Thực Trạng Giải Quyết Việc Làm Ở Hà Nội.


* *

*

Việt Nam hiện có khoảng 45 triệu người trong độ tuổi lao động. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế và đi cùng với nó là sự gia tăng số lượng các doanh nghiệp mới - khoảng 30.000 doanh nghiệp mỗi năm - đã làm giảm đáng kể số người thất nghiệp. Theo thống kê chính thức, số lượng người thất nghiệp, tính chung cho toàn quốc đến thời điểm hiện tại vào khoảng 5.3% - số liệu thực tế có thể cao hơn chút ít. Khoảng 10% số người lao động đang công tác trong các cơ quan, đoàn thể nhà nước, 88% trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và 2% trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Lĩnh vực nông nghiệp vẫn đang thu hút nhiều lao động nhất (57%), tiếp đến là dịch vụ (25%), công nghiệp (17%).

Việt Nam vẫn được coi là nơi sản xuất với chi phí thấp trong khi hiệu quả lao động đang dần được nâng cao. Tuy nhiên, Việt Nam đang thiếu chuyên gia và công nhân lành nghề với chỉ khoảng 27% người lao động đã qua đào tạo, thị trường lao động Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều bất cập. Về mặt số lượng, các nhà đầu tư có quá nhiều lựa chọn đối với công nhân hay nhân viên văn phòng, nhưng chất lượng của họ không phải lúc nào cũng đáp ứng. Đặc biệt, nhân sự cao cấp, các chuyên gia có kinh nghiệm và khả năng quản lý đang ở trong tình trạng cung thấp xa so với cầu… Lĩnh vực thiếu hụt nhân sự nghiêm trọng nhất là công nghệ thông tin, tài chính, kiểm toán, luật cũng như các chuyên gia thực thụ trong hầu hết các ngành công nghiệp. Ngoài ra, nhiều người lao động chưa có trình độ ngoại ngữ đủ để làm việc. Trên thực tế, tình trạng này thời gian qua đã có những tiến bộ nhất định thông qua việc ngày càng có nhiều người nước ngoài đến Việt Nam và ngày càng có nhiều người Việt Nam ở nước ngoài trở lại quê hương.

Luật Lao động là công cụ chủ đạo để nhà nước điều tiết thị trường lao động, hiện tại, luật Lao động quy định thời gian làm việc 8 tiếng/ngày, hệ số lương làm thêm giờ là 1,5 đối với ngày thứ bảy và 2,0 đối với ngày chủ nhật cũng như những quy định khác theo chuẩn quốc tế về giới hạn tổng số thời gian làm thêm giờ và quy định về thời gian thử việc. Mặt khác, việc chấm dứt


hợp đồng lao động trước thời hạn cùng những khoản bồi thường trong trường hợp này cũng được đề cập đến trong Luật Lao động.

Liên quan đến vấn đề lương tối thiểu, cũng như nhiều nước khác, Việt Nam tính toán các mức lương dựa trên quan hệ giữa giá cả và mức cần thiết để đảm bảo cuộc sống. Hiện tại, có 3 mức lương tối thiểu khác nhau, phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp (nhà nước, ngoài quốc doanh hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) cũng như khu vực hoạt động (thành thị hay nông thôn). Nhìn chung, mức lương tối thiểu của người lao động trong các doanh nghiệp ở miền Nam thường cao hơn miền Bắc, mức lương tối thiểu cao, nhất là trong doanh nghiệp có vốn FDI (khoảng 60 USD/tháng). Nhưng một phần không nhỏ trong mức lương này sẽ được sử dụng để đóng bảo hiểm xã hội. Việc trả lương theo trình độ đã được áp dụng tại Việt Nam. Một công nhân chưa qua đào tạo trong khối sản xuất công nghiệp hiện có mức lương trung bình 75 USD/tháng cộng thêm tiền bảo hiểm xã hội và tiền làm thêm giờ.

Tóm lại, để giải quyết việc làm cho người lao động và nâng cao hiệu suất lao động, Việt Nam cần cân đối tỷ lệ người lao động đã qua đào tạo phù hợp với các chuẩn mực quốc tế (ví dụ, trong khi tỷ lệ kỹ sư - cán bộ kỹ thuật

- công nhân lành nghề ở Malaysia là 1 - 4 - 10, thì ở Việt Nam do chưa có một thị trường lao động thực thụ tỷ lệ này là 1 - 1 - 3). Các doanh nghiệp Việt nam trước mắt vừa phải quan tâm đến việc đào tạo và gắn kết các lao động trẻ có năng lực, lại vừa phải tìm cách giữ chân họ khi họ đã trưởng thành. Ngoài ra, việc hoàn thiện khung pháp lý về thị trường lao động cũng như đảm bảo việc thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các quy định và thoả ước trong mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động cũng cần được đặc biệt quan tâm. Suy cho cùng, hiệu quả của việc giải quyết việc làm chỉ có thể đạt được dựa trên nền tảng của tình yêu lao động, ý thức trách nhiệm trong công việc cũng như lợi ích hài hoà của các chủ thể tham gia lao động.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở HÀ NỘI.‌‌

2.1 Đặc điểm của Hà Nội ảnh hưởng tới việc giải quyết việc làm.

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, dân số và đơn vị hành chính

Diện tích và đơn vị hành chính.

Hà Nội với vai trò là thủ đô của đất nước, đã có không ít lần điều chỉnh ranh giới, mỗi lần điều chỉnh là xác định lại chức năng, nhiệm vụ của thủ đô, đặc biệt là tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội. Khi giải phóng thủ đô, Hà Nội rộng 152km2 với 530000 dân. Chúng ta bắt đầu xây dựng thủ đô từ thành phố tiêu thụ sang thành phố có sản xuất công nghiệp. Tháng 4/1961, Quốc hội phê duyệt mở rộng địa giới lên 584 km2, với 910000 dân. Trải qua nhiều thời kỳ, sau khi thống nhất đất nước, đến năm 1978, một lần nữa cơ quan chức năng đề nghị để Hà Nội xứng tầm thủ đô thì phải mở rộng ra tới 2136 km2. Năm 1983, Bộ Chính trị xác định thủ đô là trái tim của cả nước, phải là thành phố sản xuất, phát triển kinh tế. Với quy mô hơn 2000 km2 và có hơn 10 huyện ngoại thành, đa số là nông nghiệp thì rất khó phát triển công nghiệp. Tháng 8/1991, Quốc hội điều chỉnh lại địa giới còn 921km2, trả lại 7 huyện cho Hà Tây, trong đó có thị xã Sơn Tây.

Từ ngày 1 tháng 8 năm 2008, khi Nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính thủ đô Hà Nội và các tỉnh, có hiệu lực, Hà Nội sẽ nằm trong số 17 thành phố, thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới. Theo Nghị quyết, thủ đô Hà Nội sẽ rộng gấp 3,6 diện tích hiện nay, bao gồm: thành phố Hà Nội hiện tại, toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã của huyện Lương Sơn (Hòa Bình).

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thành phố Hà Nội rộng hơn 3340km2 (334470 ha) và dân số hiện tại là 6232940 người. Hà Nội phía Bắc giáp Thái Nguyên và Vĩnh Phúc; phía Nam giáp Hà Nam và Hòa Bình; phía Đông giáp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên; phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình và tỉnh Phú Thọ.

Bảng 2.1: Diện tích, dân số, đơn vị hành chính của Hà Nội tính đến ngày 31/12 /2006

[10, tr.9]



Diện tích (km2)

Dân số

(1000 người)

Mật độ dân số (người/km2)

Đơn vị hành chính

Phường, xã

Thị trấn

Toàn thành

920,97

3331,9

3618

226

6

Nội thành

178,78

2079,3

11630

128


Ngoại thành

742,19

1252,6

1688

98

6

Quận

Ba Đình

9,25

239,3

25870

14


Cầu Giấy

12,04

185,6

15415

8


Đống Đa

9,96

380,6

38213

21


Hai Bà Trưng

10,09

318,5

31566

20


Hoàn Kiếm

5,29

180,2

34064

18


Hoàng Mai

39,51

256

6479

14


Long Biên

59,53

199,6

3353

14


Tây Hồ

24

113

4708

8


Thanh Xuân

9,11

206,5

22667

11


Huyện

Đông Anh

182,3

300,7

1649

23

1

Gia Lâm

114,79

219,5

1912

20

2

Thanh Trì

63,27

178

2813

15

1

Từ Liêm

75,32

282,3

3748

15

1

Sóc Sơn

306,51

272,1

888

25

1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Giải quyết việc làm ở Hà Nội - 6

Một tỷ lệ không nhỏ dân số ở Hà Nội là những người ngoại tỉnh đến học tập và làm việc, mức độ tăng dân số của Hà Nội hàng năm do di dân khá cao. Hơn nữa, Trong thời gian qua, do mức sinh giảm, tỷ lệ số người trong độ tuổi lao động so với tổng số dân ở Hà Nội đang có xu hướng tăng lên. Đây vừa là điểm thuận lợi (tiềm năng) của lực lượng lao động tại Hà Nội vừa là sức ép dư cung lao động trên thị trường Hà Nội, chắc chắn tình trạng thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp có tính cơ cấu ở Hà Nội sẽ lớn và phức tạp.


Bảng 2.2: Dân số trung bình tại Hà Nội tính đến ngày 31/12/2006

[10, tr.19]

Đơn vị: 1000 người


2000

2003

2004

2005

2006

Toàn thành

2756,3

3007,5

3088,7

3182,7

3283,6

Nội thành

1475,2

1598,2

1932,9

1990,1

2050,6

Ngoại thành

1281,1

1409,3

1155,8

1192,6

1232,9

Phân theo Quận, Huyện

Ba Đình

205,7

221,9

226,2

230,5

235,1

Cầu Giấy

139,3

158,8

162,8

170,7

180,7

Đông Anh

262,1

275,6

280,7

288

297

Đống Đa

341,9

360

366,4

372,2

377,7

Gia Lâm

345

375,3

206,5

212

217,3

Hai Bà Trưng

362,2

392,5

306,4

312,3

317,5

Hoàn Kiếm

171,8

176,7

177,9

178,7

179,4

Hoàng Mai

-

-

218,5

235,7

250,6

Long Biên

-

-

178,4

186,4

195,1

Sóc Sơn

247,3

256,3

260,9

266

279,3

Tây Hồ

93,8

102,8

105,5

108,1

111,1

Thanh Trì

228,2

267,2

159

164,8

172,6

Thanh Xuân

160,6

185,5

190,8

195,5

203,5

Từ Liêm

198,5

234,9

248,7

261,8

275,7

Dân số trong độ tuổi lao động không hoạt động kinh tế.

Từ năm 1996 trở lại đây, tỷ lệ dân số không hoạt động kinh tế của Hà Nội có xu hướng tăng lên, Hiện nay, số người trong độ tuổi lao động không hoạt động kinh tế tại Hà Nội chiếm khoảng 38 % tổng số người trong độ tuổi lao động. Trong đó, học sinh, sinh viên (chiếm 35,8 % số người không hoạt động kinh tế). Điều này phù hợp với sự phát triển của giáo dục - đào tạo (số năm đi học trung bình của mỗi người dân tăng lên) và y tế (tuổi thọ của người dân ngày càng cao). Người Việt Nam ngày càng bắt đầu hoạt động kinh tế ở


độ tuổi cao hơn, với trình độ, và khả năng lao động cao hơn (do được đào tạo nhiều hơn). Tuy nhiên, gắng nặng của những không hoạt động kinh tế cũng ngày một lớn hơn với xã hội.

Bảng 2.3: số người từ 15 tuổi trở lên không hoạt động kinh tế (ngoài lực lượng lao động) tại Hà Nội

[7, tr.293]

Đơn vị: người

Năm

1996

1997

1998

1999

2000

Lực lượng lao động

1822753

1909583

2032366

2071091

2148804

Tổng số người không

hoạt động kinh tế


548415


632906


763192


681487


772216

Nội trợ gia đình

99318

98267

140306

129250

157336

Đi học

200742

219984

296594

296458

317372

Già, không có khả năng

làm việc


164015


232234


228540


193082


220848

Khác

83340

82061

977522

62697

76660

Năm

2001

2002

2003

2004

2005

Lực lượng lao động

2172615

2344097

2416793

2472455

2547725

Tổng số người không

hoạt động kinh tế


793676


869314


904251


936934


971774

Nội trợ gia đình

124921

159790

137840

130480

115061

Đi học

316652

327294

329797

337839

348374

Già, không có khả năng

làm việc


253351


269258


332976


382476


412237

Khác

98752

112972

103638

86139

96102

Dân số hoạt động kinh tế

Tổng dân số hoạt động kinh tế năm 2005 là 1.575.951 người, so với tổng số người trong độ tuổi lao động thì tỷ lệ này là 61,86%.

- Tỷ lệ số người hoạt động kinh tế trên tổng số dân 2005 là 49,52%.

Đây là tỷ lệ tương đối thấp so với tỷ lệ nguồn nhân lực trên tổng dân số.


- Số người tham gia hoạt động kinh tế 2005 có tăng lên so với 2004 xét về số tuyệt đối nhưng xét về số tương đối (số người tham gia hoạt động kinh tế / lực lượng lao động) thì lại giảm so với năm 2004. Như vậy, có thể thấy rằng số người đến tuổi lao động gia tăng nhưng việc tạo công ăn việc làm cho họ còn chưa đáp ứng được nhu cầu. Tỷ lệ người có việc làm tăng chậm hơn nhiều so với mức tăng của nguồn lao động. Vì thế, việc tạo việc làm cho số lao động bổ sung này là một vấn đề cấp bách cần giải quyết.

Bảng 2.4: Số người từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế tại Hà Nội [7, tr.293]

Đơn vị: người

Năm

1996

1997

1998

1999

2000

Lực lượng lao động

1822753

1909583

2032366

2071091

2148804

Tổng số người hoạt

động kinh tế


1274338


1276667


1269174


1389604


1376588

Có việc làm

1215361

1201447

1197064

1316731

1304752

Thất nghiệp

58977

75230

72110

72873

71836

Năm

2001

2002

2003

2004

2005

Lực lượng lao động

2172615

2344097

2416793

2472455

2547725

Tổng số người hoạt

động kinh tế


1378999


1474783


1512542


1535521


1575951

Có việc làm

1303293

1409497

1443275

1459914

1511178

Thất nghiệp

75706

65286

69267

75607

64773


Với quy mô dân số lớn, nhìn chung lực lượng lao động chưa có việc làm ở Thủ đô còn cao. Năm 2005 có 64.773 người thất nghiệp, năm 2007 khoảng 100.000, năm 2008 khoảng 110.000 người, trong đó có cả thất nghiệp cơ cấu, do người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành nghề mới, các kỹ năng, kiến thức mới. Hơn nữa, đội ngũ học sinh, sinh viên của các trường trung cấp, cao đẳng và đại học ra trường có ưu thế lớn hơn cho nên những người rơi vào dạng thất nghiệp cơ cấu càng khó kiếm được việc làm.


Một lý do khác khiến cho những người này khó kiếm được việc làm là sự phát triển kinh tế không kịp với sự gia tăng quá nhanh lực lượng lao động.

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

Hà Nội là vùng đất ―địa linh nhân kiệt‖, trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ, với lịch sử ngàn năm văn hiến, nơi hội tụ và giao thoa các giá trị truyền thống của dân tộc. Người dân Hà Nội thanh lịch, có truyền thống văn hoá lâu đời, có nhiều ngành nghề truyền thống, tiếp thu nhanh nhạy cái mới, có thể tạo ra những giá trị kinh tế và văn hoá, tinh thần cao. Điều này ảnh hưởng tích cực đến chất lượng nguồn lao động của Thủ đô. Hơn nữa, với vị trí là Thủ đô của cả nước, Hà Nội có điều kiện thuận lợi trong giao lưu và hợp tác quốc tế, nhanh chóng được tiếp cận với những thành tựu khoa học kỹ thuật và tinh hoa văn hoá của thế giới, đây là cơ hội lớn cho người lao động Thủ đô tiếp thu và bắt kịp với trình độ quản lý và sử dụng các công nghệ hiện đại của thế giới.

Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu chủ yếu của Hà Nội so với cả nước và một số thành phố khác trong nước tính đến 31/12/2006

[10, tr.35]



Toàn

quốc

Hà Nội

TP.

HCM

Hải

Phòng

Dân số (1000 người)

84108,1

3283,6

6424,5

1812,7

GDP/người/năm (triệu đồng)

11,6

28,6

30,5

14,1

Vốn đầu tư XDCB ngân sách địa

phương/năm (tỷ đồng)

64052

6402

8428

5792

Số máy điện thoại/ 100 dân (cái)

-

42,4

-

26,2

Giải quyết việc làm (1000 người)

667

82

105

42

Nhịp độ tăng trưởng GDP của Hà Nội từ 1995 đến nay luôn cao và cao hơn nhịp độ tăng trưởng chung của cả nước. Cơ cấu kinh tế của thành phố vì thế có nhiều chuyển biến rõ rệt theo xu hướng tiến bộ, trong đó tỷ trọng các ngành công nghiệp tăng nhanh, còn tỷ trọng các ngành dịch vụ và nông -lâm - ngư nghiệp thì giảm tương đối. Vấn đề này sẽ làm thay đổi nhiều về cơ cấu sử dụng nguồn nhân lực của Thủ đô

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 23/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí