142
và nâng cao chất lượng. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) chỉ rõ: "Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản" [43, tr.88]. Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin luôn luôn là ngọn đuốc soi sáng con đường cách mạng Việt Nam.
Hiện nay, việc giáo dục các môn học lý luận chính trị, tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên đại học còn gặp không ít khó khăn, phức tạp. Tình trạng thờ ơ, xem nhẹ, hình thức, kém hiệu quả, “làm cho xong” trong giáo dục và học tập các môn học lý luận chính trị, tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức nghề nghiệp ở một số người, cả người học và người đi giáo dục còn diễn ra ở không ít trường đại học; thậm chí có lúc, có nơi việc giáo dục và học tập này chỉ mang tính đối phó. Họ không thấy được ý nghĩa quyết định của các môn học lý luận chính trị, tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức nghề nghiệp đối với việc nhận thức và giác ngộ lý tưởng, sự vững chắc lập trường và bản lĩnh chính trị của những nhân lực chất lượng cao tương lai.
Theo đó, cần đổi mới nội dung, chương trình, hình thức, biện pháp giáo dục các môn học lý luận chính trị, tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức nghề nghiệp ở các trường đại học. Đổi mới là để nâng cao chất lượng giáo dục nhằm nâng cao trình độ nhận thức và niềm tin, sự kiên định của sinh viên đối với các môn học này. Không đạt được điều đó thì sự đổi mới không thể gọi là thành công, thậm chí còn có thể dẫn đến tình trạng xem nhẹ các môn học lý luận chính trị, tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức nghề nghiệp. Đổi mới chương trình và nội dung, phương pháp giáo dục các môn học này không đồng nghĩa với việc cắt giảm, giản lược chương trình, nội dung giáo dục ở các trường chính trị, trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp (hiện nay chương trình giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin cho sinh viên đại học không chuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ còn 9 chủ đề). Sự cắt giảm, giản lược đó rất dễ dẫn đến làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh bị
143
xem nhẹ, và như thế, khó có thể nói ch úng ta đã đối xử với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tư cách thực sự là "nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động".
Hiện nay, phải đẩy mạnh việc “Nghiên cứu, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”. Nghị quyết Trung ương năm khoá X của Đảng đã chỉ rõ:
Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục lý luận trong hệ thống các trường chính trị, các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp trong cả nước, khắc phục sự lạc hậu của chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, bảo đảm tính cơ bản, hệ thống, hiện đại và phù hợp với thực tiễn Việt Nam [40, tr.48].
Các trường đại học cần “Tăng cường đào tạo, đào tạo lại, nâng cao trình độ khoa học, bản lĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” [40, tr.48]. Đó là đòi hỏi bức thiết. Trong vấn đề này, bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ lý luận giỏi, chuyên môn cao, phẩm chất đạo đức trong sáng của đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy các môn học lý luận chính trị, tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức nghề nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt.
Cần kích thích động cơ, thái độ, tình cảm của sinh viên trong quá trình học tập các môn học lý luận chính trị, tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức nghề nghiệp; làm cho họ hiểu đúng và thật sự sâu sắc ý nghĩa thực sự của việc học tập các môn này. Gắn giáo dục các môn học lý luận chính trị, tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức nghề nghiệp với nâng cao nhận thức và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; đẩy mạnh giáo dục đường lối, chính sách để tạo cơ sở cho sinh viên hiểu sâu sắc hơn chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là mối quan hệ biện chứng thống nhất, các trường đại học cần thực hiện tốt trong quá trình giáo dục các môn học lý luận chính trị, tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay.
Có thể bạn quan tâm!
- Nâng Cao Tích Cực Tự Giác Tự Học, Tự Nghiên Cứu Của Giảng Viên Và Sinh Viên; Đổi Mới Công Tác Quản Lý, Đánh Giá Kết Quả Học Tập, Thực Hành Của
- Giáo dục-đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay - 17
- Đ Ẩy Mạnh Và Nâng Cao Chất Lượng Giáo Dục Chính Trị, Tư Tưởng,
- Lương Công Lý (2013), " Phát Triển Nhân Lực Khoa Học Chất Lượng Cao Hiện Nay", T Ạp Chí Giáo D Ục Lý Lu Ận, (193), Tr.44 - 46.
- Jang Ho Kim (2005), Khung Mẫu Mới Về Phát Triển Nguồn Nhân Lực: Các Sáng Kiến Của Chính Phủ Để Phát Triển Kinh Tế Để Hội Nhập Xã Hội Tại Hàn Quốc,
- Giáo dục-đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay - 22
Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.
144
Hai là, kế thừa có chọn lọc tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại để giáo dục các giá trị văn hóa, đạo đức cho s inh viên.
Kế thừa có chọn lọc tinh hoa văn hóa dân tộc để giáo dục các giá trị văn hóa, đạo đức cho sinh viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh có luận điểm quan trọng: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” [108, tr.172]. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cho rằng, Việt Nam “là một dân tộc có lòng nồng nàn yêu nước, giàu sức sống và bản sắc dân tộc nên mặc dầu địa bàn và dân cư không lớn nhưng không bị đồng hoá qua hàng ngàn năm dưới ách đô hộ của nước ngoài; kiên cường, bất khuất và giàu tài thao lược trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm; giàu thông minh và trí tuệ sáng tạo của một dân tộc văn hiến; coi trọng đạo đức làm người; cần cù nhẫn nại trong lao động, tương trợ nhân ái trong đời sống, khoan dung độ lượng trong quan hệ xã hộ i, linh hoạt trong phong cách ứng xử; biết quý trọng ý thức cộng đồng và tinh thần dân chủ bắt nguồn từ cách thức tổ chức làng, nước; nhạy cảm với những tinh hoa của nhiều dân tộc gần xa và biết biến thành của mình” [49, tr.131]. Theo Giáo sư Trần Văn Giàu, nói đến giá trị truyền thống của dân tộc ta là nói: Yêu nước, Cần cù, Anh hùng, Sáng tạo, Lạc quan, Thương người, Vì nghĩa; trong đó, yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử của dân tộc Việt Nam [53, tr.94].
Các giá trị văn hóa truyền thống hoà quyện với các giá trị cách mạng tạo thành lực lượng tinh thần to lớn để dân tộc ta đạt được những kỳ tích vĩ đại trong chống ngoại xâm và xây dựng đất nước. Ngày nay, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, yêu nước phát triển thành yêu nước xã hội chủ nghĩa; chủ nghĩa anh hùng phát triển thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng không chỉ trong chiến đấu mà cả trong lao động sản suất, xây dựng đất nước; cần cù lao động không chỉ cho bản thân, gia đình mà còn cho xã hội, thực hiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; thương người trở thành lẽ sống và hành động cách mạng phấn đấu vì hạnh phúc của con người,
145
của nhân dân lao động… Các giá trị văn hóa tốt đẹ p của dân tộc Việt Nam là sản phẩm lịch sử dựng nước và giữ nước suốt mấy ngàn năm của dân tộc ta và là bản chất của quá trình lịch sử ấy.
Để giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên, cần phải giải quyết tốt mấy vấn đề: một là, nhận thức đúng các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, tầm quan trọng của nó trong giai đoạn mới; hai là, phát huy và bồi đắp các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc những nội dung mới phù hợp với yêu cầu mới; ba là, tạo lập giá trị mới đáp ứng đòi hỏi của điều kiệ n mới.
Xã hội Việt Nam đang diễn ra một quá trình sâu rộng: những giá trị được
sinh ra, phát triển chủ yếu trong chống ngoại xâm, trong thời bao cấp chuyển thành những giá trị của thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, chấn hưng đất nước. Sự chuyển động này là đòi hỏi tất yếu của tình hình. Thắng lợi của sự nghiệp đổi mới phụ thuộc rất lớn vào tính đúng hướng và chất lượng của quá trình chuyển động đó. “Nếu ở thế kỷ XX, Việt Nam cần và đã có con người cách mạng kiên cườn g, con người chiến binh thượng đẳng, thì, vào thế kỷ XXI, Việt Nam cần và phải có những con người xây dựng tài ba, rất mực cần mẫn, lao động có kỹ thuật, có kỷ luật, có năng xuất cao, đồng thời là con người được trang bị tư tưởng vững vàng, lý tưởng tốt đẹ p” [54, tr.412]. Giáo dục các giá trị văn hóa dân tộc cho sinh viên phải hướng vào đáp ứng yêu cầu đó.
Kế thừa có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại (Nho giáo, Phật giáo, văn hóa phương Tây) để giáo dục cho sinh viên. Kế thừa tinh hoa văn hóa nhân loại phải góp phần:
Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam, bảo
vệ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế. Bồi dưỡng các giá trị văn hoá trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hoá con người Việt Nam [39, tr.108].
Giáo dục cho sinh viên biết giữ gìn những giá trị truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp, thuần phong mỹ tục, những giá trị đạo đức, lối sống... của dân tộc.
146
Kế thừa tinh hoa văn hóa nhân loại là tất yếu khách quan, nhưng phải có chọn lọc; giữ gìn, bảo vệ và phát huy những giá trị chủ đạo tiêu biểu cho phẩm chất, cốt cách của dân tộc Việt Nam. Không giữ gìn được để cho văn hóa phương Tây tự do tràn vào làm biến dạng và tiêu tan những giá trị dân tộc, thì ta không còn là ta nữa, Việt Nam không còn với tư cách là một dân tộc có vị trí, vai trò trên vũ đài lịch sử. Cần chọn lọc những giá trị văn hóa, nhân văn phù hợp trong văn hóa nước ngoài, đặc biệt là trong Nho giáo, Phật giáo, trong văn hóa phương Tây, để giáo dục cho sinh viên. Khắc phục tư tưởng “sính ngoại”, tiếp thu văn hóa nước ngoài bằng mọi giá. Giáo dục văn hóa, đạo đức, lối sống phải góp phần tích cực vào việc tăng cường sức “đề kháng”, khả năng “miễn dịch” cho sinh viên, để họ chống lại một cách có hiệu quả mọi sự xâm nhập của các luồng văn hóa độc hại, đáp ứng yêu cầu về chất lượng của nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ mới.
Ba là, đẩy mạnh các hoạt động phong trào; giao lưu sinh viên giữa các trường trong nước với quốc tế để nâng cao chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên Việt Nam.
Đẩy mạnh các hoạt động phong trào để nâng c ao chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên Việt Nam. Trong các trường đại học có nhiều phong trào hoạt động của sinh viên, đặc biệt là phong trào thi đua, các phong trào của Đoàn Thanh niên. Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả các phong trào còn thấp; công tác tổ chức còn nhiều bất cập, hạn chế, phong trào chưa thực sự gắn với giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, gắn với học tập của sinh viên. Trong tình hình mới, cần chú trọng đúng mức đến việc nâng cao chất lượng các hoạt động phong t rào, gắn chặt với giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên. Cần đẩy mạnh phong trào thi đua học tập gắn với giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên.
Trong vấn đề này, cần quán triệt tốt tư tưởng Hồ Chí Minh : thi đua phải hướng vào “làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước”. Đó “chính là nền tảng thi đua”, “nền tảng” của phong trào trong các trường đại học hiện nay. Xa rời, thoát ly các công việc
147
hàng ngày, thoát ly việc học tập, rèn luyện và tu dưỡng hàng ngày, xem nhẹ, bỏ qua các việc “nhỏ”, thì phong trào thi đua và các phong trào sinh viên khác sẽ không thiết thực, kém hiệu quả và thiếu sức sống. Giáo dục cho sinh viên động cơ thi đua và hoạt động phong trào đúng đắ n, phấn đấu để đạt được thành tích cao trong học tập bằng chính công sức, trí tuệ của mình, thay vì “nhờ”, “chạy”, “thân quen” để có được thành tích; đồng thời tu dưỡng đạo đức, lối sống đáp ứng yêu cầu học tập tại trường và đòi hỏi về năng lực, phẩm chất của nhân lực chất lượng cao tương lai.
Đẩy mạnh giao lưu sinh viên giữa các trường trong nước với quốc tế để
nâng cao chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên . Thực hiện vấn đề này, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tạo cơ sở pháp lý và đi ều kiện cho các hoạt động giao lưu sinh viên giữa các trường trong nước với quốc tế, đặc biệt là với sinh viên quốc tế học ở Việt Nam và sinh viên các trường đại học của nước ngoài. Các trường đại học cần xây dựng và giữ mối liên hệ với các trường đại học nước ngoài thực hiện kế hoạch giao lưu. Tổ chức giao lưu sinh viên cần thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức, phải chuẩn bị chu đáo, từ mục tiêu, chủ đề, nội dung, chương trình đến điều kiện bảo đảm. Ngoài chuyên môn, nội dung cần chú trọng quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, giá trị văn hóa dân tộc; tiếp thu giá trị văn hóa của nước ngoài. Trên cơ sở đó, giúp sinh viên định hướng rèn luyện, tu dưỡng bản thân, nâng cao lập trường chính trị tư tưởng, đạo đức và lối sống ngày càng tốt hơn.
Bốn là, xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo đảm cho nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay.
Cơ sở hạ tầng là yếu tố rất quan trọng để bảo đảm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên. Cơ sở hạ tầng gi áo dục thể chất cho sinh viên trong các trường đại học là trang thiết bị, điều kiện sân bãi rèn luyện thể lực, dụng cụ rèn luyện thể dục thể thao. Vấn đề này hiện nay ở hầu hết các trường đại học nước ta còn thiếu và lạc hậu, không đáp ứng yêu cầu . Hệ thống sân bãi, sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn, đường chạy; b ãi tập thể dục, bể bơi... còn thiếu nhiều, hoặc không đủ tiêu chuẩn; tình trạng học chay trong giáo dục thể chất còn khá phổ biến ở hầu hết các trường đại học.
148
Trước hết, cần rà soát lại toàn bộ thực trạng cơ sở hạ tầng một cách khách quan, chính xác. Trên cơ sở đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch, dự án, xây dựng mô hình chuẩn, làm cơ sở xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo đảm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên trong c ác trường đại học phù hợp, khả thi. Đây là vấn đề khó vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như điều kiện kinh phí tài chính, quỹ đất..., mà các trường đại học và Bộ Giáo dục và Đào tạo khó có thể tự giải quyết, đòi hỏi sự quan tâm và nỗ lực của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo cần quan tâm hơn nữa bảo đảm nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực giáo dục thể chất, điều kiện đất đai, mặt bằng... để triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo đảm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu.
Kết luận chương 4
Trong thời kỳ mới, phát huy vai trò của giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam cần quán triệt và thực hiện tốt các phương hướng: giáo dục - đào tạo là “quốc sách hàng đầu”; p hát triển giáo dục - đào tạo gắn với chiến lược phát triển kinh tế, xã hội đất nước; với chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2011 - 2020. Đó là phương hướng, quan điểm chỉ đạo cơ bản, cần nhận thức đúng và quán triệt sâu sắc trong thực hiện các giải pháp phát huy vai trò của giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay.
Các giải pháp phát huy vai trò của giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay là các giải pháp cơ bản từ nhận thức đến cơ chế, chính sách; từ những vấn đề chung đến những vấn đề cụ thể liên quan trực tiếp đến mọi chủ thể và đối tượng giáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của nước ta. Các giải pháp cần được vận dụng linh hoạt cụ thể và phù hợp trong thực tiễn, đặc biệt trong các trường đại học nhằm phát huy cao nhất vai trò của giáo dục - đào tạo để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
149
KẾT LUẬN
1. Nguồn nhân lực có vai trò to lớn vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn nhân lực chất lượng cao là lực lượng “tinh tú”, mũi nhọn” của nguồn nhân lực, gồm những người có trình độ học vấn từ đ ại học, lao động lành nghề trung học trở lên; có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật giỏi; có sức khỏe tốt đáp ứng yêu cầu; có phẩm chất, năng lực thực tế tốt, có khả năng làm nòng cốt, lôi kéo và dẫn dắt tập thể, cộng đồng trong các hoạt động lao động sản xuất, khoa học và chính trị, xã hội. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là tổng thể hoạt động của các chủ thể nhằm tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao với số lượng đáp ứng yêu cầu, chất lượng ngày càng cao và cơ cấu phù hợp, đồng thời khơi dậy và phát huy vai trò của nguồn nhân lực trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế.
2. Giáo dục - đào tạo có vai trò quan trọng đặc biệt, quyết định trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay. Yêu cầu của giáo dục - đào tạo đối với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay là phải bảo đảm thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, học với hành; phát triển, hoàn thiện nhân cách, đạo đức nghề nghiệp của con người - nhân lực chất lượn g cao đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, có khả năng thích ứng với môi trường trong nước và quốc tế.
3. Những thành tựu đạt được trong thực hiện vai trò của giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thể hiện sâu sắc sự quan tâm nỗ lực của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành, của hệ thống chính trị và toàn xã hội trong sự nghiệp “trồng người”. Điều đó đã góp phần quan trọng có tính quyết định đến những thành tựu của sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Tuy nhiên, nền giáo dục - đào tạo Việt Nam còn có khoảng cách đối với thế giới, khu vực, chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Có rất nhiều nguyên nhân hạn chế, song cần chú ý các nguyên nhân về chủ quan, đặc biệt là nguyên nh ân nhận