công đoàn, còn hơn 34 triệu lao động (đa số là nông dân) vẫn chưa có tổ chức nào đại diện cho họ trên thị trường lao động.
- Tổ chức đại diện cho người sử dụng lao động: hiện nay ở nước ta vẫn chưa có tổ chức nào chính thức đại diện cho người sử dụng lao động. Trên thực tế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hội đồng liên minh các hợp tác xã (VCA) và Hội Công Thương … có một số hoạt động hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, song các tổ chức này đều chưa hoạt động với tư cách là người đại diện quyền lợi của người sử dụng lao động.
1.2.2.3 Hệ thống thông tin thị trường lao động
Hệ thống thông tin bao gồm hệ thống thông tin thống kê lao động - việc làm; hệ thống thông tin hướng nghiệp - dạy nghề; hệ thống thông tin dịch vụ việc làm.
Hệ thống thông tin thống kê lao động - việc làm gồm có: các báo cáo thống kê hành chính (báo cáo tình hình kinh tế - xã hội; niên giám thống kê về lao động, tiền lương, thu nhập thuộc khu vực nhà nước; điều tra dân số, điều tra mức sống và dinh dưỡng); các cuộc điều tra về lao động - việc làm được tiến hành từ năm 1994 đến nay.
Hệ thống thông tin hướng nghiệp dạy nghề: từ tháng 4 năm 2002 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phát triển dự án Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề. Các thông tin về hướng nghiệp và dạy nghề ở Việt Nam đang trong quá trình thiết lập, thử nghiệm, nhiều chỉ tiêu thống kê chưa đáp ứng được yêu cầu của cơ quan quản lý lao động, các cơ sở sản xuất.
Hệ thống thông tin dịch vụ việc làm: theo pháp luật hiện hành, ở Việt Nam có hai loại cơ sở dịch vụ việc làm đó là (1) các cơ sở dịch vụ việc làm công (còn gọi là các trung tậm dịch vụ việc làm) được thành lập theo qui định của Bộ luật Lao động, Nghị định 72/CP ngày 31 tháng 12 năm 1995 và thông tư số 08/TT-Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ngày 10 tháng 3 năm 1997; (2) các cơ sở dịch vụ việc làm, được thành lập theo Luật Doanh nghiệp. Các tổ chức này tập trung vào giải quyết những công việc như: điều tra, cập nhật danh sách lao động có nhu cầu làm việc theo địa bàn xã, phường, quận,
huyện, thành phố; tổ chức tư vấn việc làm; tổ chức giới thiệu và cung ứng
việc làm; tổ chức dạy nghề.
Ngày 11 tháng 4 năm 1992, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị quyết số 120/ HĐBT về chủ trương, phương hướng và biện pháp giải quyết việc làm trong những năm tới. Nghị quyết này cũng chỉ rõ sự cần thiết phải mở rộng phát triển các trung tâm dịch vụ việc làm. Thực hiện nghị quyết 120/HĐBT, Trung tâm quốc gia xúc tiến việc làm trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được thành lập. Ngày 17 tháng 3 năm 1993, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định số 146/QĐ- BLĐTBXH ban hành qui chế và tổ chức hoạt động của các trung tâm xúc tiến việc làm. Văn bản này đã quy định 4 chức năng của các trung tâm xúc tiến việc làm là: đào tạo, đào tạo lại và phát triển kỹ năng; dịch vụ giải quyết việc làm; thu nhập và phân tích thông tin về thực trạng việc làm, trợ giúp chuyển giao công nghệ, nhất lào cho nông nghiệp vàn các đơn vị dịch vụ sản xuất nhỏ. Trung tâm dịch vụ việc làm đầu tiên được thành lập ở nước ta là Trung tâm dịch vụ việc làm thanh niên ở thành phố Hồ Chí Minh năm 1987, sau đó là các trung tâm giới thiệu việc làm và đào tạo nghề ở Hải Hưng (nay là Hải Dương và Hưng Yên), Bắc Thái (nay là Bắc Giang và Thái Nguyên) năm 1998, đến nay, cả nước đã có 160 trung tâm dịch vụ việc làm thuộc các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, các tổ chức chính trị, xã hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an ... Từ 1997 đến nay, tại các trung tâm dịch vụ việc làm công, bình quân mỗi năm có gần 400 nghìn người được tư vấn học nghề và tư vấn việc làm, hơn 200 nghìn người được giới thiệu việc làm, gần 150 nghìn người được dạy nghề ngắn hạn hoặc bổ túc nghề và hàng nghìn nông dân được chuyển giao công nghệ, hướng dẫn kỹ thuật.
Từ sau khi Luật Doanh nghiệp 1999 có hiệu lực (01-01-2000) và Quyết
định của Thủ tướng chính phủ bãi bỏ 84 loại giấy phép, trong đó có giấy phép dịch vụ lao động, thì hoạt động dịch vụ việc làm được coi là dịch vụ kinh doanh không có điều kiện. Do vậy các doanh nghiệp dịch vụ viêc làm tư nhân tăng lên nhanh chóng và áp đảo hệ thống trung tâm dich vụ việc làm công về số lượng, tuy nhiên cơ sở vật chất của các doanh nghiệp này kém hơn rất nhiều so với các trung tâm dịch vụ việc làm công.
1.2.2.4 Cung - cầu và giá cả trên thị trường lao động.
Bảng 1.2: Cung thực tế về lao động trên thị trường lao động Việt Nam [7, tr.18], [22, tr.49]
1996 | 1997 | 1998 | 1999 | 2000 | |
Cung thực tế(người) | 35187261 | 35588460 | 36579596 | 37783831 | 38643089 |
Tốc độ tăng so với năm trước (%) | - | 1,14 | 2,78 | 3,29 | 2,27 |
2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | |
Cung thực tế(người) | 39488900 | 40694360 | 42128343 | 43355500 | 44355000 |
Tốc độ tăng so với năm trước (%) | 2,18 | 3,05 | 3,52 | 2,91 | 2,57 |
Có thể bạn quan tâm!
- Giải quyết việc làm ở Hà Nội - 2
- Lực Lượng Lao Động Và Thị Trường Lao Động Ở Việt Nam Hiện Nay
- Lao Động Có Việc Làm Phân Theo Vị Thế Công Việc 1996 - 2005 [7, Tr.40]
- Thực Trạng Giải Quyết Việc Làm Ở Hà Nội.
- Gdp Và Tốc Độ Tăng Gdp Của Hà Nội Tính Đến Hết 31/12/2006, Phân Theo Khu Vực Kinh Tế - Tính Theo Giá Năm 1994
- Lao Động Công Nghiệp Trên Địa Bàn Hà Nội [10, Tr.86, 92, 95]
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Theo điều tra lao động việc làm từ năm 1996 đến nay cho thấy cung thực tế về lao động ở nước ta luôn tăng với tốc độ khá cao. Bình quân giai đoạn 1996 - 2000 là 2,72%; và giai đoạn 2001 đến nay là khoảng 2,85%/năm. Trong đó cung về lao động ở khu vực thành thị tăng cả về số lượng tuyệt đối và tỉ lệ tương đối, cung về lao động ở khu vực nông thôn tăng về tuyệt đối nhưng số lượng tương đối giảm. Năm 2005 so với năm 2001, cung thực tế về lao động ở khu vực thành thị tăng 20%, còn ở khu vực nông thôn, con số này là 9,97%.
Bảng 1.3: Cung thực tế về lao động trên thi trường lao động Việt Nam chia theo khu vực thành thị nông thôn.
[7, tr.20], [22.tr 50]
2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | ||
Thành thị | Số lượng (Người) | 9200913 | 9709967 | 10186900 | 10561277 | 11044295 |
Tỷ lệ (%) | 23,30 | 23,87 | 24,18 | 24,9 | 24,9 | |
Nông thôn | Số lượng (Người) | 30287986 | 30984393 | 31941500 | 32681212 | 33310605 |
Tỷ lệ (%) | 76,7 | 76,13 | 75,82 | 75,1 | 75,1 |
Theo lý thuyết, cầu thực tế về lao động là nhu cầu thực tế cần tuyển dụng lao động tại một thời điểm nhất định, bao gồm cả chỗ làm việc trống và chỗ làm việc mới. Như vậy, cầu thực tế về lao động = chỗ làm việc cũ được duy trì + chỗ làm việc trống + chỗ làm việc mới. Hiện nay, ở nước ta chưa tiến hành thu thập các thông tin này, hoặc có tiến hành thu thập thông tin ở một vài địa phương nhưng không đầy đủ. Vì thế, việc xem xét cầu lao động thực tế ở nước ta chỉ được xác định ở tổng số việc làm (hay số người làm việc) trong nền kinh tế quốc dân và số việc làm mới được tạo ra hàng năm.
Bảng 1.4: Tổng số việc làm trong nền kinh tế quốc dân và số việc làm mới được tạo ra hàng năm.
[7, tr.28], [22, tr.57]
Đơn vị: 1000 người
1996 | 1997 | 1998 | 1999 | 2000 | |
Tổng số việc làm trong nền kinh tế | 35792 | 36994 | 38194 | 39394 | 40594 |
Số việc làm mới được tạo ra | 1192 | 1202 | 1200 | 1200 | 1200 |
2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | |
Tổng số việc làm trong nền kinh tế | 39287 | 41179 | 42128 | 43255 | 44355 |
Số việc làm mới được tạo ra | 1400 | 1420 | 1525 | 1555 | 1623 |
Cơ cấu cầu lao động của nước ta đang chuyển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, cụ thể:
- Chỗ làm việc mới được tạo ra trong ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng.
- Chỗ làm việc mới được tạo ra chủ yếu từ chiến lược và chương trình phát triển kinh tế (chiếm 74,06 % tổng số chỗ làm việc mới). Đây là những việc làm tương đối ổn định với suất đầu tư lớn hơn so với chỗ làm việc tạm thời được tạo ra từ các chương trình xã hội (xóa đói, giảm nghèo …) và có năng suất lao động cao hơn.
Xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ kéo theo sự chuyển dịch lao động. Lao động nông - lâm - ngư nghiệp hiện nay chiếm tỷ trọng rất lớn (55,7%), song lại chỉ tạo ra 20,36% GDP. Tỷ trọng lao động các ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ tăng, sẽ giảm dần tỷ trọng lao động trong ngành nông - lâm- ngư nghiệp. Khó khăn đặt ra là làm thế nào để đáp ứng được yêu cầu về trình độ lao động trong các ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ. Không chỉ có chuyển dịch lao động giữa các ngành của nền kinh tế mà trong thị trường lao động liên thông, không có các rào cản về hành chính, việc dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp, khu kinh tế lớn tất yếu diễn ra. Tập trung quá nhiều lao động tại khu vực đô thị, các khu công nghiệp tập trung sẽ tạo áp lực về cơ sở hạ tầng, nơi ăn, chốn ở, điều kiện sinh hoạt, giáo dục và các dịch vụ văn hóa xã hội. Di dân mạnh mẽ trong khi chất lượng lao động thấp không đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp ở thành thị sẽ khiến cho các đô thị thừa quá nhiều lao động. Một bộ phận lớn lao động trẻ, khỏe, có trình độ rút khỏi khu vực nông thôn cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nhân lực và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, để lại nhiều hệ quả về mặt xã hội, cũng như kéo xa hơn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.
Khi so sánh cung - cầu trên thị trường lao động, ta có thế thấy rằng: tính mất cân đối cung - cầu trên thị trường lao động ở Việt Nam còn khá cao, tạo nên áp lực lớn về việc làm, người lao động thường ở thế yếu trên thị trường lao động. Quy mô và mức độ tham gia thị trường lao động còn thấp.
Lao động làm thuê cho các cơ quan hành chính sự nghiệp nhà nước hầu như không bị phụ thuộc vào sự biến động của thị trường lao động, ngoài ra còn phải kể đến số lượng lao động lớn làm việc mang tính đặc thù trong các lực lượng vũ trang.
Bảng 1.5: Số người thiếu việc làm, thất nghiệp và có việc làm [7, tr.28], [7, tr.54], [7, tr.63]
Đơn vị: triệu người
1996 | 1997 | 1998 | 1999 | 2000 | |
Thiếu việc làm | 3,6 | 6,2 | 4,8 | 4,1 | 3,3 |
Thất nghiệp | 0,096 | 1,051 | 0,866 | 0,909 | 0,886 |
Có việc làm | 35,4 | 35,6 | 37,0 | 38,1 | 38,4 |
Năm | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 |
Thiếu việc làm | 5,6 | 5,5 | 4,9 | 3,9 | 3,5 |
Thất nghiệp | 1,107 | 0,871 | 0,949 | 0,926 | 0,930 |
Có việc làm | 39,0 | 40,2 | 41,2 | 42,3 | 43,5 |
Năm 2005 tỷ lệ thất nghiệp chung là 2,1%, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị cao hơn tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn (5,4 % so với 1,1%), trong khi đó tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn lại rất lớn, phần lớn lực lượng lao động sống ở nông thôn là chính làm cho tỷ lệ thất nghiệp chung cả nước là không cao.
Ở nước ta hiện nay, chưa có một cơ quan hay một tổ chức nào chính thức theo dõi tình hình giá cả sức lao động trên thị trường lao động. Những năm qua Nhà nước đã sử dụng mức tiền lương tối thiểu làm công cụ chủ yếu để điều tiết quan hệ cung - cầu lao động trên thị trường. Từ năm 1993 đến nay, nhà nước đã 5 lần điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu cho sát hơn với thị trường lao động. Cụ thể như sau: năm 1993 là 120.000 đồng/tháng; năm 1997 là 144.000 đồng/tháng; năm 1999 là 180.000 đồng/tháng; năm 2001 là
210.000 đồng/tháng; năm 2003 là 290.000 đồng/tháng; năm 2004 là 340.000 đồng/tháng; năm 2006 là 450.000 đồng/tháng, năm 2007 là 540.000 đồng/tháng. Riêng với khu vực đầu tư nước ngoài thì tiền lương tối thiểu có quy định cao hơn: 870.000/tháng với doanh nghiệp hoạt động trên các địa
bàn thuộc các quận thuộc thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh;
790.000 đồng/tháng đối với các doanh nghiệp hoạt động trên các huyện thuộc thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, các quận thuộc Hải Phòng, Hạ Long thuộc Quảng Ninh, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một; các huyện Thuận An, Dĩ An, Bến Cát và Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương. Mức
710.000 đồng/tháng áp dụng trên các địa bàn còn lại. Năm 2008, do phải tập trung chống lạm phát, nên chính phủ chưa đặt vấn đề nâng lương tối thiểu.
1.3 Giải quyết việc làm ở Việt Nam trong những năm gần đây.
Qua 7 năm 2001 - 2007, cả nước đã tạo việc làm cho 10,85 triệu lao động (năm 2006 là 1,65 triệu và năm 2007 là 1,7 triệu lao động), trong đó, tạo việc làm thông qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội là hơn 8 triệu lao động, tạo việc làm thông qua Quỹ quốc gia về việc làm là 2,37 triệu lao động, xuất khẩu lao động theo hợp đồng 456 nghìn người. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm dần: năm 2001 là 6,28% đến năm 2006 còn 5,1%.
Nước ta đang trong thời kỳ hội nhập mạnh mẽ, đặc biệt là sau khi trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Hội nhập sẽ làm tăng các cơ hội việc làm, sẽ xuất hiện những nghề mới, ở các lĩnh vực, khu vực mới. Việc hội nhập và chuyển sang kinh tế thị trường sẽ kích thích sự di chuyển của lao động giữa các vùng và giữa các doanh nghiệp. Cơ cấu kinh tế thay đổi cũng đòi hỏi cơ cấu lao động phải có sự điều chỉnh. Tuổi thọ của việc làm có thể sẽ ngắn đi. Khái niệm làm việc suốt đời đối với một công việc, trong cùng một doanh nghiệp sẽ ít dần đi. Đồng thời, sẽ xảy ra tình trạng mất việc làm ở một số lĩnh vực khác, khu vực khác. Khu vực nông thôn cũng chịu tác động nhiều chiều, có thể tiếp cận được các thị trường nông sản mới, có thể các doanh nghiệp phi nông nghiệp ở nông thôn phát triển làm tăng cơ hội việc làm; nhưng quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa mạnh mẽ sẽ làm một bộ phận nông dân mất đất sản xuất, dẫn đến mất việc làm.
Cùng với sự gia nhập WTO, thị trường lao động ngoài nước cũng được mở rộng, lao động Việt Nam có cơ hội tham gia tích cực vào quá trình phân
công lao động quốc tế, có cơ hội tiếp cận với khoa học kỹ thuật sản xuất tiên tiến, tiếp cận những tri thức và công nghệ mới. Những năm gần đây, tuy số lượng người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có tăng nhanh, xuất khẩu lao động không chỉ giải quyết việc làm, góp phần làm giảm nhẹ tình trạng thất nghiệp, hơn thế, nó mang lại nguồn thu nhập ngoại tệ không nhỏ đối với nhiều quốc gia. Song phần lớn lao động xuất khẩu của Việt Nam vẫn là lao động trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, thiếu kiến thức xã hội và luật pháp ở nước sở tại, tác phong làm việc kém, yếu về ngoại ngữ và khả năng giao tiếp.
Trên thị trường lao động nội địa, cơ chế thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động còn mang tính hình thức, chưa có cơ chế thỏa thuận 2 bên, 3 bên ở cấp ngành, đại diện người sử dụng lao động ở doanh nghiệp chưa có, còn vai trò đại diện người lao động (công đoàn) ở doanh nghiệp thì rất yếu. Giải quyết tranh chấp lao động, đình công trong thực tế còn mang tính hành chính, từ trên xuống và từ bên ngoài vào doanh nghiệp, chưa phù hợp với cơ chế thị trường.
Mặc dù hệ thống thông tin và giao dịch trên thị trường lao động đã hình thành, song hoạt động còn mang tính tự phát, phạm vi hoạt động chưa bao quát hết thị trường lao động theo lãnh thổ, cơ cấu lao động,... nên số người được tư vấn, giới thiệu việc làm và có việc làm ổn định vẫn chưa nhiều so với số người có nhu cầu tìm việc (chỉ đáp ứng được khoảng 15- 20% nhu cầu). Việt Nam hiện còn thiếu các cơ quan nhà nước chuyên giới thiệu việc làm mang tính hệ thống và liên kết chặt chẽ với nhau. Hiện tại, người tìm việc có thể tham khảo thông tin đăng tải trên báo chí hoặc một số website như www.vietnamworks.com, www.vietnam-german-know-how.com hay www.hrvietnam.com, www.vietnamitworks.com, www.kiemviec.com, www.cohoivieclam.com... Đây là những cầu nối tạo điều kiện cho người xin việc gặp gỡ nhà tuyển dụng hoàn toàn miễn phí. Ngoài ra họ có thể đến các trung tâm giới thiệu việc làm (hoạt động riêng lẻ) hoặc thông qua các quan hệ cá nhân để tìm được việc làm.