Giáo dục - Đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay - 5

30

hoạt động và chuyên môn của mình, mà còn có đầy đủ đạo đức của ng ười cách mạng, tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, thật sự “vừa hồng, vừa chuyên” như Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ giáo. Đó là những người “giỏi”, “đầu đàn” trên tất cả các mặt, các lĩnh vực hoạt động , nòng cốt trong nguồn nhân lực quốc gia.

Nguồn nhân lực chất lượng cao cần được hiểu một cách toàn diện với các yếu tố số lượng, chất lượng và cơ cấu. Cả ba yếu tố: số lượng, chất lượng và cơ cấu quan hệ biện chứng với nhau trong chỉnh thể thống nhất tạo nên sức mạnh, khả năng lao động, vai trò “đầu tàu”, nòng cốt và sự phá t triển của nguồn nhân lực này.

- Tiêu chí đánh giá (định tính, định lượng) nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay.

Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh phát triển nguồn nhân lực, “Đặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, độ i ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn” [43, tr.130]. Căn cứ vào quan điểm của Đảng và đặc biệt là tình hình nguồn nhân lực hiện nay, có thể xem xét nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay gồm:

+ Những cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi.

+ Đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi.

+ Người lao động lành nghề.

+ Các cán bộ khoa học, công nghệ.

Những lực lượng nằm trong nguồn nhân lực chất lượ ng cao nêu trên cũng phù hợp với kết quả khảo sát của tác giả luận án. Theo kết quả khảo sát bằng phiếu, với câu hỏi lực lượng nào là nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay, nhìn chung đều nhất trí các lực lượng kể trên với tỷ lệ khá cao. Trên 54% số giáo viên đại học được hỏi cho là những cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi; 77,5% cho là những chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 207 trang tài liệu này.

31

khoảng 90% cho là những lao động lành nghề; 88,77% cho là những cán bộ khoa học, công nghệ. Tỷ lệ này tương ứng ở số sinh viên được hỏi là: 67,73%, 83,93%, 89,63%, 87,04% [phụ lục 3].

Giáo dục - Đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay - 5

Số lượng là “cốt vật chất”, nói lên quy mô của nguồn nhân lực này. Vấn đề trước hết là bảo đảm cho nguồn nhân lực chất lượng cao có đủ số lượng theo yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới.

Chất lượng là một yếu tố có nội dung rộng lớn, nói lên trình độ toàn diện, được thể hiện thông qua những chỉ tiêu chủ yếu về chất lượng con người. Chất lượng con người bao gồm: thể chất, sức khỏe; chất lượng chính trị; trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ; năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo; trình độ lành nghề, khả năng lao động; năng lực thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ; phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong công tác... Nội dung của những yếu tố cấu thành đó có sự phát triển, thay đổi do sự quy định, phát triển của tình hình nhiệm vụ mà nguồn nhân lực chất lượng cao trực tiếp đảm đương gắn với cương vị , chức trách và chuyên môn, lao động của họ, gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới.

Cơ cấu là chỉ số quan trọng tạo nên chất lượng, sức mạnh của cả nguồn

nhân lực này. Cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao thể hiện ở cơ cấu theo cương vị công tác; cơ cấu lứa tuổi, giới tính; cơ cấu dân tộc, vùng miền; thâm niên công tác; trình độ học vấn, đào tạo, chuyên môn...; cơ cấu lĩnh vực, ngành nghề lao động.

Về định lượng:

Nguồn nhân lực nói chung cần được xác định dựa trên quy mô dân số, cơ cấu tuổi, giới tính và sự phân bố dân cư theo khu vực và vùng lãnh thổ của dân số. Theo đó, nguồn nhân lực chất lượng cao bao gồm những người có mặt bằng học vấn, trí tuệ, khả năng lao động, cả lao động trí óc và chân tay cao hơn nguồn nhân lực đất nước nói chung; định lượng nguồn nhân lực chất lượng phải phù hợp với quy mô của nguồn nhân lực đất nước.

32

Về định tính:

Nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay là những người có trình độ học vấn từ đại học, hoặc lao động lành nghề từ trung học nghề trở lên.

Đây là tiêu chí đầu tiên về nguồn nhân lực chất lượng cao. Các tiêu chí cụ thể biểu hiện trình độ học vấn của người lao động là các tiêu chí quan trọng phản ánh chất lượng nguồn nhân lực. Mỗi giai đoạn khác nhau thì yêu cầu về trình độ học vấn đối với nguồn nhân lực có sự khác nhau. Hiện nay, xác định trình độ học vấn như trên là phù hợp, hợp lý so với mặt bằng học vấn chung của đất nước và thế giới. Trình độ họ c vấn được biểu hiện theo nhóm tuổi, theo các cấp giáo dục: phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, đại học, sau đại học. Đây là tiêu chí cứng, tuy nhiên không phải ai có trình độ học vấn như trên thì nghiễm nhiên gọi là nhân lực chất lượng cao, mà còn phải đáp ứ ng các tiêu chí khác.

Có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật giỏi, cao hơn mức trung bình của nguồn nhân lực đất nước.

Tiêu chí này là trình độ đào tạo, hiểu biết, kỹ năng thực hành chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ của nhân lực chất lượng cao. Đề án Ngh iên cứu tổng thể về giáo dục, đào tạo và phân tích nguồn nhân lực Việt Nam do UNESCO, UNDP và Bộ Giáo dục - đào tạo thực hiện đã phân loại trình độ chuyên môn kỹ thuật như: trên đại học, đại học và cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật có bằng, công nhân kỹ thuật không bằng. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật của người lao động là tiêu chí có ý nghĩa trực tiếp quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực; đối với nguồn nhân lực chất lượng cao, tiêu chí này phải đạt cao hơn mức trung bình củ a nguồn nhân lực.

Có phẩm chất, năng lực thực tế tốt, sáng tạo, linh hoạt, có khả năng làm nòng cốt, lôi kéo và dẫn dắt tập thể, cộng đồng trong các hoạt động lao động sản xuất, khoa học và chính trị, xã hội.

Tiêu chí về năng lực, phẩm chất là tiêu chí rất quan trọng, bao gồm: tập quán, phong tục, thói quen, phong cách, đạo đức, lối sống, truyền

33

thống, văn hóa dân tộc, trong đó trình độ chuyên môn kỹ thuật, khả năng sáng tạo, tính linh hoạt thích ứng với sự biến động của tình hình, của nghề nghiệp, là một tiêu chí quan trọng thể hiện chất lượng của nguồn nhân lực. Tiêu chí này còn nói lên vai trò, tầm ảnh hưởng của nguồn nhân lực chất lượng cao trong tất cả các lĩnh vực hoạt động, thể hiện ở việc họ làm nòng cốt, dẫn dắt tập thể, cộng đồng trong các hoạt độ ng lao động sản xuất, khoa học và chính trị, xã hội.

Có sức khỏe tốt đáp ứng yêu cầu hoạt động trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.

Chỉ số phát triển con người (HDI) là một chỉ số quan trọng để đánh giá nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng. Tiêu chí về tình trạng sức khỏe của con người, của dân cư, đó là trạng thái thoái mái về thể chất và tinh thần và xã hội của con người. Các tiêu chí cơ bản phản ánh sức khỏe là thể lực (chiều cao, cân nặng), bệnh tật, tuổi thọ. Người lao động, chuyên gia giỏi, cán bộ khoa học, cán bộ quản lý, lãnh đạo có sức khỏe tốt, thì sẽ mang lại lợi ích kinh tế - xã hội nhiều hơn nhờ huy động sức mạnh, sự bền bỉ, dẻo dai, tập trung trí tuệ cao trong công việc.

Có cơ cấu hợp lý theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Đây là tiêu chí nói về toàn bộ nguồn nhân lực chất lượng cao. Toàn bộ cơ cấu về độ tuổi, giới tính; về thành phần xã hội, dân tộc, tôn giáo; về trình độ học vấn; trình độ chuyên môn nghề nghiệp; về vùng miền, các lĩnh vực hoạ t động phản ánh tính hợp lý và sức mạnh của nguồn nhân lực chất lượng cao trong một quốc gia, một ngành, lĩnh vực trong giai đoạn lịch sử nhất định.

Các vấn đề định lượng và định tính nêu trên quan hệ chặt chẽ với nhau, nói lên chất lượng toàn diện và cao hơn của nguồn nhân lực này so với số còn lại của nguồn nhân lực đất nước. Tuy nhiên trong thực tiễn, các dấu hiệu tiêu chí trên cần phải được xem xét linh hoạt, cụ thể đối với từng loại nguồn nhân lực trong từng lĩnh vực cụ thể, để xác định ai là người nằm trong nguồn nhân lực chất lượng cao; tránh phiến diện, máy móc.

34

* Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Phát triển là tổng thể hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra giá trị vật chất, tinh thần phục vụ cho nhu cầu con người và yêu cầu phát triển xã hội. Mỗi loại hình, mỗi loại giá trị có yêu cầu phát triển riêng. Phát triển con người khác với phát triển những điều kiện phục vụ cho con người. Nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay là kết quả của quá trình phát triển giáo dục - đào tạo trong nhiều thập kỷ qua, gắn với quá trình cách mạng, với sự nghiệp đổi mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Căn cứ vào đặc điểm đối tượng và phương pháp xem xét nêu trên, có thể quan niệm:

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là tổng thể hoạt động của Đảng, Nhà nước, toàn xã hội và người lao động, với những nội dung, hình thức, biện pháp, cơ chế, chính sách thích ứng, đặc biệt là giáo dục - đào tạo, nhằm tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao với số lượng đáp ứng yêu cầu, chất lượng ngày càng cao và cơ cấu phù hợp, đồng thời khơi dậy và phát huy vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao trong snghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là tổng thể hoạt động chủ động

có mục đích được tổ chức chặt chẽ, bao hàm những vấn đề cơ bản phản ánh mục đích, nội dung, nhiệm vụ p hát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ mới. Đây là quá trình biện chứng thể hiện ở các quá trình cụ thể có quan hệ mật thiết với nhau: thứ nhất, đó là quá trình giáo dục - đào tạo và bồi dưỡng để phát triển từng người và cả nguồn nhân lực chất lượng cao; thứ hai, đó là quá trình sử dụng, quản lý và bổ sung những nội dung mới trong nguồn nhân lực chất lượng cao theo yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ mới; thứ ba, đó là quá trình khơi dậy, huy động, phát huy vai trò, sức mạnh nguồn nhân lực này trong thực tiễn. Ba quá trình đó diễn ra đồng thời trong mối quan hệ tác động biện chứng suốt quá trình phát triển nguồn nhân lực chất lượn g cao. Quá trình

35

này phải được các chủ thể nhận thức đúng đắn và đầy đủ thì mới có thể thực hiện tốt.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là quá trình thực hiện các nội

dung, hình thức, biện pháp tác động vào từng bộ phận và từng người, kích thích, khơi dậy, thúc đẩy, tạo điều kiện để từng người phấn đấu, rèn luyện và cả nguồn nhân lực chất lượng cao phát triển. Quá trình này phải tuân theo những vấn đề mang tính quy luật của sự hình thành, phát triển nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực chất lượng cao khôn g phải tự nhiên mà có, mà được hình thành, phát triển và phát huy một cách chủ động, tích cực gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và phục vụ sự phát triển chiến lược ấy. Nước ta hiện nay, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cần tập trung vào phát triển những cán bộ, những chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp, kinh doanh giỏi, những lao động giỏi, lành nghề, để họ thực sự là lực lượng "đầu tàu", "mũi nhọn" trong nguồn nhân lực, cống hiến nhiều nhất, tốt nhất cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Mục đích phát triển là nhằm tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu; đồng thời, khơi dậy và phát huy vai trò, sức mạnh của cả nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp đổi mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế thời kỳ mới.

Nội dung phát triển là toàn diện, gồm:

Phát triển về số lượng. Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước, từng lĩnh vực, địa phương để xác định phát triển về số lượng cho phù hợp; khắc phục tình trạng có mà không sử dụng, thiếu không đáp ứng yêu c ầu, thậm chí lãng phí, chất lượng thấp không đáp ứng tốt yêu cầu.

Phát triển về chất lượng là quá trình phát huy, phát triển, giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao toàn diện các yếu tố cấu thành chất lượng con người, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới.

36

Phát triển vcơ cấu nhân lực chất lượng cao là nhằm tạo nên tính chỉnh thể nguồn nhân lực chất lượng cao, ở lĩnh vực nào, ngành nào, địa phương, đơn vị nào cũng có, đáp ứng cao nhất yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của từng lĩnh vực, địa phương và cả nước . Đó là việc làm sao có cơ cấu hợp lý trên các lĩnh vực, địa phương, để phát huy cao nhất nguồn lực chất lượng cao và sức mạnh từng người trên từng lĩnh vự c, ngành nghề, vùng miền.

Hình thức, biện pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta trong thời kỳ mới rất phong phú, đa dạng, gồm các hoạt động về tư tưởng, tổ chức và chính sách nhằm xây dựng, khơi dậy, phát huy nguồn nhân lực này vslượng, chất lượng và cơ cấu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đó là những hoạt động về: công tác quy hoạch, tạo nguồn, giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, sử dụng; công tác khen thưởng, kỷ luật; tạo môi trường phấn đấu, cống hiến và rèn luyện trong thực tiễn; thực hiện cơ chế, chính sách và chế độ đãi ng; phát huy vai trò, trách nhiệm của các chủ thể và vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao; ở đây, tập trung chủ yếu vào giáo dục - đào tạo.

Trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, cần chú ý thực hiện t ốt một số khâu quan trọng:

Quy hoạch, tạo nguồn, tuyển chọn là khâu cơ bản có tính quyết định đầu tiên trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để có được nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu, xứng tầm với nhiệm vụ. Quy hoạch cần thể hiện sâu sắc quan điểm về cán bộ và công tác cán bộ của Đảng, không để tình trạng “nhờ tiền tài hay một thế lực gì khác mà chui vào lọt…” [106, tr.22] trong quy hoạch, lựa chọn, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trong lãnh đạo, quản lý, khoa học, các ngành kinh tế then chốt. Căn cứ vào phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn, khả năng phát triển của t ừng người, xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh, từng loại nguồn nhân lực mà quy hoạch cho phù hợp.

Giáo dục - đào tạo là khâu quan trọng quyết định trong phát triển nguồn

nhân lực chất lượng cao . Nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao không thể tự phát hình thành, phát triển mà phải được giáo dục - đào tạo,

37

bồi dưỡng một cách có kế hoạch. Giáo dục - đào tạo là công việc phải được tiến hành có hệ thống, cơ bản lâu dài, rất khó khăn , phải kiên quyết thực hiện tốt, phải “như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu” [113, tr.275]. Chất lượng của nguồn nhân lực này phụ thuộc rất quyết định vào giáo dục - đào tạo được thực hiện như thế nào, với chương trình, nội dung ra sao và chất lượng đến đâu. Giáo dục - đào tạo là chủ đề mà luận án tập trung nghiên cứu theo mục tiêu, nhiệm vụ đã xác định.

Btrí, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao là khâu có tầm quan trọng

đặc biệt. Dù tuyển chọn, quy hoạch, giáo dục đào tạo, bồi dưỡng có thực hiện tốt, nhưng việc bố trí, sử dụng không đúng, mang nặng chủ nghĩa cá nhâ n, sử dụng không theo chuyên ngành đào tạo, trình độ chuyên môn, năng lực thực tiễn, khả năng lao động, vi phạm nguyên tắc, thì chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của nhân lực sẽ không cao. Ssai sót, thiếu khách quan, bố trí, sử dụng không đúng ngườ i, đúng việc sẽ dẫn đến hậu quả xấu, ảnh hưởng rất tiêu cực đến chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao.

Quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao là một mắt khâu quan trọng. Trong điều kiện kinh tế thị trường , mở cửa và hội nhập quốc tế hiện nay, vấn đquản người lao động, đặc biệt là người lao động giỏi, chất lượng cao, chuyên gia đầu đàn… càng trở nên quan trọng, cần có cơ chế quản lý phù hợp, để phát huy cao nhất vai trò, chuyên môn của họ trong công việc.

Đãi ngộ là một vấn đề có ý nghĩa rất quyết định đến sự phát triển và cống hiến của những người giỏi trong bối cảnh hiện nay . Đãi ngộ không phù hợp , không thỏa đáng thì khó phát huy được động lực phấn đấu , sự cống hiến tài năng, trí tuệ của họ. V.I.Lênin chỉ rõ: “Tài năng là điều hi ếm. Cần phải nâng đỡ nó một cách thường xuyên và thận trọng” [99, tr.237].

Chủ thể phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ mới là Đảng, Nhà nước, toàn xã hội và bản thân người lao động . Mỗi chủ thể có vị trí, vai trò, nhiệm vụ cụ thể trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao .

Đảng, Nhà nước là chủ thể quyết định nội dung, tính chất, chất lượng, hiệu quả của quá trình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Vai trò chủ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/11/2022