Tình Hình Việc Làm Của Người Lao Động Sau Thu Hồi Đất


Bảng 3.12 cho thấy trong 300 người thì trước khi thu hồi đất có 42,62% số lao động đủ việc làm, nhưng sau khi thu hồi đất số lao động này giảm xuống chỉ còn 32,55 % ( tăng hơn 10 %); tỷ lệ lao động thiếu việc làm từ 43,29 % trước khi thu hồi đất tăng lên 47,32 % sau khi thu hồi đất (tăng 4%); và tỷ lệ lao động thất nghiệp từ 14,67 % tăng lên 20,66 % tức là tăng khoảng 6%. Nếu tính chung tỷ lệ lao động thiếu và không có việc làm sau thu hồi đất ở các địa điểm được điều tra đã tăng lên 9,68 % so với trước khi Nhà nước thu hồi đất.

Trong số lao động được điều tra, tỷ lệ lao động có đủ việc làm trước khi Nhà nước thu hồi đất là 42,62 %, nhưng sau khi thu hồi đất số này đã giảm xuống còn 32,55 %. Điều này thể hiện rõ nhất là ở vùng người dân làm nông nghiệp: huyện Nghi Lộc từ chỗ 56,2% số lao động loại này có việc làm đã giảm xuống còn 32,7% sau khi Nhà nước thu hồi đất; thị xã Cửa Lò số lao động có việc làm cũng giảm từ 39,5% xuống còn 29,1%. Tỷ lệ lao động có việc làm giảm có nghĩa là tỷ lệ lao động thiếu và không có việc làm tăng lên. Đây là vấn đề bức xúc đối với quá trình phát triển CN không chỉ riêng ở tỉnh Nghệ An, mà còn là hiện tượng khá phổ biến ở các tỉnh trong cả nước.

+ Nhìn chung việc làm của lao động có đất bị thu hồi sau khi bàn giao đất cho Nhà nước là tạm thời và thu nhập thấp:

Phần lớn việc làm của lao động có đất bị thu hồi sau khi bàn giao đất cho Nhà nước đều là những việc làm tạm, có thu nhập thấp, bấp bênh như: phụ hồ, thợ xây, buôn bán rau cỏ, thực phẩm với mức thu nhập chỉ khoảng 600 – 800.000 đồng/ tháng. Một số chuyển sang chăn nuôi nhỏ, trồng cây ăn quả hoặc sản xuất tiểu thủ CN như mây tre đan xuất khẩu, chế biến lương thực, mộc... Nhìn chung các công việc này cũng bấp bênh bởi thị trường tiêu thụ không ổn định và thu nhập thấp. Một số ít chuyển sang kinh doanh dịch vụ xung quanh KCN, cụm CN như kinh doanh ăn uống, nhà trọ, trò chơi giải trí. ( Bảng 3.13).


Bảng 3.13: Tình hình việc làm của người lao động sau thu hồi đất


Nội dung việc làm

Số người

Tỷ lệ (%)

Công nhân

89

29,87

Nông dân

98

32,89

Hành chính

8

2,68

Buôn bán nhỏ

14

4,70

Buôn bán có cửa hiệu

9

3,02

Xe ôm

8

2,68

Làm việc khác

36

12,08

Không có việc làm

38

12,66

Tổng số

300

100,00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở tỉnh Nghệ An - 16

Nguồn: Điều tra của tác giả tháng 7/2013


Đây chỉ là những công việc có thu nhập rất thấp, thất thường. Chỉ có một số ít lao động trẻ, có tay nghề được tuyển dụng vào các KCN, cụm CN hoặc đi lao động xuất khẩu là công việc khá ổn định và có thu nhập cao hơn.

Nguyên nhân của tình trạng những người bị mất việc làm do thu hồi đất, không tìm được việc làm là rất đa dạng, trong đó chủ yếu tập trung vào các nguyên nhân sau: thiếu việc làm, có nghĩa là cả địa phương và gia đình không tạo được việc làm mới, hoặc sức thu hút thấp không thu hút hết số lao động bị mất việc làm... Việc làm không phù hợp có nghĩa là việc làm nhưng do trình độ, sức khỏe, tuổi tác, tính kỷ luật của người lao động không đáp ứng được; có việc làm nhưng người lao động không đảm nhận được vì vất vả, mệt nhọc hoặc mức tiền công thấp.

Bảng 3.14 dưới đây là điều tra của tác giả về tình trạng người lao động bị thu hồi đất không tìm được việc làm. Nó cho thấy nguyên nhân chủ yếu là do không có việc để làm và việc làm không phù hợp với khả năng của người lao động.


Bảng 3.14: Lý do không tìm được việc làm của người bị thu hồi đất

Đơn vị: %


Lý do

T.P.

Vinh

Cửa Lò

Nghi Lộc

Diễn Châu

Quỳnh Lưu

Hưng Nguyên

Nghĩa Đàn

Không có việc để

làm

13,6

10,2

10,14

14,8

15,2

13,9

16,3

Việc làm không

phù hợp

49,5

54,1

56,2

50,4

50,12

50,3

51,6

Người lao động

không chấp nhận

4,5

4,1

3,2

3,8

3,7

3,1

3,2

Lý do khác

19,2

17,3

19,8

19,92

18,6

17,9

18,3

Nguồn: Tổng hợp điều tra của tác giả vào tháng 7/2013.

Vì vậy, trách nhiệm của các cấp chính quyền tỉnh, huyện là giúp đỡ người dân trong việc đào tạo để chuyển đổi nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm mới phù hợp với trình độ và năng lực của người lao động để họ có được thu nhập ổn định, bảo đảm đời sống.

Nhìn chung, trách nhiệm của các địa phương đối với việc hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp ở các địa phương đã khá quan tâm đến việc hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động. Các địa phương có sự quan tâm nhiều như Nghi Lộc, Nghĩa Đàn; Quỳnh Lưu các địa phương hỗ trợ thấp như Thành phố Vinh. Số liệu trên phản ánh tương đối chính xác theo những mức độ của các địa phương. Sự chênh lệch này cũng là tất yếu, bởi mỗi đối tượng có vị trí và quyền lợi khác nhau trong mỗi vấn đề.

Bảng 3.15: Sự hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương đối với đào tạo nghề cho người lao động có đất bị thu hồi

Đơn vị: %



Chỉ tiêu

TP.

Vinh

Thị xã

Cửa Lò

Nghi Lộc

Diễn Châu

Quỳnh Lưu

Hưng Nguyên

Nghĩa Đàn

Hỗ trợ đào tạo

nghề

50,0

73,6

95,0

75,0

80

55,0

85,5

Không hỗ trợ

đào tạo nghề

50,0

26,4

5,0

25,0

20

45,0

14,5

Nguồn: Tổng hợp điều tra của tác giả vào tháng 7/2013


Hình thức đào tạo nghề cho người bị thu hồi đất theo kết quả điều tra cho thấy ở hầu hết các địa phương thực hiện theo các hình thức: đào tạo tại trung tâm dạy nghề, tại doanh nghiệp và cấp kinh phí tự tìm nơi đào tạo. Trong số các hình thức đào tạo, đào tạo tại trung tâm dạy nghề và cấp kinh phí cao ở hầu hết các địa phương. Với đào tạo tại các trung tâm dạy nghề, tỷ lệ thực hiện ở Thành phố Vinh là 65%, Diễn Châu 60%, các địa phương khác đều gần 50%, riêng Thị xã Cửa Lò là 32%, Nghĩa Đàn là 25%. Với hình thức cấp kinh phí tự tìm nơi đào tạo, tỷ lệ thực hiện của thành phố Vinh là 50%, Thị xã Cửa Lò là 45%, còn lại các địa phương khác tỷ lệ thấp hơn. Tuỳ vào điều kiện cụ thể mỗi địa phương lựa chọn phương thức đào tạo thích hợp. Thành phố Vinh và Thị xã Cửa Lò chú trọng nhiều đến đào tạo tại doanh nghiệp và tại các trung tâm đào tạo nghề. Trong khi đó Hưng Nguyên và Nghĩa Đàn lại chú tâm nhiều đến đào tạo tại trung tâm dạy nghề và cấp kinh phí cho người lao động để họ tự tìm nơi đào tạo. Tuy nhiên, cũng có nhiều địa phương như Nghi Lộc, Diễn Châu, chưa thật chú trọng hỗ trợ cho người bị thu hồi đất trong việc đào tạo nghề để tìm kiếm việc làm mới.

Từ những phân tích thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất có thể rút ra một số nhận xét sau:

Một là, số người sau khi bị thu hồi đất đất nông nghiệp và đất ở không có việc làm là khá lớn ở tất cả các địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An được điều tra.

Hai là, đa số những người lao động bị thu hồi đất là nông dân, lao động giản đơn chưa qua đào tạo bất kỳ hình thức nào, vì thế họ rất khó tìm được việc làm mới có thu nhập cao và ổn định.

Ba là, mặc dù các địa phương đã có nhiều nỗ lực để hỗ trợ cho người dân trong việc đào tạo nghề, thu xếp, bố trí công việc mới, tuy nhiên kết quả mang lại chưa cao. Trên thực tế, việc đào tạo nghề cho những người dân có đất bị thu hồi để chuyển đổi nghề nghiệp chưa được triển khai quyết liệt và thực hiện một cách bài bản. Một số nơi sau khi giao tiền bồi thường cho dân xong coi như đã hoàn thành trách nhiệm, người dân xoay xở thế nào tùy họ.

Bốn là, đất thu hồi nhiều, nhiều khu công nghiệp, khu đô thị mới được ra đời, song việc chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra còn chậm và chưa đáp ứng với xu thế


phát triển chung, tỷ lệ lao động quay trở về làm nông nghiệp vẫn còn lớn (22,6%), tỷ lệ các nghề lao động giản đơn vẫn còn cao như nghề xe ôm, buôn bán nhỏ....Nói cách khác, nguồn lực lao động chưa gắn với việc chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.

3.2.2. Bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất ở tỉnh Nghệ An

3.2.2.1. Công tác đền bù cho người lao động bị thu hồi đất

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, giữ vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội và sự ổn định đời sống của người dân. Quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá, việc thu hồi đất để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội là một tất yếu tác động rất lớn đến người lao động bị thu hồi đất. Để bù đắp cho họ một phần thiệt thòi, Nhà nước đã thực hiện nhiều phương thức như: bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, đào tạo nghề...từng bước hoàn thiện theo hướng tạo điều kiện ngày càng tốt hơn cho người có đất bị thu hồi ổn định đời sống và sản xuất. Song trên thực tế ở các địa phương việc bồi thường cho người lao động có đất bị thu hồi chủ yếu thực hiện phương thức đền bù bằng tiền và bồi thường bằng đất. Nhưng, bồi thường bằng tiền được áp dụng rộng rãi hơn cả.

Thứ nhất, phương thức bồi thường bằng tiền: Nhà nước đã ban hành quy định khá chi tiết về giá bồi thường cụ thể đối với từng loại đất như: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ở, đất vườn, ao, đất phi nông nghiệp tại nông thôn và đô thị.

Tuy nhiên, khi thu hồi đất, căn cứ vào tình hình cụ thể của mình, mỗi địa phương đã vận dụng khung giá khá linh hoạt để tính bồi thường cho người bị thu hồi đất. Vì vậy, mức giá bồi thường cho cùng một loại đất của các địa phương có khác nhau. Kết quả điều tra cho thấy:

- Đối với giá bồi thường đất ở: thành phố Vinh có mức bồi thường đất ở cao nhất (2 triệu đồng/m2). Thị xã Cửa Lò có mức giá thấp hơn (1,2 triệu đồng/m2), trong khi đó ở Huyện Nghĩa Đàn mức bồi thường chỉ có 0,5 triệu đồng/m2. Sự chênh lệch mức giá đất bồi thường ở các địa phương là do vị trí của đất ở bị thu hồi. Tuy nhiên, với mức giá bồi thường của Nhà nước đưa ra cho người dân có đất bị thu


hồi đã tính toán đến vị trí đất, song người dân khó có thể dùng tiền bồi thường để mua được đất ở mới. Bởi vì, giá đất sẽ tăng nhanh tại các vùng đất ở bị thu hồi cho sự phát triển các khu công nghiệp và khu đô thị. Vì vậy, cùng với việc xác định giá bồi thường đất ở do biến động chuyển đổi còn phải sử dụng phương thức bồi thường bằng đất hay bằng nhà khi thu hồi đất ở của các địa phương.

- Đối với giá bồi thường đất nông nghiệp: mức bồi thường cao nhất là ở thành phố Vinh (100.000 đồng/m2), ở hầu hết địa phương điều tra có mức 75.000/m2, nơi có mức thấp nhất là Huyện Nghĩa Đàn chỉ có 37.000đ/m2.

Bảng 3.16: Giá tiền bồi thường 1m2 đất bị thu hồi và tiền bồi thường bình quân một hộ phân theo loại đất

Đơn vị: triệu đồng



TT


Địa phương


Đất ở

Đất nông nghiệp

Đất phi nông

nghiệp


I

Giá tiền bồi thường 1m2 đất phân theo loại đất (Triệu đồng/1m2)




1

Thành phố Vinh

2,0

0,1

1,0

2

Thị xã Cửa Lò

1,2

0,1

0,8

3

Nghi Lộc

1,0

0,058

0,6

4

Diễn Châu

0,8

0,055

0,5

5

Quỳnh Lưu

0,7

0,055

0,4

6

Hưng nguyên

0,6

0,057

0,5

7

Nghĩa Đàn

0,5

0,03

0,4


II

Tiền bồi thường bình quân một hộ phân theo loại đất

( Triệu đồng)




1

Thành phố Vinh

288,2

68,1

132,4

2

Thị xã Cửa Lò

212,3

54,2

58,3

3

Nghi Lộc

187,4

62,7

69,6

4

Diễn Châu

121.6

58,9

64,5

5

Quỳnh Lưu

124,4

110,7

53,7

6

Hưng nguyên

113,1

105,6

78,5

7

Nghĩa Đàn

89,9

98,4

42,4

Nguồn: Sở tài nguyên môi trường Nghệ An năm 2014.


Về giá bồi thường đất nông nghiệp khác với đất ở, đặc biệt là đất ở nông thôn. Bởi vì, người bị thu hồi đất không có chỗ ở nếu Nhà nước thu hồi đất ở hoàn toàn. Trong trường hợp đó, họ cần thiết phải có chỗ ở mới. Vì vậy, người bị thu hồi đất ở, Nhà nước phải bồi thường với mức giá họ có thể mua được diện tích tương đương và đảm bảo các điều kiện sống. Số tiền bồi thường phải bao gồm cả đất và các công trình trên đất. Còn đối với đất nông nghiệp, đại đa số các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp là những diện tích đất Nhà nước giao với hai mục đích : tạo nguồn nông sản phục vụ nhu cầu xã hội và tạo thu nhập cho cuộc sống của chính họ. Như vậy, khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, họ không còn đất nữa đồng nghĩa với việc mục đích thứ nhất không còn tồn tại. Đối với mục đích thứ hai, Nhà nước cần phải có biện pháp và phương thức giải quyết khác nhau, trong đó đền bù bằng tiền là một phương thức. Tuy nhiên sự can thiệp của Nhà nước qua phương thức bồi thường bằng tiền chỉ là sự thay thế nguồn tạo ra thu

nhập này bằng nguồn tạo ra thu nhập khác. Từ phân tích trên, nếu tính lượng đất nông nghiệp bình quân một hộ bị thu hồi và giá một m2đất nông nghiệp bị thu hồi thì sự cao thấp còn phụ thuộc vào việc sử dụng tiền bồi thường đó vào hoạt động nào để tạo ra thu nhập, bù đắp mức giảm thu nhập do mất đất nông nghiệp, ví dụ: sử dụng để đào tạo sau đó thu nạp vào khu công nghiệp khác sử dụng để mua lại đất nông nghiệp ... nhưng, xét chung mức giá bồi thường của các địa

phương là thấp.

Thứ hai, phương thức bồi thường bằng đất: ở một số địa phương cùng với việc bồi thường bằng tiền, việc bồi thường bằng đất cũng đã được thực hiện. Đền bù bằng đất được triển khai theo hai loại đất chủ yếu: đất ở và đất nông nghiệp.


Bảng 3.17: Số hộ được bồi thường bằng đất phân theo loại đất bị thu hồi và diện tích các loại đất được bồi thường tính bình quân một hộ phân theo các loại đất

TT

Địa phương

Đất ở

Đất nông

nghiệp

Đất phi

nông nghiệp

I

Số hộ được bồi thường

bằng đất phân theo loại đất bị thu hồi ( ĐVT: hộ)




1

Thành phố Vinh

28

0

0

2

Thị xã Cửa Lò

24

0

0

3

Nghi Lộc

35

6

3

4

Diễn Châu

42

15

18

5

Quỳnh Lưu

84

26

12

6

Hưng nguyên

32

16

8

7

Nghĩa Đàn

39

42

19


Tổng số

284

105

60

II

Diện tích các loại đất được bồi thường tính bình quân một hộ phân theo các loại đất.

( ĐVT : m2 )




1

Thành phố Vinh

120

0

0

2

Thị xã Cửa Lò

140

800

400

3

Nghi Lộc

200

1000

600

4

Diễn Châu

200

800

400

5

Quỳnh Lưu

250

800

200

6

Hưng nguyên

140

700

400

7

Nghĩa Đàn

300

1000

500

Nguồn: Sở tài nguyên môi trường Nghệ An năm 2014.

- Bồi thường đất ở: số lượng hộ mất đất được bồi thường đất ở lớn hơn nhiều so với hộ được bồi thường đất nông nghiệp. Trong tổng số 449 hộ được bồi thường đất có 284 hộ được bồi thường đất ở, chiếm 63,25%. Huyện Quỳnh Lưu, Huyện Diễn Châu, Huyện Nghĩa là ba địa phương có số hộ được đền bù đất ở lớn trong số các hộ điều tra (Huyện Quỳnh Lưu có 84 hộ, Huyện Diễn Châu có 42 hộ và Huyện Nghĩa Đàn có 39 hộ). Trong khi đó, Thị xã Cửa Lò, Thành phố Vinh, Huyện Hưng Nguyên có số hộ được đền bù đất ở ít hơn. Số hộ được đền bù đất ở cao thấp khác

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 05/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí