Thực Trạng Giải Quyết Việc Làm Và Bảo Đảm Đời Sống Cho Người Lao Động Sau Khi Bị Thu Hồi Đất Trong Quá Trình Cnh, Đth Ở Tỉnh Nghệ An


- Ảnh hưởng của thu hồi đất đến cơ sở hạ tầng

Do đa phần những hộ điều tra là những hộ đang được cấp đất định cư tại các khu dân cư nên vấn đề về giao thông rất thoải mái, do tất cả các tuyến đường đều được trải nhựa rộng rải, thuận tiện cho việc đi lại, làm việc, học hành của bà con. Khi hỏi về chất lương giao thông hiện tại so với trước khi bị thu hồi đất thì có tới 32 hộ trong tổng số 40 điều tra trả lời là tốt hơn và không hộ nào trả lời xấu hơn, số hộ còn lại trả lời là không có sự thay đổi so với trước kia, hầu hết những hộ này được cấp đất tái định cư tại chổ, do đó đường xá không có sự thay đổi nhiều. Như vậy do được sống trong các khu dân cư nên các hộ bị thu hồi đất có thể đi lại dễ dàng hơn trước nhờ có cơ sở hạ tầng khá phát triển.

- Ảnh hưởng của thu hồi đất đến môi trường

Khi hỏi về môi trường, về không gian sống so với trước khi bị thu hồi đất thì chỉ có 12 hộ trả lời tốt hơn, trong khi đó có tới 24 hô trả lời xấu hơn trước kia, số hộ còn lại trả lời không có sự thay đổi. Điều này cho thấy người dân chưa thích ứng được với môi trường đô thị, Trước kia, khi còn đất riêng nhà nào cũng có khoảng không gian quanh nhà rất lớn, thoải mái trong sinh hoạt lẫn sinh sống, nay bị thu hồi đất hoàn toàn người dân phải sống trong các khu dân cư đông đúc do vậy không còn khoảng không gian thoải mái như trước nữa mà thay vào đó là cảnh sống nhà cạnh nhà rất chật chội trong sinh hoạt. Hơn nữa, trong tương lai sẽ có nhiều khu công nghiệp được xây dựng ở nơi đây, nếu các doanh nghiệp này không có biện pháp xử lý chất thải hiệu quả thì một viễn cảnh người dân sống trong cảnh ô nhiễm như hiện nay ở các thành phố lớn là khó tránh khỏi.

3.2. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ BẢO ĐẢM ĐỜI SỐNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG SAU KHI BỊ THU HỒI ĐẤT TRONG QUÁ TRÌNH CNH, ĐTH Ở TỈNH NGHỆ AN

3.2.1. Giải quyết việc làm cho người lao động sau khi khi thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở tỉnh Nghệ An

* Chủ trương, chính sách giải quyết việc làm ở Nghệ An

Giải quyết việc làm là một trong những vấn đề quan trọng được Đảng bộ và các cấp chính quyền ở Nghệ An tập trung chỉ đạo và quan tâm sâu sắc. Nghị quyết


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

06/NQ/TW ngày 8/8/2001 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An về phát triển CN, TTCN, xây dựng làng nghề thời kỳ 2001-2010 xác định: Đẩy mạnh tốc độ phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp trong sản phẩm nội tỉnh làm cho công nghiệp tác động mạnh vào nông nghiệp và nông thôn, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lại lao động xã hội, tăng khối lượng và giá trị hàng hóa, tăng kim ngạch xuất khẩu, góp phần cùng nhà nước thực hiện mục tiêu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Tạo thêm nhiều việc làm mới là mục tiêu nhiệm vụ cấp bách trong thời gian tới, tiếp tục thực hiện tốt chương trình quốc gia về giải quyết việc làm trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế, đẩy mạnh và mở rộng các làng nghề truyền thống, tích cực tham gia vào các chương trình xuất khẩu lao động. Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động tại chỗ. Mở rộng mạng lưới và nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo nghề, dạy nghề để tăng khả năng tự tạo việc làm, di chuyển việc làm cho người lao động.

Để tạo nhiều việc làm, Nghị quyết 06/NQ/TU yêu cầu: trong năm tới phải tập trung phát triển mạnh tiểu thủ CN nhằm sử dụng lực lượng lao động nông nhàn và chuyển dần lao động nông nghiệp sang tiểu thủ CN. Lựa chọn khôi phục lại một số ngành nghề tiểu thủ CN đã có, mạnh dạn du nhập các ngành nghề mới. Mở lớp truyền nghề, đào tạo thợ để sản xuất hàng tiểu thủ CN với phương thức tổ chức khác nhau. Để đảm bảo cho sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề phát triển, ngay từ đầu phải đặc biệt coi trọng tổ chức các dịch vụ cung ứng nguyên liệu, thiết kế mẫu mã, tiêu thụ sản phẩm. UBND tỉnh cần giao cho một số doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh xuất nhập khẩu làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm, đồng thời có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, các cá nhân làm mối đứng ra thu mua và tiêu thụ sản phẩm cho các hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề.

Giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở tỉnh Nghệ An - 14

Để thực hiện chủ trương trên, ngày 27 tháng 09 năm 2002, UBND tỉnh ra Quyết định số 86/2002/QĐ-UB, Quyết định 101/2007/QĐ-UBND ban hành 6/9/2007; Quyết định 79/2009/ QĐ-UBND ngày 1/9/2009 sửa đổi quy đinh chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Nghệ An, trong đó quyết định thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển CN, tiểu thủ CN, xây dựng làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ


An và ban hành Quy chế quản lý, sử dụng Quỹ (gọi tắt là Quỹ khuyến công). Quỹ này có nhiệm vụ hỗ trợ một phần kinh phí để vận động đầu tư, thực hiện chuẩn bị đầu tư các dự án sản xuất CN; phát triển sản phẩm, thị trường tiêu thụ sản phẩm CN mới; du nhập ngành nghề, làng nghề mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Cụ thể là:

- Hỗ trợ kinh tế để lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, vận động đầu tư các dự án CN - tiểu thủ CN, xây dựng làng nghề, nghiên cứu thị trường, lập đề án phát triển sản xuất, nghiên cứu phát triển sản phẩm CN mới, ứng dụng công nghệ sản xuất mới.

- Hỗ trợ kinh phí tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tham gia học tập và xúc tiến thương mại ở trong nước cũng như nước ngoài.

- Hỗ trợ kinh phí để du nhập nghề mới cho các địa phương, bù lãi suất vay vốn để mở rộng ngành nghề và lập nghiệp, v.v...

- Khen thưởng các tập thể, cá nhân làm tốt công tác khuyến nông, đầu tư phát triển CN, tiểu thủ CN trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Tỉnh ủy Nghệ An đã phê duyệt chương trình giải quyết việc làm của tỉnh giai đoạn 2001 – 2015 với các mục tiêu: tạo việc làm mới cho từ 3,0 đến 5,0 vạn lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng thời gian lao động ở nông thôn từ 77,42% năm 2001 lên 95,7% năm 2015, đưa số lao động qua đào tạo lên 45% vào năm 2015, trong đó qua đào tạo nghề là 40%. Để tổ chức thực hiện chương trình trên, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có Quyết định thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chương trình giải quyết việc làm của tỉnh. Ban chỉ đạo do đồng chí phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban và đại diện của các Sở, ngành, các hội đoàn thể tham gia nhằm chỉ đạo kịp thời chương trình giải quyết việc làm..

Để triển khai có hiệu quả chương trình giải quyết việc làm, Ban chỉ đạo thực hiện chương trình của tỉnh đã xây dựng 3 đề án và được Thường vụ tỉnh ủy thông qua và UBND tỉnh phê duyệt, đó là:

+ Đề án “Cho vay vốn giải quyết việc làm”.

+ Đề án “Mở rộng, nâng cao chất lượng các hoạt động dạy nghề gắn với GQVL ở nông thôn thời kỳ CNH, HĐH”.

+ Đề án “Xuất khẩu lao động”.


Để mở rộng thị trường lao động ra nước ngoài, ngày 11/6/2013, Tỉnh ủy đã ra Nghị quyết số 26/NQ-TW về công tác xuất khẩu lao động.

Trong quá trình triển khai chương trình GQVL giai đoạn 2001 – 2015, UBND và Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành hàng loạt các chính sách hỗ trợ tích cực nhằm thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm như sau: Quyết định số 39/2003/QĐ- UB ngày 14/4/2003 về một số chính sách khuyến khích về xuất khẩu lao động nhằm đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động thực hiện mục tiêu chương trình giải quyết việc làm – xóa đói giảm nghèo thời kỳ 2003 – 2005 của tỉnh Nghệ An. Quyết định số 73/2009/QĐ-UB ngày 13/8/2009 về một số chính sách khuyến khích về xuất khẩu lao động nhằm đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động thực hiện mục tiêu chương trình giải quyết việc làm – xóa đói giảm nghèo thời kỳ 2010 – 2015 của tỉnh Nghệ An. Tiếp đến là Quyết định số 45/2003/QĐ-UB ngày 08/05/2003 của UBND tỉnh Nghệ An về việc thành lập Ban trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh, cử ông Nguyễn Văn Hành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban và các thành viên bao gồm lãnh đạo các sở, ban ngành trong tỉnh như Sở Kế hoạch và Đầu tư, văn phòng Hội đồng nhân dân và UBND tỉnh, Sở Tài chính - Vật giá, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Công nghiệp, Cục thuế tỉnh, Sở Tư pháp, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Hội đồng liên minh hợp tác xã và doanh nghiệp ngoài quốc doanh, Sở Thương mại, Sở Thủy sản, Phòng quy hoạch giao đất Sở Địa chính để phối hợp thực hiện. Ngày 18/12/2003 UBND tỉnh ban hành Quyết định số 110/2003/QĐ-UB về một số chính sách khuyến khích phát triển dạy nghề giai đoạn 2001 – 2005. Quyết định số 2439/2012 /QĐ-UBND ngày 3/7/2012 về việc phê duyệt “ Đề án đào tạo lao động kỳ thuật tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012-2020”. Quyết định số 41/2004/QĐ-UB ngày 29/04/2004 về phê duyệt đơn giá hỗ trợ chuyển đổi việc làm khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp (đến 25% trở lên của mỗi hộ), lập phương án bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố Vinh. Quyết định số 74/2005/QĐ-UBND ngày 31/8/2005 về cụ thể hóa một số nội dung của chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế quy định tại Nghị định 197/2004/NĐ-CP


ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và ban hành Quy định số 74/2005/QĐ-UBND ngày 31/08/2005 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Trong đó, quy định cụ thể đối tượng và hạn mức bồi thường về thu hồi đất, bồi thường về tài sản trên đất, chính sách hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm và tái định cư cho người có đất bị thu hồi. Quyết định số 54/2014/QĐ-UBND ngày 8/9/2014 của UBND tỉnh Nghệ An ban hành về việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Trong chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm, tỉnh Nghệ An quy định: trường hợp người được hỗ trợ đào tạo nghề không muốn tham gia đào tạo nghề thì thực hiện hỗ trợ bằng tiền. Mức hỗ trợ như sau:

- Thu hồi từ trên 30% đến 50% diện tích đất nông nghiệp được giao thì hỗ trợ

70.000 đ/m2 đất bị thu hồi;

- Thu hồi từ trên 50% đến 70% diện tích đất nông nghiệp được giao thì hỗ trợ

80.000 đ/m2 đất bị thu hồi;

- Thu hồi từ trên 70% đến 100% diện tích đất nông nghiệp được giao thì hỗ trợ

90.000 đ/m2 đất bị thu hồi;

Đối với đất nông nghiệp đã được giao (hoặc giao khoán) cho các hộ gia đình, theo quy hoạch được công bố sẽ thu hồi trên 30% diện tích được giao (hoặc giao khoán) trở lên (được UBND cấp huyên xác nhận) thì khi thu hồi đất theo từng dự án riêng lẻ cũng được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp theo quy định trên.

Hội đồng nhân dân tỉnh cũng ban hành Nghị quyết lập Quỹ giải quyết việc làm trích từ nguồn thu ngân sách hàng năm của tỉnh.

Từ năm 2005 đến nay, UBND tỉnh còn ban hành một loạt các chính sách nhằm tiếp tục hoàn thiện vấn đề giải quyết việc làm và thu nhập của người có đất bị thu hồi trên địa bàn. Đáng chú ý là: Quyết định số 84/2005/QĐ-UBND ngày 03/10/2005 nhằm quy định về quản lý, cho vay quỹ xóa đói giảm nghèo từ nguồn ngân sách tỉnh và ban hành kèm theo quyết định này “Quy định về quản lý cho vay quỹ xóa đói giảm nghèo” từ nguồn ngân sách tỉnh. Quyết định An số


82/2005/QĐ-UBND ngày 30/09/2005 ban hành đơn giá xây dựng mới về nhà và công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ làm cơ sở xác định giá trị bồi thường và hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. Quyết định số 72/2006/QĐ-UBND ngày 31/07/2006 của UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 74/2005/QĐ-UBND ngày 31/8/2005 của UBND tỉnh Nghệ An ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Quyết định số 72/2006/QĐ-UBND ngày 31/07/2006 của UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 74/2005/QĐ-UBND ngày 31/8/2005 của UBND tỉnh Nghệ An ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Quyết định số 91//2013/QĐ- UBND ngày 30/12/2013 của UBND về ban hành đơn giá, xây dựng mới cửa nhà, công trình phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định số 3946/2011/QĐ- UBND ngày 26/09/2011 về Chương trình giảm nghèo tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 – 2015.

Nghị định 197/2004/NĐCP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Nhà nước khi thu hồi đất ghi như sau: 1) Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi thu hồi trên 30% diện tích sản xuất nông nghiệp thì được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người trong độ tuổi lao động, mức hỗ trợ và số lượng lao động cụ thể được hỗ trợ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phù hợp với thực tế địa phương; 2) Việc hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp được thực hiện chủ yếu bằng hình thức cho đi học nghề tại các cơ sở dạy nghề”.

Trong vận dụng các quy định của Chính phủ như trên, các địa phương có những quy định khác nhau. Trong Quy hoạch tổng thể pháp triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 28/12/2007 xác định: “Nhu cầu vốn đầu tư là rất lớn. Vì vậy, để thực hiện tốt Quy hoạch, Tỉnh cần tạo điều kiện thuận lợi và có chính sách sử dụng đất, quỹ đất một cách hiệu quả, làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, cung cấp dịch vụ hạ tầng, cung cấp lao động theo yêu cầu cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào Nghệ An”.


Trong Quy chế hoạt động của khu kinh tế Đông Nam tỉnh Nghệ An được Chính phủ phê duyệt ngày 11/6/2007, điều 18 chương IV có ghi “Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An chỉ đạo Ủy ban nhân dân các huyện: Nghi Lộc, Diễn Châu, thị xã Cửa Lò phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An để thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với diện tích đất, mặt nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi để giao cho Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An thực hiện việc giao lại đất, cho thuê đất cho người có nhu cầu sử dụng đất và để tái định cư cho các hộ gia đình bị thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai”.

Trong quá trình giải phóng mặt bằng, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có một số văn bản cụ thể về đền bù hỗ trợ giải quyết việc làm. Ngày 31/7/2006, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 72/2006/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 74/2005/QĐ-UBND ngày 31/8/2005 của UBND tỉnh Nghệ An ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Quyết định số 54/2014/QĐ- UBND ngày 8/9/2014 của UBND tỉnh Nghệ An ban hành về việc bồi thường, hỗ trợ , tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

UBND ngày 8/9/2014 của UBND tỉnh Nghệ An ban hành về việc bồi thường, hỗ trợ , tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An có ghi: Hộ gia đình, cá nhân nhận giao khoán đất trong hạn mức, sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản (không bao gồm đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ) của các nông, lâm trường quốc doanh hiện đang sử dụng đất ổn định, liên tục từ 12 tháng trở lên (đối với đất trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản), 24 tháng trở lên (đối với đất rừng) hoặc 18 tháng trở lên (đối với đất trồng cây lâu năm) khi Nhà nước thu hồi thì không được bồi thường về đất, nhưng được hỗ trợ như sau:

+ Hộ gia đình, cá nhân nhận giao khoán đất là cán bộ, công nhân viên của nông lâm trường đang làm việc; Hộ gia đình, cá nhân nhận giao khoán đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp và có nguồn sống chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp: Hỗ trợ bằng 40% giá đất bồi thường tính theo diện tích đất thực tế thu hồi, nhưng không vượt hạn mức giao đất nông nghiệp quy định.


+ Hộ gia đình, cá nhân nhận giao khoán đất là cán bộ, công nhân viên của nông lâm trường nghỉ thôi việc được hưởng trợ cấp hàng tháng: Hỗ trợ bằng 30% giá đất bồi thường tính theo diện tích đất thực tế thu hồi, nhưng không vượt hạn mức giao đất nông nghiệp quy định.

+ Hộ gia đình, cá nhân nhận khoán đất là cán bộ, công nhân viên của nông lâm trường đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động: Hỗ trợ bằng 25% giá đất bồi thường tính theo diện tích đất thực tế thu hồi, nhưng không vượt hạn mức giao đất nông nghiệp quy định.

+ Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản của các nông, lâm trường không thuộc các đối tượng quy định trên đây chỉ được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi toàn bộ đất ở hoặc trên 30% diện tích đất nông nghiệp được giao (hoặc giao khoán) ổn định, hiện có mức sống thuộc diện hộ nghèo theo tiêu chí hộ nghèo do Bộ Lao đông, Thương binh và Xã hội công bố trong từng thời kỳ có xác nhận của phòng Thương binh xã hội cấp huyện thì ngoài các chính sách chung về ưu đãi đối với hộ bị thu hồi đất và chính sách đối với hộ nghèo, còn được hỗ trợ để vượt qua hộ nghèo tính theo nhân khẩu hiện có. Mức cụ thể như sau: hộ nghèo tại đô thị: 3.600.000 đ/khẩu; hộ nghèo tại nông thôn: 5.760.000đ/khẩu.

Ngày 08/01/2008 UBND tỉnh ban hành Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND về ban hành đơn giá xây dựng nhà và vật kiến trúc trên địa bàn tỉnh Nghệ An làm cơ sở xác định giá trị bồi thường và hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất.

Các chủ trương, chính sách trên được hệ thống các phương tiên thông tin đại chúng của tỉnh như đài phát thanh, đài truyền thanh, đài truyền hình, các báo... đã liên tục thông tin, các cấp ủy và chính quyền thành phố và huyện đã chỉ đạo chặt chẽ các chi bộ, đảng bộ tăng cường công tác giáo dục tư tưởng để mọi người dân nhận thức sâu sắc về công tác giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi của tỉnh, của địa phương.

* Tình hình giải quyết việc làm cho người lao động sau khi bị thu hồi đất

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/10/2022