Đánh Giá Diện Tích Nhà Ở Tại Khu Tái Định Cư So Với Nơi Ở Cũ


môi trường nhân văn...So với điều kiện chung, tỉnh hình an ninh trong các khu tái định cư tương đối được đảm bảo. Qua thăm dò dư luận, điều tra có tới 85% số hộ cho rằng điều kiện an ninh ở khu tái định cư bằng và tốt hơn chỗ ở cũ. Tuy nhiên mức độ tổ chức các hoạt động bảo vệ nội bộ có khác nhau giữa các địa phương. Do ở một số khu TĐC các ban quản lý, các đội tự quản đã được thành lập

+ Về điều kiện văn hóa tinh thần ở các khu tái định cư: chủ yếu biểu hiện ở việc người dân có được tiếp cận các phương tiện thông tin địa chúng như truyền thanh, truyền hình, những điều kiện sinh hoạt văn hóa cộng đồng, nơi vui chơi giải trì và cả điều kiện về giáo dục. Qua điều tra kết quả chung của các địa phương cũng cho thấy có khoảng 80% số hộ cho rằng đời sống văn hóa ở khu tái định cư bằng và tốt hơn nơi ở cũ. Nhìn chung, những yêu cầu về truyền thanh, truyền hình, chương trình phủ sóng toàn quốc đều được đáp ứng ở các địa phương. Những điều kiện sinh hoạt cộng đồng như nhà văn hóa, sân chơi cũng đã được chú ý ở các địa phương khi xây dựng các khu TĐC. Trong điều kiện nhu cầu của người dân mới ở mức như trê.n, sự đánh giá tốt ở các khu TĐC cũng là điều dễ hiểu và phù hợp với thực tế ở phạm vi rộng hơn.

+ Về diện tích nhà ở tại khu tái định cư so với nơi ở cũ: kết quả điều tra bảy huyện, thành thị cho thấy, có tới 48,3% số hộ cho rằng diện tích mới của họ tại nơi TĐC hẹp hơn diện tích nhà ở cũ, trong đó Thành phố Vinh và Huyện Quỳnh Lưu có kết quả cao hơn (65% ở Thành phố Vinh và 61,1% ở Huyện Quỳnh Lưu).

Bảng 3.22: Đánh giá diện tích nhà ở tại khu tái định cư so với nơi ở cũ

Đơn vị : %

Địa phương

Rộng hơn

Tương đương

Hẹp hơn

Cộng

Thành phố Vinh

2,5

32,5

65

100

Thị xã Cửa Lò

23,4

54,2

22,4

100

Nghi Lộc

38,9

19,5

41,6

100

Diễn Châu

21,7

29,5

49,8

100

Quỳnh Lưu

19,8

19,1

61,1

100

Hưng nguyên

26,2

54,3

19,5

100

Nghĩa Đàn

35,4

25,4

39,2

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở tỉnh Nghệ An - 18

Nguồn: Tổng hợp điều tra của tác giả vào tháng 7/2013



Thành phố Vinh Thị xã Cửa Lò Nghi Lộc

Diễn Châu Quỳnh Lưu Hưng nguyên

Nghĩa Đàn



45

40

35

30

25

20

15

10

5

0

Rộng hơn

Biểu đồ 3.2: Đánh giá diện tích nhà tại khu tái định so với nơi ở cũ

Theo số liệu điều tra, diện tích đền bù đất ở và nhà ở Thành phố Vinh bình quân là 80 m2, trong khi đó ở Huyện Tương Dương cũng chỉ có 55 m2 và Thị xã Cửa Lò là 67 m2. Nguyên nhân chủ yếu của mức đánh giá chênh lệch giữa các địa phương là trạng thái nhà và đất ở cũ của các hộ điều tra của các địa phương này khá rộng. Nhận định trên dường như không có cơ sở thực tiễn, bởi ở Thành phố Vinh, Thị xã Cửa Lò nơi đất ở hạn hẹp hơn các địa phương khác. Còn lại ở các địa phương khác các hộ bị thu hồi đất đa phần ở các vùng ven, diện tích đất ở khá rộng, nay chỉ được đền bù 55m2, họ đánh giá hẹp hơn cũng là hợp lý.

Từ những phân tích trên có thể rút ra một số nhận xét về vấn đề bồi thường đất như sau:

Một là, đại bộ phận người dân cho rằng thu hồi đất ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống của họ, kể cả ở phần đất còn lại và phần đất được bồi thường. Đất sản xuất các địa phương cấp cho họ là đất xấu, không thuận lợi cho việc sản xuất. Vì vậy, Nhà nước cần can thiệp để giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động bị thu hồi đất.

Hai là, phần lớn người dân có đất bị thu hồi đều cho rằng giá bồi thường đối với đất bị thu hồi là không hợp lý, không sát với giá thị trường. Đây là vấn đề bức xúc


của thực tế, do vậy sự can thiệp của Nhà nước đối với thu hồi đất, bồi thường bằng tiền không phải là phương thức duy nhất để giải quyết toàn bộ các vấn đề phát sinh.

Ba là, về nhà tái định cư, đa số người dân đều hài lòng về các điều kiện tiện ích của các khu tái định cư như điện, nước, hệ thống giao thông, môi trường... Tuy nhiên diện tích nhà họ được nhận ở các khu tái định cư hơi hẹp, chất lượng công trình đầu tư ở các khu tái định cư thấp, mức độ hư hỏng, xuống cấp nhanh, chi phí dịch vụ lớn, điều này có ảnh hưởng không tốt đến sinh hoạt của các hộ gia đình.

3.2.2.3. Về mức sống và thu nhập

Mức sống của người lao động Nghệ An nói riêng và người lao động nước ta nói chung chịu ảnh hưởng rất lớn từ thu nhập. Thu nhập bình quân của người lao động tỉnh Nghệ An thấp hơn nhiều so với thu nhập bình quân của vùng đồng bằng sông Hồng và của cả nước. Năm 2001 thu nhập bình quân của tỉnh là 3,6 triệu triệu đồng/người/năm; đến năm 2005 thu nhập bình quân của tỉnh là 5,5 triệu đồng/ người/ năm; đến năm 2010 thu nhập bình quân của tỉnh là 9,6 triệu đồng/ người/ năm; với mức thu nhập này người lao động Nghệ An mới chỉ đạt khoảng 53% so với mức chung của cả nước và 55% của vùng đồng bằng sông Hồng. Trong 3 năm tiếp theo 2011, 2012, 2013 có bước đột phá do xây dựng các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, các dự án sản xuất tại các KCN đã hoàn thành và đi vào hoạt động nên thu nhập bình quân đầu người của lao động trong tỉnh đã được tăng lên đáng kể năm 2011 là 15,4 triệu đồng; năm 2012 đạt 16,7 triệu đồng; năm 2013 đạt 22,4 triệu đồng so với 33.2 triệu đồng của vùng và 34,5 triệu đồng của cả nước. Thu nhập tỉnh Nghệ An cao nhất là những lao động làm việc trong các lĩnh vực dịch vụ năm 2001 là 7,2 triệu đồng, năm 2005 là 9,6 triệu đồng thì đến năm 2013 tăng gấp 4 lần khoảng 38.4 triệu đồng; thấp nhất là lao động trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2001 là 1,5 triệu đồng, đến năm 2005 là 2,4 triệu đồng, đến năm 2010 là 5,5 triệu đồng và đến năm 2013 là 16,4 triệu đồng; lao động trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng chỉ đạt mức trung bình. Mức thu nhập bình quân của các lao động bị thu hồi đất còn kém hơn mức bình quân của lao động địa phương khoảng 6,5 đến 7 triệu đồng năm 2013 [111, tr.35].


3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ BẢO ĐẢM ĐỜI SỐNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG SAU KHI BỊ THU HỒI ĐẤT TRONG QUÁ TRÌNH CNH, ĐTH Ở TỈNH NGHỆ AN

3.3.1. Những thành tựu đã đạt được

Với sự quan tâm chỉ đạo điều hành của các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh trong những năm qua Nghệ An đã tạo ra được những thành tựu trong lĩnh vực giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động bị thu hồi đất. Điều này được thể hiện:

- Nghệ An đã thu hút được một số lượng đáng kể lao động địa phương vào làm việc ở các khu, cụm công nghiệp.

Trong những năm qua, các khu, cum công nghiệp ở Nghệ An bố trí việc làm cho khoảng 10 ngàn lao động trong đó có những đối tượng chịu tác động của việc thu hồi đất. Đây tuy chưa phải là một con số lớn so với tổng diện tích mà tỉnh Nghệ An đã thu hồi đất và so với số người nông dân có nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp nhưng cũng đã góp phần giải quyết được một số lượng nông dân mất việc làm do bị thu hồi đất, từ đó góp phần ổn định chính trị xã hội - xã hội ở địa phương thu hồi đất.

- Tỉnh Nghệ An đã có nhiều chính sách, chương trình dự án khác nhau nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi và cơ hội để người nông dân bị thu hồi đất có thể tìm việc làm mới.

Cùng với việc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, những năm qua tỉnh Nghệ An đã có nhiều chương trình , dự án khác nhau nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi và cơ hội để người nông dân có thể tìm việc làm mới: Tỉnh đã trích ra một khoản ngân sách không nhỏ cho đề án đào tạo nghề cho người lao động nông thôn, cho nông dân vay vốn để học nghề, tham gia xuất khẩu lao động…Điều đó không chỉ thể hiện vai trò, vị trí, chức năng quan trọng của Nhà nước trong việc bảo đảm lợi ích cho nông dân khi mất hoặc thiếu tư liệu sản xuất chủ yếu mà còn bảo đảm được sự ổn định chính trị - kinh tế- xã hội của tỉnh và bảo đảm an sinh xã hội đối với nông dân chịu ảnh hưởng của việc thu hồi đất cho phát triển kinh tế -xã hội đất nước.


Trong những năm qua với việc phồi hợp các chương trình khác nhau của tỉnh Nghệ An và các tổ chức chính trị - xã hội và bằng công tác xã hội hóa đào tạo nghề, người lao động có nhiều cơ hội và tiếp cận nhiều hình thức nghề khác nhau. Từ năm 2001-2013 tỉnh đào tạo được trên 500 ngàn lao động. Bình quân 37.350 lượt người

/năm. Hỗ trợ kinh phí đào tạo 900.000đồng/ người. Kết quả đó là sự đóng góp lớn của hoạt động đào tạo nghề, góp phần giúp cho người nông dân bị thu hồi đất tìm được việc làm mới trong các ngành nghề: gia công cơ khí, sửa chữa xe máy, may mặc, chế biến thực phẩm, làng nghề thủ công truyền thông… những ngành nghề mới này góp phần đa dạng hóa các loại hình nghề nghiệp và phần nào phù hợp với trình độ năng lực của người lao động bị thu hồi đất. Ngoài ra hàng năm tỉnh trích bổ sung quỹ giải quyết việc làm của tỉnh chuyển cho Ngân hàng chính sách xã hội Nghệ An để hỗ trwoj cho các gia đình thuộc diện thu hồi đất vay vốn đi xuất khẩu lao động theo lãi suất ưu đãi với mức vay vốn tối đa 30 triệu đồng/ hộ.

- Giải quyết vấn đề tái định cư cho người lao động bị thu hồi đất

Trong những năm qua, công tác di dân, tái định cư đã thực hiện đầy đủ các nội dung cần thiết để di dân tái định cư: bồi thường thiệt hại nhà ở và vật kiến trúc kèm theo: Hộ có từ 6 khẩu trở lên được xây dựng 9m2 /01 khẩu; 3-5 khẩu , hộ có từ 3 đến 5 khẩu được xây dựng 10m2/ 01 khẩu, hộ có 02 khẩu được xây dựng 25m 2/1 khẩu. Bồi thường thiệt hại các công trình công cộng; cấp đất cho hộ tái định cư: ở khu vực nông thôn được giao 1 lô đất có diện tích từ 200- 400m2/1 hộ ; hộ tái định cư khu vực thị trấn, thị tứ được giao đất có diện tích từ 100 – 200 m2/hộ. Hỗ trợ về di chuyển đến nơi ở mới triệu: di chuyển trong xã là 1 triệu đồng/ hộ; di chuyển ngoài xã 3 triệu đồng/ hộ; di chuyển ngoài huyện trong tỉnh là 5 triệu đồng/ hộ; hỗ trợ về đời sống: hỗ trợ về lương thực mỗi nhân khẩu hợp pháp trong hộ tái định cư được hỗ lương thực bằng tiền tương đương 30 kg gạo trong 12 tháng.

3.3.2. Những tồn tại , hạn chế

- Công tác đào tạo nghề cho lao động ở vùng thu hồi đất tuy được cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của DN

Việc đào tạo nghề cho những đối tượng bị thu hồi đất nông nghiệp vẫn còn bất cập, còn mang tính dàn trải, ồ ạt, không dựa trên cơ sở đánh giá nhu cầu của thị trường


lao động. Hệ quả, là chất lượng đào tạo không đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng, nhất là những doanh nghiệp có công nghệ cao, do đó người lao động vẫn không tìm được việc làm mới, gây lãng phí nguồn lực. Những nơi hỗ trợ tiền mặt cho việc học nghề thì không được người dân sử dụng đúng mục đích vì họ không biết hoặc không được định hướng chuyển đổi nghề gì cho hiệu quả. Vì vậy, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các nghề, chuyển đổi nghề cho phù hợp khi thu hồi đất. Thực thế, một số địa phương trong tỉnh cũng tổ chức tuyên truyền, vận động người dân học nghề nhưng cũng mang tính hình thức, chủ yếu là thông tin về các lớp học nghề của trung tâm dạy nghề của địa phương, chứ chưa định hướng nghề theo xu thế, nhu cầu của thị trường và chưa đặc biệt và chú ý đến định hướng nghề nghiệp cho người lao động nhất là cho thanh niên ở những nơi Nhà nước thu hồi đất sản xuất.

Qua khảo sát của Sở LĐ-TB & XH tỉnh Nghệ An về nhu cầu học nghề và việc làm ở các KCN Hoàng Mai và KCN Nam Cấm chỉ có 7,9 % số hộ điều tra đánh giá các thành viên trong hộ của họ có nhiều việc làm hơn sau khi bị thu hồi đất, tỷ lệ hộ đánh giá có ít việc làm hơn chiếm gần 90 %. Trong những hộ điều tra đánh giá các thành viên trong hộ có ít việc làm hơn sau khi bị thu hồi đất thì có 48,5% cho rằng do lao động không đáp ứng được yêu cầu về trình độ và 38,4 % là không đáp ứng được yêu cầu về tuổi, có thể thấy trình độ thấp, không có CMKT là khó khăn chính khi người lao động mất công việc trong nông nghiệp để tìm việc mới.

Những hộ điều tra cho rằng các thành viên trong hộ có nhiều việc làm hơn trước khi thu hồi đất chủ yếu là do tự tạo việc làm thông qua phát triển dịch vụ, phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp. Như vậy, có cơ chế tự tạo việc làm cho những đối tượng không có khả năng học nghề và xin việc ở các DN là hướng đi có khả năng phát triển cần được quan tâm. Trên thực tế, hiện nay những hộ đi theo hướng phát triển kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp đều là những hộ có sẵn điều kiện như mặt bằng thuận tiện, hay nghề truyền thông.

- Khả năng thu hút lao động vào các KCN còn thấp

Thực tế cho thấy, khả năng thu hút lao động vào các KCN còn thấp. Trong giai đoạn 2001 – 2013 tổng số diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi mục đích sử


dụng để phục vụ quá trình CNH, ĐTH, của tỉnh là 9500 ha; số lao động bị ảnh hưởng do mất đất sản xuất là 21 ngàn người. Tuy địa phương có chính sách yêu cầu các doanh nghiệp lấy đất phải ưu tiên tuyển dụng lao động tại chỗ, nhưng thực tế đến năm 2013 chỉ có 1.533 lao động chiếm khoảng 7,3% tổng số lao động bị ảnh hưởng do thu hồi đất được tuyển dụng vào làm việc tại các DN trong KVN, cụm công nghiệp. Một mặt, do lao động không đáp ứng yêu cầu của DN, mặt khác là do ngay khi thu hồi đất lao động đã mất hoặc thiếu việc làm, trong khi các dự án phát triển công nghiệp phải có thời gian mới đi vào hoạt động và có khả năng thu hút được lao động.

- Khả năng tạo việc làm mới trong lĩnh vực dịch vụ đối với người lao động bị thu hồi đất còn hạn chế. Do vậy đối tượng này hầu như không có cơ hội để có thể vào làm việc trong lĩnh vực dịch vụ này, nếu có cũng chỉ là dịch vụ kinh doanh, ăn uống nhỏ như bán hàng ăn uống, giải khát, cắt tóc, gội đầu…đây là những công việc bấp bênh, thu nhập thấp và dễ rơi vào tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp.

Bên cạnh việc hỗ trợ tiền chuyển đổi nghề, đề nghị các DN tiếp nhận lao động bị thu hồi đất vào làm việc, tỉnh còn có các hoạt động hỗ trợ người lao động bị thu hồi đất tạo việc làm như phát triển các ngành nghề truyền thống, kinh tế trang trại... kinh phí từ nguồn hỗ trợ dạy nghề của Nhà nước và vay vốn tín dụng ưu đãi để tạo việc làm cho người lao động, tăng cường vốn quốc gia về việc làm, ưu tiên cho lao động vùng bị thu hồi đất tham gia các chương trình dự án phát triển KT-XH trọng điểm quốc gia và chương trình quốc gia về việc làm thời kỳ 2006-2013, vay vốn lãi suất ưu đãi, lao động ở những vùng bị thu hồi đất được ưu tiên và hỗ trợ đào tạo nghề để đi xuất khẩu lao động.

- Chương trình cho vay vốn từ nguồn vốn vay hỗ trợ việc làm đối với người lao động bị thu hồi đất chưa đem lại hiệu quả

Chương trình cho vay vốn từ nguồn vay quốc gia hỗ trợ việc làm đối với lao động vùng nông thôn, vùng thu hồi đất chưa đem lại hiệu quả cao trong GQVL cho những lao động này. Lao động vùng bị thu hồi đất còn hạn chế trong việc tiếp cận với chương trình vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm. Với mục đích cho vay vốn theo


dự án nhỏ để GQVL, mức vốn để tạo ra một chỗ việc làm mới là 20 triệu đồng/1 lao động có việc làm mới. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chủ quan từ phía người dân vùng nông thôn, vùng thu hồi đất thiếu thông tin, chưa mạnh dạn xây dựng đề án vay vốn,... và nguyên nhân khách quan là từ tình hình thiên tai, dịch bệnh ở gia súc, gia cầm (lao động vùng nông thôn, vùng thu hồi đất chủ yếu xuất phát điểm từ các ngành nghề nông nghiệp nên dự án vay vốn ở các vùng này cũng thường là các dự án hộ gia đình và nhóm hộ vay vốn thực hiện chăn nuôi gia súc và gia cầm, trồng cây ăn quả...). Do đó, mà các dự án vay vốn của các hộ nông dân bị thiệt hại, ảnh hưởng đến hiệu quả của nguồn vốn vay.

- GQVL thông qua xuất khẩu lao động đối với những người bị thu hồi đất nông nghiệp vẫn còn hạn chế

GQVL thông qua xuất khẩu lao động đối với lao động bị thu hồi đất vẫn còn hạn chế. Thị trường lao động ngoài nước đã được mở rộng nhiều hơn so với các năm trước đây, tuy nhiên mỗi năm số người đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài bình quân của tỉnh chỉ có khoảng 500-1000 người. Hoạt động xuất khẩu lao động của tỉnh gặp nhiều khó khăn là do:

+ Các thị trường có nhu cầu uyển dụng nhiều lao động phổ thông như Malaixia, các nước Trung đông… thu nhập của lao động Việt Nam sang làm công còn khá thấp, chỉ khoảng 150 – 200 USD/tháng. Trong khi đó, lao động vùng thu hồi đất thì có một số tiền cũng tương đối lớn, nhưng người dân còn mang tính ỷ lại, chưa quyết tâm đi xuất khẩu lao động để có thêm thu nhập.

+ Các thị trường có thu nhập cao như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Séc… lại đòi hỏi người lao động tốt nghiệp cấp 3, có kinh nghiệm làm việc là phải có trình độ ngoại ngữ. Cùng với đó là chi phí xuất cảnh và đặt cọc lớn từ 7.000 – 10.000 USD, nên nhiều người vùng thu hồi đất không có đủ tiêu chuẩn dự tuyển.

- Thiếu sự hướng dẫn tư vấn từ việc làm ban hành chính sách và thực hiện chính sách một cách hợp lý để người dân sử dụng tiền đền bù mang tính bền vững (đào tạo nghề, tạo việc làm, tìm kiếm việc làm và sản xuất kinh doanh).Theo kết quả điều tra, sau khi nhận tiền đền bù, chủ yếu các hộ sử dụng cho mục đích sửa

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 05/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí