Nghiên Cứu Xác Định Tổ Hợp Phân Bón Cân Đối Hợp Lý Cho Lạc Trên Đất Cát Biển Tỉnh Quảng Bình

45


phân đạm và 50% lượng phân kali;

+ Bón thúc lần 2 kết hợp với xới xáo vun gốc khi kết thúc ra hoa rộ đợt 1: 30% phân đạm, 50% lượng phân kali và 50% lượng vôi còn lại.

- Các tiêu chí theo dõi, đánh giá:

+ Các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển: Chiều cao cây, tổng số lá/thân chính, số lá xanh còn lại trên thân chính khi thu hoạch, tổng số cành/cây, tổng số hoa trên cây, tỉ lệ hoa hữu hiệu, số lượng nốt sần, chất lượng nốt sần.

+ Các chỉ tiêu về yếu tố cấu thành năng suất và năng suất quả khô: Số quả chắc trên cây, tỉ lệ nhân (%), khối lượng 100 quả (g), năng suất lý thuyết và năng suất thực thu (tấn/ha).

- Thời gian địa điểm thực hiện:

Thí nghiệm được thực hiện trong vụ đông xuân 2009 - 2010, đồng thời ở trên 2 chân đất khác nhau: đất cát biển mới khai hoang của thôn Tân Tiến và đất cát biển nội đồng của thôn Tân Phong tại xã Cam Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

2.3.2. Nghiên cứu xác định tổ hợp phân bón cân đối hợp lý cho lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình

2.3.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của các tổ hợp phân vô cơ và phân chuồng

- Thời gian và địa điểm thực hiện: Thí nghiệm được thực hiện 2 vụ liên tục trên đất cát biển trồng lạc tỉnh Quảng Bình (vụ đông xuân 2010 - 2011 tại xã Cam Thủy, huyện Lệ Thủy và vụ đông xuân 2011 - 2012 tại xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình).

- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu RCB (Randomized Complete


Block), 3 lần lần nhắc lại. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 10 m2, kích thước: 4 mét × 2,5 mét, bố trí 2 luống/ô thí nghiệm, kích thước luống: 1,1 mét × 4 mét, gieo 4 hàng lạc/luống.

- Mật độ gieo trồng: 40 cây/m2 (hàng × hàng 25 cm, hạt × hạt 10 cm).

- Phương pháp bón phân: Bón lót: 100% lượng phân lân, 50% lượng vôi. Bón thúc lần 1 kết hợp với xới xáo nhẹ khi cây được 3 lá thật: 70% lượng phân đạm và 50%


lượng phân kali. Bón thúc lần 2 kết hợp với xới xáo vun gốc khi kết thúc ra hoa rộ đợt 1: 30% phân đạm, 50% lượng phân kali và 50% lượng vôi còn lại.

- Thí nghiệm gồm 12 công thức được thiết kế thành các tổ hợp như sau:

Liều lượng phân bón: Lượng vôi được bón ở mức 500 kg/ha; phân chuồng được bón ở 4 mức; phân vô cơ được áp dụng theo tỉ lệ N:P:K = 1:3:2. Cân đối liều lượng bón cho 1ha ở các tổ hợp cụ thể như sau:


TT


Tổ hợp phân bón

N

(kg/ha)

P2O5

(kg/ha)

K2O

(kg/ha)

Vôi

(kg/ha)

Phân chuồng

(tấn/ha)

1

VCPC1

20

60

40

500

0

2

VCPC2

20

60

40

500

5

3

VCPC3

20

60

40

500

10

4

VCPC4

20

60

40

500

15

5

VCPC5

30

90

60

500

0

6

VCPC6(đ/c)

30

90

60

500

5

7

VCPC7

30

90

60

500

10

8

VCPC8

30

90

60

500

15

9

VCPC9

40

120

80

500

0

10

VCPC10

40

120

80

500

5

11

VCPC11

40

120

80

500

10

12

VCPC12

40

120

80

500

15

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất lạc Arachis hypogaea L. trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình - 8

- Các tiêu chí theo dõi, đánh giá:

+ Các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển: Chiều cao cây, tổng số lá/thân chính, tổng số cành/cây, trung bình chiều dài cặp cành tử diệp vào thời điểm trước thu hoạch, tỉ lệ hoa hữu hiệu, số lượng nốt sần hữu hiệu vào thời điểm kết thúc ra hoa.

+ Các chỉ tiêu về yếu tố cấu thành năng suất và năng suất quả khô: Số quả chắc trên cây, tỉ lệ nhân (%), khối lượng 100 quả (g), năng suất lý thuyết và năng suất thực thu (tấn/ha).

+ Phân tích một số tính chất hóa học đất trước và sau thí nghiệm: pHKCl, hữu cơ (%), đạm tổng số (%), lân tổng số (%), lân dễ tiêu (mg/100g đất), kali tổng số (%), CEC (ldl/100g đất).

+ Đánh giá hiệu quả kinh tế: Lãi ròng (được tính bằng hiệu số của tổng thu và tổng chi); RR - tỉ suất lợi nhuận so với tổng vốn đầu tư (Rate of Return).


2.3.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các tổ hợp phân vô cơ và phân hữu cơ vi sinh

- Thời gian và địa điểm thực hiện, phương pháp bố trí thí nghiệm, mật độ gieo trồng, phương pháp bón phân và các tiêu chí theo dõi, đánh giá thực hiện giống như phần thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của các tổ hợp phân vô cơ và phân chuồng.

- Thí nghiệm gồm 12 công thức được thiết kế thành các tổ hợp như sau:

Liều lượng phân bón của các tổ hợp như sau: Lượng vôi được bón ở mức 500 kg/ha; phân hữu cơ vi sinh được bón ở 4 mức; phân vô cơ được áp dụng theo tỉ lệ N:P:K = 1:3:2. Cân đối lượng bón cho 1ha ở các tổ hợp cụ thể như sau:


TT

Tổ hợp phân bón

N

(kg/ha)

P2O5

(kg/ha)

K2O

(kg/ha)

Vôi

(kg/ha)

Phân HC vi sinh

(tấn/ha)

1

VCVS1

20

60

40

500

0

2

VCVS2

20

60

40

500

0,3

3

VCVS3

20

60

40

500

0,6

4

VCVS4

20

60

40

500

0,9

5

VCVS5

30

90

60

500

0

6

VCVS6 (đ/c)

30

90

60

500

0,3

7

VCVS7

30

90

60

500

0,6

8

VCVS8

30

90

60

500

0,9

9

VCVS9

40

120

80

500

0

10

VCVS10

40

120

80

500

0,3

11

VCVS11

40

120

80

500

0,6

12

VCVS12

40

120

80

500

0,9


2.3.3. Nghiên cứu xác định khung thời vụ thích hợp cho gieo lạc vụ đông xuân trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình

- Thời gian và địa điểm thực hiện: Thí nghiệm được thực hiện trong hai vụ liên tục trên đất cát biển trồng lạc tỉnh Quảng Bình: vụ đông xuân 2009 - 2010 và vụ đông xuân 2010 - 2011 tại xã Cam Thuỷ, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

- Thí nghiệm gồm 8 công thức: Các công thức thí nghiệm được bố trí gieo rải theo khung thời vụ trồng lạc chung của tỉnh được Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Bình khuyến cáo (từ 15/12 năm trước đến 25/02 năm sau). Thí nghiệm được thiết kế khoảng rải là 10 ngày, cụ thể như sau: Công thức 1 (TV1) gieo ngày 15/12, công thức 2 (TV2) gieo ngày 25/12, công thức 3 (TV3) gieo ngày 04/01, công thức 4 (TV4) gieo


ngày 14/01, công thức 5 (TV5) gieo ngày 24/01, công thức 6 (TV6) gieo ngày 03/02, công thức 7 (TV7) gieo ngày 13/02, công thức 8 (TV8) gieo ngày 23/02.

- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu RCB (Randomized Complete Block), 3 lần lần


nhắc lại. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 10 m2, kích thước: 4 mét × 2,5 mét, bố trí 2 luống/ô thí nghiệm, kích thước luống: 1,1 mét × 4 mét, gieo 4 hàng lạc/luống.

- Mật độ gieo trồng: 40 cây/m2 (hàng × hàng 25 cm, hạt × hạt 10 cm).

- Phương pháp bón phân:

+ Liều lượng phân bón tính cho 1 ha như sau: 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O + 500 kg vôi + 5 tấn phân chuồng.

+ Bón lót: 100% lượng phân lân, 50% lượng vôi. Bón thúc lần 1 kết hợp với xới xáo nhẹ khi cây được 3 lá thật: 70% lượng phân đạm và 50% lượng phân kali. Bón thúc lần 2 kết hợp với xới xáo vun gốc khi kết thúc ra hoa rộ đợt 1: 30% phân đạm, 50% lượng phân kali và 50% lượng vôi còn lại.

- Các tiêu chí theo dõi, đánh giá:

+ Các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển: Tỉ lệ mọc mầm, chiều cao cây, tổng số lá/thân chính, tổng số cành/cây, chỉ số diện tích lá (LAI), số lượng nốt sần hữu hiệu vào thời điểm quả chắc, tổng thời gian sinh trưởng và thời gian sinh trưởng của từng giai đoạn.

+ Các chỉ tiêu về yếu tố cấu thành năng suất và năng suất quả khô: Mật độ cây, số quả chắc trên cây, tỉ lệ nhân (%), tỉ lệ hoa hữu hiệu, khối lượng 100 quả (g), năng suất lý thuyết và năng suất thực thu (tấn/ha).

+ Tình hình phát sinh của các loại sâu bệnh gây hại lạc thí nghiệm từ gieo

đến thu hoạch.

+ Đánh giá hiệu quả kinh tế: Lãi ròng được tính bằng hiệu số của tổng thu và tổng chi (chi phí vật tư nông nghiệp và chi phí công lao động).

2.3.4. Nghiên cứu áp dụng biện pháp phủ đất trong sản xuất lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình

- Thí nghiệm gồm 3 công thức:

Công thức 1 (đối chứng): Không phủ; Công thức 2: Phủ bằng ni lông chuyên

49


dụng; Công thức 3: Phủ bằng rơm (10 tấn/ha).

- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu RCB (Randomized Complete


Block), 3 lần nhắc lại. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 10 m2, kích thước: 4 mét × 2,5 mét, bố trí 2 luống/ô thí nghiệm, kích thước luống: 1,1 mét × 4 mét, gieo 4 hàng lạc/luống.

- Mật độ gieo trồng: 40 cây/m2.

- Phương pháp bón phân:

+ Liều lượng phân bón : 5 tấn Phân chuồng + 500 kg vôi + 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O.

+ Cách thức bón cho Công thức 1: Bón lót: 100% lượng phân lân, 50%

lượng vôi. Bón thúc lần 1 kết hợp với xới xáo nhẹ khi cây được 3 lá thật: 70% lượng phân đạm và 50% lượng phân kali. Bón thúc lần 2 kết hợp với xới xáo vun gốc khi kết thúc ra hoa rộ đợt 1: 30% phân đạm, 50% lượng phân kali và 50% lượng vôi còn lại.

+ Cách thức bón cho công thức 2 và 3: Bón toàn bộ các loại phân trước khi gieo hạt.

- Phương pháp phủ đất: Phủ kín mặt luống bằng vật liệu phủ đất ngay sau khi gieo lạc. Đối với phủ đất bằng vật liệu ni lông, khi lạc nẩy mầm đội ni lông lên thì lấy dao lam rạch tạo lỗ rộng 5 cm để mầm thoát ra.

- Các tiêu chí theo dõi, đánh giá:

+ Các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển: Tỉ lệ mọc mầm, chiều cao cây, tổng số lá/thân chính, tổng số cành/cây, chỉ số diện tích lá (LAI), số lượng và chất lượng nốt sần vào 3 thời điểm (trước ra hoa, kết thúc ra hoa và trước thu hoạch).

+ Các chỉ tiêu về yếu tố cấu thành năng suất và năng suất quả khô: Số quả chắc trên cây, khối lượng 100 quả (g), khối lượng 100 hạt (g), năng suất lý thuyết và năng suất thực thu (tấn/ha).

+ Diễn biến nhiệt độ và ẩm độ đất.

+ Đánh giá một số tính chất hóa học đất trước và sau thí nghiệm: pHKCl, hữu cơ (%), đạm tổng số (%), lân tổng số (%), lân dễ tiêu (mg/100g đất), kali tổng số


(%), CEC (ldl/100g đất).

+ Đánh giá hiệu quả kinh tế: Lãi ròng (được tính bằng hiệu số của tổng thu và tổng chi); RR - tỉ suất lợi nhuận so với tổng vốn đầu tư (Rate of Return).

- Thời gian và địa điểm: Thực hiện đồng thời 2 thí nghiệm trong vụ đông xuân 2012 tại xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch và xã Cam Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ.

2.3.5. Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật tổng hợp tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình

- Từ kết quả các thí nghiệm ở trên, tập hợp các công thức được xác định ưu việt nhất để thiết lập thành biện pháp kỹ thuật tổng hợp đưa vào thực tế cho người nông dân trồng lạc áp dụng sản xuất với quy mô lớn hơn. Từ đó đánh giá và đề xuất quy trình sản xuất lạc mới trong vụ đông xuân trên đất biển tỉnh Quảng Bình cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

- Quy mô thực hiện: 2.700 m2, 9 hộ tham gia. Mô hình thực nghiệm gồm 3 hợp

phần, mỗi hợp phần có 3 hộ tham gia, 300m2/hộ.

- Địa điểm: xã Cam Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

- Thời gian thực hiện: vụ đông xuân 2012-2013

- Các tiêu chí theo dõi, đánh giá:

+ Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, yếu tố cấu thành năng suất và năng suất quả khô: mật độ cây khi thu hoạch, số quả chắc/cây, khối lượng 100 quả (g), khối lượng 100 hạt (g), năng suất lý thuyết (tấn/ha), năng suất thực thu (tấn/ha).

+ Đánh giá hiệu quả kinh tế: Lãi ròng (được tính bằng hiệu số của tổng thu và tổng chi) và RR - tỉ suất lợi nhuận so với tổng vốn đầu tư (Rate of Return).

2.4. PHƯƠNG PHÁP THEO DÕI VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

2.4.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển [58]

- Thời gian sinh trưởng:

+ Từ gieo đến bắt đầu nẩy mầm (có 10% số cây/ô thí nghiệm có lá mầm trồi lên mặt đất);

+ Từ gieo đến nẩy mầm tối đa (có 70% số cây/ô thí nghiệm có lá mầm trồi lên mặt đất);


+ Từ gieo đến phân cặp cành cấp 1 đầu tiên (khi các cây/ô thí nghiệm có cành cấp 1 đầu tiên dài 1cm);

+ Từ gieo đến bắt đầu ra hoa (có 10% số cây/ô thí nghiệm nở hoa);

+ Từ gieo đến kết thúc ra hoa (số hoa TB/ cây của ô thí nghiệm < 1 hoa liên tục trong 3 ngày);

+ Từ gieo đến thu hoạch (có 85% số quả/cây chín).

- Tính tỉ lệ cây chết/ô thí nghiệm khi cây có 3 lá thật.

- Chiều cao cây: Định kỳ 10 ngày 1 lần, bắt đầu sau gieo 1tháng đến thu hoạch. Cách đo: Đo từ chỗ phân cành cấp 1 đầu tiên đến đỉnh sinh trưởng của thân chính. Theo dõi 5 cây/1ô thí nghiệm theo đường chéo góc.

- Tổng số lá/thân: Theo dõi tại ba thời điểm (bắt đầu ra hoa, đâm tia làm quả và thu hoạch). Lấy 5 cây/1ô thí nghiệm theo đường chéo góc.

- Số lá xanh còn lại/thân chính khi thu hoạch. Theo dõi 5 cây/1ô thí nghiệm theo

đường chéo góc.

- Đo chỉ số diện tích lá (LAI): Bằng phương pháp cân nhanh.

- Tổng số cành/cây: Theo dõi tại ba thời điểm (bắt đầu ra hoa, đâm tia làm quả và thu hoạch). Lấy 5 cây/1ô thí nghiệm theo đường chéo góc. Phân loại cành cấp 1 và cấp 2.

- Tổng số hoa trên cây: Theo dõi hàng ngày từ khi ra hoa cho đến khi số hoa bình quân/cây/ngày nhỏ hơn 1 và không tăng liên tục trong ba ngày.

- Số đợt ra hoa rộ: số ngày có số hoa bình quân/cây lớn hơn 4 hoa.

- Thời gian ra hoa: Tính từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc ra hoa.

- Tỉ lệ hoa hữu hiệu (%): Số quả chắc trên cây/tổng hoa trên cây x 100.

- Nốt sần: Nốt sần được xác định tại ba thời điểm (bắt đầu ra hoa, đâm tia làm quả và thu hoạch).

+ Số lượng nốt sần: Số cây lấy ở mỗi ô thí nghiệm là 5 cây. Trước khi nhổ cây lấy mẫu, tiến hành tưới đẫm nước ở gốc cây, dùng dao bới gọn rễ, rửa nhẹ và tiến hành đếm nốt sần.

52


+ Chất lượng nốt sần: Trộn đều tất cả các nốt sần ngắt được, dàn mỏng ra trên mặt bàn, lấy mẫu 5 điểm chéo góc, cắt đôi các nốt sần và đếm số nốt sần có màu hồng. Số nốt sần có màu hồng/tổng số nốt sần của mẫu.

- Số quả chắc trên cây: Theo dõi 5 cây/1ô thí nghiệm. Đếm số quả chắc trên từng cây.

- Khối lượng 100 quả (g): Cân ngẫu nhiên 100g quả khô, đếm số quả và quy ra khối lượng 100 quả. Lấy 3 mẫu/1 ô thí nghiệm.

- Tỉ lệ nhân: Lấy ngẫu nhiên và cân 3 mẫu/1ô thí nghiệm, 100 quả khô/mẫu. Bóc vỏ, lấy nhân và tiến hành cân để biết khối lượng nhân. Tính tỉ lệ phần trăm trọng lượng nhân/quả.

- Năng suất lý thuyết (tấn/ha):

Số quả chắc/cây × số cây/1m2 × P100 quả(g) × 7500 NSLT =--------------------------------------------------------------------

108


- Năng suất thực thu (tấn/ha):

Khối lượng quả khô trung bình/ô thí nghiệm(kg) × 7500. NSTT =--------------------------------------------------------------------

10 ×103


2.4.2. Các chỉ tiêu về đất [95]

- Phân tích một số tính chất hóa học đất trước và sau thí nghiệm: Mẫu đất được lấy ở tầng đất mặt (0 – 20 cm) trước và sau thí nghiệm, được phơi khô trong không khí và thực hiện phân tích các chỉ tiêu sau: pHKCl bằng phương pháp pH meter; Hữu cơ (OM) bằng phương pháp Walkley Black; Đạm tổng số bằng phương pháp Kjeldahl; Lân tổng số bằng phương pháp so màu trên quang phổ kế; Lân dễ tiêu bằng phương pháp Oniani; Kali tổng số bằng phương pháp quang kế ngọn lửa; CEC bằng phương pháp Kjeldahl.

- Theo dõi diễn biến ẩm độ đất:

+ Theo dõi diễn biến độ ẩm đất trong suốt quá trình thí nghiệm từ gieo đến thu hoạch, định kỳ 10 ngày/1 lần đo độ ẩm đất. Phương pháp xác định độ ẩm:

Xem tất cả 196 trang.

Ngày đăng: 10/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí