Phát Tri Ển Số L Ượng, Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Làm Công T Ác

110

cầu phát triển kinh tế - xã hội. Nội dung đào tạo phải phản ánh tư duy mới về giáo dục - đào tạo phù hợp với tình hình thực tế, phải được thực hiện một cách khoa học và kiên quyết, với lộ trình hợp lý. Theo đó, trên cơ sở rà soát, đánh giá lại hệ thống chương trình, nội dung ở tất cả các trường đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cũng như các trường đại học tiến hành đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình theo hướng đa dạng hoá, chuẩn hoá, hiện đại ho á, tạo điều kiện để nguồn nhân lực mau chóng tiếp thu có chọn lọc trình độ khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới, phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước thời kỳ mới. Thiết kế và thực hiện các chương trình chuyển tiếp, chương trình giai đoạn và áp dụng các chương trình mềm dẻo, tăng cơ hội học tập cho mọi người, nhất là ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa vào học đại học.

Chú trọng đổi mới và chuẩn hoá nội dung, chương trình giáo dục - đào tạo theo hướng mềm dẻo, nâng cao kỹ năng thực hành, năng lực tự tạo việc làm, thích ứng nhanh với sự biến đổi của khoa học công nghệ và thực tế sản xuất kinh doanh; kết hợp chặt chẽ với việc làm xã hội, liên thông với các trình độ đào tạo khác. Chương trình, nội dung cần đảm bảo tính hệ thống, toàn diện, chú ý cả khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ, xã hội và nhân văn, đặc biệt chú trọng chuyên ngành của mỗi đối tượng người học. Bảo đảm scân đối, hợp lý giữa kiến thức cơ bản, lý luận, lý thuyết với những tri thức cập nhập, kỹ năng thực hành, chuyên môn, tay nghề.

Đổi mới nội dung, chương trình phù hợp với từng loại trường trường đại học; theo hướng kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo về kiến thức và kỹ năng cơ bản tại trường với đào tạo kỹ năng nghề nghiệp tại cơ sở sản xuất. Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học cần chú trọng đến xây dựng và thực hiện nội dung, chương trình đào tạo nghề bậc cao theo hướng tiếp cận trình độ khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong khu vực và thế giới, nâng cao trình độ và khả năng hội nhập cho nguồn nhân lực chất lượng cao .

Xây dựng hệ thống giáo trình, sách giáo khoa chuẩn có chất lượng cao, biên soạn theo quan điểm mới đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và

111

học. Đây là vấn đề rất quan trọng hiện nay. Giáo trình phải được biên soạn phải theo một quy trình thật sự khoa học, theo đề cương chi tiết đã được xây dựng và đánh giá, kiểm chứng qua thực tiễn. Giáo trình phải được thử nghiệm, thẩm định của chính tác giả, của hội đồng khoa học và của cả người sử dụng. Việc biên soạn giáo trình phải được thực hiện một cách nghiêm túc, kỹ lưỡng, khoa học; mọi biểu hiện chủ quan, hời hợt, qua loa đại khái, cẩu thả đều phải kiên quyết khắc phục, loại trừ.

Vấn đề quan trọng đặt ra là, việc đổi mới nội dung, chương trình và kết hợp các hình thức đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tro ng các trường đại học hiện nay cần phải quán triệt phương châm và nguyên tắc giáo dục - đào tạo của chủ nghĩa Mác - Lênin, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng ta: xây dựng và phát triển toàn diện con người cả về phẩm chất và năng lực, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao thực sự là những “công dân có ích”, tiêu biểu, “vừa hồng, vừa chuyên” cho đất nước.

Hai là, thực hiện chương trình đào tạo đa dạng, thống nhất, đảm bảo tính liên thông giữa các trình độ đào tạo.

Đây là yêu cầu và là biện pháp rất quan trọng trong hoàn thiện nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở các trường đại học hiện nay. Mỗi đối tượng có chương trình đào tạo khác nhau; trong chuyên ngành cũng có chương trình đào tạo cụ thể khác nhau: chương trình đào tạo tiến sĩ, đào tạo thạc sĩ, đào tạo giảng viên chuyên ngành, đào tạo không chuyên ngành, sinh viên chuyên ngành, sinh viên không chuyên ngành, đào tạo sinh viên các chuyên ngành kỹ thuật, đào tạo cho sinh viên không thuộc các chuyên ngành kỹ thuật…. Nội dung, kiến thức của các chương trình phải đạt chuẩn và thống nhất, không mâu thuẫn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.

Đẩy mạnh việc thực hiện các chương trình đào tạo được thiết kế theo môđul liên thông. Việc liên thông đào tạo từ trung học chuyên nghiệp lên cao đẳng, từ cao đẳng lên đại học, lên sau đại học; việc kết hợp các hình thức đào tạo trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực, cần được thực hiện tốt hơn. Phải

112

Giáo dục-đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay - 15

gắn lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành, nhà trường với xã hội, với cơ sở sản xuất kinh doanh, coi đó là ng uyên tắc chi phối trong đổi mới phương pháp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các trường đại học hiện nay.

Ba là, tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng hiện đại, tích cực hóa người học.

Mục tiêu, nội dung, chương trình quy định việc thực hiện phương pháp

giảng dạy; song nếu không có phương pháp giảng dạy tốt, khoa học, thì không thể thực hiện thành công nội dung, chương trình đào tạo. Để thực hiện tốt vấn đề này, các trường đại học cần xây dựng hệ thống phương pháp hoàn chỉnh: phương pháp giảng dạy, phương pháp chuẩn bị bài giảng, phương pháp tổ chức học tập, phương pháp ximêna, phương pháp tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá, phương pháp làm luận văn, đồ án tốt nghiệp, phương pháp làm luận án; lập quy trình hệ thống đánh giá chất lượng đào tạo, chất lượng giảng viên, sinh viên một cách khách quan chính xác, trong đó đặc biệt chú ý phương pháp giảng và phương pháp tự học của sinh viên, thúc đẩy tính tích cực của cả người dạy và người học. Hệ thống phương pháp đào tạo phải được xây dựng thật s khoa học, cập nhật và tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới.

Trên cơ shệ thống phương pháp đã được xây dựng, thực hiện làm mẫu,

tập huấn thống nhất cho toàn đội ngũ và tổ chức trong giảng dạy. Đó là quá trình không ngừng hoàn thiện, tối ưu hoá phương pháp giảng dạy, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở tất cả các trường đại học nước ta. Theo đó, các trường cần triển khai cho các khoa, tổ bộ môn rà soát lại hệ phương pháp đào tạo, đánh giá đúng thực trạng, những điểm mạnh và hạn ch ế, bất cập trong các phương pháp đang thực hiện, để đổi mới, hoàn thiện cho phù hợp. Tránh tình trạng đổi mới mang tính hình thức, thiếu cụ thể, nói đổi mới nhưng thực chất không đổi mới vẫn thực hiện phương pháp cũ đã lạc hậu. Cần tăng cường trang thiết bị, phương tiện dạy học mới trong đổi mới, hoàn thiện phương pháp giảng dạy, tuy nhiên không nên lạm dụng. Không thể đồng nhất

113

việc sử dụng trang thiết bị dạy học mới với việc đổi mới phương pháp, tuy trang thiết bị là yếu tố rất quan trọng. Khắc phục tình trạng sử dụng trang thiết bị mới (trình chiếu) trong giảng dạy nhiều, nhưng hình thức , hiệu quả thấp, thậm chí gây phản cảm nếu sử dụng không đúng cách, không đúng yêu cầu.

Yêu cầu quan trọng là tất cả giảng viên đều phải được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, đặc biệt là phương pháp giảng, trình độ tay nghề sư phạm. Việc đổi mới phương pháp đòi hỏi giảng viên phải có trình độ kiến thức và năng lực sư phạm tương ứng. Theo đó, cần tạo điều kiện để cho giảng viên được học tập, nghiên cứu khoa học, để họ không ngừng nâng cao trình độ, nhất là nghiệp vụ sư phạm, phương pháp giảng bài. Cần phát huy hơn nữa phương pháp đào tạo theo môđul, làm cho việc đào tạo trở nên linh hoạt, tích cực hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người học và người sử dụng lao động.

Bốn là, đa dạng hóa hình thức đào tạo, đẩy mạnh khuyến học.

Đại hội XI của Đảng chỉ rõ: “Đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; mở rộng các phương thức đào tạo từ xa và hệ thống các trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm giáo dục thường xuyên” [43, tr.132]. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong việc chuyển nền giáo dục - đào tạo có tính chất khép kín sang nền giáo dục - đào tạo mở. Nền giáo dục- đào tạo nước ta hiện nay đang bị “đóng khung ” trong khái niệm về chương trình, nội dung, hình thức, thời gian, trường lớp … hạn chế sự phát triển. Vì vậy, phải xây dựng nền giáo dục - đào tạo mở, thực hiện nhiều hình thức đào tạo đa dạng. Mở về đối tượng, mở về thời gian, không gian, nghề nghiệp, chuyên môn, mở về mô hình, phương thức… để chuyển từ học một lần sang học suốt đời, thực hiện nền giáo dục - đào tạo gắn bó chặt chẽ với xã hội học tập, khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội học tập, đẩy mạnh phong trào khuyến học. “Thực hiện tốt bình đẳng về cơ hội học tập và các chính sách xã hội trong học tập” [43, tr.132].

Đa dạng hóa hình thức giáo dục - đào tạo cần thực hiện khoa học, phù hợp với thực tiễn; tránh tình trạng tùy hứng, mở rộng và phát triển tràn lan

114

theo kiểu phong trào, thực hiện nhiều hình thức nhưng chất lượng thấp, nẩy sinh nhiều tiêu cực. Không mở rộng, phát triển các hình thức bằng mọi giá; hiện nay vẫn rất cần tập trung nâng cao chất lượng hình thức đào tạo chính quy. Các hình thức đào tạo tại chức, liên thông, từ xa…, tiếp tục thực hiện nhưng phải chú trọng nâng cao chất lượng, thật sự thiết thực và hiệu quả.

Trong tình hình hiện nay, vấn đề khuyến học và xây dựng xã hội học tập ngày càng trở nên bức thiết. Thời đại ngày nay ngày càng nhiều ngành nghề mới xuất hiện, nhiều ngành nghề cũ mất đi; kiến thức và các kỹ năng làm việc của người lao động bị hao mòn nhanh chóng và trở nên lạc hậu so với thực tiễn, đòi hỏi người lao động phải đổi mới nghề, phát triển kỹ năng, bổ sung tri thức liên tục trong quãng đời lao động của mình. Người lao động cần thường xuyên được bồi dưỡng hoặc đào tạo lại để có thể thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu đổi mới công việc, hoặc có thể chuyển đổi ngh ề.

Tình hình đó đặt ra cấp thiết phải xây dựng xã hội học tập để mỗi người đều có thể học tập, mọi loại hình lao động đều học, học tự nguyện, thường xuyên, học suốt đời, học bằng nhiều hình thức có thể sống, tồn tại, lao động và cống hiến trong một xã hội không ngừng biến đổi. Đảng ta xác định rõ: “Nhà nước tăng đầu tư, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, huy động toàn xã hội chăm lo phát triển giáo dục” [43, tr.132]. Hoàn thiện cơ chế, chính sách xã hội hóa giáo dục, đào tạo trên ba phương diện: động viên các nguồn lực; phát huy vai trò giám sát của cộng đồng; khuyến khích hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện người dân học tập suốt đời.

Từ năm 1972, Edgari Faure, trong cuốn “Học đ ể tồn tại”, viết: “Nếu học tập là việc động chạm đến suốt đời con người, cả theo nghĩa thời gian, cả theo nghĩa đa dạng và đối với mọi người trong xã hội, kể cả các nguồn lực xã hội, kinh tế và giáo dục, khi đó chúng ta phải đi xa hơn việc tháo dỡ tất cả c ác hệ thống giáo dục cho đến lúc nào đạt được tình trạng của một xã hội học tập” [128, tr.78]. Vấn đề đặt ra là, làm thế nào để xây dựng xã hội học tập và vận

115

hành nó được hiệu quả. Điều đó có nghĩa là, chúng ta phải đi “tháo dỡ tất cả các hthống giáo dục” lạc hậu, đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - đào tạo, cho đến lúc “đạt được tình trạng của một xã hội học tập”. Xây dựng xã hội học tập cần có định hướng rõ ràng: chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế, phải nghiên cứu và chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng. Xây dựng xã hội học tập là cần thiết, nhưng không dễ dàng thực hiện, nhất là đối với nước ta khi mà điều kiện kinh tế - xã hội, đời sống của dân cư còn thấp; nền giáo dục - đào tạo có nhiều hạn chế, yếu kém và bắt đầu thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện. Không th“hô khẩu hiệu”, mà cần có chiến lược tổng thể với lộ trình khoa học hợp lý, tránh chủ quan, nóng vội .

4.2.2. Phát triển số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ làm công t ác

giáo dục - đào tạo nhằm phát huy vai trò của giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở các trường đại học hiện nay

Đây là giải pháp rất quan trọng, trực tiếp tạo ra và nâng cao chất lượng những

“máy cái” để phát huy vai trò của giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ mới. Đại hội XI nhấn mạnh: “phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt” [43, tr.131]; “Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng” [43, tr.216]. Kết quả khảo sát cho thấy, có hơn 90% đến 100% số giáo viên đại học được hỏi cho rằng cần thực hiện tốt đào tạo, phát triển đội ngũ giáo v iên; tỷ lệ này ở sinh viên đại học khoảng 90% [phụ lục, 6, 10, 14, 17, 20,23,26,29].

Thực hiện giải pháp này, cần làm tốt một số nội dung chính sau:

Một là, rà soát đội ngũ làm công tác đào tạo, quản lý.

Đội ngũ làm công tác đào tạo, quản lý bao gồm giảng viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý giáo dục, công nhân viên, viên chức trong ngành giáo dục và trong các trường đại học. Trong đó, đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý là những lực lượng nòng cốt. Hiện nay, đội ngũ này có số lượng bao nhiêu, cơ cấu thế nào, chất lượng ra sao; đâu là điểm mạnh , đâu là hạn chế chính … là những vấn đề cần phải được khảo sát kỹ lưỡng, đặc biệt ở các trường đại học.

116

Làm được điều đó, mới có cơ sở để nắm chắc tình hình, mới có giải pháp giải quyết phù hợp, hiệu quả nhằm phát triển số ợng, nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở các trường đại học. Tuy nhiên trong thực tiễn, những yêu cầu trên đến nay chưa được thực hiện một cách tổng thể, toàn diện trên quy mô toàn quốc; các cuộc rà soát, khảo sát diễn ra còn mang tính chất cục bộ nhằm phục vụ trực tiếp cho những nhiệm vụ cụ thể, cho yêu cầu nghiên cứu cụ thể. Vì thế, vấn đề rất quan trọng

đặt ra hiện nay là phải thực hiện cuộc rà soát tổng thể toàn bộ đội ngũ làm công tác đào tạo, quản lý của ngành giáo dục, đặc biệt trong các trường đại học, nhằm trả lời cho những vấn đề nêu trên.

Yêu cầu đặt ra đối với việc rà soát đội ngũ làm công tác đào tạo, quản lý

là phải bảo đảm khách quan, các số liệu phải trung thực, phản ánh đúng tình hình; không thổi phồng, tô vẽ, cũng không bóp méo sự thật, làm sai lạc con số, số liệu. Mọi biểu hiện chủ quan, đại khái, qua loa, tùy tiện đều phải kiên quyết khắc phục, loại trừ, để bảo đảm kết quả rà soát chính xác, tin cậy nhất.

Tổ chức lực lượng tiến hành r à soát đủ mạnh có chuyên môn và trách nhiệm cao. Việc rà soát cần phải được thực hiện một cách có kế hoạch thật sự khoa học, hợp lý, thật sự tỷ mỷ, cụ thể, với nhiều phương pháp điều tra xã hội học phong phú, đa dạng, phù hợp của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cũng như củ a từng trường. Những số liệu khảo sát phải được xử lý chính xác, phân loại rõ ràng, khoa học theo các đối tượng, vùng miền, trường, cơ cấu cụ thể..., tạo điều kiện cho nhận định, đánh giá, làm cơ sở cho việc thực thi các biện pháp để phát triển số lượng, n âng cao chất lượng đội ngũ làm công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các trường đại học hiện nay.

Hai là, thực hiện tốt chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên chuyên môn và thực hành nghề.

Trong hệ thống giáo dục đại học, đội ngũ giảng viên là nguồn lực quan trọng nhất, là nhân tố quyết định sự thành bại của giáo dục - đào tạo, là lực

117

ợng tiên phong trong đổi mới giáo dục. Đội ngũ giảng viên phải bảo đảm đủ số lượng, nâng cao chất lượng ở tất cả các cấp học, bậc học [39, tr.97].

Thực hiện tốt chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên. Nói đến năng lực người giảng viên đại học hiện nay thường nói đến năng lực chuyên môn, tức là kiến thức hiểu biết về môn học mà họ sẽ dạy. Điều đó là đúng nhưng chưa đủ. Kiến thức hiểu biết về lý luận dạy học và giáo dục thường ít được đề cập đến trong năng lực của giảng viên các trường đại học. Hơn nữa, trong mỗi giảng viên, hai loại hiểu biết này còn phải thâm nhập lẫn nhau, chuyển hoá cho nhau. Những bài giảng về lý luận dạy học không có lợi gì, nếu không được sử dụng để phân tích, làm sáng tỏ, đưa vào thực hiện trong hoạt động học tập, giảng dạy trên lớp. Sự hiểu biết về lý luận dạy học phục vụ cho hoạt động giảng dạy chứ k hông chỉ nhằm mục đích để biết. Mối quan hệ giữa các kiến thức này là mối quan hệ qua lại, phải được thể hiện trong quá trình đào tạo đội ngũ giảng viên các trường đại học.

Nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng của đội ngũ giảng viên; chuẩn hoá trình độ của giảng viên theo quy định, có cơ chế, chính sách phát triển giảng viên chuyên môn và thực hành. Tự bồi dưỡng, tự học đóng vai trò chủ yếu quyết định trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng những người làm công tác đào tạo nguồn nhân lực ở các trường đại học nước ta. Không ai có thể làm thay việc tự học, tự rèn luyện, tự tu dưỡng, phấn đấu của chính đội ngũ giảng viên. Để nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng của đội ngũ giảng viên, cần tạo điều kiện giảng viên có tài liệu phong phú, kiểm tra đánh giá kết quả tự bồi dưỡng, có chính sách khuyến khích hợp lý thành tích tự bồi dưỡng của họ. Việc bồi dưỡng giảng viên phải được tổ chức ngay tại các trường đại học. Muốn vậy, việc kiện toàn các tổ chức chuyên môn cả về cơ cấu, chất lượng, cả về nề nếp, nội dung sinh hoạt học thuật là vấn đề quan trọng.

Trong các nhà trường, có thể và cần thiết thực hiện bồi dưỡng, đào tạo

những giảng viên đạt trình độ cao để làm nòng cốt trong các buổi xêmina,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/05/2022