II, Hệ thống làm mát bằng không khí 1, Cấu tạosgk
-Cánh tản nhiệt.
-Quạt gió.
-Tâm hướng gió.
-Vỏ bọc, cửa thoát gió.
2, Nguyên lý làm việc
-Động cơ làm việc, nhiệt độ các chi tiết bao quanh buồng cháy được truyền tới cánh tản nhiệt rồi tản ra ngoài không khí.
-Đối với các động cơ đặt tĩnh tại hệ thống còn sử dụng quạt gió làm tăng tốc làm mátđảm bảo làm mát đồng đều cho động cơ.
D. TÌM TÒI MỞ RỘNG
Hoạt động 6: Quan sát cấu tạo hệ thống làm mát. thực tế
a) Mục tiêu hoạt động
giúp các em hiểu sâu hơn về tầm quan trọng hệ thống làm mát.
b) Gợi ý tổ chức hoạt động
Chia lớp thành 4 nhóm hoạt động về nhà tìm hiểu các nội dung sau:
-So sánh hệ thống làm mát bằng nướcvới các hệ thống làm mát bằng không khí lấy ví du về 1 số động cơ
c) Sản phẩm của hoạt động: Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm Các em ghi chép lại nội dung trọng tâm và vở ghi của mình.
3. Dặn dò
- Về nhà làm bài tập của chủ đề
- Chuẩn bị trước bài mới ở nhà
4. RÚT KINH NGHIỆM
a. Nội dung:
………………………………………………………………………………………
………
b. Phương pháp:
………………………………………………………………………………………
……………………………
Ninh Bình,Ngày .... tháng năm..........
Giáo Viên |
Có thể bạn quan tâm!
- / Nhiệm Vụ: Truyền Lực Giữa Pittông Và Trục Khuỷu. 2./ Cấu Tạo: Gồm 3 Phần:
- Năng Lực Định Hướng Hình Thành Và Phát Triển Cho Học Sinh
- Năng Lực Định Hướng Hình Thành Và Phát Triển Cho Học Sinh
- Năng Lực Định Hướng Hình Thành Và Phát Triển Cho Học Sinh
- Giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Công nghệ lớp 11 - 19
- Giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Công nghệ lớp 11 - 20
Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.
Ngày soạn:...../...../ 2021 Tuần .....
Khối lớp 11
BÀI 26:
HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU VÀ KHÔNG KHÍ TRONG ĐỘNG CƠ XĂNG
I.Vấn đề cần giải quyết
Chủ đề gồm một chuỗi các hoạt động động học thiết kế theo phương pháp dạy học giải quyết vấn đề: từ việc quan sát thực tế phát hiện vấn đề nghiên cứu và rút ra kết luận, báo cáo kết quả.
Bước 1 (Khởi động): Làm nảy sinh và phát hiện vấn đề về hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí ở động cơ xăng.
Bước 2 (Giải quyết vấn đề - hình thành kiến thức). Tìm hiểu về hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí ở động cơ xăng.
Bước 3 (Luyện tập): Hệ thống hóa kiến thức
Bước 4 (Vận dụng, tìm tòi mở rộng): vai trò của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí ở động cơ xăng.
Dự kiến việc tổ chức các hoạt động theo thời gian như bảng dưới:
Hoạt động | Tên hoạt động | Thời lượng dự kiến | |
Khởi động | Hoạt động 1 | Làm nảy sinh và phát hiện vấn đề về hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí ở động cơ xăng. | Trên lớp 4 phút |
Hình thành | Hoạt động 2 | Tìm hiểu nhiệm vụ và phân loại: | Trên lớp |
Hoạt động 3 | Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống dùng bộ chế hòa khí | 35 phút | |
Hoạt động 4 | Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống phun xăng | ||
Luyện tập | Hoạt động 5 | Hệ thống hóa kiến thức | 5 phút |
Tìm tòi mở rộng | Hoạt động 6 | Vai trò của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí ở động cơ xăng. | ở nhà |
kiến thức
Theo chương trình công nghệ THPT lớp 11 chủ đề “HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU VÀ KHÔNG KHÍ TRONG ĐỘNG CƠ XĂNG
” gồm
Nội dung kiến thức nói trên được thể hiện trong sách giáo khoa công nghệ lớp 11 hiện hành gồm 2 tiết:
CHUẨN BỊ
Giáo Viên: Nghiên cứu kĩ nội dung bài 27 trang 119 SGK, đọc các tài liệu có nội dung liên quan tới bài giảng, soạn giáo án, lập kế hoạch giảng dạy.
Học Sinh: đọc trước nội dung bài 27 trang 119 SGK, tìm hiểu các nội dung trọng tâm
- Đọc trước bài học ở nhà.
- Sưu tầm các chi tiết thuộc hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí ở động cơ xăng.
II. Mục tiêu bài học
1, Kiến thức Qua bài học HS cần nắm được nhiệm vu,cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí ở động cơ xăng.
2, Kĩ năng
-Đọc được sơ đồ nguyên lý của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí ở động cơ xăng.
3, Thái độ
- Nhận thức được tầm quan trọng của động cơ đốt trong đối với sự phát triển của nền công nghiệp.
-Giáo dục ý thức tìm tòi cách sử dụng động cơ đốt trong.
4. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực tự học, đọc hiểu và giải quyết vấn đề theo giải pháp đã lựa chọn thông qua việc tự nghiên cứu và vận dụng kiến thức
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua đặt câu hỏi khác nhau về các máy móc tự động hóa
- Năng lực hợp tác nhóm: làm thí nghiệm, trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thí nghiệm.
III. Tiến trình bài học
1.Ổn định tổ chức lớp học (1 phút) 2.Bài mới
A. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1: Làm nảy sinh và phát hiện vấn đề về hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí ở động cơ xăng.
a) Mục tiêu hoạt động
Thông qua hình ảnh câu hỏi để tạo mâu thuẫn giữa kiến thức hiện có của HS với những kiến thức mới.
b) Gợi ý tổ chức hoạt động
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm mỗi bàn là 1 nhóm làm việc.
- Hướng dẫn các em đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh trả lời các câu hỏi của giáo viên:
ở động cơ xăng, để động cơ hoạt động được thì cần phải cung cấp xăng cho động cơ. Để cung cấp xăng cho động cơ phải có hệ thống cung cấp xăng và không khí.
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ.
B3:Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh.
B4: Đánh giá kết quả hoạt động
Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm.
Học sinh thống nhất phần đáp án và trình bày vào vở ghi của mình.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 2: Tìm hiểu nhiệm vụ và phân loại:
a) Mục tiêu hoạt động
Thông qua SGK mô hình học sinh có thể hiểu nhiệm vụ và phân loại hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí ở động cơ xăng.
b) Gợi ý tổ chức hoạt động
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Chia lớp thành 4 nhóm hoạt động.
- Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí ở động cơ xăng có nhiệm vụ gì?
-Căn cứ vào đâu để phân loại hệ thống cung cấp xăng và không khí? Hệ thống nhiên liệu được chia thành mấy loại?
GV ngoài 2 loại trên căn cứ vào cách cung cấp nhiên liệu có 2 loại đó là:
+Loại tự chảy (không có bơm xăng).
+Loại cưỡng bức (có bơm xăng).
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ.
B3:Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh.
B4: Đánh giá kết quả hoạt động
Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm.
Học sinh thống nhất phần đáp án và trình bày vào vở ghi của mình.
Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí
a) Mục tiêu hoạt động
Thông qua hình ảnh học sinh có thể biết được cấu tạo
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Chia lớp thành 4 nhóm hoạt động.
GV treo tranh 27.1 sgk và hưỡng dẫn HS tìm hiểu sơ đồ cấu tạo của hệ thống cung cấp nhiên liệu dùng bộ chế hoà khí.
- Hệ thống cung cấp nhiên liệu dùng bộ chế hoà khí có cấu tạo gồm những bộ phận nào ?
-Thùng xăng có nhiệm vụ gì?
-Bầu lọc xăng có nhiệm vụ gì?
-Bơm xăng có nhiệm vụ gì?
-Bộ chế hoà khí có nhiệm vụ gì?
-Bầu lọc khí có nhiệm vụ gì?
-Hệ thống cung cấp nhiên liệu của xe máy có bơm xăng không? Tại sao xăng đi từ bình xăng tới bộ chế hoà khí được?
-Em hãy nêu nguyên lý làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu dùng bộ chế hoà khí?
-Nêu ưu, nhược diểm của hệ thống cung cấp nhiên liệu dùng bộ chế hoà khí?
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ.
B3:Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh.
B4: Đánh giá kết quả hoạt động
Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm.
Học sinh thống nhất phần đáp án và trình bày vào vở ghi của mình.
Hoạt động 4: Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống phun xăng
a) Mục tiêu hoạt động
Thông qua hình ảnh học sinh có thể biết được cấu tạo hệ thống phun xăng
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Chia lớp thành 4 nhóm hoạt động.
GV yêu cầu HS quan sát H 27.2 và kết hợp với đọc sgk.
- Quan sát H 27.2 em có nhận xét gì về cấu tạo của hệ thống phun xăng với hệ hệ thống dùng bộ chế hoà khí?
-Hãy chỉ ra các bộ phận khác với hệ thống nhiên liẹu dùng bộ chế hoà khí?
-Bộ điều khiển phun xăng có nhiệm vụ gì?
-Bộ điều chỉnh áp suất có nhiệm vụ gì
-Xăng được phun vào đâu?
-Hoà khí được tạo thành ở dâu?
-Em hãy nêu nguyên lý làm việc của hệ thống phun xăng?
-Nêu ưu, nhược diểm của hệ thống phun xăng ?
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ.
B3:Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh.
B4: Đánh giá kết quả hoạt động
Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm.
Học sinh thống nhất phần đáp án và trình bày vào vở ghi của mình.
Hoạt động 5: Hệ thống hóa kiến thức
a) Mục tiêu hoạt động
Củng cố lại kiến thức trọng tâm của bài giúp học sinh ghi nhớ, khắc sâu kiến thức.
b) Gợi ý tổ chức hoạt động
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tổng hợp lại kiến thức và ghi nội dung chính vào vở ở nhà.
c) Sản phẩm của hoạt động: Sản phẩm của từng cá nhân Các em ghi chép lại nội dung trọng tâm và vở ghi của mình. I, Nhiệm vụ và phân loại
1, Nhiệm vụ
-Cung cấp hoà khí vào trong xilang động cơ đúng theo yêu cầu phụ tải.
2, Phân loại
-Căn cứ vào cấu tạo của bộ phận tạo thành hoà khí có 2 loại:
-Hệ thống cung cấp nhiên liệu dùng bộ chế hoà khí.
-Hệ thống nhiên liệu dùng vòi phun. II,Hệ thống cung cáp nhiên liệu dùng bộ chế hoà khí 1, Cấu tạosgk
Đường xăng
> Đường không khí
> Đường hoà khí
Sơ đồ hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hoà khí.
2, Nguyên lý làm việc
-Nguyên lý (sgk)
-ưu điểm: cấu tạo đơn giản, dễ sử dụng, thay đổi chế độ làm việc chỉ cần thay đổi độ mở của bướm ga.
-Nhược điểm: Không thể cung cấp hoà khí phù hợp với từng chế độ làm việc của động cơ.
II, Hệ thống phun xăng 1, Cấu tạosgk
Sơ đồ khối hệ thống phun xăng
Đường xăng
Đường không khí
Đường tín hiệu điều khiển phun.
> Đường hoà khí
>Đường xăng hồi
2, Nguyên lý làm việc
-Khi động cơ làm việc, không khí được hút vào xilanh nhờ sự chenh lẹch áp suất giữa trong và ngoài xilanh.
-Bơm xăng hút xăng từ bình xăng đưa đến vòi phun, nhờ bộ điều chỉnh áp suât xăng ở vòi phun luôn có áp suất nhất định.
-Quá trình phun xăng của vòi phun được diều khiển do bộ diều khiển phun.
+ưu diểm: hoà khí có tỉ lệ nhất định phù hợp với từng chế độ làm việc của động cơ. Quá trình cháy diễn ra hoàn toàn, hiệu suất của động cơ cao, dảm ô nhiễm môi trường do cháy hết hỗn hợp hoà khí.
+Nhược điểm: cấu tạo phức tạp, khó sửa chữa, giá thành cao.
D. TÌM TÒI MỞ RỘNG
Hoạt động 6: Quan sát cấu tạo hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí ở động cơ xăng thực tế
a) Mục tiêu hoạt động
giúp các em hiểu sâu hơn về tầm quan trọng hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí ở động cơ xăng.
b) Gợi ý tổ chức hoạt động
Chia lớp thành 4 nhóm hoạt động về nhà tìm hiểu các nội dung sau:
-So sánh hệ thống dùng bộ chế hòa khí với các hệ thống phun xăng lấy ví du về 1 số động cơ
c) Sản phẩm của hoạt động: Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm Các em ghi chép lại nội dung trọng tâm và vở ghi của mình.
3. Dặn dò