Giáo dục - Đào tạo Tiền Giang hai mươi năm đổi mới 1986 - 2006 - 10

KẾT LUẬN


Từ một tỉnh thuần nông nhưng có truyền thống học tập từ trong quá khứ xa xưa của cư dân thời mở cõi, mảnh đất một nắng hai sương đã ghi nhận nhiều nổ lực, cố gắng của cộng đồng cư dân đối với con chữ. Trải qua 2 cuộc kháng chiến lâu dài và gian khổ, nhân dân Tiền Giang đã phải vượt qua nhiều khó khăn mới đến được với ánh sáng văn hóa. Chính vì vậy khi nước nhà độc lập thống nhất, được sự quan tâm, lãnh đạo của Đảng và Nhà nước hơn lúc nào hết đây chính là cơ sở, là bệ đỡ để nhân dân tỉnh Tiền Giang bước vào xây dựng và phát triển nền giáo dục dân tộc, toàn diện và hiện đại

Hai mươi năm đổi mới (1986 - 2006), giáo dục – đào tạo cả nước nói chung và Tiền Giang nói riêng đã dần hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước.

1. Từ năm 1986 đến năm 1996, khi bước vào giai đoạn đổi mới; giáo dục – đào tạo Tiền Giang đã có nhiều nổ lực trong hoạt động dạy chữ, dạy người và dạy nghề dù tình hình mọi mặt của ngành còn đang rất khó khăn: đội ngũ giáo viên thiếu và chưa đồng bộ, cơ sở vật chất nghèo nàn, trình độ quản lí nhìn chung còn yếu, đời sống của đại bộ phận thầy cô giáo rất khó khăn, tỉ lệ học sinh bỏ học nhiều.. làm cho chất lượng giáo dục – đào tạo không ổn định. Tuy thế, quán triệt sâu sắc các chủ trương, chính sách của Đảng trong công cuộc đổi mới; đồng thời nhận thức ý nghĩa to lớn của giáo dục – đào tạo; Tỉnh Đảng bộ đã kịp thời có các Nghị quyết, Chỉ thị về giáo dục – đào tạo nhằm chấn chỉnh, khắc phục khó khăn đẩy mạnh công tác giáo dục – đào tạo vừa nâng cao dân trí vừa đào tạo nguồn nhân lực cho Tỉnh.

Theo đó, mạng lưới trường lớp được sắp xếp, nâng cấp và ngày càng ổn định tạo cơ sở và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo chung của Tỉnh. Ngoài ra, do số lượng học sinh tăng (đặc biệt là cấp trung học), Tỉnh đã thực hiện một cách ráo riết nhưng đồng bộ tách các trường cấp I, II và cấp II, III để tiện quản lý và giảng dạy. Việc làm này đã nâng số trường trung học phổ thông (cấp III) từ 6 trường năm học 1995 - 1996 lên 26 trường trong năm học 2005 - 2006. [73, 6]

Xuất phát từ mục tiêu chuẩn hoá trường lớp, nhiều trường học khang trang, đầy đủ trang thiết bị đã bước đầu hình thành như: trường Trung học phổ thông Nguyễn Văn Côn (Gò Công Đông), Trung học phổ thông Đốc Binh Kiều (Cai Lậy), Trung học phổ thông Bán công Rạch Gầm – Xoài Mút (Châu Thành), Trung học cơ sở Xuân Diệu (Thành phố Mỹ Tho), Tiểu học Tân Phú (Cai Lậy). Hai trường Cao đẳng sư phạm và Cao đẳng cộng đồng

được Tỉnh quan tâm đầu tư, hoàn thiện tạo tiền đề thuận lợi cho sự hình thành và hoạt động của trường Đại học Tiền Giang năm 2005.

Các Trung tâm kỹ thuật hướng nghiệp – dạy nghề, các cơ sở dạy nghề, các Trường trung học chuyên nghiệp cũng từng bước hoàn chỉnh từ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại đến hệ thống trường lớp. Các Trường dạy nghề của Tỉnh đã mở rộng qui mô và chất lượng đào tạo các nghề công nghệ kỹ thuật cao; chuẩn hoá nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên… góp phần cung cấp cho Tỉnh và các tỉnh lân cận nguồn lao động chất lượng cao.

Bên cạnh đó, Tỉnh còn chi ngân sách xây dựng kí túc xá sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ; thực hiện không thu phí đối với học sinh, sinh viên thuộc diện gia đình nghèo, thu phí thấp đối với các trường hợp còn lại - tạo thuận lợi cho con em tỉnh nhà an tâm học tập và rèn luyện. Có lẽ nhờ vậy, chất lượng giáo dục – đào tạo của Tiền Giang ngày càng cải thiện.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Công tác chống mù chũ – phổ cập giáo dục của Tiền Giang được Bộ Giáo dục – Đào tạo đánh giá tốt vì đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học năm 1996, tạo cơ sở, tiền đề để hoàn tất phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2006.

2. Mười năm kế tiếp từ 1996 đến 2006, cùng với cả nước, giáo dục – đào tạo ở Tiền Giang đã chuyển mình phát triển sâu rộng nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Cơ sở vật chất và mạng lưới trường lớp ở các cấp học đều được củng cố và phát triển; từng bước hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở; tỉ lệ học sinh lưu ban, bỏ học giảm nhiều so với giai đoạn trước. Điều đáng mừng là từ năm 2004 không còn các lớp học tạm bằng tranh, tre và các lớp học ca ba; số trường đạt chuẩn quốc gia ở các cấp học tăng đáng kể.

Giáo dục - Đào tạo Tiền Giang hai mươi năm đổi mới 1986 - 2006 - 10

Đội ngũ cán bộ, giáo viên có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Đến năm 2005, giáo viên ngành mầm non và phổ thông đảm bảo tương đối đạt chuẩn theo qui định của Bộ Giáo dục – Đào tạo; các môn trước đây thiếu giáo viên như: Nhạc, Họa, Kỹ thuật ở các bậc học phổ thông đã đảm bảo đủ.

Về đội ngũ giáo viên dạy nghề hầu hết đã đạt và trên chuẩn. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến quá trình đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho tỉnh nhà. Năm 2005, tỉ lệ giáo viên có trình độ Thạc sĩ là 8% ở các trường Trung học chuyên nghiệp và 38% ở trường Cao đẳng. [53,7-8]

Trong 20 năm đổi mới, giáo dục – đào tạo Tiền Giang còn tham mưu với lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp của Tỉnh thực hiện chủ trương đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, xây

dựng xã hội học tập. Nhiều địa phương đã tổ chức Đại hội giáo dục, Đại hội khuyến học, Đại hội cựu giáo chức góp phần đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.

Lãnh đạo các cấp trong Tỉnh nói chung, ngành giáo dục nói riêng đã quan tâm lo lắng đến một bộ phận dân cư bị thiệt thòi. Vì vậy đã phát động phong trào chống mù chữ cho người lớn và trẻ em thất học liên tục từ năm 1975 đến nay; tổ chức, phối hợp nhiều lực lượng cùng tham gia chống mù chữ - phổ cập giáo dục tiểu học. Tất cả các xã, phường, thị trấn, các trường tiểu học, trường phổ thông cơ sở đều có cán bộ chuyên trách được phân công theo dõi ổn định nên nắm chắc trình độ dân cư trong vùng. Động thái này đã góp phần hữu hiệu để Tiền Giang là tỉnh đầu tiên ở đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh đứng thứ 16 trong cả nước hoàn thành chống mù chữ - phổ cập giáo dục tiểu học sớm.

3.Trong hai mươi năm đổi mới, giáo dục – đào tạo Tiền Giang đã cố gắng cùng cả nước phấn đấu phát triển theo hướng hiện đại hóa để có thể từng bước giao lưu, hội nhập với các nền giáo dục tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Dù chưa thật sự thỏa mãn nhưng giáo dục – đào tạo tỉnh nhà đã cải thiện, từng bước phát triển nguồn nhân lực của Tỉnh, góp phần làm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống của từng cá nhân người lao động. Trên cơ sở đó tạo điều kiện cho sản xuất và chất lượng cuộc sống xã hội nói chung tăng lên ít nhiều. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được giáo dục – đào tạo Tiền Giang vẫn còn những tiêu cực và hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục Tỉnh nhà. Đó là:

- Sự cách biệt giữa thành thị với nông thôn, vùng sâu vùng xa trong tỉnh còn khá lớn. Tỉ lệ người tốt nghiệp cấp II trở lên ở thành thị là 54,68% so với nông thôn là 22,97% (năm 2000) và 73,52% ở thành thị, 39,17% ở nông thôn (năm 2005). [53, 11]. Khoảng cách về trình độ nêu trên ít nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến việc đào tạo nguồn nhân lực, bởi lẽ mặt bằng học vấn để đào tạo nghề và đào tạo chuyên môn kỹ thuật những năm gần đây phải từ cấp II trở lên.

- Đội ngũ giáo viên Trung học còn thiếu so với qui định của Bộ; nhất là ở các vùng sâu, vùng xa do học sinh bậc trung học liên tục tăng trong những năm qua và còn tiếp tục tăng trong những năm tới.

- Cơ sở vật chất ở một số trường học hiện còn thiếu thốn và lạc hậu. Nhiều trường thiếu phòng thực hành, phòng thí nghiệm, thiếu sân chơi, bãi tập, thiếu nhà vệ sinh và nước

sạch. Bên cạnh đó, một số trường ở khu vực thành thị có diện tích nhỏ hẹp, khó đáp ứng yêu cầu trường chuẩn quốc gia và hiện đại hoá cơ sở vật chất.

- Tình trạng dạy thêm - học thêm còn phổ biến, ở một số nơi không kiểm soát và quản lý được đã dẫn đến tiêu cực trong học tập và thi cử.

- Một số trường dạy nghề, trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp qui mô đào tạo còn nhỏ, thiết bị dạy nghề cũ, lạc hậu, chưa liên kết đào tạo với các trường dạy nghề trung ương. Một số trường lớp ở các cấp học trên thực tế chưa thật đồng bộ, nhất là bậc mầm non. Các trường mẫu giáo, nhà trẻ chỉ tập trung ở các thị xã, thị trấn, hoặc dạng trường liên xã (nhiều xã ấp lân cận mới có một điểm trường). Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và việc huy động trẻ ra lớp đúng độ tuổi.

- Những biến động kinh tế - xã hội của Tỉnh có tác động mạnh đến giáo dục, đặc biệt là yếu tố kinh tế. Tình trạng học sinh bỏ học (ở cả thành thị và nông thôn), hoặc bỏ dở chương trình bậc phổ thông trung học tham gia vào các cơ sở đào tạo nghề, tham gia lao động sản xuất những năm gần đây khá phổ biến do sức ép kinh tế, do vật giá chi phối. Tốc độ chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong tỉnh còn chậm tác động không thuận lợi đến việc tăng thu ngân sách và đầu tư cho giáo dục.

- Sức hút về đầu tư và nhân lực của Tiền Giang về giáo dục và đào tạo không mạnh, không đủ sức cạnh tranh với các trung tâm phát triển khác vì vậy ảnh hưởng nhiều đến quá trình xã hội hoá giáo dục.

4. Là một giáo viên, hoạt động trực tiếp trong ngành giáo dục – đào tạo Tỉnh nhà; thông qua đề tài, trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích, nhận định tình hình giáo dục – đào tạo của Tỉnh từ 1986 đến 2006, luận văn xin được đề xuất, kiến nghị một số giải pháp tổng thể và cụ thể mong góp phần đưa giáo dục Tiền Giang đạt thành quả cao hơn trong tương lai. Về tổng thể:

- Cần khẩn trương hiện đại hoá nền giáo dục vì đây là xu hướng chung có tính khách quan đối với các nền dục còn chậm phát triển. Hiện đại hóa nền giáo dục Tiền Giang nằm trong phạm trù công nghiệp hoá - hiện đại hoá nước nhà; trong đó gồm có: hiện đại hoá về cơ sở vật chất, phương tiện dạy - học, hiện đại hoá chương trình, nội dung phương pháp giáo dục tạo sự cân đối giữa giáo dục tri thức với giáo dục đạo đức, giáo dục hướng nghiệp, kết hợp giáo dục truyền thống, tri thức hiện đại với giáo dục kĩ năng sống cho người học.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ - giáo viên, cán bộ quản lí có phẩm chất năng lực đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá, ngày càng có nhiều nhà giáo vừa hồng vừa chuyên. Muốn vậy, Tỉnh

cần có kế hoạch bồi dưỡng kiến thức tin học, ngoại ngữ cho tất cả thày cô giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Ngoài ra phải cử cán bộ đi đào tạo sau đại học đặc biệt là lực lượng nòng cốt, lực lượng tổ, chức quản lí để đáp ứng yêu cầu xây dựng hệ thống giáo dục tiên tiến.

- Chú ý đến sự tương quan hợp lí trong hệ thống giáo dục: giữa giáo dục mầm non, phổ thông với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên; giữa giáo dục với đào tạo.

- Thực hiện đa dạng hóa giáo dục; bao gồm đa dạng về hình thức, nội dung, phương thức, chương trình, môn học để người học có điều kiện lựa chọn. Tạo nhiều cơ hội cho nhiều người được học theo hướng xây dựng xã hội học tập, góp phần làm cho giáo dục – đào tạo Tỉnh nhà ngày càng năng động, linh hoạt, có hiệu quả.

- Biến mục tiêu dạy chữ, dạy người và dạy nghề thành một thể thống nhất trong quá trình giáo dục – đào tạo; khắc phục tình trạng lúng túng khi thì chú trọng dạy người, khi thì tập trung nhiều cho dạy chữ. Muốn vậy, cần xây dựng cơ chế, thiết lập cơ cấu để thực hiện phương châm này một cách hiệu quả và bền vững.

- Về quản lý, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân Tỉnh cần thành lập Ban chỉ đạo thực hiện các chương trình đầu tư, phát triển giáo dục – đào tạo, tổ chức theo dõi chương trình đến khi hoàn thành, đạt kết quả. Mặt khác cũng cần có kế hoạch kiểm tra tình hình dạy thêm - học thêm ở tất cả các cấp học.

- Trân trọng và mạnh dạn sử dụng trí thức, từng bước thu hút và xây dựng đội ngũ trí thức của Tỉnh nhà; hạn chế tình trạng trí thức rời quê hương lập nghiệp ở nơi khác. Tiền Giang là một trong những tỉnh có hiện tượng này xảy ra (khá phổ biến trong những năm gần đây).

Về cụ thể, xin được kiến nghị những điểm sau:

Từ sau năm 1996, mục tiêu của giáo dục – đào tạo ở Tiền Giang nói riêng và cả nước nói chung là phục vụ yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên khái niệm này chưa phải đã được hiểu một cách đầy đủ, cập nhật. Vì vậy cần tổ chức những lớp học chuyên đề, qua đó giúp cán bộ, giáo viên trong Tỉnh nhận thức nội dung “công nghiệp hóa – hiện đại hóa” và hiểu vì sao “khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu” ?

Về nội dung công nghiệp hóa, ngay từ năm 1961, Đại hội III của Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra mục tiêu công nghiệp hóa; nhưng mãi tới Đại Hội IV, sau khi nước nhà thống nhất, nhiệm vụ này mới có thể tiến hành trong cả nước. Do hoàn cảnh đặc biệt của nước nhà nên quá trình công nghiệp hóa ở nước ta kéo dài nửa thế kỷ và ta chỉ còn ít thời gian nữa để chạy đua nước rút thực hiện cho được mục tiêu này.

Một yêu cầu nhận thức rất quan trọng nhưng ta đã bỏ qua đó là khái niệm công nghiệp hóa ngày nay đã khác so với những năm 60 – 70 của thế kỷ trước. Lâu nay ta quen hiểu mục tiêu công nghiệp hóa theo hướng hiện đại nhưng chủ yếu chỉ thể hiện khía cạnh chuyển dịch cơ cấu và phương thức sản xuất từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp, từ phương thức lao động cơ bắp sang máy móc. Trong khi đó, theo đúng nghĩa, khái niệm công nghiệp hóa ngày nay đã khác, không chỉ liên quan đến bản thân ngành công nghiệp mà công nghiệp chỉ có thể phát triển nếu nó song hành với sự phát triển dịch vụ, với kinh tế tri thức, trong đó phần chất xám chiếm tỉ trọng cao. Vì vậy cần phải đặt ưu tiên số một cho vấn đề phát triển nguồn nhân lực, vì trong mọi trường hợp và mọi thời đại, đây là nhân tố có ý nghĩa quyết định.

Mặt khác, nước ta hoàn tất quá trình công nghiệp hóa trong bối cảnh thế giới đang biến đổi rất sâu sắc. Trong hoàn cảnh như vậy, người làm công tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước phải hiểu và nhận thức công việc của mình.

Một vấn đề nữa cũng cần được nhận thức là nên hiểu vấn đề nguồn nhân lực theo nghĩa rộng chứ không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực giáo dục kiến thức và tay nghề đơn thuần. Trong xã hội công nghiệp, hiện đại không chỉ cần những con người giỏi tay nghề, có kiến thức mà rất cần những người có lối sống hiện đại, văn minh, có kỹ luật, có tác phong công nghiệp. Muốn thực hiện mô hình mới coi trọng hiệu quả và chất lượng đào tạo, thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa thì không thể không gắn kết phát triển kinh tế và nguồn nhân lực với khoa học công nghệ. Vì vậy cần cho đội ngũ làm công tác giáo dục – đào tạo nhận thức khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu thay vì là động lực then chốt.

- Cần có những tiêu chí đánh giá cụ thể đối với giáo dục – đào tạo đồng thời chú trọng một số nội dung liên quan đến giáo dục Tỉnh nhà. Để đánh giá thành tựu và hạn chế của một hoạt động xã hội, cần có số liệu để so sánh, đặc biệt là phải có tiêu chí làm cơ sở để xác định một cách khoa học, tránh dùng những cụm từ đánh giá “chung chung” như: về thành tích “có chuyển biến tích cực”, “góp phần nâng cao”, “bước đầu đạt kết quả tích cực”… Về hạn chế thì “chất lượng giáo dục - đào tạo và nguồn nhân lực chưa tương xứng với yêu cầu phát triển và hội nhập”…. Thiết nghĩ cần chọn một số trong các chỉ số sau đây để xây dựng chỉ tiêu đánh giá:

- Mặt bằng dân trí trung bình trong dân cư từ 6 tuổi trở lên

- Tỉ lệ huy động người trong độ tuổi vào học mầm non 5 tuổi, phổ thông, dạy nghề và đại học

- Tỉ lệ trẻ 5 tuổi và học sinh tiểu học được học 2 buổi ngày

- Tỉ lệ lao động kỹ thuật cao trong công nhân

- Mức đầu tư trên đầu học sinh có tốc độ tăng không kém tốc độ tăng trưởng GDP của Tỉnh

- Tỉ lệ trường đạt chuẩn quốc gia.

Sau đó, việc kiểm chứng các chỉ tiêu trên có đạt hay không sẽ do Cục Thống kê Tỉnh thực hiện bằng những cuộc khảo sát khách quan phối hợp với các ngành chuyên môn và các quận huyện trong Tỉnh. Ngoài ra, cần phải đánh giá đúng mức chất lượng giáo dục đạo đức, tư cách của học sinh trong Tỉnh vì đây là vấn đề đáng quan tâm nhất trong chất lượng giáo dục hiện nay, nó phản ánh tính chất ưu việt của nhà trường xã hội chủ nghĩa và giáo dục truyền thống Việt Nam “tiên học lễ, hậu học văn”. Có đánh giá đúng chất lượng đạo đức của học sinh mới có thể tìm ra nguyên nhân của những tình trạng đang gây lo ngại cho cha mẹ học sinh nói riêng và xã hội nói chung như: bạo lực học đường, ham chơi, ít ham học, ngại chọn ngành nghề “cực”…. Suy cho cùng vì hoạt động giáo dục khác hoạt động kinh tế. Do đó đích đến của giáo dục là con người chứ không phải con số.

Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học và xây dựng xã hội học tập, Bộ Chính trị đã có Chỉ thị 11 về vấn đề này. Vì vậy ngành giáo dục – đào tạo Tỉnh cần quan tâm, nhắc nhở đảng viên và công chức học tập nếu không nói hai đối tượng này phải gương mẫu thực hiện lời dạy của Bác “mỗi ngày ít nhất phải học tập 1 tiếng đồng hồ” để dân chúng noi theo. Có như vậy mới thiết thực đưa vấn đề xây dựng xã hội học tập vào đời sống hàng ngày.

- Cần có những đánh giá kết quả giáo dục – đào tạo Tiền Giang so với khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cả nước làm cơ sở giải quyết những bài toán khó của giáo dục – đào tạo Tỉnh nhà.

Theo tổng kết của chính phủ, đồng bằng sông Cửu Long hàng năm sản xuất khoảng 50% sản lượng lúa, 52% sản lượng thủy sản, 70% sản lượng trái cây; đóng góp khoảng 90% lượng gạo xuất khẩu và 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước [“Đánh thức tiềm năng Đồng bằng sông Cửu Long”- Báo Thanh Niên số ra ngày 7.9.2010]. Đây là vùng có 3 lợi thế lớn:

+ Vị trí địa lý thuận lợi, trung tâm của khu vực Đông Nam Á, có thể kết nối thuận lợi về giao thông với các nước trong khu vực và thế giới.

+ Nguồn tài nguyên vô cùng phong phú

+ Đặc biệt là có nguồn lao động dồi dào.

Nhưng thời gian qua, sự phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của vùng. Một trong những điểm yếu là chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế. Nguồn lao động dồi dào được xem là lợi thế song nguồn lao động ấy chưa qua đào tạo lại trở thành rào cản lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch – Đầu tư Võ Hồng Phúc đã từng nhận xét tổng kết: “chất lượng nguồn nhân lực ở đồng bằng sông Cửu Long thuộc dạng thấp nhất cả nước”, Ông cũng dẫn chứng: “trong số 100 học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, ở đồng bằng sông Hồng có tới 30 em vào đại học, trong khi đó ở đồng bằng sông Cửu Long chỉ có 14 em”[Báo Thanh Niên đã dẫn]. Điều này đặt ra một bài toán lớn cho giáo dục – đào tạo đồng bằng sông Cứu Long trong đó có Tiền Giang.

Để vực dậy đồng bằng sông Cửu Long, về phía nhà nước đã lưu ý việc tiếp cận theo vùng, liên kết vùng nhằm tránh sự lặp đi lặp lại giữa các tỉnh trong khu vực. Theo góc độ đó, có thể chia:

- Các tỉnh dọc biển như Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau gắn kết với Phú Quốc hình thành một cụm.

- Các tỉnh Cần Thơ, An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp hình thành một cụm.

- Riêng 3 tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre là một cụm. Ba tỉnh này có điều kiện thuận lợi để tiếp cận thị trường trong nước và xuất khẩu nên thu hút các dự án hàm lượng kỹ thuật cao, công nghệ hiện đại. Như vậy rõ ràng giáo dục – đào tạo của Tỉnh nhà phải gắn chặt và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh. Việc nắm bắt các điều kiện thuận lợi và khó khăn là điều cực kỳ quan trọng giúp các cấp lãnh đạo Tỉnh có phương hướng và kế hoạch cụ thể để định hướng công tác giáo dục – đào tạo nhằm đưa Tỉnh nhà thoát khỏi sự yếu kém bấy lâu. Tuy nhiên muốn thực hiện được yêu cầu đó, ngành giáo dục – đào tạo Tiền Giang cần phải có chiến lược xây dựng, cải thiện đời sống giáo viên và cán bộ trong ngành giáo dục. Nghĩa là yêu cầu “nhà giáo phải sống được bằng lương” cần phải đặt ra một cách nghiêm túc, cụ thể.

Tóm lại, sau hai mươi năm đổi mới giáo dục – đào tạo Tiền Giang đã trải qua một chặng đường khá dài. Ở hai giai đoạn phát triển nối tiếp nhau: 1986 - 1996 và 1996 - 2006

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2023