vốn, vốn tự có chiếm khoảng 8% tổng nguồn vốn, vốn huy động chiếm 81% tổng nguồn vốn.
- Vốn điều lệ
Theo quy định tại văn bản hợp nhất số 07/VBHN-NHNN ngày 25/11/2013 Nghị định về ban hành danh mục mức vốn pháp định của các TCTD, mức vốn pháp định của các TCTD như sau:
+ Ngân hàng thương mại, QTDND Trung ương: 3000 tỷ đồng
+ Ngân hàng phát triển, ngân hàng chính sách: 5000 tỷ đồng
+ Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 15 triệu USD
+ Công ty tài chính: 500 tỷ đồng
+ Công ty cho thuê tài chính: 150 tỷ đồng
+ QTDND cơ sở: 0,1 tỷ đồng
Trên thực tế, các QTDND trên địa bàn Chi nhánh Hà Nội đã thực hiện tốt quy định của Chính phủ về đảm bảo mức vốn điều lệ. Theo kết quả giám sát của Chi nhánh, trong thời gian qua, các QTDND đều đảm bảo mức vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định. Năm 2016, tổng vốn điều lệ của các QTDND đạt 147.865 triệu đồng nhưng đến năm 2019, dù số lượng QTDND Chi nhánh quản lý có giảm đi đáng kể, tổng vốn điều lệ của các QTDND đã đạt 203.048 triệu đồng, tăng 37,32 % so với năm 2016. Hàng năm, đều có các QTDND tăng vốn điều lệ. Như vậy, việc tăng vốn điều lệ trong những năm gần đây của các QTDND trên địa bàn rất được chú trọng.
Nghị định số 86/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ Quy định mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam có hiệu lực thi hành từ ngày 15/01/2020. Theo đó, mức vốn pháp định của Tổ chức tài chính vi mô và QTDND thay đổi như sau:
+ Tổ chức tài chính vi mô: 05 tỷ đồng;
+ QTDND hoạt động trên địa bàn một xã, một thị trấn: 0,5 tỷ đồng;
+ QTDND hoạt động trên địa bàn một phường, QTDND hoạt động trên địa bàn liên xã, liên xã phường, liên phường: 0,1 tỷ đồng.
- Vốn huy động
Nguồn vốn huy động từ dân cư vẫn tiếp tục tăng và ổn định do tình hình kinh tế trong nước có nhiều chuyển biến tốt. Năm 2019, tổng nguồn vốn huy động là 2.259.720 triệu đồng, tăng 23,5% so với năm 2018 và tăng 55,2% so với năm 2016. Trong hoạt động ngân hàng việc chủ động được nguồn vốn huy động là điều sống còn với bất kỳ QTDND nào. Nó vừa giúp chủ động được hoạt động kinh doanh, vừa thể hiện được uy tín và thương hiệu của đơn vị đó trên thị trường.
Thời gian qua, tuy việc cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng ngày càng khó khăn, gay gắt nhưng kết quả tăng trưởng của nguồn vốn huy động qua các năm cho thấy hoạt động của các QTDND trên địa bàn đã có được lòng tin từ công chúng.
(2) Về chất lượng tài sản có
Chất lượng tài sản có là chỉ tiêu tổng hợp nói lên khả năng bền vững về mặt tài chính, khả năng sinh lời, năng lực quản lý. Khi giám sát chất lượng tài sản có, ta phải đánh giá được tài sản có sinh lời của QTDND. Kết quả giám sát trong giai đoạn 2016-2019 cho thấy khả năng sử dụng vốn của các QTDND trên địa bàn Chi nhánh đều có mức tăng trưởng tương đối tốt, tài sản có sinh lời tăng và tổng dư nợ của các QtDND đều tăng. Năm 2016, tỷ lệ tài sản có sinh lời trên tổng tài sản đạt 79,1%. Đến năm 2019, tỷ lệ này đã tăng lên thành 81,1%. Việc tài sản có sinh lời tăng xuất phát từ việc các QTDND đều tăng về quy mô và mở rộng mạng lưới kinh doanh.
Tổng dư nợ trên toàn địa bàn giai đoạn từ năm 2016 - 2019 tăng trưởng khá ổn định (năm 2017 tăng 152.948 tỷ đồng so với năm 2016, đạt tỷ lệ 16,9%; năm 2018 tăng 187.285 tỷ đồng so với năm 2017, đạt tỷ lệ 17,7%). Năm 2019, tổng dư nợ tăng 412.852 tỷ đồng, tỷ lệ tăng đạt 33,2%. Điều này cho thấy các TCTD đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn của khách hàng, góp phần
thúc đẩy sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Qua số liệu hàng năm cho thấy, chất lượng tín dụng của các QTDND trên địa bàn tương đối an toàn và hiệu quả. Việc tồn tại nợ xấu, nợ quá hạn của các QTDND là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên khi nợ xấu, nợ quá hạn ở mức thấp thì có thể dễ dàng xử lý và kiểm soát. Nếu nợ xấu, nợ quá hạn quá cao thì QTDND có nguy cơ rủi ro cao. Bảng số liệu cho thấy tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ nằm ở mức dưới 3% và có xu hướng giảm dần. Tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ năm 2016 ở mức cao là 5,2% nhưng giảm dần vào các năm sau và đến năm 2019 chỉ còn 2,9%. Kết quả này cho thấy các QTDND ngày càng quan tâm và thực hiện có hiệu quả các biện pháp quản lý nợ.
Bảng 2-7. Dư nợ của các QTDND trên địa bàn
Tổng tài sản có (triệu đồng) | Dư nợ | |||||
Tổng dư nợ (triệu đồng) | Nợ xấu | Nợ quá hạn | ||||
Tổng nợ xấu (triệu đồng) | Tỷ lệ so với TDN (%) | Tổng nợ quá hạn (triệu đồng) | Tỷ lệ so với TDN (%) | |||
2016 | 1.840.159 | 902.704 | 23.974 | 2,7 | 46.882 | 5,2 |
2017 | 2.074.498 | 1.055.652 | 21.955 | 2,1 | 44.593 | 4,2 |
2018 | 2.261.395 | 1.242.937 | 23.747 | 1,9 | 44.836 | 3,6 |
2019 | 2.785.461 | 1.655.789 | - | - | 47.546 | 2,9 |
Có thể bạn quan tâm!
- Bài Học Kinh Nghiệm Đối Với Bảo Hiểm Tiền Gửi Việt Nam – Chi Nhánh Hà Nội
- Văn Bản Của Chính Phủ Và Ngân Hàng Nhà Nước Ban Hành
- Các Bước Tiếp Nhận Báo Cáo Từ Các Tổ Chức Tham Gia Bhtg
- Đánh Giá Chung Về Hoạt Động Giám Sát Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Tham Gia Bảo Hiểm Tiền Gửi Của Bảo Hiểm Tiền Gửi Việt Nam – Chi Nhánh Hà Nội
- Hoàn Thiện Chất Lượng Hoạt Động Giám Sát Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Tham Gia Bảo Hiểm Tiền Gửi Của Bảo Hiểm Tiền Gửi Việt Nam – Chi Nhánh Hà
- Giám sát các quỹ tín dụng nhân dân tham gia bảo hiểm tiền gửi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội - 12
Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.
Nguồn: Báo cáo giám sát năm 2016-2019 của Chi nhánh
Nhìn chung, chất lượng tín dụng của các QTDND trên địa bàn tương đối an toàn và hiệu quả, nợ quá hạn và nợ xấu chiếm tỷ trọng thấp và trong giới hạn kiểm soát.
(3) Về lợi nhuận
Mặc dù hoạt động kinh doanh tiền tệ trong nước gặp nhiều khó khăn thách thức trong giai đoạn từ năm 2016-2019 nhưng kết quả kinh doanh của các QTDND trên địa bàn đạt nhiều kết quả khả quan. Chênh lệch thu nhập – chi phí tăng trưởng cao và ổn định. Đến cuối năm 2019, tổng chênh lệch thu
chi của các đơn vị trên địa bàn đạt 27.804 tỷ đồng, tăng 67,2% so với năm 2016 và tăng gần 3 lần so với năm 2016. Điều này chứng tỏ, dù phải đối diện với nhiều khó khăn trong bối cảnh chung của nền kinh tế, hệ thống các QTDND đã có những bước phát triển mạnh mẽ và mang lại lợi nhuận, sinh lời cao.
Bảng 2-8. Tình hình thu nhập – chi phí của các QTDND
Thu nhập (triệu đồng) | Chi phí (triệu đồng) | Lợi nhuận (triệu đồng) | |
2016 | 268.970 | 259.262 | 9.708 |
2017 | 290.359 | 281.102 | 9.257 |
2018 | 312.254 | 295.627 | 16.627 |
2019 | 445.921 | 418.117 | 27.804 |
Nguồn: Báo cáo giám sát năm 2016-2019 của Chi nhánh
Về cơ cấu thu nhập, có thể thấy thu nhập của các TDTC chủ yếu từ hoạt động tín dụng (như thu lãi cho vay, thu lãi tiền gửi), trung bình chiếm khoảng 85% tổng thu nhập. Tuy nhiên, đối với các QTDND, thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm gần như toàn bộ, chiếm trên 90% tổng thu nhập của các quỹ. Điều này chứng tỏ các sản phẩm dịch vụ của QTDND còn hạn chế nên nguồn thu từ dịch vụ chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng thu nhập.
100%
80%
60%
40%
20%
0%
2016
2017
2018
2019
Thu nhập khác
Thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối Thu từ hoạt động dịch vụ
Thu từ hoạt động tín dụng
Đồ thị 2-1. Cơ cấu thu nhập của các QTDND
Về chi phí, chi cho hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng chi phí (trên 70%), sau đó đến các chi phí khác, chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối và cuối cùng là chi phí hoạt động dịch vụ. Trong thời gian qua, tỷ lệ chi phí cho hoạt động dịch vụ mặc dù nhỏ so với tổng chi phí nhưng đã có xu hướng tăng dần. Kết quả này là do các TCTD đã ngày càng đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh, tăng cường các sản phẩm dịch vụ qua đó tạo sự phát triển bền vững trong hoạt động của mình.
100%
80%
60%
40%
20%
0%
2016
2017
2018
2019
Chi phí khác
Chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối Chi phí hoạt động dịch vụ
Chi hoạt động tín dụng
Đồ thị 2-2. Cơ cấu chi phí của các QTDND
(4) Về khả năng thanh khoản
Khả năng thanh khoản là một chỉ tiêu quan trọng của QTDND. Nếu QTDND không đảm bảo được khả năng thanh khoản sẽ dẫn đến mất tín nhiệm với khách hàng và có thể đưa QTDND đến chỗ phá sản. Thời gian qua, Chi nhánh đánh giá tình hình thanh khoản của các QTDND trên địa bàn thông qua một số chỉ tiêu như: Tỷ lệ dư nợ tín dụng/vốn huy động; Tỷ lệ tổng tài sản có có tính thanh khoản cao/tổng tài sản có; Tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn/vốn huy động; Tỷ lệ tổng dư nợ cho vay trung dài hạn/tổng dư nợ; Tỷ lệ lỗ luỹ kế/vốn điều lệ và các quỹ dự trữ.
Bảng 2-9. Tình hình khả năng thanh toán của các QTDND
2016 | 2017 | 2018 | 2019 | |
Tỷ lệ tổng tài sản có tính thanh khoản cao/tổng tài sản có | 26,48 | 26,63 | 25,47 | 26,22 |
Tỷ lệ dư nợ tín dụng/vốn huy động | 62,00 | 62,72 | 67,93 | 73,27 |
Nguồn: Báo cáo giám sát năm 2016-2019 của Chi nhánh
Tỷ lệ tổng tài sản có có tính thanh khoản cao so với tổng tài sản có cho biết khả năng thanh toán ngay lập tức của QTDND. Tỷ lệ này càng cao, khả năng thanh toán ngay của QTDND càng tốt. Dựa vào bảng số liệu cho thấy, chỉ số này có xu hướng ổn định trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2019, dao động từ 25,47% đến 26,63% và đều lớn hơn mức 10% theo quy định tại Thông tư 36/2014/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước.
Theo quy định, tỷ lệ dư nợ tín dụng so với vốn huy động phải nhỏ hơn 80% để đảm bảo tổ chức tín dụng có khả năng chi trả. Như vậy, mặc dù tỷ lệ này có tăng dần trong các năm qua nhưng vẫn đảm bảo ở mức an toàn.
Công tác giám sát cho thấy nhìn chung các QTDND đảm bảo yêu cầu về khả năng thanh khoản nhưng trong thời gian gần đây các chỉ tiêu về khả năng thanh khoản có xu hướng đi xuống. Trên thực tế, việc tính toán các chỉ tiêu về khả năng thanh khoản còn có nhiều khó khăn do các số liệu đầu vào chưa được phản ánh một cách đầy đủ và chi tiết trong bảng cân đối kế toán của các tổ chức tham gia BHTG.
(5) Một số chỉ tiêu giám sát khác
- Giới hạn góp vốn mua cổ phần
Theo quy định tại luật các TCTD năm 2010, giới hạn góp vốn mua cổ phần của ngân hàng không được vượt quá 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của ngân hàng. Quy định này nhằm mục đích phân tán rủi ro đồng thời đảm bảo an toàn cho sự phát triển bền vững của ngân hàng và cả nền kinh tế. Tại Chi nhánh, số liệu góp vốn mua cổ phần của các tổ chức tham gia BHTG được
giám sát chặt chẽ và kết quả cho thấy chỉ có số lượng rất ít các đơn vị vi phạm tỷ lệ này. Tính đến cuối năm 2019, chỉ có 01 Ngân hàng thương mại và không có QTDND nào vi phạm chỉ tiêu này.
- Tỷ lệ mua sắm tài sản cố định
Chi nhánh giám sát tỷ lệ đầu tư mua sắm tài sản cố định của các TCTD theo quy định không được vượt quá 50% vốn tự có. Kết quả giám sát cho thấy các tổ chức tham gia BHTG thuộc nhóm Ngân hàng thương mại thực hiện chỉ tiêu này rất tốt, đảm bảo tỷ lệ đầu tư mua sắm tài sản cố định không vượt quá 50% vốn tự có. Tính đến cuối năm 2019, còn một số QTDND do điều kiện phát triển vốn tự có gặp nhiều khó khăn trong khi phải chịu áp lực đầu tư tài sản phục vụ kinh doanh nên vẫn vi phạm quy định này. Trong quý 4 năm 2019, có 19 QTDND vi phạm tỷ lệ mua sắm tài sản cố định, một số đơn vị có tỷ lệ này cao như QTDND Mễ Sở, QTDND Song Mai (Hưng Yên), QTDND Sài Sơn, QTDND Hương Sơn (Hà Nội).
c) Xử lý sau giám sát, kiến nghị xử lý vi phạm
Trên cơ sở phân tích, tổng hợp các chỉ tiêu giám sát, phòng giám sát tiến hành phân loại các TCTD để thuận tiện hơn cho việc đánh giá và theo dõi. Đối với nhóm các QTDND, chi nhánh xếp vào 5 mức từ 1 đến 5 theo hướng dẫn thực hiện Quy chế giám sát.
Bảng 2-10. Tình hình phân loại các QTDND
Số lượng QTDND | ||||||
Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Mức 4 | Mức 5 | Tổng cộng | |
2016 | 89 | 120 | 45 | 10 | 09 | 273 |
2017 | 52 | 98 | 22 | 10 | 07 | 189 |
2018 | 49 | 103 | 21 | 09 | 08 | 190 |
2019 | 55 | 96 | 24 | 07 | 08 | 190 |
Nguồn: Báo cáo giám sát năm 2016-2019 của Chi nhánh
Bảng số liệu cho thấy, số lượng các QTDND ở mức 2 – cơ bản lành mạnh vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất, sau đó là số lượng các QTDND ở mức 1 – rất lành mạnh. Số lượng các QTDND ở mức 4 và mức 5 vẫn còn nhưng chỉ chiếm khoảng dưới 10% tổng số QTDND trên địa bàn. Trên thực tế, hầu hết các QTDND ở mức 5 đều đang thuộc diện kiểm soát đặc biệt như Phùng Xá, Phương Tú (Hà Nội), Bình Kiều (Hưng Yên)… Các đơn vị được phân loại ở mức 4 chủ yếu do vi phạm tỷ lệ nợ xấu cao, tỷ lệ lỗ luỹ kế cao.
Trên cơ sở kết quả giám sát Chi nhánh đối với các QTDND trên địa bàn, Giám đốc Chi nhánh tổ chức chỉ đạo các phòng ban liên quan gửi thông báo, cảnh báo nhắc nhở các đơn vị vi phạm quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng hoặc quy định của Nhà nước về BHTG đồng thời thực hiện các biện pháp xử lý khác tuỳ mức độ vi phạm.
Về chấp hành quy định của BHTG:
- Tính và nộp thiếu phí BHTG do giám sát, kiểm tra phát hiện ra và đã cảnh báo nhưng chưa gửi bổ sung. Chi nhánh phối hợp cùng NHNN để đôn đốc và yêu cầu nộp.
- Yêu cầu những đơn vị hạch toán các nội dung kinh tế phát sinh theo đúng luật về kế toán thống kê và quyết định của Ngân hàng Nhà nước.
- Những đơn vị chậm nộp báo cáo, chưa nộp báo cáo hoặc báo cáo còn thiếu, còn có sai sót phải chỉnh sửa.
Về chấp hành các quy định đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng:
- Những đơn vị chưa đảm bảo vốn pháp định theo quy định của Nhà nước: Chi nhánh có đề nghị với các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố thuộc địa bàn quản lý có ý kiến chỉ đạo đơn vị vi phạm có biện pháp tăng dần mức vốn điều lệ trong thời gian tới.
- Những đơn vị có tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu ở mức cao hơn mức cho phép, Chi nhánh có công văn khuyến cáo các QTDND đưa ra biện pháp thu hồi nợ và nâng cao chất lượng tín dụng.
- Những đơn vị có tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu mức quy định, Chi nhánh có thông báo cảnh báo để các đơn vị này đối chiếu, kiểm tra lại và có biện pháp