Trình Độ Chuyên Môn Của Người Lao Động Trước Khi Bị Thu Hồi Đất


Trên cơ sở các chủ trương và chính sách giải quyết việc làm đã ban hành, các cơ quan chức năng của tỉnh đã xây dựng các biện pháp cụ thể, tổ chức triển khai các biện pháp đó trong thực tiễn. Cụ thể:

+ Giải quyết việc làm qua việc thu hút số lao động nông nghiệp có đất bị thu hồi vào làm việc tại các khu công nghiệp. Đây là một nội dung rất quan trọng trong giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất và đóng vai trò quyết định đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong quá trình phát triển CNH, ĐTH ở Nghệ An.

Từ năm 2001 đến nay, do tăng nhanh nguồn vốn huy động vào xây dựng kết cấu hạ tầng, hỗ trợ đầu tư phát triển, nên sản xuất CN, tiểu thủ CN của tỉnh đã phát triển với tốc độ cao. Cơ cấu ngành nghề chuyển dịch nhanh theo hướng tăng ngành nghề, thu hút nghề lao động như: may mặc, giày dép, chế biến lương thực, thực phẩm. Các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh. Tính đến ngày 30.6.2014,toàn tỉnh có 09 khu công nghiệp, 32 cụm công nghiệp thu hút 16.620 lao động.

Quỹ khuyến nông của tỉnh cũng đã có những hoạt động tích cực trong việc thúc đẩy phát triển các cơ sở CN, nhất là các cơ sở sản xuất tiểu thủ CN trên địa bàn. Tính đến nay toàn tỉnh đã khôi phục và thành lập mới được 150 làng nghề, trong đó có 8 mô hình: làng nghề chế biến mộc dân dụng và mỹ nghệ, làng mây tre đan, làng dệt thổ cẩm, làng đóng mới và sửa chữa tàu thuyền vỏ gỗ ở các huyện Nghĩa Đàn, Nghi Lộc, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Con Cuông, Thanh Chương, Quế Phong. Những địa phương có nhiều làng nghề đăng ký xây dựng là: Diễn Châu (6 làng), Quỳnh Lưu (8 làng), Nghi Lộc ( 6 làng). Nghề sản xuất – kinh doanh được đăng ký nhiều là: mây tre đan (20 làng), chế biến hải sản (5 làng), dệt thổ cẩm (5 làng), ươm tơ dệt lụa (5 làng). Đến nay, toàn tỉnh đã có 46 làng nghề đủ tiêu chí theo quy định. Có làng nghề như Trung kiên, Nghi Thiết, Nghi Lộc chuyên đóng, sửa tàu thuyền thu hút trên 800 lao động, chiếm trên 50% số lao động trong làng.

Nhờ phát triển các hình thức sản xuất CN và tiểu thủ CN mà trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã thu hút khoảng 40 nghìn lao động, trong đó có nhiều người vốn trước đây làm nông nghiệp bị thu hồi đất.


+ Giải quyết việc làm qua phát triển các hoạt động dịch vụ. Những năm qua ở Nghệ An, các hoạt động dịch vụ có sự chuyển biến tích cực, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của sản xuất và đời sống nhân dân. Trong giai đoạn 2001 – 2013, giá trị sản xuất ngành dịch vụ tăng bình quân 9%/năm (cả nước 6,3%). Các loại dịch vụ vận tải, dịch vụ bưu chính viễn thông, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn, dịch vụ quanh KCN tập trung... phát triển khá tốt; các hoạt động xúc tiến thương mại - du lịch, xây dựng thương hiệu được tăng cường. Tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn năm 2001-2013 tăng bình quân 20,2%/năm. Tổng mức luân chuyển hàng hóa và dịch vụ xã hội tăng bình quân hàng năm 12,4 % /năm. Hoạt động du lịch tăng khá: số lượng khách du lịch tăng bình quân 15,2%, doanh thu du lịch tăng 17,2%/năm.

Sự phát triển khu vực dịch vụ đã giải quyết được chỗ việc làm mới cho trên 30 ngàn lao động, trong đó có hàng ngàn lao động bị mất đất do Nhà nước thu hồi.

+ Giải quyết việc làm qua thực hiện các đề án cho vay vốn hỗ trợ việc làm

Cho vay vốn hỗ trợ giải quyết việc làm là một hướng tích cực để giải quyết việc làm. Trong 13 năm (2001-2013), toàn tỉnh đã triển khai thực hiện hàng nghìn dự án với tổng số tiền cho vay mỗi năm bình quân là 1.324 tỷ đồng; đã cho 143.956 hộ vay, bình quân hơn 9 triệu đồng/hộ. Tổ chức Quỹ tình thương cho chị em phụ nữ vay để phát triển kinh tế bình quân mỗi hộ là 6,5 triệu đồng/năm. Nhờ đẩy mạnh hoạt động cho vay vốn hỗ trợ việc làm, nên đã góp phần giải quyết việc làm cho trên 15.000 lao động. Thực tế, bình quân cứ 5 triệu đồng vốn Nhà nước cho vay giúp giải quyết được 1 lao động có việc làm. Ngoài nguồn vốn vay hỗ trợ giải quyết việc làm, phải kể đến vai trò tích cực của Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tổ chức tín dụng đã huy động được một lượng vốn lớn cho các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, các hộ gia đình vay để phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, góp phần tạo việc làm mới cho người lao động có đất bị thu hồi.

+ Giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi qua xuất khẩu lao động.

Nghệ An đã lựa chọn giải pháp xuất khẩu lao động hỗ trợ để giải quyết việc làm cho người dân trong đó có cả những người có đất bị thu hồi. Thực hiện Quyết


định số 71/2013/QĐ-UB ngày 14/4/2013 của UBND tỉnh, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương tìm biện pháp khắc phục tình trạng buông lỏng hoặc ít chú trọng đến xuất khẩu lao động, khắc phục được tình trạng khoán trắng cho một số cơ quan chức năng. Để triển khai Quyết định của tỉnh, các huyện, thành phố đã lập ra Ban chỉ đạo thực hiện, hướng dẫn các xã, phường trong tỉnh phổ biến để người dân có sự chuẩn bị và hưởng ứng.

Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động các huyện, thành phố đã chỉ đạo cụ thể, giải đáp mọi vướng mắc, phối hợp chặt chẽ với hoạt động của Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động các xã, phường, với các công ty xuất khẩu lao động từ khâu sơ tuyển, đến khâu tổ chức dạy nghề, tổ chức đưa lao động đi xuất khẩu lao động, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các trường hợp cò mồi, lừa đảo, hạn chế thiệt hại cho người lao động. Hàng năm, Ban chỉ đạo xuất khẩu lao đông của các huyện, thành phố đã mở hội nghị sơ kết đánh giá kết quả hoạt động và đưa ra các biện pháp khắc phục hạn chế, vướng mắc. Các đồng chí Bí thư chi bộ, Trưởng thôn, tất cả các tổ chức đoàn thể xã hội đều tham gia vào đề án xuất khẩu lao động và coi đó là nhiệm vụ chính trị của mình.

Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động của tỉnh còn trực tiếp cử đoàn cán bộ đi khảo sát tình hình lao động Việt Nam đang làm việc tại Malayxia, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Trung Đông. Nhờ có sự chỉ đạo sát sao của Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động tỉnh cũng như sự hoạt động tích cực của Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động các cấp, nên số lao động ở Nghệ An được đưa đi làm việc ở nước ngoài tương đối nhiều. Từ 2001-2013, toàn tỉnh đã đưa được gần khoảng trên 100 ngàn lao động. Phần lớn lao động của Nghệ An được đưa sang lao động ở Đài Loan, Malayxia, Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nước Trung Đông.

+ Giải quyết việc làm thông qua đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi.

Theo một khảo sát thực tế ở Nghệ An thì trong tổng số người bị thuộc diện thu hồi đất, chỉ có 1,85% là có trình độ đại học và cao đẳng, 2,67% là trung cấp; số đã học nghề và các khóa đào tạo tương đương là 10,68%; số không có chuyên môn kỹ thuật chiếm 84,8%. Do tình trạng trên, nên cơ hội tự tìm việc làm phần lớn lao động sau khi bị thu hồi đất là rất khó khăn (Bảng 3.9).


Bảng 3.9: Trình độ chuyên môn của người lao động trước khi bị thu hồi đất

Đơn vị: %



Địa phương


Đại học

Cao đẳng


Trung cấp

Học nghề

Không có chuyên môn

Thành phố Vinh

0

0

2,0

6,0

80

Thị xã Cửa Lò

0

0,5

1,0

11,6

77,9

Nghi Lộc

0

0

0,6

4,2

95,2

Diễn Châu

0,3

0,7

6,7

13,4

75,5

Quỳnh Lưu

0,4

0

5,4

14,7

72,4

Hưng nguyên

0

0

6,3

18,2

75,5

Nghĩa Đàn

0

0

3,4

9,9

86,7

Bình quân chung

0,7

1,15

2,67

10,68

84,8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở tỉnh Nghệ An - 15

Nguồn: Tổng hợp điều tra của tác giả vào tháng 7/2013


Đại học Cao đẳng T rung cấp Học nghề

Không có chuyên môn



90

80

70

60

50

40

30

20

10

0

Bình quân chung

Biểu đồ 2.1: Trình độ chuyên môn người lao động trước khi thu hồi đất


Theo điều tra trên, trước khi bị thu hồi đất, có 78,2% số người trong độ tuổi lao động sản xuất nông, lâm nghiệp; 7% số người trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực CN, tiểu thủ CN; 14,8% làm việc trong các ngành dịch vụ và các công việc khác. Tuy nghề nghiệp của người dân khi bị thu hồi đất khá đa dạng, nhưng số người làm nông nghiệp vẫn là chủ yếu.

Nếu đi sâu vào từng địa bàn (huyện, thành phố, thị xã), thì các tỷ lệ trên có sự biến đổi khác nhau. Chẳng hạn ở huyện Nghi Lộc, trong số được điều tra, cơ cấu lao động theo nghề đối với những người trước khi bị thu hồi đất năm 2013 là: số lao động làm nghề nông, lâm nghiệp chiếm 83,1%; số lao động trong ngành CN, tiểu thủ CN chiếm 5%; số lao động làm dịch vụ 11,9%.

Kết quả tổng hợp từ các phiếu điều tra trên cho thấy trên ba địa bàn này, trước khi bị thu hồi đất, trình độ văn hóa và chuyên môn kỹ thuật của người lao động có đất bị thu hồi như sau (bảng 3.10).

Bảng 3.10: Trình độ văn hóa và chuyên môn kỹ thuật của người có đất trước khi Nhà nước thu hồi


TT

Trình độ văn hóa và CNKT

TP Vinh

TX Cửa Lò

H.Nghi Lộc

Tổng số

Số

người

Tỷ lệ

(%)

Số

người

Tỷ lệ

(%)

Số

người

Tỷ lệ

(%)

Số

người

Tỷ lệ

(%)

1

Trình độ văn hóa

50

100,0

86

100,0

162

100,0

298

100,0


Cấp 1

0

0,0

0

0

55

33,9

55

18,5


Cấp 2

14

28,0

29

33,7

91

56,2

134

45,0


Cấp 3

36

72,0

57

66,3

16

9,9

109

36,5

2

Trình độ CMKT

50

100,0

86

100,0

162

100,0

298

100,0


Đại học, cao đẳng

2

4,0

7

8,1

0

0,0

9

3,0


TH chuyên nghiệp

2

4,0

2

2,4

1

0,6

5

1,7


CNKT + sơ cấp

6

12,0

10

11,6

2

1,2

18

6,0


Chưa qua đào tạo

40

80,0

67

77,9

159

98,2

266

89,3

Nguồn: Điều tra của Tác giả tiến hành (tháng 7/2013).


Để giải quyết tình trạng trên và để thực hiện chủ trương đa dạng hóa các hoạt động dạy nghề, Nghệ An đã củng cố và mở rộng quy mô đào tạo trường Đại học Vinh và mở rộng quy mô đào tạo trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, trường Đại học Công nghiệp Vinh, nâng cấp trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An lên thành trường Đại học Kinh tế Nghệ An, nâng cấp trường Cao đẳng Y khoa Nghệ An lên thành trường Đại học Y khoa Vinh, mở rộng qui mô đào tạo 6 trường Cao đẳng, làm cho tổng số sinh viên lên gần 50.000. Với 62 cơ sở đào tạo nghề đã thu hút hàng năm khoảng 20.000 học sinh. Ngoài ra, 21 huyện, thị đều có trung tâm dạy nghề. Tỉnh còn có chính sách hỗ trợ nhà trường và giáo viên để mở nhiều hình thức dạy nghề, cho phép thành lập các cơ sở dạy nghề thuộc các thành phần kinh tế, khôi phục và phát triển làng nghề, đẩy mạnh dạy nghề, truyền nghề, tạo nhiều việc làm cho lao động trong dó có chế độ ưu tiên cho những người có đất bị thu hồi.

Tỉnh đã thực hiện xã hội hóa việc dạy nghề, đa dạng hóa các loại hình dạy nghề (công lập, bán công, dân lập, tư thục) đa dạng hóa cấp độ đào tạo nghề (dài hạn, ngắn hạn); đa dạng hóa hình thức dạy nghề (tại trường lớp, tại doanh nghiệp, tại làng nghề, thôn, xã ...) đa dạng hóa các hình thức tuyển sinh. Nhờ đó, đã làm cho quy mô đào tạo tăng nhanh, cơ cấu đào tạo nghề thêm đa dạng. Các nghề đào tạo dài hạn gồm: lái xe ô tô, cơ khí, tin học, điện tử, may công nghiệp, điện xí nghiệp, lái máy thi công, thợ nề, bảo quản giao nhận xăng. Các nghề đào tạo ngắn hạn gồm: thêu, móc, bán lẻ xăng dầu, điện dân dụng, mộc, chạm khắc gỗ, sửa chữa xe máy ...

Các cơ sở đào tạo nghề đã chủ động đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy, mở thêm nhiều nghề dễ đào tạo, dễ tìm việc, phù hợp với nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương như: may công nghiệp, sửa chữa cơ khí nhỏ, điện dân dụng, thêu ren, móc len sợi, mây giang xiên xuất khẩu .. chủ yếu trong những năm qua các cơ sở dạy nghề đào tạo ngắn hạn gắn với tạo việc làm tại chỗ theo hướng đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ.

Quy mô đào tạo nghề của Nghệ An khoảng trên 20.000 người/năm, trong đó

6.000 dài hạn và 14.000 ngắn hạn. Ngoài ra, các doanh nghiệp, làng nghề trên địa


bàn hàng năm còn tổ chức dạy và tạo việc làm cho trên 4.000 lao động. Để đáp ứng nhu cầu mở rộng qui mô dạy nghề, đội ngũ giáo viên dạy nghề của tỉnh đã tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Đến nay, toàn tỉnh hiện có trên 1.281giáo viên dạy nghề. Nhà nước đã hỗ trợ một phần học phí cho người học nghề .

+ Giải quyết việc làm qua hoạt động dịch vụ việc làm .

Do các quy định Pháp luật về giới thiệu việc làm ngày càng hoàn thiện cả về nội dung và hình thức, nên các trung tâm dịch vụ việc làm của tỉnh Nghệ An cũng dần được hoàn thiện cả về tổ chức bộ máy và tổ chức hoạt động, đã gắn kết được hoạt động dạy nghề với giới thiệu việc làm, tạo khả năng bố trí việc làm tốt hơn cho người lao động.

Tỉnh còn coi trọng hoạt động thông tin thị trường lao động. Nội dung thông tin về thị trường lao động hướng vào:

Các báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, Niên giám thống kê của tỉnh.

Các thông tin về biến động lao động, việc làm, cơ cấu lao động, việc làm, tỷ lệ lao động thất nghiệp ở khu vực thành thị, tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng ở khu vực nông thôn tỉnh Nghệ An. Các thông tin này được điều tra vào tháng 7 hàng năm theo quyết định 385/TTg ngày 06/6/1997 của Thủ tướng Chính phủ về điều tra lao động và việc làm.

Các thông tin về tình hình việc làm của đối tượng bị thu hồi đất cho xây dựng KCN, cụm CN, KĐT .... các thông tin về năng lực, ngành nghề đào tạo của các cơ sở dạy nghề chủ yếu của tỉnh. Các thông tin về hoạt động của hội chợ việc làm hàng năm do tỉnh thực hiện.

Nhờ những hoạt động này, mà số lao động tìm được việc làm tăng lên đáng kể. Theo điều tra của tác giả (tháng 7/2013), thì từ năm 2001- ngày 30.6 năm 2014, toàn tỉnh Nghệ An có 45.027 hộ dân bị thu hồi đất, tính trung bình mỗi hộ có 1,5 lao động, tức là có 67.540 người phải chuyển đổi việc làm. Quá trình giải quyết việc làm từ 2001 đến nay, trong số này đã có khoảng 80% số lao động tìm được việc làm. Bảng số liệu dưới đây là tình hình tuyển dụng người lao động sau khi bị thu hồi đất vào làm việc (bảng 3.11).


Bảng 3.11: Tình hình tuyển dụng lao động sau khi bị thu hồi đất vào làm việc


Đơn vị tuyển dụng

Số người

Tỷ Lệ (%)

Đơn vị nhận đất

8

2,68

Nhà nước

8

2,68

Doanh nghiệp tư nhân

22

7,33

Tự tạo việc làm

172

57,72

Không xác định

90

30,21

Tổng cộng

300

100,00

Nguồn: Điều tra của tác giả ( tháng 7/2013 )

Từ bảng trên cho thấy phần lớn người dân sau khi bị thu hồi đất tự tạo việc làm cho mình (57,72%); việc làm mà đơn vị nhận đất bố trí cho người dân còn chiếm tỷ lệ rất ít. Dường như các dự án phát triển CN vẫn chưa thực sự quan tâm đến giải quyết việc làm cho địa phương, nhất là cho người nông dân bị mất đất.

+ Tỷ lệ lao động đủ việc làm giảm khá mạnh:

Bảng 3.12: Tình trạng việc làm trước và sau khi thu hồi đất



Tình trạng việc làm

Trước khi thu hồi đất

Sau khi thu hồi đất

Số người

Tỷ lệ (%)

Số người

Tỷ lệ

- Đủ việc làm

127

42,62

97

32,55

- Thiếu việc làm

129

43,29

141

47,32

- Chưa Có Việc Làm

44

14,67

62

20,66

Tổng số

300

100,00

300

100,00

Nguồn: Tác giả tiến hành điều tra (tháng 7/2013)

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 05/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí