Bảng Phân Bố Tỷ Lệ Sinh Viên Tham Gia Khảo Sát Theo Khối

học, 4 năm đối với ngành Y đa khoa) là thời gian kế tiếp sinh viên học tại Trường Đại học Y Dược. Sau khi kết thúc hai năm học đầu tại Trường ĐHKHTN, sinh viên trở về Trường Đại học Y Dược tiếp tục học tập khối kiến thức theo khối ngành (M3), nhóm ngành (M4) và kiến thức ngành (M5) do Trường Đại học Y Dược quản lý và tổ chức đào tạo. Sinh viên sẽ học tập các học phần này tại giảng đường, các labo y, dược, Công ty dược phẩm, Trung tâm tiền lâm sàng, Bệnh viện thực hành của Trường Đại học Y Dược do các giảng viên cơ hữu (và kiêm nhiệm) của Trường đảm nhiệm.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Tiêu chuẩn lựa chọn:

Các sinh viên từ năm thứ 1 đến năm thứ 6 thuộc tất cả chuyên ngành (y đa khoa, dược học, răng hàm mặt, kĩ thuật hình ảnh, xét nghiệm y học, điều dưỡng) đang học tập tại Trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội.

Các sinh viên đồng ý tham gia điền vào biểu mẫu trực tuyến sau khi được giới thiệu và giải thích về nghiên cứu.

Tiêu chuẩn loại trừ:

Sinh viên đã thôi học tại Trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà

Nội.

2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu từ tháng 06/2021 đến tháng 06/2022.

Địa điểm thực hiện nghiên cứu tại: Trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội.

2.2. Phương pháp nghiên cứu và thu thập số liệu

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang

2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu nghiên cứu

2.2.2.1. Cỡ mẫu:

- Toàn bộ các sinh viên đang học tập tại Trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội đồng ý tham gia vào nghiên cứu.

- Cỡ mẫu được tính theo công thức ngẫu nhiên phân tầng theo 6 khối sinh viên, sử dụng phần mềm WHO Sample Size 2.0:


2 𝐿

𝑁2𝑃(1 − 𝑃)


𝑍1−𝛼/2 ℎ=1 𝑊

𝑛 =

[𝑁2𝑑2 + 𝑍2 𝐿 𝑁𝑃(1 − 𝑃)]

1−𝛼/2 ℎ=1

Trong đó:

n: cỡ mẫu tối thiểu cần có.

α là ý nghĩa thống kê, ở mức α=0,05 thì giá trị Z tương ứng là 1,96. d: Mức độ sai lệch tuyệt đối mong đợi là 0,05

L: số tầng là 6

Ph: Tỷ lệ sinh viên có dấu hiệu trầm cảm ở từng khối. Lấy Ph chung cả 6 khối bằng 0,396 (tương ứng theo nghiên cứu ở sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội [65])

Nh: Số lượng sinh viên từng khối. Với Nh1=394, Nh2=412, Nh3=341, Nh4=274, Nh5=207, Nh6=57 tương ứng số lượng sinh viên năm thứ nhất, năm thứ hai, năm thứ ba, năm thứ tư, năm thứ năm, năm thứ sáu.

Wh: Trọng số, với Wh1, Wh2, Wh3, Wh4, Wh5, Wh6 lần lượt là số sinh viên năm thứ nhất, năm thứ hai, năm thứ ba, năm thứ tư, năm thứ năm, năm thứ sáu. Tính bằng số sinh viên mối khối trên tổng sinh viên 6 khối.

Bảng 2. 1. Bảng phân bố cỡ mẫu khảo sát theo khối



STT


Khối sinh viên


Kích thước quần thể (n)


Giá trị p


Giá trị d


Trọng số W

Cỡ mẫu tối thiểu cần thiết

Số lượng sinh viên thực tế

1

Năm thứ nhất

394

0,396

0,05

0,234

71

163

2

Năm thứ hai

412

0,396

0,05

0,244

74

140

3

Năm thứ ba

341

0,396

0,05

0,202

61

155

4

Năm thứ tư

274

0,396

0,05

0,163

49

176

5

Năm thứ năm

207

0,396

0,05

0,123

37

107

6

Năm thứ sáu

57

0,396

0,05

0,034

10

42


Tổng

1685




302

783

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Thực trạng trầm cảm, lo âu, stress và một số yếu tố liên quan ở sinh viên trường Đại học Y dược – ĐHQGHN năm học 2021-2022 - 5

Cỡ mẫu đã thu thập được là 783 sinh viên

2.2.2.2. Phương pháp chọn mẫu:

Chọn mẫu thuận tiện và chọn toàn bộ sinh viên đủ điều kiện tham gia nghiên cứu, bộ câu hỏi được gửi về tất cả các lớp sinh viên thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu.

Bảng 2. 2. Bảng phân bố tỷ lệ sinh viên tham gia khảo sát theo khối



Khối sinh viên

Kích thước quần thể (n)

Sinh viên tham gia khảo sát

(n)

(%)

Năm thứ nhất

394

163

41%

Năm thứ hai

412

140

34%

Năm thứ ba

341

155

45%

Năm thứ tư

274

176

64%

Năm thứ năm

207

107

52%

Năm thứ sáu

57

42

74%


2.2.3. Công cụ thu thập số liệu

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp thu thập số liệu khảo sát trực tuyến thông qua mẫu phiếu điện tử được thiết kế bằng Google form tự thiết kế. Khảo sát trực tuyến được thực hiên từ tháng 10/2021 đến hết tháng 01/2022.

2.2.4. Các biến số nghiên cứu

Biến số và chỉ số về nhân khẩu xã hội học của sinh viên:

Các yếu tố cá nhân bao gồm: giới tính, năm học, tôn giáo, dân tộc, nơi sinh, nơi ở hiện tại, khu vực sinh sống, tình trạng tài chính.

Các yếu tố gia đình bao gồm: tình trạng hôn nhân của bố mẹ, đánh giá về kinh tế gia đình, thu nhập của gia đình, chia sẻ với bố mẹ, mâu thuẫn với gia đình.

Các yếu tố học tập: áp lực học tập, điểm GPA, tình trạng thi lại, số môn thi lại, sự hài lòng với điểm số, vi phạm nội quy nhà trường.

Các yếu tố xã hội bao gồm: có bạn thân/nhóm bạn thân, chia sẻ các vấn đề trong cuộc sống và học tập với bạn thân/nhóm bạn thân, mâu thuẫn với bạn thân/nhóm bạn thân, sự thích nghi với xóm trọ/nhà người quen.

Biến số và chỉ số cho mục tiêu 1: Mô tả thực trạng trầm cảm, lo âu và stress ở sinh viên Trường Đại học Y Dược - ĐHQGHN năm học 2021- 2022.

Tỷ lệ trầm cảm ở sinh viên:

Tỷ lệ trầm cảm chung ở sinh viên: Số sinh viên bị trầm cảm/ tổng số sinh viên trong nghiên cứu

Tỷ lệ trầm cảm theo năm học: Số sinh viên bị trầm cảm của từng năm học/ tổng số sinh viên trong nghiên cứu

Tỷ lệ trầm cảm theo giới: Số sinh viên bị trầm cảm của từng giới/ tổng số sinh viên trong nghiên cứu

Tỷ lệ lo âu ở sinh viên:

Tỷ lệ lo âu chung ở sinh viên: Số sinh viên bị lo âu/ tổng số sinh viên trong nghiên cứu

Tỷ lệ lo âu theo năm học: Số sinh viên bị lo âu của từng năm học/ tổng số sinh viên trong nghiên cứu

Tỷ lệ lo âu cảm theo giới: Số sinh viên bị lo âu của từng giới/ tổng số sinh viên trong nghiên cứu

Tỷ lệ stress ở sinh viên:

Tỷ lệ stress chung ở sinh viên: Số sinh viên bị stress/ tổng số sinh viên trong nghiên cứu

Tỷ lệ stress theo năm học: Số sinh viên bị stress của từng năm học/ tổng số sinh viên trong nghiên cứu

Tỷ lệ stress cảm theo giới: Số sinh viên bị stress của từng giới/ tổng số sinh viên trong nghiên cứu

Biến số và chỉ số cho mục tiêu 2: Xác định một số yếu tố liên quan đến nguy cơ trầm cảm, lo âu, stress ở sinh viên trường Đại học Y Dược - ĐHQGHN năm học 2021-2022

Yếu tố nhân khẩu học của sinh viên:

Năm học: Tỷ lệ sinh viên theo từng năm/ tổng số sinh viên

Giới tính: Tỷ lệ sinh viên theo từng giới/ tổng số sinh viên

Nơi sinh: Tỷ lệ sinh viên theo từng nơi sinh/ tổng số sinh viên

Tình trạng thu nhập: Tỷ lệ sinh viên theo từng mức thu nhập/ tổng số sinh viên

Đã từng bị rối loạn lo âu trầm cảm: Tỷ lệ sinh viên đã từng bị rối loạn lo âu trầm cảm/ tổng số sinh viên

Yếu tố liên quan học tập:

Điểm GPA

Hài lòng với kết quả học tập: Tỷ lệ sinh viên hài lòng kết quả học tập/ tổng số sinh viên

Tình trạng thi lại: Tỷ lệ sinh viên phải thi lại/ tổng số sinh viên

Vi phạm nội quy: Tỷ lệ sinh viên vi phạm nội quy/ tổng số sinh viên

Yếu tố gia đình, bạn bè và xã hội:

Tình trạng hôn nhân bố mẹ

Mâu thuẫn với người thân trong gia đình: Tỷ lệ sinh viên có mâu thuẫn với người thân trong gia đình/ Tổng số sinh viên

Bố mẹ bất hòa: Tỷ lệ sinh viên chứng kiến bố mẹ bất hòa/ Tổng số sinh viên

Có bạn thân/ nhóm bạn thân: Tỷ lệ sinh viên có bạn thân/ nhóm bạn thân/ Tổng số sinh viên

Xung đột với bạn bè: Tỷ lệ sinh viên xung đột với bạn bè/Tổng số sinh viên

Khó thích nghi với môi trường sống: Tỷ lệ sinh viên khó thích nghi với môi trường sống / Tổng số sinh viên

2.2.5. Sơ đồ nghiên cứu


THỰC TRẠNG TRẦM CẢM, LO ÂU, STRESS VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC – ĐHQGHN NĂM HỌC 2021-2022


a. Mục tiêu 1: Mô tả thực trạng trầm cảm, lo âu và stress ở sinh viên Trường Đại học Y Dược - ĐHQGHN năm học 2021-2022.

b. Mục tiêu 2: Mô tả một số yếu tố liên quan đến trầm cảm, lo âu, stress ở sinh viên trường Đại học Y Dược - ĐHQGHN năm học 2021-2022


Đối tượng nghiên cứu là các SV từ năm thứ 1 đến năm thứ

6 thuộc tất cả chuyên ngành (bác sĩ đa khoa, dược học, răng hàm mặt, kĩ thuật hình ảnh, xét nghiệm y học, điều dưỡng) đang học tập tại Trường Đại học Y Dược, ĐH Quốc gia Hà Nội.

Chọn mẫu thuận tiện, bộ câu hỏi online được gửi về tất cả các lớp sinh viên thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu, cỡ mẫu thu được là 783 đối tượng


Nghiên cứu này sử dụng phương pháp thu thập số liệu online thông qua Google form (từ tháng 10/2021 đến hết tháng 01/2022).


Số liệu được thu thập, làm sạch, phân tích bằng phần mềm SPSS

20.0


Báo cáo kết quả nghiên cứu


Sơ đồ 2. 1. Sơ đồ nghiên cứu

2.3. Xử lý số liệu

2.3.1. Công cụ đo lường:

Để đánh giá về trầm cảm, lo âu và stress của sinh viên em sử dụng thang đo Depression - Anxiety - Stress Scales 21 (DASS 21). Thang đo được dịch ra tiếng Việt và chuẩn hóa qua nghiên cứu bởi Trần Đức Thạch và cộng sự năm 2013. Độ tin cậy của thang đo cũng đã được đánh giá là cho kết quả tốt với chỉ số Cronbach’s alpha là 0,88.

Như đã mô tả chi tiết ở phần tổng quan. Thang đo DASS-21 gồm 21 câu hỏi về 3 vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần là trầm cảm (7 câu hỏi), lo lắng (7 câu hỏi) và stress (7 câu hỏi). Mỗi câu hỏi tương ứng với mức điểm từ 0 đến 3 từ "Không đúng với tôi chút nào cả" đến "Hoàn toàn đúng với tôi hoặc hầu hết thời gian là đúng". Đánh giá mức độ có triệu chứng trên cơ sở tính điểm bằng cách tính tổng số điểm của mỗi 7 câu hỏi của từng vấn đề sức khỏe rồi nhân đối kết quả và so sánh với bảng đánh giá. Tổng điểm dao động từ 0 đến 42 tương ứng với mức độ triệu chứng tăng dần, cụ thể:


Mức độ

Trầm cảm

Lo âu

Stress

Bình thường

0 – 9

0 – 7

0 – 14

Nhẹ

10 – 13

8 – 9

15 – 18

Vừa

14 – 20

10 – 14

19 – 25

Nặng

21 – 27

15 – 19

26 – 33

Rất nặng

≥28

≥20

≥34


2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu:

Thông tin định lượng được làm sạch và mã hóa. Số liệu phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0.

Nghiên cứu tập trung xác định tỷ lệ sinh viên có nguy cơ bị trầm cảm, lo âu, stress và các yếu tố liên quan đến tình trạng này, vì vậy mỗi biến phụ thuộc được chia thành hai nhóm mức độ: 1/ Có dấu hiệu của bệnh, bao gồm tất cả các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/09/2024