Số Cơ Sở Sản Xuất Kinh Doanh Và Lao Động Làm Việc Trong Các Cơ Sở Sản Xuất Kinh Doanh Trên Địa Bàn Hà Nội Năm 2008


nhóm doanh nghiệp khác nhau với những nội dung đa dạng. Không nhất thiết phải quy định một cấp độ thương lượng tại doanh nghiệp với những quy định chặt chẽ về nội dung. Chẳng hạn, chỉ thương lượng về tiền lương ở một nhóm doanh nghiệp nhất định.

6- Chấp nhận việc một số doanh nghiệp không có CĐCS là thực tế khách quan nên cần có những quy định riêng đối với QHLĐ ở các doanh nghiệp không có công đoàn cơ sở. Thực tế, ở nhiều nước tỷ lệ bao phủ của công đoàn rất thấp. Những người không phải thành viên công đoàn rất cần có một tổ chức đại diện cho họ trong đàm phán với NLĐ.

7- Áp dụng máy móc mô hình QHLĐ đã thành công ở quốc gia khác mà không xem xét tới đặc điểm chính trị, kinh tế và xã hội của nước mình có thể dẫn tới sự bất ổn định, thậm chí bạo loạn trong QHLĐ. Vì vậy, khi nghiên cứu để xây dựng mô hình QHLĐ trong các doanh nghiệp Việt Nam cần đặc biệt chú ý đến các yếu tố như: chính trị, văn hoá, lịch sử, thị trường lao động, trình độ sản xuất, quản lý nhà nước…Tự do giao kết và tự do thương lượng có thể không phù hợp với các điều kiện ở Việt Nam. Việc thương lượng cấp ngành cần bắt đầu thí điểm từ một nhóm rất nhỏ các doanh nghiệp có trình độ sản xuất như nhau.

8- Công đoàn không chỉ bảo vệ lợi ích NLĐ mà còn có trách nhiệm hợp tác với chính phủ và NSDLĐ. Công đoàn cần thể hiện thiện chí và sự ủng hộ NSDLĐ trong các mục tiêu chung như: tăng năng suất lao động, ổn định sản xuất, vượt qua khủng hoảng, duy trì trạng thái việc làm khi kinh tế suy thoái…

9- Bất cứ hệ thống QHLĐ nào cũng dựa trên một nền tảng pháp lý vững chắc. Hệ thống luật pháp càng cụ thể, càng rõ ràng, càng phù hợp thực tiễn thì càng tạo điều kiện lành mạnh hoá QHLĐ. Vai trò của luật pháp nghiêm minh là điều kiện tiên quyết để duy trì trạng thái QHLĐ ổn định. Bên cạnh việc hoàn thiện pháp luật về lao động thì việc giám sát thực thi pháp luật là rất cần thiết để duy trì lòng tin cũng như cơ sở cho hành động của cả NLĐ, NSDLĐ.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Qua nghiên cứu cơ sở lý luận về quan hệ lao động lành mạnh cấp doanh nghiệp Luận án rút ra một số kết luận căn bản sau:

1. QHLĐ là mối quan hệ tất yếu hình thành trong mỗi nền kinh tế thị trường. Thị trường lao động càng phát triển QHLĐ càng trở nên phức tạp. QHLĐ là một hệ thống mở có tác động tương hỗ với các nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Trong hệ thống đó các chủ thể NLĐ và NSDLĐ đóng vai trò quyết định, CĐCS là nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy mức độ lành mạnh của QHLĐ tại nơi làm việc.

2. Mỗi chính phủ, mỗi NLĐ hay NSDLĐ đều mong muốn xây dựng QHLĐ lành mạnh. Một hệ thống QHLĐ được coi là lành mạnh nếu các bên thực sự tôn trọng, hợp tác với nhau nhằm thiết lập và duy trì sự hài hoà và phát triển bền vững về lợi ích.

3. Để thúc đẩy sự lành mạnh trong QHLĐ các bên cần chủ động củng cố năng lực, thái độ nhằm từng bước thiết lập và duy trì hiệu quả các biện pháp ĐTXH tại nơi làm việc. ĐTXH đồng thời là cách thức hiệu quả nhằm ngăn ngừa và giải quyết TCLĐ; thúc đẩy tinh thần sáng tạo; tăng cường sự gắn bó và hợp tác hiệu quả giữa NLĐ với NSDLĐ tại nơi làm việc.

4. Các mô hình lý thuyết về QHLĐ của Dunlop, Kochan và Petit không mâu thuẫn, phủ định nhau. Vì vậy, có thể vận dụng kết hợp các cách tiếp cận khác nhau đó trong cùng một hệ thống QHLĐ. Việc áp dụng kết hợp các mô hình đó phụ thuộc vào các đặc điểm kinh tế, xã hội và chính trị của mỗi quốc gia, mỗi địa phương.

5. Kinh nghiệm tạo lập và thúc đẩy QHLĐ ở các quốc gia trên thế giới cho thấy Việt Nam có thể học tập một cách sáng tạo kinh nghiệm của các quốc gia khác nhưng không thể vận dụng một cách máy móc mô hình QHLĐ đã thành công ở bất kỳ quốc gia nào. Mỗi mô hình chỉ phù hợp với một quốc gia nhất định và ở một thời kỳ nhất định. Nghĩa là cần phải xem xét sự khác biệt về trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; thể chế chính trị và năng lực quản lý nhà nước; văn hoá và lịch sử…

6. Xu hướng chung trong thiết lập và thức đẩy QHLĐ lành mạnh tại nơi làm việc là tăng cường mức độ đa dạng và linh hoạt trong ĐTXH và TLLĐTT. Điều này đặc biệt đúng với các DNNVV.


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUAN HỆ LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI


2.1. BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU

2.1.1. Một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của Hà Nội có ảnh hưởng đến quan hệ lao động tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Hà Nội là Thủ đô nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội lớn và năng động bậc nhất cả nước. Từ ngày 1/8/2008 Hà Nội mở rộng địa giới với tổng diện tích 3348,52 km2 và dân số là 6,45 triệu người bao gồm 29 quận, huyện, thị xã [17].

Hà Nội có vị trí và địa thế đẹp, có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội. Về vị trí địa lý, Hà Nội nằm ở trung tâm của Bắc Bộ và nằm trong vùng châu thổ Sông Hồng.

2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế

Hà Nội là đầu mối của các tuyến đường giao thông quan trọng cả về đường bộ, đường thuỷ, đường sắt và đường không. Về đường bộ, Hà Nội là đầu mối của các tuyến đường giao thông huyết mạch như quốc lộ 1a, quốc lộ1b, quốc lộ 2, quốc lộ 5, quốc lộ 6, quốc lộ 32, đường Hồ Chí Minh… Về đường Thuỷ, Hà Nội là đầu mối của các tuyến đường thuỷ lớn trên sông Hồng, sông Đà, sông Đuống. Về đường sắt, Hà Nội là đầu mối giao thông đường sắt quan trọng giữa miền bắc với miền nam. Về đường không, Hà Nội có các sân bay lớn và là đầu mối hàng không của cả vùng Bắc Bộ [15], [16].

Ngoài ra, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm thông tin lớn nhất cả nước. Hệ thống thông tin được coi là cơ sở hạ tầng quan trọng để phát triển kinh tế và thực hiện các định hướng về văn hoá xã hội. Điều này nghĩa là người dân Hà Nội có điều kiện thuận lợi để nâng cao dân trí, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, mở rộng cơ hội hội nhập và giao lưu kinh tế. Năm 2008, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn này là 4299 triệu USD (Đứng thứ hai sau Thành phố Hồ Chí Minh), tổng giá trị xuất khẩu là 6936 triệu USD [22].

Về cơ cấu sở hữu, năm 2008 tỷ trọng GDP của khu vực kinh tế Nhà nước là 45,8%, của khu vực kinh tế ngoài Nhà nước là 37,6%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 16,6% [15], [16].


Số cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn Hà Nội là rất lớn. Phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trung bình mỗi cơ sở sản xuất công nghiệp có 6,24 lao động/cơ sở. Nếu tính riêng cho khu vực ngoài nhà nước, tỷ lệ này chỉ còn 4,27 lao động/cơ sở. Trong khi đó, các doanh nghiệp trong khu vực nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô lao động rất lớn. Số lao động trung bình trong một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp khu vực nhà nước và FDI lần lượt là 632,3 và 332,9 lao động/ doanh nghiệp.

Bảng 2.1: Số cơ sở sản xuất kinh doanh và lao động làm việc trong các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn Hà Nội năm 2008


Chỉ tiêu Nhà Ngoài FDI Tổng

nước Nhà nước

Cơ sở SXKD

Công nghiệp (cơ sở)

Lao động (người)

147 99016 314 99477

92953 423204 104517 620672

Xây dựng cơ Cơ sở SXKD (cơ sở)

bản Lao động (người)

152 3008 29 3189

125630 162300 2150 290080


Thương mại,

Doanh nghiệp SXKD

(doanh nghiệp)

Lao động (người)

230 18400 320 18950

65691 223762 17681 307134

dịch vụ, du Cơ sở kinh doanh cá

lịch thể (cơ sở)

Lao động kinh doanh

cá thể (người)

177730


279986

Giao thông Cơ sở SXKD

vận tải, bưu (cơ sở)

chính viễn Lao động (người)

thông

43 14193 13 14249


28228 41238 1991 71457

Nông nghiệp Số trang trại

(trang trại)

2652

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 255 trang tài liệu này.

Tạo lập và thúc đẩy quan hệ lao động lành mạnh tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội - 9

Nguồn: Cục thống kê Hà Nội

Về lao động, số lao động thực tế còn hoạt động nông nghiệp còn rất ít. Phần lớn lao động làm việc trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xây dựng cơ bản và thương mại, dịch vụ, du lịch. Ngoài số lao lao động làm việc trong các doanh nghiệp, Hà Nội có một bộ phận rất lớn lao động làm việc trong các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể.

Với những điều kiện thuận lợi về tự nhiên và hạ tầng, Hà Nội luôn đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Năm 2008 GDP của Hà Nội là 61.619 tỷ đồng


(giá so sánh 1994) chiếm 12,57% GDP của cả nước và đạt tốc độ tăng trưởng là 10,62%. Trong đó, thương mại dịch vụ chiếm 52,1%, Công nghiệp, xây dựng chiếm 41,4%, và nông nghiệp chỉ còn 6,5%. Năm 2008, GDP tính bình quân đầu người là 28,1 triệu đồng/người. Tăng 3,8 lần so với năm 2000.

2.1.1.3. Đặc điểm văn hoá xã hội

Sau khi được mở rộng (năm 2008), Hà Nội có tổng cộng 6,35 triệu người. Trong đó, 2,58 triệu người sống ở khu vực thành thị (chiếm 40,63%)và 3,77 triệu người sống ở khu vực nông thôn (tương đương 59,37%). Hầu hết dân số Hà Nội là người Kinh. Do Hà Nội là Thủ đô nên tỷ lệ người nhập cư rất cao. Đa phần những người nhập cư là lao động trẻ, có trình độ cao.

Hà Nội là một trong những nôi văn hoá lớn của nước ta và được thừa hưởng những giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc gắn chặt với nền văn minh lúa nước. Trên địa bàn Hà Nội hiện nay có hàng trăm đình chùa và lễ hội nổi tiếng, thu hút nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, Hà Nội có gần 1000 làng nghề, trong đó khoảng gần 200 làng nghề truyền thống [88].

Bên cạnh các giá trị văn hoá truyền thống, Hà Nội cũng mang nhiều nét văn hoá hiện đại. Điều này làm cho Hà Nội trở thành một không gian văn hoá đa dạng, xen kẽ những giá trị truyền thống với nét tinh hoa văn hoá của nhân loại.

2.1.2. Một số đặc trưng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội có ảnh hưởng đến quan hệ lao động tại nơi làm việc

2.1.2.1.Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội phân bố không đồng đều, tập trung với mật độ cao trong khu vực các quận nội thành và Thị xã Sơn Tây

Mặc dù Thủ đô Hà Nội có tới 29 đơn vị hành chính trực thuộc, nhưng phần lớn DNNVV lại tập trung trong các quận nội thành là Ba Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Long Biên, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà trưng, Hoàng Mai, Thanh Xuân và thị xã Sơn Tây. Đây là các khu vực kinh tế rất năng động. Việc các doanh nghiệp tập trung với mật độ cao trong các khu vực đô thị dẫn tới một số tác động đến QHLĐ là:

- Làm tăng khả năng và cơ hội dịch chuyển lao động từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác.

- Mật độ doanh nghiệp cao đồng nghĩa với môi trường cạnh tranh khốc liệt hơn. Hệ quả tất yếu là sẽ có nhiều doanh nghiệp phải giải thể và nhiều doanh nghiệp mới được thành lập.


- Các doanh nghiệp sẽ phải sử dụng nhiều lao động nhập cư từ nông thôn. Đa phần những người này là lao động trẻ, chưa có nhà ở ổn định và cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, tính ổn định của loại lao động này là không cao.

- Cơ quan quản lý nhà nước về lao động rất khó khăn trong quản lý các DNNVV. Công đoàn cấp trên không đủ nhân lực để tiếp cận, vận động thành lập và quản lý các CĐCS tại doanh nghiệp.

Những tác động này làm suy giảm khả năng gắn kết lâu dài giữa DNNVV với người lao động và ngược lại.

2.1.2.2.Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ

Đa phần các DNNVV Hà Nội hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Nguyên nhân là:

- Ở khu vực đô thị, chi phí thuê đất và mặt bằng sản xuất rất cao. Điều này là cản trở rất lớn đối với những DNNVV muốn hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hay tiểu thủ công nghiệp. Lĩnh vực công nghiệp thường đòi hỏi đầu tư ban đầu rất lớn để mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng và thiết lập kênh phân phối.

- Thủ đô Hà Nội có lợi thế rất lớn về mặt thông tin và kết nối giao thông, đồng thời lại là nơi tập trung nguồn nhân lực có trình độ cao. Vì vậy, với quy mô vốn hạn hẹp các doanh nghiệp tập trung vào lĩnh vực thương mại và dịch vụ sẽ có tính cạnh tranh cao hơn.

- Mức sống của người dân Hà Nội cao. Nhu cầu về các loại dịch vụ đa dạng và phong phú. Đây là thị trường lớn cho các hoạt động thương mại, dịch vụ vốn dĩ không đòi hỏi quá nhiều tiền đầu tư ban đầu.

Đặc điểm này tác động đến QHLĐ ở các DNNVV ở một số khía cạnh sau:

- Lĩnh vực thương mại và dịch vụ là lĩnh vực năng động. Khác với công nghiệp và nông nghiệp ( đòi hỏi NLĐ có kiến thức khoa học tự nhiên hẹp và chuyên sâu), NLĐ làm việc trong các doanh nghiệp này thường đòi hỏi một nền tảng kiến thức kinh tế và xã hội phong phú. Do vậy, khả năng chuyển đổi từ công việc này sang công việc khác rất tốt. Đồng thời, NLĐ làm việc trong lĩnh vực này thường thuận lợi hơn trong việc rời bỏ doanh nghiệp đang làm việc để đứng ra thành lập và làm chủ DNNVV khác.

- Nơi làm việc của các doanh nghiệp này thường thiếu ổn định vì thuê mặt bằng ngắn hạn. Do vậy, công đoàn cấp trên rất khó tiếp cận để thành lập CĐCS.


2.1.2.3.Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội sử dụng nhiều lao động trẻ là người nhập cư

Các DNNVV tại Hà Nội sử dụng nhiều lao động trẻ, có trình độ cao và là người nhập cư tại các địa phương khác. Điều này tác động đến tính ổn định trong QHLĐ tại các DNNVV vì:

- Loại lao động này rất dễ di chuyển nơi làm việc do không bị vướng víu gia đình và dễ dàng tiếp cận, thích nghi với các môi trường làm việc mới.

- Loại lao động này có động lực thăng tiến và động lực làm giàu rất mạnh mẽ. Loại lao động này sẵn sàng chấp nhận rủi ro vì một phần họ là lao động có trình độ cao, một phần họ không có nhiều tài sản. Nếu rủi ro xảy ra họ không thiệt hại nhiều và có nhiều cơ hội để làm lại.

2.1.2.4.Các doanh nghiệp nhỏ và vừa tồn tại đan xen và có mối liên hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp lớn

Ở phần lớn các địa phương khác, các DNNVV hoạt động tương đối độc lập với các doanh nghiệp lớn, tập trung nhiều nhiều trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng cho địa phương. Trong khi đó, trên địa bàn Hà Nội, các DNNVV không thể cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn nên hoạt động đan xen và làm "vệ tinh" cho các doanh nghiệp lớn. Mối liên hệ giữa các DNNVV với các doanh nghiệp lớn được hình thành theo hai hướng là Các DNNVV làm nhà cung cấp cho các doanh nghiệp lớn. Các DNNVV làm nhà phân phối cho các doanh nghiệp lớn.

Sự tồn tại đan xen và liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp lớn có thể dẫn tới một số hệ quả trong QHLĐ tại các DNNVV như sau:

- Các DNNVV kém năng động hơn do bị chi phối bởi các doanh nghiệp lớn. Vì vậy, các DNNVV ở Hà Nội rất nhạy cảm với biến động của thị trường. Đặc biệt là thị trường quốc tế.

- Nhiều NLĐ đang làm việc ở DNNVV chuyển hẳn sang làm việc cho các doanh nghiệp lớn.

Những đặc điểm trên của DNNVV nói chung và DNNVV trên địa bàn Hà Nội nói riêng phần nào cho thấy việc tạo lập và thúc đẩy QHLĐ lành mạnh trong các doanh nghiệp này còn gặp nhiều khó khăn.


2.2. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG QUAN HỆ LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Để phân tích được thực trạng QHLĐ tại các DNNVV trên địa bàn Hà Nội trước hết cần dựng được mô hình khái quát về hệ thống QHLĐ của các DNNVV trên địa bàn Hà Nội. Hệ thống đó bao gồm các phần tử cấu thành, các cơ chế hoạt động, các yếu tố đầu vào, đầu ra và các yếu tố môi trường.


Môi trường bên trong

Đầu ra trực tiếp

- Chính sách lao động

- Các thủ tục đối thoại và giải quyết vấn đề nảy sinh

NLĐ

(CĐCS)

Đối thoại Thương lượng Giao kết

NSD

Đầu ra gián tiếp

- Sự hài lòng lẫn nhau

- Năng suất lao động

- Tranh chấp lao động

- Sự ổn định về nhân sự của doanh nghiệp

Đầu vào

- Các quy định mới của pháp luật

- Hoạt động của LĐLĐ Thành phố

- Những thay đổi trong chính sách và hoạt động SXKD của doanh nghiệp

- Những thay đổi về tương quan quyền lực

Môi trường bên ngoài


Sơ đồ 2.1: Mô hình hệ thống QHLĐ trong DNNVV trên địa bàn Hà Nội

Nguồn: Tác giả

2.2.1. Các chủ thể quan hệ lao động tại doanh nghiệp

2.2.1.1. Người lao động và tổ chức đại diện của người lao động

Người lao động: Điều 6 Bộ luật Lao động quy định “ NLĐ là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động”. Như vậy, họ phải có đủ năng lực hành vi và đang làm việc tại các DNNVV trên địa bàn Hà Nội theo một hợp đồng lao động bằng miệng hoặc văn bản.

Công đoàn cơ sở (CĐCS): Theo pháp luật Việt Nam CĐCS (hoặc công đoàn lâm thời) là tổ chức duy nhất đại diện cho NLĐ trong doanh nghiệp và nằm trong hệ thống thống nhất của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.

Xem tất cả 255 trang.

Ngày đăng: 09/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí