Cơ Sở Pháp Lý Của Việc Áp Dụng Hình Phạt Tù Có Thời Hạn

1.2. Cơ sở pháp lý của việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn

1.2.1. Căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự

- Quy định về trách nhiệm hình sự:

Người phải chịu trách nhiệm hình sự là người thực hiện các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được pháp luật hình sự việt nam quy định cụ thể trong luật. Hành vi được nhà nước cũng như luật hình sự không cho phép thực hiện hoặc các vấn đề gây ra đe doạ, gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ đó là trái với nghĩa vụ cũng như trách nhiệm công dân. Thì sẽ phải chiu trách nhiệm về hành vi mình gây ra đó là chịu hậu quả pháp lí, chế tài tương ứng do nhà nước quy định.

Các chế tài (hình phạt, biện pháp tư pháp) được nhà nước đề ra trong BLHS nhằm áp dụng đối với những người có hành vi phạm tội làm ảnh hưởng tới cộng đồng. Họ sẽ bị những chế tài theo đúng với những hành vi họ phạm phải như hạn chế hoặc tước bỏ những quyền và lợi ích, cách ly khỏi đời sống xã hội tạm thời.

Khi có người vi phạm pháp luật, thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội thì hậu quả trách nhiệm hình sự sẽ phát sinh để buộc người vi phạm phải thực hiện những những chế tài mà nhà nước đã đặt ra.

Các cơ quan tiến hành tố tụng có nghĩa vụ phải thực hiện các quy định của pháp luật nhằm đưa ra các trách nhiệm hình sự cụ thể cho từng loại tội phạm.Trách nhiệm hình sự được biểu hiện cụ thể ở việc người phạm tội phải chịu các chế tài theo pháp luật hình sự quy định là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước. Trách nhiệm hình sự mà người phạm tội phải gánh chịu là trách nhiệm đổi với Nhà nước và xã hội chứ không phải đối với người, hay tổ chức mà quyền hoặc lợi ích hợp pháp của họ bị hành vi phạm tội trực tiếp xâm hại và được phản ánh trong bản án hay quyết định có hiệu lực pháp luật của toà án.

- Về nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội được quy định trong Bộ

Luật Hình sự 2015 tại Điểm a Khoản 1 Điều 3 Bộ Luật Hình sự 2015 như sau:

Người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, những người không có ý định hợp tác, lợi dụng quyền hạn, mưu đồ trục lợi cần được nghiêm trị

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

Tất cả những người trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật mà nhà nước đề ra.

Phạt nặng những người dùng thủ đoạn, có tính chất chuyên nghiệp, có tổ chức phải chịu hậu quả đặc biệt nghiêm trọng

Áp dụng hình phạt tù có thời hạn từ thực tiễn thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai - 4

Khoan hồng đối với người lập công chuộc tội, đầu thú, thành khẩn khai báo, tự nguyễn chữa chữa bồi thường thiệt hại gây ra, có hành vi tố giác đồng phạm.

Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục;

Những người bị phạm tội, nhất là hình phạt tù nếu chấp hành đúng các kỉ cương ở nơi giam giữ, hoàn thiện tốt các công việc được giao, cải tạo tốt thì có thể xem xét giảm thời gian chấp hành hình phạt, tha tù trước thời hạn.

Khi hoàn tất việc chấp hành hình phạt, người hoàn lương được nhà nước tạo điều kiện học nghề, tạo điều kiện có việc làm, làm ăn để hoà nhập với xã hội, khi cống hiến đủ yêu cầu cho đất nước thì án tích sẽ được xoá.

Như vậy, các quy định Bộ luật hình sự về nguyên tắc xử lý đối với tội phạm thể hiện chính sách hình sự vừa kiên quyết nghiêm minh, vừa khoan hồng nhân đạo của Nhà nước ta trong đấu tranh phòng và chống tội phạm, trong đó:

+ Bất cứ hành vi phạm tội gây trái pháp luật đều được phát giác kịp thời, thực hiện công tác xử lí nhanh, công bằng công minh theo luật pháp Việt Nam. Nguyên tắc này thể hiện thái độ kiên quyết của Nhà nước trong việc xử lý đối với mọi hành vi xâm phạm các lợi ích được pháp luật hình sự bảo vệ. Nó đòi hỏi các cơ quan nhà nước có thẩ quyền, các tổ chức và mọi công dân

có nhiệm vụ phải kịp thời phát hiện, tố giác hành vi phạm tội với cơ quan có thẩm quyền; các cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm phát hiện kịp thời, bảo đảm không chỉ xử lý đúng người, đúng tội mà cũn không được làm oan người vô tội; không một hành vi phạm tội nào xảy ra mà không bị phát hiện và bị xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật hình sự; hình phạt mà Tòa án áp dụng đối với người phạm tội phải phù hợp với các quy định của Bộ luật hình sự.

+ Không phân biệt tôn giáo, giới tính, tính ngưỡng, dân tộc, địa vị xã hội,… mọi người đều bình đẳng trước pháp luật khi có hành vi phạm tội. Nguyên tắc này thể hiện tính dân chủ và công bằng của luật hình sự Việt Nam nhằm tôn trọng và bảo vệ các quyền dân chủ của công dân trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; quyền lợi của công dân được pháp luật hình sự bảo vệ như nhau, không phân biệt nòi giống, giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, tình trạng tài sản,… của công dân đó.

+ Luật pháp Việt Nam không nhượng bộ với hành vi sai trái, kiên quyết đấu tranh phòng ngừa tội phạm. Nhất là đối với những tội phạm chống phá nhà nước, những người có chức vụ gây nhũng nhiễu tham ô, những côn đồ ngang ngược gây nguy hiểm an ninh xã hội, những tội phạm phạm tội nhiều lần và có tính chuyên nghiệp cao. Mặt khác, nó cũng thể hiện tính nhân đạo, sự khoan hồng và phân hóa tội phạm của Nhà nước trong xử lý tội phạm, tạo cơ hội để người phạm tội sớm trở thành người có ích cho xã hội, tái hoà nhập với cộng đồng, cụ thể:

+ Giảm nhẹ hình phạt đối với những người biết ăn năn hối cãi, những người thành khẩn khai báo, hỗ trợ cho công tác điều tra, đoái công chuộc tội.gia cảnh tốt lần đâu phạm tội.

+ Với những người có sự đóng góp cho đất nước, có sự ăn năn hối cải hay gia đình có công cách mạng, lần đầu phạm tội thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn mức hình phạt hiện hữu.

+ Hình phạt tù có thười hạn buộc người phạm tội phải chấp hành biện pháp cưỡng chế tại cơ sở giam giữ. Khi chấp hành hình phạt, người phạm tội có thành tích cải tạo tốt sẽ được xem xét giảm việc chấp hành hình phạt.

+ Đối với người đã hoàn thành việc cải tạo sẽ được tạo điều kiện để quay về cuộc sống xã hội, khi đủ các yếu tố do luật định sẽ được xoá án tích.

- Quy định về hình phạt tù có thời hạn

Hình phạt tù có thời hạn tại điều 38 trong BLHS 2015 là:

Buộc người bị kết án chấp hành hình phạt, hình phạt được quy định từ 03 tháng cho tới 20 năm. Thời gian tạm giữ được trừ vào thời gian tù theo luật định. Không áp dụng hình phạt này đối với người có nơi cư trú rò ràng và lần đầu phạm tội.

Hình phạt tù này sẽ làm cho người bị kết án buộc phải cách ly khỏi nơi mình đang sống và phải vào nơi cải tạo một khoản thời gian tương ứng với thời gian chịu hình phạt.

Nếu so với hình phạt tù không giam, thì hình phạt có thời hạn có yếu tố răn đe cao hơn, nghiêm minh hơn. Việc cải tạo không giam chỉ tác động tới người bị kết án, tạo tác động tới tinh thần chứ không cách ly họ ra xã hội nhưng đối với người bị tù có thời hạn thì họ đã bị cách ly ra khỏi môi trường mình đang ở. Điều này ảnh hưởng tới tâm lí cũng như các vấn đề hoạt động bình thường của họ, họ sẽ bị tác động chi phối khiến họ phải tuân thủ các quy định tại nơi giam giữ, đồng thời bị cải tạo để trở thành người công dân có ích cho xã hội.

Theo Điều 38 Bộ luật Hình sự quy định thì, mức tối thiểu của tù có thời hạn là ba tháng và mức tối đa là hai mươi năm. Khoảng cách của khung hình phạt tù có thòi hạn được quy định cho mỗi loại tội phạm trong phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự không được vượt ra ngoài các giối hạn tối đa và tối thiểu nêu trên.

Trong pháp luật hình sự Việt Nam, biện pháp mang đầy đủ tính chất

cưỡng chế và nghiêm khắc nhưng lại không thiếu yếu tố nhân đạo giáo dục người phạm tội. Đồng thời có đầy đủ yếu tố phòng, chống tội phạm một cách hiệu quả thiết thực nhất. Thì đó chính là hình phạt tù có thời hạn.

Tóm lại, các quy định của Bộ luật Hình sự đã nêu rất rò về căn cứ, nguyên tắc áp dụng hình phạt tù có thời hạn. Các quy định đó là cơ sở pháp lý cho thực tiễn áp dụng hình phạt tù có thời hạn cho tòa án các cấp trong quá trình xét xử tội phạm.

1.2.2. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội

Định nghĩa của vấn đề tội phạm, là cá nhân có phạm phải một vấn đề mà pháp luật nghiêm cấm gây nguy hiểm cho xã hội dẫn đến có tội người ta là tội phạm. Đặc điểm cơ bản của tội phạm là tính nguy hiểm cho xã hội, là sự khách quan nêu lên quan điểm của xã hội đối với cách mức độ hành vi của từng loại tội phạm. Nói cách khác, tội phạm phạm tội vì nó gây nên hành vi mà pháp luật không cho phép, hay hành vi đó gây nguy hiểm cho mọi người, cho xã hội. Hành vi, mức độ nguy hiểm của người phạm tội được đánh giá tổng quan qua các tình tiết khác nhau như tính chất, mục đích, động cơ của hành vi,…nhiều yếu tố khác tạo nên các yếu tố cấu thành.

Theo điều 134 có nêu về tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại sức khoẻ người khác thì mức phạt cao nhất là 20 năm tù hoặc chung thân. Còn theo điều 123 BLHS thì tội giết người thì khung hình phạt cao nhất là 20 năm tù hoặc chung thân tử hình. Sự giống nhau là mức độ năm tù từ 12 đến 20 năm chung thân và tử hình. Điểm khác biệt ở đây là mức độ hành vi của 2 loại tội gây ra là khác nhau. Nên trong quá trình thực hiện đưa ra quyết định hình phạt, Toà án phải xem xét cụ thể các tình tiết chứng minh tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của từng loạt hành vi để đưa ra mức hình phạt phù hợp nhất.

Cách viết bản án hướng dẫn thì phần dẫn dắt căn cứ lập luận về áp dụng hình phạt có nêu trong phần “nhận định của toà án”. Cần phải xem xét tổng thể các tình tiết mà ở đó tội phạm đã thực hiện để dưa ra tính chất và mức độ hành vi của tội phạm đã gây nguy hiểm cho xã hội. Các tình tiết tuỳ vào trường hợp mà khác nhau như: Hoàn cảnh, thời gian, hậu quả, địa điểm, phương tiện, công cụ mà nhà làm luật quy định, phương pháp. Đây là nhưng dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội phạm. Việc quyết định hình phạt nặng hay nhẹ tuỳ thuộc vào các tình tiết nói trên có ảnh hưởng ở mức độ nào đối với xã hội. Hay trong trường hợp các tình tiết trên lại không phải là những dấu hiệu bắt buộc do nhà làm luật quy định thì các dấu hiệu đó chỉ có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt nhưng lại không có ý nghĩa trong việc định tội danh. Vì vậy trong tất cả các trường hợp, cần cân nhắc và xác định các tình tiết một cách đầy đủ có căn cứ cho việc định tội danh quyết định hình phạt. Một trong các yếu tố khác gây ảnh hưởng tới quyết định hình phạt đó là tính chất hậu quả mà bị cáo gây ra.

Các hậu quả không được luật quy định là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc quyết định hình phạt bao gồm cả những thiệt hại về vật chất lẫn những thiệt hại về các mặt khác cũng như ảnh hưởng đến mức độ nghiêm khắc quyết định của hình phạt. Do đó, để xác định tính chất, mức độ hành vi gây nguy hiểm của tội phạm được thực hiện cần xác định các loại và mức độ của lỗi người phạm tội khi thực hiện hành vi vi phạm. Trong BLHS các chế tài khác nhau được quy định độc lập cho các lỗi cố ý và vô ý. Các lỗi cố ý sẽ có mức độ hành vi gây nguy hiểm cho xã hội cao hơn so với các lỗi vô ý. Nên trong trường hợp này hình phạt thực hiện lỗi cố ý sẽ nặng hơn và áp dụng nghiêm khắc hơn so với lỗi vô ý. Vì trong cùng trường hợp thực hiện 1 lỗi, thì tính chất mức độ nguy hiểm của lỗi vô ý sẽ nhẹ hơn, nên cần xác định cụ thể lỗi là vô ý hay cố ý để xác định chính xác mức độ phạm tội của từng đối tượng.

Ngoài ra, còn phải xác định và cân nhắc mức độ lỗi của bị cáo trong những trường hợp phạm tội cụ thể, trường hợp có thể trong cùng một loại lỗi nhưng mức độ thể hiện hành vi thái độ của nó cũng khác nhau, nên có ảnh hưởng khác nhau đến việc quyết định hình phạt. Lỗi của chủ thể càng lớnn thì mức độ gây nguy hiểm cho xã hội càng cao, nên mức độ hình phạt càng phải nghiêm khắc hơn. Đấy là mức độ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của từng hành vi mà tội phạm đã thực hiện để nêu lên các mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp giữa các mối quan hệ đó đối với hình phạt. Mức hình phạt được quyết định sau khi tổng hợp đầy đủ các yếu tố tăng nặng và giảm nhẹ trong BLHS, thì các tình tiết sẽ được xét tuỳ theo động cơ, lỗi và mục đích của hành vi vi phạm đó. Nhiệm vụ của HĐXX là cần phải làm sáng tỏ mục đích, động cơ của hành vi vi phạm đã thực hiện vì xét đến cùng chúng quyết định hình phạt. Tuỳ vào mức độ mà mục đích và động cơ của tội phạm đối với xã hội mà mức độ tăng nặng và giảm nhẹ của hình phạt sẽ khác nhau. VD: Lê Văn Luyện gây nên căm phẫn cho xã hội nên hình phạt sẽ nặng hơn. Trong cuộc sống và qua thực tiễn xét xử, người thực hiện hành vi phạm tội bởi những động cơ, mục đích khác nhau yêu cầu đối với Tòa án là phải xác định rò ràng động cơ, mục đích của người thực hiện hành vi phạm tội và phải nhận định rò trong bản án.

Đối với việc quyết định hình phạt, những căn cứ xác định tính chất, hành vi mức độ nguy hiểm của tội phạm là có ý nghĩa rất quan trọng. Mức độ nguy hiểm, tính chất hành vi sẽ được xem xét một cách khách quan và độc lập để có thể đánh giá chi tiết các tình tiết của vụ án. Từ đó quyết định các hình phạt cho phù hợp đảm bảo tính nghiêm minh cũng như tính khách quan của nhà nước.

1.2.3. Căn cứ vào nhân thân người phạm tội

Vào năm 1999 tại khoản 1 Điều 8 BLHS có nêu về định nghĩa của tội phạm như sau: người có hành vi cố ý hoặc vô ý có năng lực trách nhiệm hình sự gây nguy hiểm cho xã hội thì gọi là tội phạm. Ngoài ra, chúng ta còn phải xem xét tới yếu tố nhân thân của người thực hiện hành vi phạm tội, hay nôm

na là gia đình hay những người thân người phạm tội. Sau này bộ luật hình sự có sự thay đổi vào năm 2015 về tội phạm là có sự ra đời của pháp nhân thương mại vào tội. Khi xem các yếu tố đối với hình phạt của pháp nhân thương mại theo điều 83 BLHS năm 2015 lại không thể đưa nhân thân để lam căn cứ giảm nhẹ trách nhiệm hình phạt mà chỉ xét về yếu tố, hành vi, mức độ nguy hiểm để định tội danh. Ngoài các yếu tố nhân thân là người thân, gia đình ta còn nhận xét về các định nghĩa nhân thân khác như: “ Tuổi tác, trình độ học thức, môi trường và hoàn cảnh gia đình khi đang sống,…” . Hay ta có thể xem xét các đặc tính của nhân thân theo các yếu tố môi trường xã hội, tính cách cá biệt của đối tượng, hay các đặc tính tác động,… Trước khi kết tội và đưa ra quyết định hình phạt, HĐXX cần phải xem xét tổng thể tất cả các yếu tố từ tính cách, hành vi, môi trường, mức độ nguy hiểm,…làm cơ sở đo đạt đánh giá hành vi phạm tội để đưa ra chế tài phù hợp nhất. Các điều được quy định trong BLHS 2015 về đặc tính đó thuộc điều 51 và 52. Ngoài ra còn có một số luật cho phép HĐXX có ý chí riêng trog công tác quyết định chế tài trong từng vụ án khác nhau. Để quyết định hình phạt, các yếu tố đặc điểm nhân thân tác động ở ba góc độ khác nhau như sau:

Thứ nhất: Đây là yếu tố tác động tới tính chất cũng như mức độ mà tội phạm có thể gây nguy hiểm cho xã hội hay có thể tái lại hay không,….

Thứ hai: Khi áp dụng hình phạt, người có yếu tố nhân thân tốt có khả năng cải tạo và giáo dục hiệu quả đạt kết quả cao hay các thành phần chưa thành niên,…

Thứ 3: Đây cũng là biện pháp nhân đạo của nhà nước dàn cho những người có lối sống tốt hay đối với gia đình nhân thân của người phạm tội. Nhằm khuyến khích người dân có lối sống lành mạnh hơn.

Việc làm xác định nhân thân đã làm nên các yếu tố hoàn thiện của luật hình sự, đồng thời nêu lên yếu tố nhân đạo của nhà nước trong cách quản lí những người công dân tốt, tạo điều kiện để họ có thể sửa sai và làm lại từ đầu.

Xem tất cả 81 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí