Giáo dục-đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay - 17

126

tiêu quan trọng của quá trình dạy học, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nhằm trang bị những kiến thức nền tảng, kỹ năng cơ bản tạo cho họ khả năng, thói quen và niềm say mê, cũng như phương pháp để học tập suốt đời và cống hiến tốt hơn cho xã hội.

Phương pháp tự học là cầu nối giữa học tập và nghiên cứu khoa học, biến kiến thức tiếp thu từ thầy thành kiến thức của mình. Kỹ năng tự học là rất quan trọng, bao gồm kỹ năng xác định mục tiêu, nội dung và trình tự công việc; kỹ năng phân phối, sắp xếp thời gian cho từng công việc hợp lý; kỹ năng đọc sách và nghiên cứu tài liệu, biết cách ghi chép, hệ thống hoá, khái quát hoá các phương tiện có thể tự học có hiệu quả. Những kỹ năng tự học này cần phải rèn luyện liên tục nhuần nhuyễn trong quá trình học tập của sinh viên.

Tăng cường trao đổi học tập lẫn nhau trong sinh viên, giảng viên với sinh viên các trường đại học. Cần chú ý đến “cùng học” theo nhóm, theo lớp, từ đó rèn luyện khả năng hợp tác, khả năng thuyết phục và quản lý cho sinh viên. Trong vấn đề này, cần chú ý một phương châm có ý nghĩa: “Học thầy không tầy học bạn”. Vì vậy, các nhà trường cần chỉ dẫn và tạo điều kiện tốt cho sinh viên liên tục tự học thông qua sự khám phá, tư duy cảm xúc, thử nghiệm các ý tưởng, làm các thực nghiệm, đồng thời thảo luận, tranh luận các quan điểm, kiến thức trong các nhóm, tổ, lớp học, tập thể sinh viên. Sinh viên còn cần phải “dạy học” lẫn nhau, học tập lẫn nhau. Quá trình học tập cộng tác chung theo nhóm, tập thể sẽ tạo ra kết quả học tập tích cực cho tất cả sinh viên cả về kiến thức và phương pháp; phát huy tính năng động của cá nhân và tạo tâm lý tập thể lành mạnh; từng sinh viên sẽ tích cực tham gia học nhóm, tập thể, tiếp nhận và sơ đồ hoá kiến thức, nâng cao năng lực làm chủ kiến thức của mình. Các nhóm, các tập thể sinh viên sẽ phát huy tác dụng tích cực nếu được tổ chức tốt, trên cơ sở sự đồng thuận về tư tưởng, tâm lý.

Xây dựng các tập thể lớp học, các nhóm sinh viên tự học tốt, mang tính điển hình trong từng khoá học, từng khoa, từng chuyên ngành, từng trường. Trên cơ sở đó, các trường tiến hành tổ chức sơ, tổng kết, đánh giá rút kinh

127

nghiệm để tiếp tục tổ chức thực hiện được tốt hơn , hiu quả hơn. Cần lưu ý, nếu tập thể sinh viên nào, nhóm học tập nào, nhóm giảng viên với sinh viên nào nẩy sinh bất đồng ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng học tập của cả nhóm và cá nhân, thì cần có biện pháp khắc phục, thậm chí phải tổ chức lại.

Nâng cao trình độ ngoại ngữ, tiếp cận và sử dụng, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong quá trình học tập. Trong quá trình đào tạo ở các trường đại học, việc trang bị ngoại ngữ, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, khả năng giao tiếp và nhiều kỹ năng khác đã được quan tâm. Tuy nhiên, nếu không được bồi dưỡng, rèn luyện trong tự học, thì khó có thể trở nên thuần thục, người học tốt nghiệp ra trường khó có thể đáp ứng yêu cầu. Vì vậy, trong quá trình sinh viên tự học cần hướng cho họ vào việc nâng cao khả năng ngoại ngữ, đặc biệt là ngoại ngữ giao tiếp; tạo điều kiện cho họ tiếp cận và ứng dụng tốt các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại.

Theo đó, mỗi sinh viên cần có kế hoạch tự học ngoại ngữ theo hướng học thường xuyên, liên tục xen kẽ với các nội dung tự học khác; tăng cường trao đổi, giao tiếp ngoại ngữ với bạn bè. Tổ chức tốt các hình thức giao tiếp ngoại ngữ của sinh viên, như Fettivan, lễ hội, thi…, tạo nên bầu không khí giao tiếp ngoại ngữ sôi nổi, thiết thực, hiệu quả. Cần tạo điều kiện cho sinh viên làm quen với phương tiện, trang bị kỹ thuật hiện có của trường, để họ sử dụng thành thạo trang thiết bị kỹ thuật ấy. Đồng thời khuyến khích, động viên họ mua sắm thêm trang thiết bị cần thiết cho mình như máy vi tính…, để bảo đảm sự hiểu biết và các kỹ năng, thao tác kỹ thuật được định hình và củng cố vững chắc khi sinh viên còn đang học tập tạị trường.

Hai là, đổi mới công tác quản lý, đánh giá kết quả học tập, thực hành trong giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tại trường và cá c doanh nghiệp thực tập ở Việt Nam hiện nay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.

Đổi mới công tác quản lý giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay. Tại Đại hội XI, Đảng ta nhấn mạnh: “Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, đào tạo trên tinh thần tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách

128

Giáo dục-đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay - 17

nhiệm của các cơ sở giáo dục, đào tạo. Thực hiện hợp lý cơ chế tự chủ đối với các cơ sở giáo dục, đào tạo gắn với đổi mới cơ chế tài chính” [43, tr.217]. “Làm tốt công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển, quản lý mục tiêu, chất lượng giáo dục, đào tạo” [ 43, tr.217].

Công tác quản lý đóng vai trò không thể thay thế trong giáo dục - đào tạo trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, côn g tác này thời gian qua chưa được quan tâm thực hiện tốt, còn hạn chế, bất cập. Vì vậy, cần phải đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đó là trách nhiệm không chỉ riêng của các trường đại học mà còn là của Nhà nước, trực tiếp là của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đổi mới quản lý trước hết cần hoàn thiện bộ máy tổ chức và cơ chế quản

lý ngành, quản lý giáo dục - đào tạo ở các trường đại học. Khắc phục triết lý : càng quản lý chặt thì càng đem lại hiệu quả cao trong cơ chế xin - cho; quản lý là cần thiết nhưng không phải theo triết lý như vậy. Khi chuyển sang cơ chế thị trường, phạm vi tác dụng của nguyên tắc này hết sức hạn chế, chỉ giới hạn trong một số lĩnh vực và đối tượng đặc biệt. Nước ta có đặc điểm cụ thể riêng, nn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn chưa phát triển hoàn chỉnh, vai trò quản lý của Nhà nước vẫn cần thể hiện ở mức độ và trách nhiệm cao hơn. Tuy nhiên, sự quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo nói chung, đào tạo nguồn nhân lực chất lượn g cao nói riêng chỉ bao gồm những công việc chính về quản lý đối với một hệ thống giáo dục - đào tạo, không được đồng nhất với việc quản lý giáo dục (nói chung) hay lẫn lộn với công việc quản lý (quản trị) của nhà trường và của cơ sở giáo dục. Điều 13 Luật Giáo dục sửa đổi 2009 quy định, Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân vmục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, quy chế thi cử và hệ thống văn bằng. Điều 37 Luật Giáo dục đại học 2013 quy định: Việc tổ chức và quản lý đào tạo được thực hiện theo niên chế hoặc tín chỉ. Cơ sở giáo dục đại học tự chủ, tự chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý đào tạo theo khóa học, năm học và học kỳ, thực hiện quy chế và chương trình đào

129

tạo đối với mỗi trình độ, hình thức đào tạo. Đây là cơ sở pháp lý để tiến hành đổi mới quản lý giáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan quản lý giáo dục - đào tạo nguồn

nhân lực chất lượng cao, phải tập trung trí tuệ và sức lực vào việc giải quyết các nhiệm vụ trên, thực hiện đổi mới công tác quản lý. Phải nhất quán thực hiện nguyên tắc phân cấp và phân quyền quản lý giữa Bộ với các trường đại học, các cơ sở giáo dục khác để tăng quyền lực, trách nhiệm cho cơ sở giáo dục. Tránh sa vào sự vụ, ôm đồm, làm thay công việc của các trường đại học, cần phải tập trung vào các công việc của chủ thể quản lý nhà nước, trước hết là hoạch định chiến lược, hoàn thiện cơ chế quản lý giáo dục - đào tạo.

Trong quản lý giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực ở các trường đại học

cần phân cấp quản lý đến từng cấp cụ thể, rõ ràng, tránh chung chung, đại khái. Vụ tổ chức - cán bộ quản lý nhân sự, Ban giám đốc, giám hiệu các nhà trường cần làm quy hoạch, kiểm tra… nhân sự ở cấp trường. Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo cũng phải theo phương thức quản lý nhà nước trong cơ chế thị trường nói chung, quản lý chủ yếu bằng pháp luật, chính sách và các công cụ quản lý vĩ mô khác; rất hạn chế dùng các biện pháp hành chính, sự vụ, tác nghiệp, như xét điể m chuẩn vào các trường đại học, duyệt chỉ tiêu tuyển sinh mỗi khoá, phân bổ chỉ tiêu tuyển giảng viên cho mỗi trường hằng năm. Cần có cơ chế đảm bảo các trường đại học có quyền lợi, trách nhiệm về chất lượng giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trên cơ sở tự quyết, tự quản nhân sự và tài chính theo pháp luật.

Thực hiện chính sách thu học phí mềm dẻo cho các trường công lập; quản lý chặt tiêu chuẩn, chất lượng giảng viên của mỗi trường; quy định tỷ lệ tối thiểu về số giảng viên cơ hữu và giảng v iên thỉnh giảng với tổng số người học. Có quy chế về tỷ lệ giảng viên cơ hữu trên số giảng viên được mời giảng thực sự. Tránh tình trạng quy mô quá lớn mà các trường vẫn tự túc, không tuyển giảng viên mới, không mời giảng viên ngoài, dẫn đến ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục - đào tạo.

130

Khảo sát và sớm có kết luận đánh giá hiệu quả các mô hình giáo dục đại học đã triển khai thời gian qua; sớm phát hiện khiếm khuyết, bất cập để sửa đổi nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của mỗi trường.

Cần có một chương trình xây dựng hệ thống quy chế giáo dục đại học, điều chỉnh và hướng dẫn các trường đại học xây dựng chương trình, nội dung giáo dục, giảng dạy, thi và kiểm tra, nghiên cứu khoa học công nghệ; cấp phát bằng, chứng chỉ; tuyển giảng viên và công chức giáo dục; quy chế thực hiện dân chủ; quy chế phong học hàm giáo sư và phó giáo sư… Thực hiện chương trình xây dựng văn bản pháp quy, quy chế quy định rõ ràng về đạo đức của người thầy đối với việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượ ng cao ở các trường đại học. Các chương trình, quy chế này sẽ trực tiếp nâng cao tính kỷ cương, kỷ luật, pháp lý và đưa các hoạt động giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở các trường đại học thực sự hiệu quả. Coi trọng kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật, quy chế, kỷ luật lao động của các trường đại học; xử lý cá nhân vi phạm quy chế, quy định thật nghiêm túc. Thực hiện tốt cải cách hành chính đối với các cơ quan quản lý bao gồm: cải cách thể chế nền hành chính; cải cách bộ máy hành chính, chủ yếu là tổ chức bộ máy quản lý; cải cách nền công vụ; cải cách tài chính công. Hoàn thiện phương thức quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với các hoạt động giáo dục đại học.

Công tác quản lý trong các trường đại học cần bám sát mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ mới; đồng thời vận dụng những thành tựu quản lý, tổ chức tiên tiến để có chủ trương, biện pháp, cách thức tổ chức phù hợp, hiệu quả. Cần có sự phân cấp quản lý rõ ràng giữa các cơ quan chức năng, các khoa, các lớp học; phát huy tinh thần tự quản lý trong học tập của sinh viên và tập thể sinh viên. Quản lý phải thực sự chặt chẽ và thống nhất từ khâu xác định nội dung, chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu học tập, tuyển chọn đầ u vào, tổ chức lớp học, giảng dạy, học tập, kiểm tra, đánh giá kết quả và toàn bộ quá trình giáo dục -

131

đào tạo, đến làm luận văn, thi tốt nghiệp, làm luận văn cao học, luận án tiến sĩ. Không thể tuỳ tiện mà phải thực hiện theo quy trình thống nhất khoa học, nêu cao trách nhiệm của các chủ thể trong quản lý, đồng thời phát huy được tính tích cực của sinh viên, làm cho họ thực sự là chủ thể quản lý tích cực.

Mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu quản lý là phải nhằm tạo ra môi trường dạy

- học lành mạnh, dân chủ, tích cực, chứ không phải tăng tính gò ép, hành chính hóa. Mọi sự gò ép, dân chủ hình thức, để cho chủ nghĩa cá nhân hoành hành trong công tác tổ chức và quản lý giáo dục - đào tạo thì không những không phát huy được tính tích cực giảng dạy và học tập trong các trường đại học; mà trái lại, thậm chí còn gây cản trở sự hứng thú trong giảng dạy và học tập, tác động rất tiêu cực đến chất lượng giáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, làm suy giảm uy tín của các nhà trường.

Đổi mới công tác đánh giá kết quả học tập, thực hành trong giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đánh giá kết quả học tập, thực hành trong giáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở trường đại học, tại các doanh nghiệp thực tập chính xác, khách quan là vấn đề rất quan trọng cần nhận thức đúng và tổ chức thực hiện tốt. Theo kết quả khảo sát của tác giả luận án, có tới hơn 90% số g iảng viên và sinh viên được hỏi cho rằng các trường đại học cần phải thiết thực hiện tốt việc đánh giá kết quả học tập, thực hành [phụ lục, 6,10,14,17,20,23,26,29]. Thời gian qua, việc đánh giá kết quả học tập, thực hành còn không ít hạn chế và bất cập. Tình trạng “xin điểm, cho điểm” vẫn diễn ra; nhiều trường hợp đánh giá kết quả không đúng thực chất, có thể điểm cao nhưng chất lượng chưa cao, thậm chí thấp; có sinh viên khá, giỏi thực sự chưa được phản ánh chính xác trong điểm kiểm tra của họ.

Cần nêu cao tinh thần trách nhiệm của giảng viên, khắc phục triệt để các tiêu cực nảy sinh trong đánh giá. Việc đánh giá không phải là giảng viên “cho điểm” mà là sự đánh giá trung thực, đúng kết quả trả bài của người học, đó vừa là vấn đề trách nhiệm vừa là vấn đề đạo đức người thầy. Các khoa, các trường cần có quy chế kiểm soát đánh giá, chấm điểm của giảng viên; đồng

132

thời động viên, khuyến khích những người thầy trung thực, giữ đúng đạo đức nhà giáo, thực hiện khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh trong vấn đề này.

Các trường đại học cần giữ mối liên hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp, cơ

sở sản xuất, kinh doanh, các cơ quan, đơn vị. “Th ực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội” [43, tr.130]. Đây là yêu cầu quan trọng trong đánh giá kết quả học tập, thực hành nhằm thực hiện phương châm giáo dục - đào tạo gắn với thực tiễn đời sống, với sản xuất kinh doanh.

Cần huy động các chuyên gia làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, các cơ quan, đơn vị, địa phương tham gia xây dựng chương trình, n ội dung, tham gia giảng dạy và đánh giá kết quả giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Điều đó nhằm đánh giá kết quả thực tập, thực hành chính xác, cụ thể, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng và tăng tính thực tiễn, tính thiết thực của chương trình, nội dung giáo dục - đào tạo, khắc phục tình trạng xa rời thực tế, thiếu khách quan, tùy tiện.

Tổ chức các cuộc thi lớn giữa các trường, giữa các doanh nghiệp để sinh viên tham dự, tự đánh giá được kết quả quá trình học tập của bản thân. Các cuộc thi giữa các trường, giữa các doanh nghiệp có sinh viên tham dự là một vấn đề quan trọng không chỉ đối với các trường, các doanh nghiệp, mà còn để sinh viên tham dự, tự đánh giá được kết quả học tập của bản thân. Tuy nhiên, trong thực tiễn vấn đề này chưa được quan tâm chú trọng thực hiện, việc tổ chức còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao.

Thời gian tới, cần tổ chức tốt các cuộc thi lớn giữa các trường, giữa các doanh nghiệp để sinh viên tham dự, tự đánh giá được kết quả học tập của bản thân. Các cuc thi cần hướng vào những nội dung các trường có cùng chuyên ngành, cùng bậc đào tạo, cùng loại hình sinh viên (năm thứ nhất thi với năm thứ nhất; năm thứ hai thi với năm thứ hai...), tạo điều kiện để dễ so sánh, đối chiếu, trên cơ sở đó sinh viên có thể t ự đánh giá được kết quả học tập của mình một cách chuẩn xác, đồng thời các trường đánh giá được kết quả đào tạo

133

được chính xác hơn. Các cuộc thi giữa các doanh nghiệp có sinh viên trực tiếp tham dự để họ thấy rõ hơn trình độ, khả năng chuyên môn được đào t ạo của mình; so sánh liên hệ giữa lý thuyết trong học tập với thực tiễn sản xuất kinh doanh, giữa học với hành. Trên cơ sở đó, sinh viên có kế hoạch bổ sung, hoàn thiện kiến thức và chuyên môn của mình; nhà trường có kế hoạch hoàn thiện nội dung, chương trình theo hướng cập nhật, sát thực tiễn hơn. Hàng năm có thể tổ chức thi giữa các trường một lần, hoặc kết thúc từng khóa học theo khu vực, theo vùng, theo chủ đề nhất định. Nội dung thi bao gồm cả lý thuyết cả thực hành, đặc biệt chú trọng thi kỹ năng thực hành theo chuyên ngành.

4.2.4. Nâng cao nhận thức của toàn xã hội; đổi mới chính sách trọng dụng nhân tài; đầu tư có trọng điểm cơ sở giáo dục - đào tạo tiên tiến; tăng cường hợp tác quốc tế nhằm phát huy vai trò của giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay

Một là, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò của giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Đây là giải pháp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Không có nhận thức đúng thì không có những chủ trương, biện pháp đúng sát hợp và hiệu quả. Vấn đề đặt ra là không chỉ là nâng cao nhận thức, mà còn là tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức của toàn xã hội, của tất cả các chủ thể đối với vai trò của giáo dục - đào tạo trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Nội dung nâng cao nhận thức bao gồm: nhận thức đúng vị trí, vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao; tầm quan trọng của giáo dục - đào tạo trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ; nhận thức và đánh giá đúng, khách quan những cống hiến của nguồn nhân lực chất lượng cao ; nhận thức và đánh giá đúng thực trạng vai trò của giáo dục - đào tạo trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Theo đó, trước hế t cần làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục cho toàn xã hội về vị trí, tầm quan trọng của giáo dục - đào tạo trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thời kỳ mới. Đồng thời tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về đột phá chiến lược : phát triển nguồn

Xem tất cả 206 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí