Văn Bản Của Chính Phủ Và Ngân Hàng Nhà Nước Ban Hành


tiền chi trả và củng cố niềm tin của người gửi tiền đối với các TCTD khác trên địa bàn.

2.1.3.7 Thanh lý tài sản và thu hồi nợ sau chi trả

Trong quá trình hoạt động, Chi nhánh đã trực tiếp tham gia, theo dõi các Hội đồng thành lý (QTDND thị trấn Thắng, tỉnh Bắc Giang; Đồng Ích, tỉnh Vĩnh Phúc; HĐTL Lê Lợi, Song Phượng, thành phố Hà Nội và HĐTL Xuân Dục, Liên Nghĩa, Thụy Lôi tỉnh Hưng Yên) nhằm thu hồi tiền chi trả. Mặc dù, hoạt động thanh lý của các HĐTL QTDND gặp nhiều khó khăn nhưng Chi nhánh đã tích cực phối hợp chặt chẽ với Chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố, chính quyền địa phương và các HĐTL để theo dõi sát tình hình thanh lý, tìm biện pháp thu hồi các khoản nợ để có nguồn chi trả cho các chủ nợ theo trật tự ưu tiên thanh toán và thu hồi số tiền BHTGVN đã chi trả; kết quả Chi nhánh đã thu hồi được 54,14% tổng số tiền đã chi trả; Trong đó đã thu hồi toàn bộ số tiền chi trả, kết thúc thanh lý đối với HĐTL QTDND Thụy Lôi, tỉnh Hưng Yên đồng thời hoàn thành thủ tục kết thúc thanh lý đối với 03 HĐTL.

2.2 Cơ sở pháp lý của hoạt động giám sát

2.2.1 Văn bản của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước ban hành

Hoạt động giám sát được quy định bởi các văn bản của Chính phủ, NHNN và cho đến nay hoạt động giám sát từ xa được áp dụng các văn bản sau:

- Luật Bảo hiểm tiền gửi số 06/2012/QH13 được Quốc hội ban hành ngày 18/6/2013;

- Nghị định số 68/NĐ-CP ngày 28/6/2013 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật BHTG;

- Điều 3, Quyết định số 1394/QĐ-TTg ngày 13/8/2013 về việc thành lập BHGVN và quy định chức năng, nhiệm vụ của BHTGVN;

- Điều 9, Quyết định số 1395/QĐ-TTg ngày 13/8/2013 về việc phê duyệt Điều lệ tổ chức hoạt động của BHTGVN;


- Thông tư số 24/2014/TT-NHNN ngày 06/9/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc Hướng dẫn một số nội dung về hoạt động bảo hiểm tiền gửi;

- Căn cứ Thông tư số 34/2016/TT-NHNN ngày 28/12/2016 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định việc cung cấp thông tin giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và BHTGVN.

2.2.2 Văn bản của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ban hành

Để hoạt động giám sát được hoạt động đồng bộ, đúng quy trình giữa BHTGVN và các tổ chức tham gia BHTG, BHTGVN đã ban hành các quyết định và hướng dẫn:

- Quyết định số 408/QĐ-BHTG-HĐQT ngày 28/6/2016 của Hội đồng quản trị về việc ban hành Quy chế cấp và thu hồi giấy chứng nhận tham gia BHTG;

- Hướng dẫn số 915/HD-BHTG ngày 29/09/2016 của Tổng Giám đốc về việc Thực hiện quy chế cấp và thu hồi chứng nhận tham gia BHTG;

- Hướng dẫn số 1271/HD-BHTG ngày 9/12/2016 của Tổng Giám đốc về việc BHTGVN tham gia vào quá trình kiểm soát đặc biệt đối với QTDND;

- Quyết định số 2252/QĐ-BHTG ngày 15/12/2017 của Hội đồng quản trị về việc ban hành Quy chế thông tin báo cáo về tiền gửi được bảo hiểm;

- Quyết định số 2283/QĐ-BHTG ngày 29/12/2017 của Hội đồng quản trị về việc ban hành Quy chế giám sát đối với tổ chức tham gia BHTG;

- Hướng dẫn số 428/HD-BHTG ngày 27/4/2019 của Tổng Giám đốc về việc Hướng dẫn thực hiện Quy chế giám sát đối với tổ chức tham gia BHTG;

- Quyết định số 89/QĐ-BHTG ngày 30/1/2019 của Tổng Giám đốc về việc sửa đổi bổ sung hướng dẫn thực hiện Quy chế giám sát đối với các tổ chức tham gia BHTG ban hành kèm theo Hướng dẫn số 428/HD-BHTG ngày 27/4/2018 của Tổng Giám đốc.

- Hướng dẫn số 777/HD-BHTG ngày 01/7/2019 của Tổng Giám đốc về việc ban hành Hướng dẫn giám sát chuyên sâu QTDND có vấn đề.


2.3 Thực trạng hoạt động giám sát các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn Chi nhánh Hà Nội quản lý

2.3.1 Chủ thể giám sát

Chi nhánh BHTGVN tại thành phố Hà Nội là một đơn vị trực thuộc BHTGVN, Chi nhánh có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch giám sát hàng năm để báo cáo với BHTGVN. Sau khi, Tổng Giám đốc BHTGVN thông báo kết quả phê duyệt kế hoạch hoạt động của Chi nhánh, trong đó có kế hoạch giám sát để làm cơ sở thực hiện hoạt động giám sát cho năm tiếp theo.

Để đảm bảo giám sát được toàn bộ các TCTD trên địa bàn Chi nhánh quản lý, phòng Giám sát căn cứ vào Thông báo của Tổng Giám đốc về kết quả phê duyệt hoạt động của Chi nhánh để phân công nhiệm vụ cho các cán bộ giám sát. Căn cứ vào số lượng các TCTD mà Chi nhánh quản lý, mỗi cán bộ sẽ được giao phụ trách một số lượng các TCTD dựa trên địa bàn hoạt động.

Bảng 2-1. Phân công nhiệm vụ giám sát


Năm

Số cán bộ thực hiện nhiệm vụ giám sát (người)

Số TCTD

Tỷ lệ trung bình số TCTD/cán bộ giám sát

2016

19

308

16,2

2017

22

225

10,2

2018

25

226

9,0

2019

26

226

8,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Giám sát các quỹ tín dụng nhân dân tham gia bảo hiểm tiền gửi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội - 7

Nguồn: Phòng Giám sát – Chi nhánh BHTGVN tại TP Hà Nội


Từ bảng số liệu trên có thể thấy, trong năm 2016 khi lực lượng cán bộ còn mỏng mà số lượng TCTD lại nhiều, một cán bộ giám sát phải phụ trách khoảng 16 TCTD. Trong những năm sau đó, lực lượng cán bộ giám sát của Chi nhánh đã được tăng cường và số lượng các TCTD giảm 83 đơn vị so với năm 2016 (do Chi nhánh bàn giao 98 QTDND cho Chi nhánh khu vực Tây Bắc Bộ và nhận bàn giao 15 đơn vị từ Chi nhánh BHTGVN khu vực Đông Bắc Bộ và Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh), vì vậy mỗi cán bộ phụ


trách đã giảm đi dần dần. Đến năm 2019, trung bình một cán bộ phụ trách khoảng 09 TCTD. Điều này giúp giảm tải công việc cho các cán bộ, tạo điều kiện cho các cán bộ có thể quan tâm sát sao hơn đến từng TCTD, góp phần nâng cao được chất lượng kết quả giám sát.

2.3.2 Đối tượng giám sát

Hiện nay, BHTGVN đang đang tham gia giám sát từ xa tổ chức tham gia BHTG là các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi của cá nhân, bao gồm Ngân hàng thương mại, Ngân hàng hợp tác xã, QTDND và Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các TCTD.

Điều 4, Nghị định 68/2013/NĐ-CP ngày 28/6/2013 của Chính phủ, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm tiền gửi, quy định, ngoại trừ Ngân hàng chính sách, thì tất cả các TCTD (bao gồm: Ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng liên doanh, Ngân hàng 100% vốn nước ngoài, Ngân hàng Hợp tác xã, QTDND, Tổ chức tài chính vi mô) và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi của cá nhân đều là đối tượng giám sát của BHTG.Trong từng thời kỳ, đối tượng, số lượng tổ chức tham gia BHTG Chi nhánh giám sát có sự biến động theo sự phân quyền của BHTGVN. Đến ngày 31/12/2019, Chi nhánh đang tham gia giám sát 226 tổ chức tham gia BHTG: Ngân hàng thương mại cổ phần 34 đơn vị chiếm 15%, QTDND 190 đơn vị chiếm 84%, 02 tổ chức tài chính vi mô chiếm 1%. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn đối tượng là QTDND, dưới đây sẽ trình bày rõ hơn về hệ thống QTDND.

Theo Luật các tổ chức tín dụng 2010 tại Khoản 6 Điều 4 thì khái niệm về QTDND như sau: “Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống”.


Hiện nay, các QTDND mới chỉ dừng lại với quy mô nhỏ. Tổng nguồn vốn huy động cho vay từ một vài tỷ đồng đến vài chục tỷ đồng, chỉ có một vài quỹ lên đến trăm tỷ đồng, nợ xấu thường rất thấp (dưới 1%). Đây là ưu điểm rất lớn so với mô hình ngân hàng thương mại. Nhưng mô hình sở hữu tập thể này cũng có vấn đề riêng của nó. Những thành viên không thể giám sát thường xuyên hay quá tin vào giám đốc quỹ, khiến sự lạm dụng quyền lực như quỹ Hoằng Hóa, Thanh Hóa có thể xảy ra. Việc lãnh đạo một số quỹ cố tình chiếm đoạt tài sản chung, cho vay sai nguyên tắc, lập chứng từ khống, hoặc không chịu trả tiền gửi cho người dân khiến quỹ bị thua lỗ không phải mới xảy ra lần đầu. Mà những người gửi tiền tại những Quỹ này đều là những người dân nghèo, những hộ dân nhỏ lẻ, có mức thu nhập thấp. Đối với họ những khoản tiền gửi nàylà các khoản tiết kiệm, là vốn lũy cả đời. Vì vậy, khi xảy ra những việc như vậy, họ sẽ bị mất tiền bạc, sẽ bị mất lòng tin vào hệ thống ngân hàng. Do vậy, cần phải có một tổ chức để bảo vệ người dân, mang lại niềm tin và bảo hiểm cho các QTDND.

Hoạt động giám sát được coi là một kênh phát hiện sớm những rủi ro tiềm ẩn, từ đó đưa ra các cảnh báo và đề xuất biện pháp giúp các TCTD khắc phục, phòng ngừa.

Cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng và nền kinh tế nói chung, các TCTD tham gia BHTG ngày càng lớn mạnh, hoạt động phức tạp hơn và rủi ro ngày càng lớn hơn đòi hỏi hoạt động BHTG nói chung và hoạt động giám sát nói riêng phải có những thay đổi phù hợp đề thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Đối tượng giám sát của Chi nhánh gồm hai nhóm: nhóm các ngân hàng thương mại và nhóm hệ thống QTDND, tổ chức tài chính vi mô.


Bảng 2-2. Số lượng TCTD được Chi nhánh giám sát



Năm

Số lượng Ngân hàng thương mại

Số lượng tổ

chức tài chính vi mô

Số lượng QTDND


Tổng số

2016

33

02

273

308

2017

34

02

189

225

2018

34

02

190

226

2019

34

02

190

226

Nguồn: Báo cáo giám sát năm 2016-2019 của Chi

nhánh


Qua bảng 2-3 cho thấy: Năm 2017 số lượng TCTD trên địa bàn giảm 83 đơn vị so với năm 2016 (do Chi nhánh bàn giao 98 QTDND cho Chi nhánh BHTGVN khu vực Tây Bắc Bộ và nhận bàn giao 15 đơn vị từ Chi nhánh BHTGVN khu vực Đông Bắc Bộ và Chi nhánh BHTGVN tại thành phố Hồ Chí Minh). Qua nghiệp vụ giám sát của mình, Chi nhánh đã thực hiện theo dõi, đánh giá hoạt động của các TCTD trên địa bàn nhằm phát hiện các TCTD có vi phạm. Từ đó, Chi nhánh đã tiến hành thủ tục cảnh báo với những đơn vị này. Thông qua công tác cảnh báo đã chỉ cho các TCTD thấy rõ những vi phạm phát sinh, những ảnh hưởng đến uy tín, sự an toàn, lành mạnh trong hoạt động, giúp các TCTD nhìn nhận một cách khách quan những yếu kém, tồn tại và sớm có biện pháp khắc phục, chỉnh sửa để phát triển tốt hơn.

2.3.3. Tổ chức thực hiện giám sát

2.3.3.1 Quy trình giám sát các Quỹ tín dụng nhân dân tại Chi nhánh Hà

Nội

Để thực hiện thống nhất quy trình hoạt động nghiệp vụ giám sát từ xa

giữa Trụ sở chính và các Chi nhánh trong hệ thống, BHTGVN đã xây dựng quy trình giám sát để phối hợp, triển khai trong hoạt động giữa Trụ sở chính và các Chi nhánh:



Thông tin đầu vào

Chi nhánh

Trụ sở chính

Phân tích, kiểm tra

Yêu cầu chi nhánh sửa, bổ

sung

Phân tích, kiểm tra

TSC

Báo cáo kết quả

phân tích kiểm tra

Rà soát

Tổng hợp phân

tích báo cáo

- Ban Lãnh đạo

- Phản hồi chi nhánh


Hình 2-2. Quy trình giám sát các QTDND


Đối với Chi nhánh, theo Quyết định số 629/QĐ-BHTG112 ngày 31/12/2010 của Tổng Giám đốc BHTGVN về việc “Hướng dẫn thực hiện Quy chế giám sát từ xa đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tín dụng phi ngân hàng”.

Quy trình triển khai giám sát tại chi nhánh được thực hiện theo các bước như sơ đồ dưới đây:


Thu thập xử lý thông tin đầu vào

Phân tích đánh giá, xác định rủi ro, phát hiện vi

Lập báo cáo kết quả giám sát


Xử lý kết quả giám sát


Hình 2-3. Quy trình giám sát tại Chi nhánh


Bước 1: Thu thập, xử lý thông tin đầu vào

Để phục vụ cho hoạt động giám sát thì nguồn thông tin chủ yếu được cung cấp từ các tổ chức tham gia BHTG. Đây là nguồn số liệu chính thức, định kỳ phục vụ cho hoạt động giám sát, bước này thực hiện các công việc bao gồm:

- Thu thập dữ liệu từ chương trình tiếp nhận và quản lý khách hàng sau khi đã kiểm tra nghiệp vụ và lưu chính thức.

- Rà soát, tham khảo thông tin từ các nguồn khác liên quan đến hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG.

Quá trình thu nhận thông tin đầu vào được tiến hành như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/10/2022