Lao Động Công Nghiệp Trên Địa Bàn Hà Nội [10, Tr.86, 92, 95]


nước ngoài phản ánh xu hướng phát triển công nghiệp trong hiện tại và trong tương lai của Hà Nội: tập trung vào những lĩnh vực công nghệ cao và tạo ra nhiều giá trị gia tăng. Biến Hà Nội thành trung tâm công nghiệp trọng điểm của đất nước.

Bảng 2.11: Lao động công nghiệp trên địa bàn Hà Nội [10, tr.86, 92, 95]

Đơn vị: người


2000

2003

2004

2005

2006

Tổng số lao động công nghiệp trên địa bàn Hà Nội


195697


269271


278635


285680


310353

Lao động công nghiệp nhà nước

Tổng số

110958

121741

124513

109052

101431

Công nghiệp khai thác

4717

5906

5280

5189

4899

Công nghiệp chế biến

101360

110208

113321

98874

90492

Sản xuất và phân phối điện, nước

4881

5627

5552

5889

6040

Lao động công nghiệp ngoài nhà nước

Tổng số

72927

124594

124098

137556

154649

Công nghiệp khai thác

952

812

790

881

850

Công nghiệp chế biến

71975

123782

123308

136308

153799

Lao động công nghiệp khu vực

có vốn đầu tư nước ngoài


11812


22936


30024


39072


54273

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Giải quyết việc làm ở Hà Nội - 8

Trên góc độ chất lượng của lao động được giải quyết việc làm trong ngành công nghiệp: về tay nghề, trình độ, đội ngũ kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật trong ngành công nghiệp, trừ một số được đào tạo trong các trường chính quy (chiếm khoảng 20%) còn lại là đào tạo tại chỗ, ngắn hạn tại các trung tâm dạy nghề hoặc được truyền nghề từ thế hệ trước. Có thể nói rằng trong đội ngũ lao động này, những người được đào tạo trong các trường chính quy tuy được trang bị kiến thức cơ bản, hệ thống, song tay nghề còn non yếu, chưa đủ khả năng tiếp cận nhanh nhạy với công nghệ, thiết bị hiện đại. Vì vậy, trong tương lai cần được tiếp tục đào tạo cấp tốc tại các cơ sở sản


xuất có thiết bị công nghệ mới hoặc xúc tiến mạnh hoạt động của các cơ sở dạy nghề thì đội ngũ này mới có thể thích ứng với nền sản xuất hiện đại.

Đối với đa số còn lại là các thợ công nghệ, chỉ có khả năng làm một vài thao tác trong dây chuyền sản xuất, thiếu kiến thức lý luận cơ bản, thiếu khả năng chuyên sâu và tay nghề thành thạo khi công nghệ sản xuất thay đổi. Do đó chúng ta cũng cần phải có kế hoạch cụ thể để đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề cho những đối tượng này.

Đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp của Hà Nội hiện còn rất thiếu những công nhân bậc cao, có kinh nghiệm sản xuất, có ―bàn tay vàng‖ để có khả năng giải quyết những vấn đề khó khăn, phức tạp. Chúng ta thiếu cả lực lượng thợ lành nghề (một đội ngũ khá phổ biến trong các nước có nền công nghiệp phát triển) được đào tạo hoàn chỉnh, được hưởng chế độ đãi ngộ hợp lý tương xứng với nhiệm vụ chuyển tải mọi ý tưởng trong nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thiết kế trên giấy tờ, bản vẽ và phần mềm thành các bản mẫu, sản xuất công cụ và các thiết bị phụ kiện thay thế trước khi sản xuất; chính họ sẽ giúp công nhân trực tiếp sản xuất sáng tạo ra các sản phẩm phục vụ cho xã hội. Lâu nay, trong lĩnh vực đào tạo nhân lực cho sản xuất trực tiếp, chúng ta chưa quan tâm tới đối tượng này. Vì vậy, chắc chắn trong thời gian tới, cùng với việc đào tạo kỹ thuật viên và công nhân kỹ thuật, chúng ta cần phải nghiên cứu để xây dựng kế hoạch đào tạo các thợ cả lành nghề nhằm phục vụ cho việc phát triển ngành công nghiệp, tăng cường khả năng giải quyết việc làm trong lĩnh vực này.

2.2.2.2 Giải quyết việc làm trong ngành thương mại-dịch vụ-du lịch

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch hình thành và phát triển rất nhanh, hàng năm tạo ra hàng chục ngàn chỗ làm việc mới. Các doanh nghiệp thương mại - dịch vụ -du lịch ngoài nhà nước với sự linh hoạt và tính chuyên nghiệp ngày càng cao trong hoạt động kinh doanh đang tỏ ra phù hợp và ngày càng chiếm ưu thế.

Bảng 2.12: Số doanh nghiệp thương nghiệp ,khách sạn, nhà hàng, dịch vụ trên địa bàn Hà Nội

[10, tr.129]

Đơn vị: Doanh nghiệp



2000

2003

2004

2005

2006

Tổng số

3017

8020

9043

11088

11983

Doanh nghiệp nhà nước

251

258

245

200

200

Doanh nghiệp ngoài nhà nước

2676

7658

8672

10736

11625

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

90

104

126

152

158

I. Thương nghiệp

2283

6325

6821

8297

9042

1. Bán buôn, đại lý

1340

4673

5606

6835

7501

2. Bán lẻ, sửa chữa đồ dùng gia đình

943

1652

1215

1462

1511

II. Khách sạn nhà hàng

285

488

537

628

667

III. Hoạt động của các tổ chức du lịch

75

186

239

295

316

IV. Hoạt động liên quan đến kinh

doanh tài sản và dịch vụ tư vấn

374

1021

1446

1868

1958


Xét trên góc độ ngành nghề thì thương nghiệp là ngành có số lượng doanh nghiệp cao nhất, với tốc độ tăng trưởng nhanh (từ năm 2000 đến năm 2006 tăng 396%), tổng mức giá bán lẻ của loại hình kinh doanh thương nghiệp cũng cao nhất, chiếm hơn 80% tổng mức giá bán lẻ của ngành thương mại - dịch vụ - du lịch. Số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hoạt động tư vấn liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn có số lượng nhiều thứ 2 (1958 doanh nghiệp vào năm 2006) tuy nhiên lại có tốc độ tăng trưởng cao nhất (từ năm 2000 đến năm 2006 tăng 523,5%).


Bảng 2.13: Lao động làm việc trong ngành thương mại, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ trên địa bàn Hà Nội

[10, tr.131]


2000

2003

2004

2005

2006

Tổng số

90414

180356

188865

214418

227118

Doanh nghiệp nhà nước

49608

57589

60419

47855

47188

Doanh nghiệp ngoài nhà nước

34066

114520

118456

155678

168278

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

ngoài


6740


8247


9990


10885


11652

I. Thương nghiệp

64879

138438

141885

154083

164746

II. Khách sạn, nhà hàng

11501

18427

17354

19863

20196

III. Hoạt động của các tổ chức du lịch

2370

1578

2765

3337

3828

IV. Hoạt động liên quan đến kinh

doanh tài sản và dịch vụ tư vấn


11664


21913


26861


37135


38348

Với số lượng doanh nghiệp lớn nhất (11.625 doanh nghiệp), không có gì bất ngờ khi các doanh nghiệp thương mại - dịch vụ - du lịch ngoài nhà nước tạo ra nhiều việc làm nhất, trung bình mỗi doanh nghiệp ngoài nhà nước tạo ra việc làm cho 14,8 lao động. Chỉ với 200 doanh nghiệp nhưng số lượng lao động làm trong các doanh nghiệp nhà nước là 47.188 người, trung bình một doanh nghiệp nhà nước tạo ra việc làm cho 235,94 lao động - một tỷ lệ rất ấn tượng, trong khi đó với 158 doanh nghiệp các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ tạo ra việc làm cho 11652 người, trung bình mỗi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo việc làm cho 73,75 người. Những con số đó phản ánh xu hướng thâm dụng lao động trong các doanh nghiệp nhà nước, điều này cũng đồng nghĩa với việc số vốn bình quân trên một lao động của các doanh nghiệp ngoài nhà nước là thấp nhất, do đó hiệu suất sử dụng lao động sống (tiền lương) sẽ bị hạn chế.

Trên góc độ ngành nghề thì thương nghiệp vẫn là ngành tạo ra nhiều việc làm nhất; tiếp theo đó là ngành kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn; thứ 3 là ngành khách sạn, nhà hàng; và cuối cùng là ngành kinh doanh du lịch.


2.2.2.3 Giải quyết việc làm trong ngành Nông - Lâm nghiệp

Cùng với quá trình đô thị hóa, diện tích đất nông nghiệp giảm đi nhanh chóng, từ năm 2000 đến năm 2006, diện tích đất nông nghiệp đã giảm 8,53 % trong khi đó dân số nông thôn chỉ giảm khoảng 1,82% (từ 1.162.900 người xuống 1.141.700 người). Trong khoảng thời gian đó, sản lượng lương thực có hạt giảm từ 256.276 tấn xuống 212.498 tấn; diện tích gieo trồng hàng năm giảm từ 87.833 ha xuống 73.101 ha. Những dấu hiệu đó cho thấy khó khăn trong việc giải quyết việc làm ở nông thôn.

Từ thực tế đó, những năm qua Hà Nội đã quan tâm trang bị kiến thức cho nông dân bằng các phương thức như đào tạo học sinh tại các trường trung học nông nghiệp, tổ chức bồi dưỡng, chuyển giao công nghệ tại chỗ cho người nông dân..., nhưng chất lượng còn chưa cao và chưa thường xuyên, việc dạy nghề để khuyến khích, phát triển làng nghề truyền thống còn hạn chế.

Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) vẫn chiếm tỷ lệ lớn (năm 2006, giá trị sản xuất của trồng trọt và chăn nuôi chiểm 91,4% trong tổng giá trị sản xuât nông - lâm - ngư nghiệp), đặc điểm của các lao động này là thường xuyên thiếu việc làm (chứ không thất nghiệp) do đặc tính thời vụ trong nông nghiệp.

Khu vực dịch vụ trong nông nghiệp tăng trưởng chậm, từ năm 2000 đến năn 2006 tỷ trọng khu vực này tăng từ 2,3% lên 2,8% do đó không có khả năng hút được nhiều lao động, tương tự với khu vực dich vụ, khu vực thủy sản cũng tăng trưởng không đáng kể, từ năm 2000 đến 2006 tỷ trọng của thủy sản tăng từ 4,8% lên 5,5%. Giá trị tỷ trọng của khu vực lâm nghiệp thậm chí còn giảm rõ rệt, từ 0,8% năm 2000 xuống 0,3% năm 2006.

Trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp - thủy sản, số lượng lao động làm việc trong khu vực nhà nước chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với số lượng làm việc trong khu vực ngoài nhà nước (tỷ trọng giá trị của khu vực nhà nước là 3,2% trong khi đó tỷ trọng giá trị của khu vực ngoài nhà nước là 96,8% - năm 2006), với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh mang tính sản xuất hàng hóa nhỏ của khu vực ngoài nhà nước trong lĩnh vực này, chúng ta có thể hình dung chất lượng lao động, thu nhập và khả năng giải quyết việc làm ở lĩnh vực nông - lâm nghiệp - thủy sản không thể cao.

Bảng 2.14: Diện tích đất Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản [10, tr.167]


2000

2003

2004

2005

2006

Tổng số

51155

48477

47025

47025

46791

Chia theo quận, huyện

1. Huyện Sóc Sơn

20789

19380

19179

19179

19100

2. Huyện Đông Anh

9952

9916

9798

9798

9759

3. Huyện Gia Lâm

9198

9056

6438

6438

6430

4. Huyện Từ Liêm

4217

3895

3529

3529

3506

5. Huyện Thanh Trì

5190

4782

3548

3548

3548

6. Các quận nội thành

1809

1448

4533

4533

4448

Chia theo mục đích sử dụng

I. Đất nông nghiệp

1. Đất trồng cây hàng năm

2. Đất trồng cây lâu năm

3. Đất đồng cỏ chăn nuôi

4. Đất vườn liền nhà(*)

41588

38454

1610

88

1436

38729

37335

788

100

506

38414

36426

1867

121

-

38414

36426

1867

121

1

38057

35994

1942

121

-

II. Diện tích mặt nước nuôi thủy

sản

3234

3120

3057

3057

3180

III. Đất lâm nghiệp

1. Rừng trồng

2. Ươm cây giống

6333

6311

22

6628

6609

19

5432

5432

-

5432

5432

-

5432

5432

-

IV. Đất nông - lâm nghiệp - thủy

sản khác

-

-

122

122

122

Đơn vị tính: Ha


(*) từ năm 2004 đất vườn liền nhà được tính gộp vào diện tích đất trồng cây lâu năm


Bảng 2.15: Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp - thủy sản của Hà Nội năm 2006 (giá thực tế)

[10, tr.169]

Đơn vị: tỷ đồng


2000

2003

2004

2005

2006

Tổng số

1601

1845

2125

2329

2388

I. Phân theo thành phần kinh tế

1. Nhà nước

2. Ngoài nhà nước


63

1538


61

1784


63

2062


70

2259


76

2312

II. Phân theo ngành kinh tế

1. Nông - lâm nghiệp

a. Nông nghiệp

- Trồng trọt

- Chăn nuôi

- Dịch vụ

b. Lâm nghiệp


1524

1511

932

543

36

13


1730

1723

1010

674

39

7


2009

2000

1138

814

48

9


2204

2197

1205

935

57

7


2257

2250

1209

975

66

7

2. Thủy sản

77

115

116

125

131

Cơ cấu giá trị sản xuất (%)

100

100

100

100

100

I. Phân theo thành phần kinh tế

1. Nhà nước

2. Ngoài nhà nước


3,9

96,1


3,3

96,7


3,0

97,0


3,0

97,0


3,2

96,8

II. Phân theo ngành kinh tế

1. Nông - lâm nghiệp

a. Nông nghiệp

- Trồng trọt

- Chăn nuôi

- Dịch vụ

b. Lâm nghiệp


95,2

94,4

58,2

33,9

2,3

0,8


93,8

93,4

54,7

36,6

2,1

0,4


94,5

94,1

53,5

38,3

2,3

0,4


96,4

94,3

51,7

40,1

2,5

0,3


94,5

94,2

50,6

40,8

2,8

0,3

2. Thủy sản

4,8

6,2

5,5

5,4

5,5


Bảng 2.16: Lao động trong các doanh nghiệp nhà nước về nông - lâm nghiệp - thủy sản

[10, tr.168]

Đơn vị: người


2000

2003

2004

2005

2006

Tổng số

2580

3276

3175

3274

2801

1. Nông nghiệp

2131

2829

2323

2478

2012

- Trồng trọt

1032

712

231

138

137

- Chăn nuôi

-

-

337

290

278

- Dịch vụ

1099

2117

1755

2050

1597

2. Lâm nghiệp

141

121

539

515

506

3. Thủy sản

308

326

313

281

283


2.2.2 Thực trạng hoạt động của các trung tâm giới thiệu việc làm.

Tháng 10/2006, Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã phê duyệt

―Quy hoạch, củng cố nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các trung tâm giới thiệu việc làm‖. Theo đó, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội đã phối hợp với các ngành liên quan rà soát lại hệ thống các trung tâm giới thiệu việc làm và các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp có chức năng giới thiệu việc làm trên địa bàn thành phố để trình cấp có thẩm quyền thành lập lại và cấp giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm cho các doanh nghiệp theo qui định tại Nghị định 19/2005/NĐ- CP.

Căn cứ dự báo khả năng phát triển thị trường lao động của thành phố giai đoạn 2006 – 2010, định hướng 2010, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội đã đề nghị cấp có thẩm quyền thành lập lại 8/13 trung tâm, giải thể 1 trung tâm và chuyển hướng hoạt động 4 trung tâm; cấp giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm cho 8/700 doanh nghiệp đủ điều kiện (chiếm 1,14%), đồng thời tiến hành kiểm tra hoạt động giới thiệu việc làm của các doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chức năng giới thiệu việc làm nhưng không được cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/10/2023