Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Và Tầm Quan Trọng Của Việc Phát Triển Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Ở Việt Nam Hiện Nay

22

gia, là động lực phát triển kinh tế - xã hội; khẳng định vai trò to lớn của giáo dục - đào tạo và sự cần thiết phải đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhiều công trình khẳng định, mỗi giai đoạn khác nhau thì yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao đặt ra có sự khác nhau; mỗi loại nhân lực chất lượng cao có yêu cầu cụ thể riêng về tiêu chí chất lượng, phẩm chất, năng lực, phù hợp với đặc điểm, tính chất, chức năng, nhiệm vụ của từng loại nguồn nhân lực. Nhiều công trình khẳng định tính tất yếu của việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới, của việc đổi mới công tác giáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; chỉ rõ yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế đòi hỏi bức thiết phải có nguồn nhân lực chất lượng cao đủ sức, đủ tầm thực hiện thắng lợi sự nghiệp ấy.

Một loạt vấn đề lý luận, thực tiễn về giáo dục - đào tạo với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; những yêu cầu, định hướng và giải pháp, kiến nghị đổi mới nội dung, chương trình, hệ thống quản lý giáo dục - đào tạo để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới được các công trình nghiên cứu đề cập và luận giải khá rõ theo đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của từng công trình.

Những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao; về quan hệ giữa giáo dục - đào tạo với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta; về đổi mới nội dung, chương trình, hệ thống quản lý giáo dục - đào tạo để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ được tác giả luận án kế thừa, sử dụng, vận dụng và phát triển trong công trình nghiên cứu của mình. Nó giúp cho tác giả có thêm cơ sở khoa học, các căn cứ lý luận - thực tiễn để luận giải và làm sáng tỏ các nội dung nghiên cứu của đề tài luận án.

Tuy nhiên, do cách tiếp cận và phạm vi nghiên cứu của từng công trình, mà chưa có công trình nào trình bày một cách có hệ thống, toàn diện và cụ thể

23

vvấn đề vai trò của giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay. Những vấn đề về mối quan hệ giữa giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cần đặt ra và giải quyết như thế nào?; phương hướng, yêu cầu và làm thế nào để phát huy vai trò của giáo dục - đào tạo trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao?; việc đổi mới nội dung, chương trình, hệ thống quản lý giáo dục - đào tạo ở các trường đại học nước ta hiện nay cần được đặt ra và thực hiện như thế nào?... nhằm đào tạo, phát triển nguồn nhân lực c hất lượng cao đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, đến nay việc nghiên cứu vẫn còn thiếu tính hệ thống, chưa thật sự đầy đủ và thấu đáo , cần phải được tiếp tục nghiên cứu .

Khoảng trống về mặt lý luận, đặc biệt là về mặt thực tiễn này, cũng như tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu trong bối cảnh mới đã đặt ra một cách cấp thiết và thôi thúc tác giả lựa chọn vấn đề: “Giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của luận án.

24

Chương 2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 207 trang tài liệu này.

NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO VÀ VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN

NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Giáo dục - Đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay - 4


2.1. NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

* Khái niệm nguồn nhân lực

Xác định khái niệm nguồn nhân lực phải xuất phát từ phương pháp xem xét, tiếp cận tổng hợp, toàn diện về con người và nhân tố con người.

Theo triết học Mác - Lênin, hành vi lịch sử đầu tiên và chủ yếu của con người là lao động sản xuất, thông qua đó, con người cải tạo chính bản thân mình. Mặt tự nhiên và xã hội trong con người gắn bó khăng khít với nhau. Bản chất con người, theo C.Mác, “không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội” [103, tr.11]. Nhân tố con người, đặc biệt là sức lao động, là nhân tố quan trọng của lực lượng sản xuất, nhân lực có nghĩa là “sức người dùng trong sản xuất” [183, tr.1239]. Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển. Sức lao động là một phạm trù tổng hợp gồm: thể lực, trí lực. Thể lực chịu ảnh hưởng của mức sống vật chất, sự chăm sóc sức khỏe, y tế và sự rèn luyện của từng người, quyết định năng lực hoạt động của con người. Trí lực được xác định bởi tri thức về khoa học, trình độ kiến thức, chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng tư duy xét đoán, được phát triển thông qua giáo dục, đào tạo và hoạt động thực tiễn của con người.

Khái niệm “nguồn nhân lực”, “nguồn lực con người” (Human Resource)

được sử dụng từ những năm 70 của thế kỷ XX ở nhiều nước phương Tây và

25

châu Á. Hiện nay, khái niệm này khá thịnh hành dựa trên quan niệm mới về vai trò, vị trí con người trong sự phát triển. Ở nước ta, khái niệm này được sử dụng tương đối rộng rãi kể từ đầu thập niên 90 của thế kỷ trước đến nay.

Đại học Kinh tế quốc dân đưa ra một số cách tiếp cận về nguồn nhân lực: Thứ nhất, tiếp cận dựa vào khả năng lao động của con người, là nguồn nhân lực lao động, là toàn bộ những người có cơ thể phát triển bình thường có khả năng lao động. Thứ hai, tiếp cận dựa vào trạng thái hoạt động kinh tế, gồm toàn bộ những người đang hoạt động trong các ngành kinh tế, văn hóa, xã hội. Thứ ba, tiếp cận dựa vào khả năng lao động và giới hạn tuổi, gồm những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, có việc làm và không có việc làm. Thứ tư, tiếp cận dựa vào độ tuổi lao động còn có nguồn nhân lực dự trữ, người trong độ tuổ i lao động nhưng chưa tham gia lao động, làm việc cho gia đình, học sinh, sinh viên… [44, tr.55-56].

Theo Cơ quan Phát triển của Liên hợp quốc UNDP: “Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước ” [176, tr.8]. Ngân hàng Thế giới cho rằng, nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con người bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp… của mỗi cá nhân, đó là nguồn vốn bên cạnh các loại vốn khác như vốn tiền tệ, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên.

Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), nguồn nhân lực là toàn bộ số người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động, đượ c hiểu:

Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển; theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia quá trình lao động, sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các cá nhân có thể tham gia quá trình lao động [69, tr.40].

26

Trong cuốn “Nguồn lực và động lực phát triển trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ”, nguồn lực con người là “tổng hoà trong thể thống nhất hữu cơ giữa năng lực xã hội của con người (thể lực, trí lực, tâm lực) và tính năng động của con người” [127, tr.14].

Tiếp cận là lực lượng lao động, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội đưa ra quan niệm nguồn nhân lực là tiềm năng về lao động trong một thời kỳ xác định của quốc gia, có thể được xác định trên một địa phương, ngành hay vùng; là nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế - xã hội. Quan niệm này thể hiện: thứ nhất, nguồn nhân lực với tư cách là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội, bao gồm toàn bộ dân cư có cơ thể phát triển bình thường, có khả năng lao độn g; thứ hai, là nguồn lực với tư cách là yếu tố của sự phát triển kinh tế - xã hội, là khả năng lao động của xã hội được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, với cách hiểu này nguồn nhân lực tương đương với nguồn lao động; thứ ba, nguồn nhân lực là tổng hợp các cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố thể chất và tinh thần của các cá nhân được huy động vào quá trình lao động, phát triển kinh tế - xã hội.

Nguồn nhân lực được nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng

chủ yếu dưới góc độ nguồn lực lao động. Luật Lao động Việt Nam quy định: những người trong độ tuổi từ đủ 15 đến 60 tuổi đối với nam và từ đủ 16 đến 55 đối với nữ, đều thuộc vào nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động. Những người trong độ tuổi lao động, không có khả năng lao động do sức khoẻ, bệnh tật, sinh lý… không nằm trong khái niệm nguồn nhân lực đang nghiên cứu, do đó, không phải là nguồn nhân lực.

Nguồn nhân lực cần được xem xét trên cả b a yếu tố: số lượng (quy mô số dân), thể hiện quy mô nguồn nhân lực; chất lượng thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của nguồn nhân lực, được biểu hiện thông qua các tiêu chí về sức khỏe, trình độ học vấn, trình độ chuyên

27

môn/lành ngh; và cơ cấu. Số lượng, chất lượng và cơ cấu quan hệ với nhau tạo nên sức mạnh và sự phát triển của nguồn nhân lực.

Trên cơ sở các quan niệm và cách tiếp cận trên, có thể đưa ra khái niệm:

Nguồn nhân lực là dạng đặc biệt của nguồn lực nói chung, là nguồn lao động, gồm tổng thể các yếu tố tạo nên sức mạnh của con người và cộng đồng xã hội; là tổng thể số lượng, chất lượng con người và cơ cấu với các tiêu chí về thể lực, trí lực và tâm lực tạo nên năng lực có thể huy động vào phát triển kinh tế - xã hội.

Theo khái niệm trên, nguồn nhân lực bao gồm cả những người đang lao động, trong độ tuổi lao động; cả những người trong độ tuổi lao động sức khỏe bình thường nhưng chưa có việc làm; cả những người chuẩn bị đến tuổi lao động, ở dạng dự trữ, với các tiêu chí cụ thể về thể lực, trí lực, tâm lực để có khả năng trực tiếp huy động vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Những người không có khả năng lao động, không thể huy động vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội thì không nằm trong nội hàm khái niệm này.

Nguồn nhân lực vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển kinh tế

- xã hội của quốc gia.

Nguồn nhân lực là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Đó là “nguồn lực của mọi nguồn lực”, “tài nguyên của mọi tài nguyên”. Trong các nguồn lực, thì nguồn nhân lực là quan trọng nhất, nó tạo động lực cho sự phát triển, những nguồn lực khác muốn phát huy tác dụng phải thông qua nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực là yếu tố nội lực quan trọng chi phối sự phát triển của mỗi quốc gia và đặc b iệt quan trọng đối với các nước có nền kinh tế đang phát triển, dân số đông như nước ta. Dù trang thiết bị, máy móc và các nguồn lực khác có phong phú, hiện đại đến đâu, nhưng nếu không có con người - nguồn nhân lực - để vận hành, liên kết chúng hoạt động, thì mọi thứ đó cũng không có giá trị; hoặc nguồn nhân lực chất lượng thấp, không đáp ứng yêu cầu thì các nguồn lực khác cũng không thể phát huy hiệu quả.

28

Nguồn nhân lực là yếu tố cách mạng nhất trong lực lượng sản xuất xã hội. C.Mác phát hiện ra quy luật phát triển của lịch sử xã hội loài người, tìm ra sự thật giản đơn là trước hết để tồn tại con người phải ăn, uống, mặc, ở, đi lại… trước khi thực hiện các hoạt động chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo. Nhưng muốn có cái ăn, cái mặc, nơi ở thì con n gười phải lao động. Tuy nhiên, lao động của con người không thể tùy tiện mà phải có cách thức lao động, đó là phương thức sản xuất. Phương thức sản xuất là cách thức con người tiến hành sản xuất ra của cải vật chất trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, có phương thức sản xuất khác nhau. Sự vận động thay thế nhau của các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử là dựa trên sự thay thế hợp quy luật của các phương thức sản xuất, trong đó vai trò và ảnh hưởng của con người gắ n liền với quá trình đó, bởi con người là lực lượng sản xuất hàng đầu. Con người chế tạo ra công cụ sản xuất và sử dụng chúng tác động, cải biến tự nhiên, làm ra sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của mình; vì thế, con người là chủ thể, là động lực của lịch sử; nguồn nhân lực là động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế - xã hội tất cả các quốc gia.

Nguồn nhân lực là động lực, là mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội. Đó là mối quan hệ biện chứng thống nhất, không thể tách rời trong đánh giá vai trò nguồn nhân lực. Xét về mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng, con người là lực lượng tiêu dùng của cải vật chất và có tác động mạnh tới sản xuất thông qua quan hệ cung - cầu hàng hóa trên thị trường, định hướng sản xuất, như vậy lại thúc đẩy sản xuất phát triển . Động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng bền vững về kinh tế và xã hội chính là nguồn nhân lực. Đầu tư cho con người, chi tiêu cho con người là sự đầu tư, chi tiêu đặc biệt quan trọng, để hình thành một loại nguồn vốn đặc biệt , có khả năng sản sinh ra các nguồn thu nhập trong tương lai. Đầu tư vào con người là đầu tư thông qua các hoạt động giáo dục, đào tạo, chương trình bảo đảm việc làm, thỏa mãn yêu cầu tiêu dùng về vật chất và tinh thần, chăm sóc sức khỏe, bảo đảm an sinh.

29

Điều đó được xem là cách thức đầu tư hiệu quả nhất cho sự phát triển, đồng thời mục tiêu của sự phát triển cũng lại là vì con người. Đó là mối quan hệ biện chứng thống nhất với nhau giữa động lực và mục tiêu trong quá trình vận động của lịch sử xã hội, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội xây dựng đất nước của mỗi quốc gia.

* Khái niệm và tiêu chí nguồn nhân lực chất lượng cao

- Khái niệm:

Tiếp cận khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao phải xuất phát trực tiếp từ khái niệm nguồn nhân lực và thực tiễn đất nước, địa phươ ng, lĩnh vực trong những giai đoạn cụ thể. Theo đó, nguồn nhân lực chất lượng cao là lực lượng lao động có học vấn, trình độ chuyên môn cao và nhất là có khả năng sáng tạo, linh hoạt, thích ứng nhanh với những biến đổi nhanh chóng của công nghệ sản xuất, của ngành nghề. Đó là bộ phận "đầu tàu", "mũi nhọn", “chất lượng cao”, đóng vai trò nòng cốt trong mọi hoạt động của nguồn nhân lực trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nguồn nhân lực chất lượng cao là một khái niệm mang tính lịch sử. Mỗi giai đoạn khác n hau thì yêu cầu về “chất lượng cao” của bộ phận này đặt ra có sự khác nhau, song dù có sự khác nhau thế nào chăng nữa thì bộ phận này bao giờ cũng “chất lượng cao” hơn, toàn diện hơn bộ phận còn lại của nguồn nhân lực, có vai trò làm nòng cốt và khả năng dẫn dắt sự phát triển của nguồn nhân lực nói chung phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương, lĩnh vực trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể.

Từ phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm: Nguồn nhân lực chất lượng cao là bộ phận chất lượng cao của nguồn nhân lực, thể hiện sức mạnh và vai trò "đầu tàu", nòng cốt trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước, vùng, địa phương và lĩnh vực trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể.

Đối với nước ta hiện nay, nguồn nhân lực chất lượng cao được Đảng xác

định rõ trong Đại hội XI, đó là bộ phận chất lượng cao của nguồn nhân lực, bao gồm những người không chỉ có tài năng, chuyên môn giỏi theo lĩnh vực

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/11/2022