Lực Lượng Lao Động Và Thị Trường Lao Động Ở Việt Nam Hiện Nay


Hộp 2: Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên

Mức lương thực tế

AJ

LF

DE: Thất nghiệp tự nhiên

W1

W0

D

E

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

A

B

Giải quyết việc làm ở Hà Nội - 3

LD1

LD0

LA

LD LB LE

Lao động (người)

Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là tỷ lệ thất nghiệp khi thị trường lao động cân bằng

Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên ứng với mức GNP tiềm năng, là mức thấp nhất mà nền kinh tế có thể đạt được mà không dẫn tới lạm phát điên cuồng

Khi GNP tiềm năng tăng: LD0 LD1 tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên giảm.


- Lý thuyết của David Begg: Theo David Begg, bằng cách hạn chế mức cung ứng về lao động, công đoàn có thể buộc các hãng đẩy đường cầu lao động lên cao hơn, kết quả là mức tiền lương cân bằng thực tế sẽ cao hơn, nhưng mức hữu nghiệp cân bằng sẽ thấp hơn. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên tăng. Sự can thiệp của chính phủ vào thị trường lao động nhằm giải quyết sức mạnh độc quyền của công đoàn được coi là chính sách trọng cung nhằm giải tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và từng mức hữu nghiệp cân bằng và sản lượng tiềm năng.

David Begg phân loại thất nghiệp ra thành thất nghiệp dai dẳng, do cơ cấu, theo lý thuyết cổ điển (trường phái trọng cung), và vì thiếu cầu. Theo ông, 3 dạng đầu là thất nghiệp tự nguyện còn dạng cuối cùng là thất nghiệp không tự nguyện.


Hộp 3: Thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp không tự nguyện

Mức lương thực tế

AJ

LF

C

D

E

W1 W0

A

Khi thị trường lao động cân bằng tại A thì AB là là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, đấy là số người

B

lao

động

trong

lực

LD

LC LA

LD

LB LE

lượng lao động không chấp nhận công việc hiện tại với mức lương cân bằng W0.

Lao động (người)

Nếu thế lực công đoàn thành công trong việc duy trì tiền lương ở mức W1 trong dài hạn thì thị trường lao động nằm tại điểm C và tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên CE bây giờ là con số thất nghiệp do lực lượng lao động tự chọn ra một cách tập thể thông qua việc duy trì có hiệu lực mức lương W1.


Khái niệm thất nghiệp, người thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp được sử dụng để nghiên cứu trong luận văn.

Thất nghiệp là một trạng thái của nền kinh tế trong đó một bộ phận lực lượng lao động không có việc làm. Khi khảo sát dân số trong độ tuổi lao động của bất cứ quốc gia nào, người ta thường chia làm 3 nhóm:

- Nhóm người có công ăn việc làm: Đây là những người làm một việc gì đó được trả công, cũng như những người có công việc nhưng nghỉ ốm, nghỉ hè hoặc đình công.

- Nhóm người thất nghiệp: được xác định bao gồm tất cả những người trong trong lực lượng lao động có khả năng làm việc và sẵn sàng làm việc nhưng lại không có việc. Muốn được coi là thất nghiệp, một người phải làm nhiều hơn là chỉ đơn giản nghĩ đến việc làm, người ta phải tích cực tìm việc làm. Lực lượng lao động bao gồm nhóm người có công ăn việc làm và nhóm người thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp là số người thất nghiệp chia cho lực lượng lao động.


- Nhóm người không tham gia vào lực lượng lao động hay còn gọi là nhóm người không hoạt động kinh tế bao gồm những người đang đi học, hiện làm nội trợ cho bản thân gia đình, về hưu hay già cả, ốm đau, tàn tật không có khả năng lao động.

- Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là tỷ lệ thất nghiệp khi thị trường lao động và thị trường sản phẩm đạt trạng thái cân bằng đồng thời. Ở tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, lạm phát là ổn định (không có biểu hiện tăng lên hoặc giảm xuống), tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất có thể đạt được, tương ứng với mức công ăn việc làm cao nhất có thể đạt được của một nước. Tỷ lệ thất nhiệp thực tế có thể cao hơn, thấp hơn hoặc bằng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào những biến động của nền kinh tế. Theo đánh giá của nhiều nhà kinh tế, ở các nước phát triển, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên thường ở mức từ 3% đến 10%.

Có hai nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là khoảng thời gian thất nghiệp và tần số thất nghiệp. Khoảng thời gian thất nghiệp là khoảng thời gian mà người lao động chưa có việc làm và đang đi tìm kiếm việc làm, nó dài hay ngắn phụ thuộc vào: cách thức tổ chức thị trường lao động; cấu tạo nhân khẩu của những người thất nghiệp (tuổi đời, tuổi nghề, cơ cấu ngành nghề đào tạo… ). Mọi chính sách của nhà nước nhằm cải thiện các yếu tố trên dẫn đến rút ngắn khoảng thời gian thất nghiệp, hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Tần số thất nghiệp là số lần trung bình một người lao động bị thất nghiệp trong một thời kỳ nhất định, nó nhiều hay ít phụ thuộc vào: sự thay đổi nhu cầu lao động của các doanh nghiệp, sự gia tăng của dân số tham gia vào lực lượng lao động, vì vậy hạ thấp tỷ lệ tăng dân số và ổn định kinh tế là hướng đi quan trọng để giữ tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên thấp.

Phân loại thất nghiệp

Có nhiều cách phân loại thất nghiệp, ngày nay chúng ta chủ yếu phân loại thất nghiệp theo những tiêu chí sau:

Một là, phân theo loại hình thất nghiệp: Thất nghiệp là một gánh nặng, cần phải hiểu gánh nặng đó rơi vào bộ phận dân cư nào, ngành nghề nào … để hiểu đầy đủ đặc điểm, tính chất và mức độ tác hại của thất nghiệp


trong thực tế, với mục đích đó, người ta chia thất nghiệp thành những loại sau:

- Thất nghiệp theo giới tính.

- Thất nghiệp theo độ tuổi.

- Thất nghiệp theo khu vực (vùng lãnh thổ)

- Thất nghiệp theo ngành nghề.

- Thất nghiệp theo dân tộc, chủng tộc …

Hai là, phân theo lý do thất nghiệp: chia làm các loại

- Bỏ việc: tự ý xin thôi việc vì những lý do khác nhau như cho rằng lương thấp, không phù hợp với ngành nghề, không phù hợp với vị trí làm việc …

- Mất việc: là trường hợp xảy ra khi các hãng cho thôi việc do những khó khăn trong kinh doanh.

- Đang trong thời gian chờ quay lại công việc: là những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay muốn quay lại làm việc nhưng chưa tìm được việc làm.

Ba là, phân theo nguồn gốc thất nghiệp: tìm hiểu nguồn gốc thất nghiệp để đưa ra những giải pháp giải quyết thất nghiệp.

- Thất nghiệp tạm thời: phát sinh do sự di chuyển của người lao động giữa các vùng, giữa các công việc hoặc là giữa những giai đoạn khác nhau của cuộc sống, bao gồm những người lao động đang trong thời gian tìm kiếm công việc tốt hơn, phù hợp với ý muốn riêng, những người mới bước vào lực lượng lao động đang tìm kiếm việc làm, phụ nữ quay lai lực lượng lao động sau khi có con. Thất nghiệp tạm thời ở một mức độ nào đó là sự cần thiết trong một nền kinh tế luôn có sự thay đổi. Vì nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn các loại hàng hóa thị trường yêu cầu luôn thay đổi theo thời gian, khi nhu cầu về hàng hóa thay đổi thì nhu cầu về lao động để sản xuất ra những hàng hóa đó cũng thay đổi theo. Ngoài ra các doanh nghiệp có thể bất ngờ bị phá sản hoặc không chấp nhận hiệu quả làm việc thấp của người lao động khiến người lao

động mất việc…

- Thất nghiệp có tính cơ cấu: xảy ra khi có sự mất cân đối giữa cung và cầu về các loại lao động, các ngành nghề chuyên môn … Sự mất cân đối này

xảy ra vì mức cầu đối với loại lao động này thì tăng còn mức cầu đối với loại lao động khác thì lai giảm đi, trong khi mức cung lại không được điều chỉnh một cách kịp thời. Trong trường hợp này, nếu mức lương thật sự linh hoạt thì sự mất cân đối trên thị trường lao động sẽ mất đi khi tiền lương hạ xuống trong những khu vực có mức cung ứng cao và tăng lên trong những khu vực có mức cầu lao động cao. Khi mức tiền lương không linh hoạt, sự mất cân đối trong cung cầu lao động tất yếu sẽ dẫn tới tình trạng thất nghiệp có tính cơ cấu.

- Thất nghiệp chu kỳ: xảy ra khi mức cầu chung về lao động thấp, nguồn gốc gây ra thất nghiệp theo chu kỳ là tổng cầu giảm, nền kinh tế đi vào giai đoạn suy thoái của chu kỳ kinh doanh. Sự phân biệt giữa thất nghiệp theo chu kỳ và các loại thất nghiệp khác là then chốt để phán đoán về tình hình chung của thị trường lao động. Mức độ thất nghiệp cao của thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp có tính cơ cấu có thể diễn ra cho dù thị trường lao động nói chung đang cân bằng, còn thất nghiệp chu kỳ xảy ra khi sự cân bằng của các thị trường lao động đã rệu rã, tình trạng thất nghiệp xảy ra ở khắp mọi nơi, mọi ngành nghề.‌

1.2 Lực lượng lao động và thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay

1.2.1 Đặc điểm cơ bản của lực lượng lao động ở Việt Nam hiện nay.

- Dân số trong độ tuổi làm việc: là bộ phận dân số trên độ tuổi tối thiểu quy định, tham gia hoặc sẵn sàng tham gia vào nguồn cung lao động để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế. Theo điều 6, chương I của Bộ luật lao động của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1994 (sửa đổi bổ sung năm 2002, 2006, 2007), người lao động (dân số trong độ tuổi làm việc) là người từ đủ 15 tuổi trở lên.

- Lực lượng lao động hay số người hoạt động kinh tế hiện tại là những người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và thất nghiệp. Thất nghiệp ở đây được hiểu là những người chưa có việc làm, có khả năng làm việc, đang tìm việc hoặc sẵn sàng làm việc.


1.2.1.1 Nguồn nhân lực của Việt Nam dồi dào, trẻ, có tốc độ tăng trưởng cao:

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trên cả nước hiện nay là 44,4 triệu người. Trong đó lực lượng lao động nhóm tuổi 15 – 34 chiếm 46,8% ,từ 35 - 54 tuổi chiếm 35,4% trên 55 tuổi chiếm 7,8%. Như vậy lực lượng lao động trẻ (dưới 35 tuổi) ở Việt Nam chiếm khoảng 50% lực lượng lao động cho thấy tiềm năng về lao động của Việt Nam rất lớn, nếu chúng ta có định hướng đào tạo, sử dụng tốt thì đây là một lợi thế rất lớn mà hiện nay các quốc gia (đặc biệt là các nước phát triển) đang khan hiếm.

Từ 1996 đến nay, lực lượng lao động của Việt Nam tăng liên tục với mức tăng trung bình 922,2 ngàn người/năm tức tỷ lệ 2,3 %/năm. Cơ cấu theo độ tuổi của lao động vận động theo xu hướng sau: nhóm từ 15 - 24 tuổi giảm xuống do sự gia tăng cơ hội học tập dành cho nhóm này; nhóm tuổi từ 25 – 54 tăng dần; nhóm tuổi trên 54 giảm dần.

1.2.1.2 Lực lượng lao động Việt Nam đang chuyển dịch theo ngành và khu vực kinh tế theo hướng tích cực nhưng tốc độ chuyển dịch chậm.

Cơ cấu lao động đã có sự chuyển biến rõ rệt theo hướng tích cực: Năm 2001, tỷ trọng của lao động thuộc nhóm ngành nông - lâm - ngư nghiệp trong tổng số lao động có việc làm chiếm 62,7%; công nghiệp - xây dựng: 14,5%; thương mại - dịch vụ: 22,8%; đến nay tỷ lệ này là: nông lâm ngư nghiệp: 55,7%; công nghiệp - xây dựng: 19,1%; thương mại - dịch vụ: 25,2%.

Tỷ lệ lao động có việc làm ở khu vực nông thôn tuy có giảm nhưng vẫn chiếm hơn 3/4 tổng số lao động có việc làm của nền kinh tế. Năm 1996 tỷ lệ này là 80,79%, hiện nay là 75,63%. Tương ứng tỷ lệ lao động khu vực thành thị tăng song vẫn chiếm một tỷ lệ khiêm tốn (dưới 1/4). Chỉ số tương ứng của khu vực thành thị là 19,25% và 24,75%.

Lao động có việc làm khu vực thành thị có tốc độ tăng cao hơn khu vực nông thôn. Cụ thể tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 1996 - 2005 của lao động có việc làm khu vực thành thị là 5,0%, gấp hơn 3 lần tốc độ tăng lao động có việc làm ở khu vực nông thôn (1,6%)


Phân bổ lao động cho thấy sự chuyển dịch về cơ cấu lao động chưa tương thích với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong 5 năm qua chiếm xấp xỉ 21,6 % GDP nhưng lực lượng lao động ở nông thôn lại lớn (75,5%) phản ánh hiệu quả sử dụng lao động ở khu vực nông thôn, nông nghiệp thấp.

Sự phân bổ lao động vẫn tập trung chủ yếu ở 3 vùng: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ; 2 vùng Tây Bắc và Tây Nguyên có diện tích đất tự nhiên lớn nhưng chưa thu hút được nhiều lao động, lao động ở 2 vùng này chỉ chiếm 8,8 % đó là xét về mặt lượng, về mặt chất vấn đề còn bức xúc hơn. Thiếu nguồn nhân lực là khó khăn lớn trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên cơ sở lợi thế của từng vùng.

1.2.1.3 Chất lượng lao động ngày càng được cải thiện

Chất lượng lao động được nâng lên, thể hiện qua số lượng lao động đã qua đào tạo và đào tạo nghề. Trình độ học vấn phổ thông của lao động trong độ tuổi ngày càng được nâng cao.

Tỷ lệ lao động không đi học và có trình độ từ bậc tiểu học trở xuống năm 1996 chiếm 22,3% đến nay giảm xuống còn 17,3%. Năm 1996, tỷ lệ lao động có việc làm chưa qua đào tạo là 87,5% và tỷ lệ qua đào tạo (tính lao động được đào tạo từ 3 tháng trở lên) là 12,5%. Đến nay , tỷ lệ này tương ứng là 74,8% và 25,2%. Như vậy sau hơn 10 năm, tỷ lệ lao động có việc làm đã qua đào tạo đã tăng gấp đôi. Năm 2006, khoảng 26,85% lao động từ 15 tuổi trở lên tốt nghiệp trung học cơ sở và 23,46% tốt nghiệp trung học phổ thông. Lao động qua đào tạo nghề tăng, giai đoạn 2001 - 2006 dạy nghề cho 6,6 triệu người (tăng bình quân 6,5%/năm), trong đó dạy nghề dài hạn cho 1,14 triệu người (tăng bình quân 15%/năm); lực lượng lao động xã hội qua đào tạo năm 2006 đạt 31,5%, trong đó, có 20% qua đào tạo nghề (năm 2001 là 13,4%), đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế; góp phần tạo cơ hội việc làm cho người lao động, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tuy nhiên chất lượng nguồn lực lao động ở Việt Nam vẫn còn thấp so


với nhu cầu phát triển những ngành công nghệ mới. Phần lớn lao động ở nông thôn có trình độ văn hóa không cao hoặc được đào tạo không cơ bản. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở khu vực nông thôn là 16,8% so với tổng số lao động có việc làm chỉ bằng 1/3 tỷ lệ này ở khu vực thành thị (51,4%) vì thế những ngành nghề có trình độ công nghệ cao khó phát triển.

Lực lượng lao động ở nước ta tuy có số lượng lớn (năm 2006 là 45,6 triệu lao động), song chất lượng lao động còn thấp. Phần lớn lao động Việt Nam (gần 70%) chưa qua đào tạo, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn thấp hơn, chỉ chiếm khoảng 20%. Tính đến năm 2005, số người có trình độ đại học và cao đẳng trở lên là 2,4 triệu người, chiếm 5,5% tổng số lực lượng lao động, nhưng chất lượng còn thấp kém.

Cả nước có 6,5 triệu công nhân kỹ thuật, trong đó 4,7 triệu người không có bằng, 1,6 triệu có chứng chỉ, bằng nghề và 430 ngàn người có trình độ sơ cấp. Hiện nay còn thiếu nhiều công nhân kỹ thuật lành nghề, trước hết là trong các ngành trọng điểm (cơ khí, điện tử - kỹ thuật điện, hóa chất,...) và ở các khu công nghiệp lớn, các khu kinh tế mới thành lập.

Một bộ phận đáng kể là lao động trẻ chưa được đào tạo về nghề hoặc nếu được đào tạo thì còn hạn chế về kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp. Có đến trên 78% thanh niên ở nhóm tuổi 20 - 24 chưa được chuẩn bị về nghề khi tham gia thị trường lao động. Năm 2005, tỷ lệ học sinh tham gia đào tạo nghề nghiệp các loại so với tổng số thanh niên thuộc nhóm tuổi này chỉ khoảng 20% - 25%, kể cả dạy nghề ngắn hạn, trong khi tỷ lệ này của các nước phát triển tới 80% - 90%. Lao động trình độ cao thiếu nhiều, nhất là trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, quản lý doanh nghiệp, chuyên gia kỹ thuật.

Quy mô đào tạo cấp bậc trình độ cao đẳng, đại học tăng quá nhanh (tăng bình quân 9,35%/năm thời kỳ 2001 - 2005) và không tương ứng với điều kiện về cơ sở vật chất, giảng viên, chương trình, phương pháp giảng dạy,... nên không đạt yêu cầu về chất lượng. Trong khi đó, quy mô dạy nghề lại tăng chậm nên cơ cấu đào tạo theo cấp bậc càng trở nên bất hợp lý. Cơ cấu đào tạo theo ngành nghề cũng bất hợp lý, chưa đáp ứng yêu cầu của thực tế. Đào tạo các ngành kỹ thuật - công nghệ; nông - lâm - ngư chiếm tỷ trọng

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/10/2023