Cán cân thanh toán quốc tế - 1



----------



LUẬN VĂN Đề Tài Cán cân thanh tóan quốc tế MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 1 Khái 1


LUẬN VĂN


Đề Tài: Cán cân thanh tóan quốc tế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 46 trang tài liệu này.



MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

1. Khái niệm và ý nghĩa kinh tế của cán cân thanh toán quốc tế (CCTTQT) 4

1.1 Khái niệm 4

1.2 Ý nghĩa kinh tế của CCTTQT 4

2. Kết cấu và các cán cân bộ phận của cán cân thanh toán quốc tế 5

2.1. Các thành phần của cán cân thanh toán 5

2.2. Các bộ phận của cán cân thanh toán 6

2.2.1. Cán cân vãng lai 6

2.2.2. Cán cân vốn 10

2.2.3. Cán cân cơ bản 11

2.2.4. Cán cân tổng thể (overall balance) 12

2.2.5. Cán cân bù đắp chính thức(official finacing balance) 12

2.2.6. Nhầm lẫn và sai sót 13

3. Thặng dư và thâm hụt CCTTQT 13

3.1. Thặng dư và thâm hụt cán cân thương mại 14

3.2 Thặng dư và thâm hụt cán cân vãng lai 14

3.3.Thặng dư và thâm hụt cán cân cơ bản(BB) 17

3.4. Thặng dư và thâm hụt cán cân tổng thể 18

II. CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 19

1. Thực tế CCTTQT của Việt Nam 19

1.1. Cán cân thương mại (TB) 19

1.2. Cán cân dịch vụ (SE) 27

1.3. Cán cân vốn 28

2. Nguyên nhân dẫn đến sự thâm hụt CCTTQT của Việt Nam 34

2.1 Thâm hụt thương mại cao trong thời gian dài 34

2.2 Đầu tư tăng cao 34

3. Giải pháp 37

3.1. Các giải pháp cải thiện cán cân thanh toán quốc tế trên thế giới 37

3.2. Các giải pháp cải thiện cán cân thanh toán quốc tế tại Việt Nam 38

KẾT LUẬN 40

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 40

LỜI MỞ ĐẦU

Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang là xu thế của thời đại và diễn ra ngày càng sâu rộng về nội dung, quy mô trên nhiều lĩnh vực. Trong xu thế đó, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã diễn ra từ lâu, kể từ khi Việt Nam khởi xướng công cuộc đổi mới toàn diện đất nước vào năm 1986. Việt Nam đã gia nhập khối ASEAN năm 1995; tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) năm 1996; ký Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2000 và ký kết các hiệp định thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư song và đa phương khác. Đặc biệt từ năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), là mốc son quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, đánh dấu cho việc hội nhập ngày càng sâu rộng với thị trường quốc tế nói chung và trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng. Để nắm bắt được những cơ hội cũng như chủ động đối phó với các thách thức trong quá trình hội nhập, Việt Nam đã và đang tiến hành cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Để có thêm kiến thức về vấn đề này, chúng ta sẽ tìm hiểu về cán cân thanh toán của Việt Nam và các nguyên nhân cũng như giải pháp cho sự thâm hụt cán cân thương mại quốc tế của Việt Nam.


I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ


1. Khái niệm và ý nghĩa kinh tế của cán cân thanh toán quốc tế (CCTTQT)

1.1 Khái niệm


Cán cân thanh toán quốc tế (balance of payment) được hiểu là bảng kế toán tổng hợp các luồng vận động về hàng hoá dịch vụ , tư bản… của một quốc gia với phần còn lại của thế giới trong từng thời kỳ nhất định. Những giao dịch này có thể được tiến hành bởi các cá nhân, các doanh nghiệp cư trú trong nước hay chính phủ của quốc gia đó. Đối tượng giao dịch bao gồm các loại hàng hóa, dịch vụ, tài sản thực, tài sản tài chính, và một số chuyển khoản. Thời kỳ xem xét có thể là một tháng, một quý, song thường là một năm. Những giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú trong nước tới người cư trú ngoài nước được ghi vào bên tài sản nợ. Các giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú ở ngoài nước cho người cư trú ở trong nước được ghi vào bên tài sản có.

Vậy, cán cân thanh toán quốc tế là một bản đối chiếu giữa các khoán tiền thu được từ nước ngoài với các khoản tiền trả cho nước ngoài của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định.

Theo Nghị định số 164/1999/NĐ-CP ngày 16/11/2009 của Chính phủ về quản lý cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam, Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam được quy định là bảng tổng hợp có hệ thống toàn bộ các chỉ tiêu về giao dịch kinh tế giữa Người cư trú và Người không cư trú trong một thời kỳ nhất định. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được giao là cơ quan chịu trách nhiệm chủ trì lập, theo dòi và phân tích cán cân thanh toán.

1.2 Ý nghĩa kinh tế của CCTTQT.


Thực chất của cán cân thanh toán quốc tế là một tài liệu thống kê, có mục đích cung cấp sự kê khai đầy đủ dưới hình thức phù hợp với yêu cầu phân tích những quan hệ kinh tế tài chính của một nước với nước ngoài trong một thời


gian xác định. Do đó, CCTTQT là một trong những công cụ quan trọng trong quản lý kinh tế vĩ mô. Thông qua, cán cân thanh toán trong một thời kỳ, Chính phủ của mỗi quốc gia có thể đối chiếu giữa những khoản tiền thực tế thu được từ nước ngoài với những khoản tiền mà thực tế nước đó chi ra cho nước ngoài trong một thời kỳ nhất định. Từ đó, đưa ra các quyết sách về điều hành kinh tế vĩ mô như chính sách tỷ giá, chính sách xuất nhập khẩu.

Ngoài ra, CCTT là công cụ đánh giá tiềm năng kinh tế của một quốc gia, giúp các nhà hoạch định kinh tế có định hướng đúng đắn. Cán cân thanh toán bộc lộ rò ràng khả năng bền vững, điểm mạnh và khả năng về kinh tế bằng việc đo lường chính xác kết quả xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của đất nước đó.

CCTT còn được sử dụng như một chỉ số về kinh tế và tính ổn định chính trị. Ví dụ, nếu một nước có thặng dư cán cân thanh toán có nghĩa là có nhiều đầu tư từ nước ngoài đáng kể vào nước đó hoặc cũng có thể là nước đấy không xuất khẩu nhiều tiền tệ ra nước ngoài dẫn đến sự tăng giá của giá trị đồng nội tệ so với ngoại tệ.

2. Kết cấu và các cán cân bộ phận của cán cân thanh toán quốc tế


2.1. Các thành phần của cán cân thanh toán


Theo quy tắc mới về biên soạn biểu cán cân thanh toán do IMF đề ra năm 1993, cán cân thanh toán của một quốc gia bao gồm bốn thành phần sau:

Tài khoản vãng lai: Tài khoản vãng lai ghi lại các giao dịch về hàng hóa, dịch vụ và một số chuyển khoản.

Tài khoản vốn : Tài khoản vốn ghi lại các giao dịch về tài sản thực và tài sản tài chính.

Thay đổi trong dự trữ ngoại hối nhà nước

Mức tăng hay giảm trong dự trữ ngoại hối của ngân hàng trung ương. Do tổng của tài khoản vãng lai và tài khoản vốn bằng 0 và do mục sai số nhỏ, nên gần như tăng giảm cán cân thanh toán là do tăng giảm dự trữ ngoại


hối tạo nên.

Mục sai số

Do ghi chép đầy đủ toàn bộ các giao dịch trong thực tế, nên giữa phần ghi chép được và thực tế có thể có những khoảng cách. Khoảng cách này được ghi trong cán cân thanh toán như là mục sai số.

2.2. Các bộ phận của cán cân thanh toán

Cán cân vãng lai (current balance)

Cán cân vốn (capital balance)

Cán cân bù đắp chính thức (official finacing balance)

Cán cân cơ bản (basic balance)

Cán cân tổng thể (overall balance)

2.2.1. Cán cân vãng lai


Tài khoản vãng lai (còn gọi là cán cân vãng lai) trong cán cân thanh toán của một quốc gia ghi chép những giao dịch về hàng hóa và dịch vụ giữa người cư trú trong nước với người cư trú ngoài nước. Những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của người cư trú trong nước cho người cư trú ngoài nước được ghi vào bên "nợ" (theo truyền thống kế toán sẽ được ghi bằng mực đỏ). Còn những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của người cư trú ngoài nước cho người cư trú trong nước được ghi vào bên "có" (ghi bằng mực đen). Thặng dư tài khoản vãng lai xảy ra khi bên có lớn hơn bên nợ.

Theo quy tắc mới về biên soạn báo cáo cán cân thanh toán quốc gia do IMF soạn năm 1993, tài khoản vãng lai bao gồm:

Cán cân thương mại hàng hóa


Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) giữa chúng. Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, thì cán cân thương mại có thặng dư. Ngược lại, khi


mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại có thâm hụt. Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng.

Cán cân thương mại còn được gọi là xuất khẩu ròng hoặc thặng dư thương mại. Khi cán cân thương mại có thặng dư, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị dương. Khi cán cân thương mại có thâm hụt, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị âm. Lúc này còn có thể gọi là thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, cần lưu ý là các khái niệm xuất khẩu, nhập khẩu, xuất khẩu ròng, thặng dư/thâm hụt thương mại trong lý luận thương mại quốc tế rộng hơn các trong cách xây dựng bảng biểu cán cân thanh toán quốc tế bởi lẽ chúng bao gồm cả hàng hóa lẫn dịch vụ.

Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại:

+ Nhập khẩu: có xu hướng tăng khi GDP tăng và thậm chí nó còn tăng nhanh hơn. Sự gia tăng của nhập khẩu khi GDP tăng phụ thuộc xu hướng nhập khẩu biên (MPZ). MPZ là phần của GDP có thêm mà người dân muốn chi cho nhập khẩu. Ví dụ, MPZ bằng 0,2 nghĩa là cứ 1 đồng GDP có thêm thì người dân có xu hướng dùng 0,2 đồng cho nhập khẩu. Ngoài ra, nhập khẩu phụ thuộc giá cả tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa sản xuất tại nước ngoài. Nếu giá cả trong nước tăng tương đối so với giá thị trường quốc tế thì nhập khẩu sẽ tăng lên và ngược lại. Ví dụ: nếu giá xa đạp sản xuất tại Việt Nam tăng tương đối so với giá xe đạp Nhật Bản thì người dân có xu hướng tiêu thụ nhiều xe đạp Nhật Bản hơn dẫn đến nhập khẩu mặt hàng này cũng tăng.

+ Xuất khẩu: chủ yếu phụ thuộc vào những gì đang diễn biến tại các quốc gia khác vì xuất khẩu của nước này chính là nhập khẩu của nước khác. Do vậy nó chủ yếu phụ thuộc vào sản lượng và thu nhập của các quốc gia bạn hàng. Chính vì thế trong các mô hình kinh tế người ta thường coi xuất khẩu là yếu tố tự định.

+ Tỷ giá hối đoái: là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế. Khi tỷ giá của đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì giá cả


của hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn đối với người nước ngoài. Vì thế việc tỷ giá đồng nội tệ tăng lên sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm. Ngược lại, khi tỷ giá đồng nội tệ giảm xuống, xuất khẩu sẽ có lợi thế trong khi nhập khẩu gặp bất lợi và xuất khẩu ròng tăng lên. Ví dụ, một bộ ấm chén sứ Hải Dương có giá 70.000 VND và một bộ ấm chén tương đương của Trung Quốc có giá 33 CNY (Nhân dân tệ). Với tỷ giá hối đoái 2.000 VND = 1 CNY thì bộ ấm chén Trung Quốc sẽ được bán ở mức giá 66.000 VND trong khi bộ ấm chén tương đương của Việt Nam là 70.000 VND. Trong trường hợp này ấm chén nhập khẩu từ Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh hơn. Nếu VND mất già và tỷ giá hối đoái thay đổi thành 2.300 VND = 1 CNY thì lúc này bộ ấm chén Trung Quốc sẽ được bán với giá 75.900 VND và kém lợi thế cạnh tranh hơn so với ấm chén sản xuất tại Việt Nam.

Tác động của cán cân thương mại đến GDP :

Đối với một nền kinh tế mở, cán cân thương mại có hai tác động quan trọng: xuất khẩu ròng bổ sung vào tổng cầu (AD) của nền kinh tế; số nhân đầu tư tư nhân và số nhân chi tiêu chính phủ khác đi do một phần chi tiêu bị "rò rỉ" qua thương mại quốc tế.

Xuất khẩu ròng và GDP cân bằng


● Cán cân thương mại phi hàng hóa 2

Cán cân thương mại phi hàng hóa

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/05/2022