Giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Công nghệ lớp 11 - 20

Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống khởi động bằng động cơ điện.

a) Mục tiêu hoạt động

Thông qua hình ảnh học sinh có thể biết được cấu tạo

B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Chia lớp thành 4 nhóm hoạt động.

- GV: yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ 30.1 (SGK)

. Hệ thống khởi động bằng động cơ điện có cấu tạo gồm nhứng chi tiết nào?

. Động cơ điện một chiều làm việc nhờ nguồn điện nào?

- GV giải thích: đầu trục của roto(7) của động cơ điện có cấu tạo then hoa để lắp khớp then hoa với may-ơ của khớp truyền động 1 chiều (6).

. Khớp truyền động (6) có đặc điểm gì?

. Tại sao chỉ ăn khớp lúc khởi động?.

. Bộ phận điều khiển gồm các chi tiết nào?

. Quan sát hình 30.1 hãy nhận xét khi chưa làm việc vị trí của các chi tiêỏt (6), (8) như thế nào với nhau?.

. Khi khởi động động cơ thì (6) và (8) có vị trí như thế nào?

. Tại sao(6) ăn khớp được với (8)?.

. Khi động cơ đã hoạt động, hệ thống khởi động có cần làm việc không?

.B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ.

B3:Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh.

B4: Đánh giá kết quả hoạt động

Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm.

Học sinh thống nhất phần đáp án và trình bày vào vở ghi của mình.

Hoạt động 5: Hệ thống hóa kiến thức

a) Mục tiêu hoạt động

Củng cố lại kiến thức trọng tâm của bài giúp học sinh ghi nhớ, khắc sâu kiến thức.

b) Gợi ý tổ chức hoạt động

- Giáo viên hướng dẫn học sinh tổng hợp lại kiến thức và ghi nội dung chính vào vở ở nhà.

c) Sản phẩm của hoạt động: Sản phẩm của từng cá nhân Các em ghi chép lại nội dung trọng tâm và vở ghi của mình.

I/ Nhiệm vụ và phân loại:

1) Nhiệm vụ:

Hệ thống khởi động có nhiệm vụ làm quay trục khuỷu của động cơ đến một tốc độ nhất định để khởi động cơ tự nổ máy được.

2) Phân loại:

- Khởi động bằng tay

- Khởi động bằng động cơ điện.

- Hệ thống khởi đông bằng động cơ phụ.

- Hệ thống khởi động bằng động cơ phụ.

II/ Hệ thống khởi động bằng động cơ điện:

1) Cấu tạo:

1. động cơ điện; 2. lò xo; 3. lõi thép; 4.Thanh kéo; 5. cần gạt; 6. khớp truyền động;

7. trục roto của động cơ điện; 8. Bánh đà động cơ đốt trong;

9. Trục khuỷ động cơ.

2) Nguyên lý làm việc:

- Khi khởi động: đóng khoá khởi động rơle của bộ phận điều khiển hút lõi thép (3) sang trái, thông qua thanh kéo (4) và cần gạt (5) làm (6) trượt trên trục then hoa để ăn khớp với (8). Đồng thời động cơ điện cũng được đóng điện mômen quay của

(7) truyền qua 96) (8) quay trục khuỷu động cơ quay.

- Khi được làm việc, ngắt khoá khởi động, cuộn dây rơle mất điện, lò xo (2) đẩy lõi thép từ phải sang trái làm tách (6) khỏi (8) động cơ khởi động không quay.

D. TÌM TÒI MỞ RỘNG

Hoạt động 6: Quan sát cấu tạo hệ thống khởi động. thực tế

a) Mục tiêu hoạt động

giúp các em hiểu sâu hơn về tầm quan trọng hệ thống khởi động.

b) Gợi ý tổ chức hoạt động

Chia lớp thành 4 nhóm hoạt động về nhà tìm hiểu các nội dung sau:

-So sánh hệ thống khởi động của 1 số động cơ

c) Sản phẩm của hoạt động: Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm Các em ghi chép lại nội dung trọng tâm và vở ghi của mình.

3. Dặn dò

- Về nhà làm bài tập của chủ đề

- Chuẩn bị trước bài mới ở nhà

4. RÚT KINH NGHIỆM

a. Nội dung:

………………………………………………………………………………………

………

b. Phương pháp:

………………………………………………………………………………………

……………………………

Ninh Bình,Ngày .... tháng năm 2021


Kí duyệt ban giám hiệu

Giáo Viên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Công nghệ lớp 11 - 20

Xem tất cả 169 trang.

Ngày đăng: 01/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí