Thực Trạng Công Bố Thông Tin Trên Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội

4. Kết quả nghiên cứu: Thống kê mô tả mẫu quan sát, phân tích hồi quy, kiểm định tính phù hợp của mô hình và các giả thuyết nghiên cứu.

5. Đề xuất và hướng nghiên cứu tiếp theo.

Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI

3.1. Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam (Nguồn: Công ty chứng khoán VCBS)

Thị trường chứng khoán là nơi người ta mua bán, chuyển nhượng, trao đổi chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời. Đó có thể là thị trường tập trung hoặc phi tập trung.

3.1.1. Thị trường chứng khoán là gì?

Thị trường chứng khoán là một thị trường mà ở nơi đó người ta mua bán, chuyển nhượng, trao đổi chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời. Tuy nhiên, đó có thể là thị trường chứng khoán tập trung hoặc phi tập trung. Tính tập trung ở đây là muốn nói đến việc các giao dịch được tổ chức tập trung theo một địa điểm vật chất.

Hình thái điển hình của thị trường chứng khoán tập trung là Sở giao dịch chứng khoán (Stock exchange). Tại Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK), các giao dịch được tập trung tại một địa điểm; các lệnh được chuyển tới sàn giao dịch và tham gia vào quá trình ghép lệnh để hình thành nên giá giao dịch.

Thị trường chứng khoán phi tập trung còn gọi là thị trường OTC (over the counter). Trên thị trường OTC, các giao dịch được tiến hành qua mạng lưới các công ty chứng khoán phân tán trên khắp quốc gia và được nối với nhau bằng mạng điện tử. Giá trên thị trường này được hình thành theo phương thức thoả thuận.

3.1.2. Chức năng của thị trường chứng khoán

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 77 trang tài liệu này.

Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế

Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiền nhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất xã hội. Thông qua thị trường chứng khoán, Chính phủ và chính quyền ở các địa phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của xã hội.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tính kịp thời báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội - 6

Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng

Thị trường chứng khoán cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh với các cơ hội lựa chọn phong phú. Các loại chứng khoán trên thị trường rất khác nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có thể lựa chọn loại hàng hoá phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của mình.

Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán

Nhờ có thị trường chứng khoán các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng thanh khoản là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối với người đầu tư. Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư. Thị trường chứng khoán hoạt động càng năng động và có hiệu quả thì tính thanh khoản của các chứng khoán giao dịch trên thị trường càng cao.

Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp

Thông qua chứng khoán, hoạt động của các doanh nghiệp được phản ánh một cách tổng hợp và chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động của doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện, từ đó cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm.

Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô

Các chỉ báo của thị trường chứng khoán phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén và chính xác. Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền kinh tế tăng trưởng; ngược lại giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Vì thế, thị trường chứng khoán được gọi là phong vũ biểu của nền kinh tế và là một công cụ quan trọng giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Thông qua thị trường chứng khoán, Chính phủ có thể mua và bán trái phiếu Chính phủ để tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách và quản lý lạm phát. Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể sử dụng một số chính sách, biện pháp tác động vào thị trường chứng khoán nhằm định hướng đầu tư đảm bảo cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế.

3.1.3. Cơ cấu thị trường chứng khoán

Xét về sự lưu thông của chứng khoán trên thị trường, thị trường chứng khoán có hai loại:

Thị trường sơ cấp

Là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành. Trên thị trường này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành.


Thị trường thứ cấp

Là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp.

Thị trường thứ cấp đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành.

3.1.4. Các nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán

Nguyên tắc cạnh tranh

Theo nguyên tắc này, giá cả trên thị trường chứng khoán phản ánh quan hệ cung cầu về chứng khoán và thể hiện tương quan cạnh tranh giữa các công ty. Trên thị trường sơ cấp, các nhà phát hành cạnh tranh với nhau để bán chứng khoán của mình cho các nhà đầu tư, các nhà đầu tư được tự do lựa chọn các chứng khoán theo các mục tiêu của mình. Trên thị trường thứ cấp, các nhà đầu tư cũng cạnh tranh tự do để tìm kiếm cho mình một lợi nhuận cao nhất, và giá cả được hình thành theo phương thức đấu giá.

Nguyên tắc công bằng

Công bằng có nghĩa là mọi người tham gia thị trường đều phải tuân thủ những quy định chung, được bình đẳng trong việc chia sẻ thông tin và trong việc gánh chịu các hình thức xử phạt nếu vi phạm vào những quy định đó.

Nguyên tắc công khai

Chứng khoán là loại hàng hoá trừu tượng nên thị trường chứng khoán phải được xây dựng trên cơ sở hệ thống công bố thông tin tốt. Theo luật định, các tổ chức phát hành có nghĩa vụ phải cung cấp thông tin đầy đủ theo chế độ thường xuyên và đột xuất thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, Sở giao dịch, các công ty chứng khoán và các tổ chức có liên quan.

Nguyên tắc trung gian

Nguyên tắc này có nghĩa là các giao dịch chứng khoán được thực hiện thông qua tổ chức trung gian là các công ty chứng khoán. Trên thị trường sơ cấp, các nhà đầu tư không mua trực tiếp của nhà phát hành mà mua từ các nhà bảo lãnh phát hành. Trên thị trường thứ cấp, thông qua các nghiệp vụ môi giới, kinh doanh, các công ty chứng khoán mua, bán chứng khoán giúp các khách hàng, hoặc kết nối các khách hàng với nhau qua việc thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán trên tài khoản của mình.

Nguyên tắc tập trung

Các giao dịch chứng khoán chỉ diễn ra trên sở giao dịch và trên thị trường OTC dưới sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức tự quản.

Các thành phần tham gia thị trường chứng khoán

Nhà phát hành

Là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán dưới hình thức phát hành các chứng khoán.

Nhà đầu tư

Là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán.

Nhà đầu tư có thể được chia thành 2 loại:

- Nhà đầu tư cá nhân: là những người có vốn nhàn rỗi tạm thời, tham gia mua bán trên thị trường chứng khoán với mục đích kiếm lời.

- Nhà đầu tư có tổ chức: là các định chế đầu tư thường xuyên mua bán chứng khoán với số lượng lớn trên thị trường. Các định chế này có thể tồn tại dưới các hình thức công ty đầu tư, công ty bảo hiểm, Quỹ lương hưu, công ty tài chính, ngân hàng thương mại và các công ty chứng khoán.

Các công ty chứng khoán

Là những công ty hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, có thể đảm nhận một hoặc nhiều trong số các nghiệp vụ chính là môi giới, quản lý quỹ đầu tư, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư chứng khoán và tự doanh.

Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán

- Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước: là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán ở Việt nam.

- Sở giao dịch chứng khoán: là cơ quan thực hiện vận hành thị trường và ban hành những quyết định điều chỉnh các hoạt động giao dịch chứng khoán trên Sở phù hợp với các quy định của luật pháp và Ủy ban chứng khoán.

- Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán: là tổ chức phụ trợ, phục vụ các giao dịch chứng khoán.

- Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm: là công ty chuyên cung cấp dịch vụ đánh giá năng lực thanh toán các khoản vốn gốc và lãi đúng thời hạn và theo những điều khoản đã cam kết của công ty phát hành đối với một đợt phát hành cụ thể.

3.2. Thực trạng công bố thông tin trên thị trường chứng khoán (Nguồn: Vietstock.vn)

Công bố thông tin là nghĩa vụ bắt buộc đối với tất cả các công ty niêm yết trên hai sàn chứng khoán Việt Nam . Kể từ năm 2016 thì việc công bố thông tin được áp

dụng theo Thông tư 155/2015/TT-BTC với nhiều điểm mới hướng đến chuẩn mực quốc tế (trước đây tuân thủ theo Thông tư 52/2012/TT-BTC).

Trong môt

cuôc

khảo sát toàn diện về mức độ tuân thủ đúng và đầy đủ về

nghĩa vụ công bố thông tin trên thị trường chứng khoán do Hiệp hội Các nhà quản

trị tài chính Việt Nam (VAFE) và Vietstock thưc

hiên

, số doanh nghiêp

đáp ứ ng đầy

đủ nghia

vu ̣công bố thông tin trong 5 năm qua chỉ chiếm môt

con số khá nhỏ .

Cụ t hể như vào năm 2012 chỉ có 23 doanh nghiêp

trên tổng số 688 doanh

nghiêp

niêm yết , tương ứ ng tỷ lê ̣ 3.3% hoàn thành nghĩa vụ công bố thông tin theo

quy điṇ h. Tỷ lệ này tăng lên 4.2% vào năm sau đó và là 9.7% vào năm 2015.

Măc

dù thị trường chứng khoán Viêṭ Nam so với quy mô với các thi ̣trường

khác trên trường quốc tế vẫn còn rất nhỏ , tuy nhiên không thể phủ nhân

rằng thị

trường chứ ng khoán đã và đang trở thành môt kênh huy đôṇ g vốn vô cùng quan

trọng cho nền kinh tế. Thông tin từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, huy động vốn 7 tháng đầu năm 2016 đạt gần 254.5 nghìn tỷ đồng, ước tăng 81%. Đấu giá cổ phần hóa cho 58 doanh nghiệp Nhà nước với tổng giá trị đạt 5,291 tỷ đồng, tăng 75% so

với cùng kỳ năm trước; 21 đơt

đấu giá thoái vốn Nhà nước với tổng giá trị 1,899 tỷ

đồng, tăng 112%. Đó là chưa kể thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh giá là 1 trong 5 thị trường thế giới có mức tăng trưởng cao nhất và có mức sinh lời lớn nhất trong quý 2/2016 tại khu vực Đông Nam Á.

Sang năm 2016, hoạt động công bố thông tin trên thị trường chứng khoán đã

bắt đầu áp duṇ g theo quy chuẩn mới là Thông tư 155 với muc đích giúp thi ̣trường

minh bac̣ h hóa hơn . Số doanh nghiêp

không vi pham

nghia

vu ̣công bố thông tin

thống kê đươc

là 118 đơn vi,̣ tăng đáng kể so với các năm trước đó . Tuy nhiên xét

trên tổng thể thì cũng chỉ chiếm 18.5% trong tổng số 639 doanh nghiêp khảo sát.

niêm yết

Trong hoaṭ đôṇ g này , kể từ năm 2011 đến nay , REE và VNM hai là ông lớn

đảm bảo thưc

hiên

đúng nghia

vu ̣ công bố thông tin thường xuyên nhất.

Còn DPM, HSG và HPG thì hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ này trong 4 năm qua từ năm 2013. Cũng có nhiều doanh nghiệp lớn khác đã không duy trì được việc công

bố thông tin đúng quy điṇ h, chẳng han

2013, rồi 3 năm sau đó đều vắng măṭ .

EIB và BCI chỉ thực hiện đúng vào năm

Xét riêng trong năm 2016, thì có nhiều gương mặt mới thực hiện đúng việc công bố thông tin theo quy điṇ h như NLG, TDH, LHG, AMD, BIC, EVE, PGD

hay AAA… Đây đều là những doanh nghiêp

có kết quả kinh doanh ấn tươn

g trong

thời gian qua và nhân

đươc

sư ̣ thu hút đáng kể từ giới đầu tư.

Đừng để công bố thông tin thành áp lực nặng nề

Cũng theo thống kê của VAFE và Vietstock , trong số các doanh nghiêp


đang

niêm yết trên sàn thì vấn đề hay vi pham nhât́ trong công bố thông tin chính là trễ

nộp báo cáo tài chính rồi mới đến lỗi bi ̣Sở nhắc nhở và vi pham cổ phần.

về chuyển nhương

Theo số liêu

́i nhất từ cuôc

khảo sát trong năm 2016, có đến 344 lỗi thuôc

về vi pham

công bố thông tin điṇ h kỳ . Trong đó , dân

đầu về số lần vi pham

nôp

các

báo cáo định kỳ phải kể đến những cái như tên VAT , S74, LUT, KTT, QCG, PNC, HAI, PPE, QNC, VBC, TVC, VCC, HDO, HVG….

Điều này cho thấy rằng các doanh nghiêp

chưa th ực sự chủ động trong việc

công bố thông tin về kết quả hoaṭ đôṇ g kinh doanh . Cụ thể hơn , từ quý 3/2015 đến

nay, số doanh nghiêp

vi pham

về thời han

công bố thông tin báo cáo tài chính điṇ h

kỳ luôn chiếm một tỷ trọng lớn . Theo đó , 196 doanh nghiêp

vi pham

về công bô

thông tin báo cáo tài chính trong quý 3/2015, chiếm tỷ lê ̣ 31% trong tổng số các

doanh nghiêp niêm yêt́ . Tỷ lệ này tiếp tục tăng lên 45% vào quý 4/2015.

Sang năm 2016, khi áp duṇ g Thông t ư 155, tỷ lệ doanh nghiệp vi phạm trong

quý đầu tiên cũng còn khá cao , đat

38%, tương ứ ng 243 đơn vi .

Song, đến quý

2/2016 thì đã có chiều hướng tích cực hơn khi chỉ có 165 đơn vi ̣vi pham tỷ lệ 26%.

, tương ứ ng

Đáng chú ý, có 25 doanh nghiêp từ quý 3/2015 đến hết quý 2/2016 đều mắc lỗi

vi pham

công bố báo cáo tài chính không đúng quy điṇ h . Trong số này, có nhiều đơn

vị ngập trong thua lỗ như BHT, FDT, NST, L44, SDE, VIE, S7.

Rò ràng việc vi pham

về thời han

công bố thông tin là môt

vấn đề phổ biến .

Măc

dù thời gian qua đã có nhiều trường hơp

bi ̣Ủ y ban chứ ng khoán Nhà nước

(SSC) xử phaṭ do châm

công bố báo cáo điṇ h kỳ nhưng nghia

vu ̣công bố thông tin

vân

chưa đươc

chú troṇ g . Viêc

các doanh nghiêp

vân

tỏ ra ít quan tâm đến vấn đề

công bố thông tin cũng đồng nghia

́i viêc

không quan tâm đến cổ đông của công

ty nói riêng và tất cả nhà đầu tư trên thi ̣trường nói chung .

Khi môt

công ty niêm yết thưc

hiên

tốt nghia

vu ̣công bố thông tin cũng là môt

cách tương tác tốt với nhà đầu tư . Và trong thị trường vốn (xét trên thị trường chứ ng khoán) thì điều đó mang ý nghĩa lớn trong việc huy động vốn của của một doanh

nghiêp̣ . Nếu không làm tốt những vấn đề ấy , doanh nghiêptrị của mình trong mắt không ít nhà đầu tư tiềm năng .

niêm yết tự đánh mất giá

3.3. Lịch sử hình thành và phát triển của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (Sở GDCK Hà Nội) được thành lập theo Quyết định số 01/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở chuyển đổi, tổ chức lại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội (thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg và khai trương hoạt động vào ngày 08/03/2005). Ngày 24/06/2009, Sở GDCK Hà Nội chính thức ra mắt, hoạt động với mô hình Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước (đại diện là Bộ Tài chính) làm chủ sở hữu.

Với chức năng là đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức quản lý và điều hành thị trường giao dịch chứng khoán, Sở GDCK Hà Nội đã tổ chức hoạt động đấu giá cổ phần, tổ chức đấu thầu trái phiếu Chính phủ, huy động vốn cho ngân sách Nhà nước và vận hành 03 thị trường giao dịch thứ cấp trên một nền công nghệ: thị trường cổ phiếu niêm yết, thị trường trái phiếu Chính phủ (TPCP) chuyên biệt và thị trường giao dịch cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCoM).

Mục tiêu hoạt động của Sở GDCK Hà Nội là tổ chức vận hành thị trường giao dịch chứng khoán minh bạch, công bằng, hiệu quả; phát triển hạ tầng cơ sở và các sản phẩm mới phục vụ cho thị trường, tăng cường thu hút đầu tư trong nước và quốc tế, thể hiện vai trò là kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế, đảm bảo lợi ích cao nhất cho nhà đầu tư và doanh nghiệp tham gia thị trường.

Dấu ấn nổi bật trong quá trình hoạt động của Sở GDCK Hà Nội

08/03/2005: Trung tâm GDCK Hà Nội (Tiền thân của Sở GDCK Hà Nội) chính thức khai trương và đi vào hoạt động với việc tổ chức đấu giá cổ phần hóa DNNN đầu tiên Nhà máy Thiết bị Bưu điện (Postef), mở màn cho chương trình đấu giá cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước qua các Sở GDCK.

14/07/2005: Khai trương, vận hành hệ thống giao dịch chứng khoán thứ cấp với 6 công ty niêm yết đầu tiên. Phương thức giao dịch ban đầu áp dụng duy nhất là giao dịch thỏa thuận.

02/11/2005: Chính thức áp dụng bổ sung phương thức giao dịch báo giá trung tâm (khớp lệnh liên tục) song song với phương thức giao dịch thoả thuận.

20/06/2006: Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 2276/QĐ-BTC quy định việc tập trung đấu thầu trái phiếu Chính phủ tại Trung tâm GDCK Hà Nội. Theo đó, Trung tâm GDCK Hà Nội là đơn vị duy nhất được giao nhiệm vụ tổ chức đấu thầu trái phiếu chính phủ tại Việt Nam.

Xem tất cả 77 trang.

Ngày đăng: 07/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí