả đào tạo, còn khái niệm đào tạo tuy cũng có nội dung của giáo dục, nhưng c hủ yếu thiên về dạy dỗ, rèn luyện để trở nên người có chuyên môn, nghề nghiệp. Khái niệm chúng ta dùng ở đây là giáo dục - đào tạo, nhưng là giáo dục - đào tạo gắn với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước. Vì vậy, đây là khái niệm tổng hợp mà nội hàm của nó gồm cả giáo dục và đào tạo trong sự gắn kết không tách rời nhằm hướng tới mục tiêu xác định. Điều 2 Luật Giáo dục (đã được sửa đổi bổ sung năm 2009) ghi:
Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn
diện, có đạo đức, trí tuệ, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [140, tr.32].
Giáo dục - đào tạo là hoạt động tự giác có mục đích của các chủ thể nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất, hình