Tình Hình Giải Quyết Các Tranh Chấp Liên Quan Tới Trims

Các quốc gia là nguyên đơn

Trong số 42 vụ tranh chấp chỉ có 15 quốc gia thành viên là nguyên đơn như: Hoa Kỳ (15 vụ việc chiếm 37%); Ecuador; Guatemala; Honduras; Mexico (05 thành viên cùng một vụ kiện DS27); Liên minh Châu Âu (09 vụ việc chiếm 22%); Nhật Bản (08 vụ việc chiếm 20%); Panama; Brazil; Canada; Mexico (02 vụ việc); Argentina (02 vụ việc); Trung Quốc; Liên bang Nga; Ấn Độ.

Có thể thấy rằng, phần lớn các quốc gia có nền kinh tế phát triển thường là nguyên đơn trong các vụ tranh chấp trong đó phải kể tới Hoa Kỳ (37%); Liên minh Châu Âu (22%); Nhật Bản (20%); các quốc gia đang phát triển thường chỉ tham gia hạn chế với tư cách là nguyên đơn trong 01 vụ việc liên quan tới TRIMs duy chỉ có Mexico và Argentina là nguyên đơn của 02 vụ việc. Có thể lý giải cho việc các thành viên phát triển (chỉ tính riêng Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản) chiếm tỉ lệ áp đảo 79% trong các vụ việc với tư cách là nguyên đơn là: những thành viên này có nền kinh tế phát triển, sản phẩm của họ vươn tới tất cả thị trường trên thế giới đặc biệt là khu vực các quốc gia đang phát triển, chính vì vậy các quốc gia đang phát triển buộc phải sử dụng TRIMs như là một trong những biện pháp bảo vệ ngành sản xuất trong nước, hướng các nguồn đầu tư nước ngoài theo định hướng phát triển của mình.

Các quốc gia là bị đơn

Tỉ lệ nghịch với phần trăm (%) vụ việc với tư cách là nguyên đơn, các quốc gia phát triển lại chiếm tỉ lệ rất ít trong số các vụ việc với tư cách là bị đơn. Cho tới thời điểm hiện tại đã có 13 quốc gia thành viên là bị đơn trong các vụ việc liên quan đến các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại, trong đó phải kể tới các thành viên có nền kinh tế lớn, hệ thống thương mại phát triển như Liên minh châu Âu (06 vụ việc); Hoa Kỳ (02 vụ việc); Liên bang Nga (02 vụ việc) hầu hết các yêu cầu này đến từ các thành viên là quốc gia đang phát triển. Tuy vậy các thành viên đang phát triển lại thường sử dụng TRIMs và là bị đơn trong các vụ kiện như: Brazil (06 vụ việc); Trung Quốc (05 vụ việc); Canada (04 vụ việc); Indonesia (04 vụ việc); Argentina (04 vụ việc); Philippines (03 vụ việc); Ấn Độ (03 vụ việc); Venezuela; Cộng hòa Bolivia; Thổ Nhĩ Kỳ. Như vậy có thể thấy rằng TRIMs thường được các

quốc gia đang phát triển sử dụng nhiều hơn so với các quốc gia phát triển, điều này cũng được giải thích thông qua quá trình đàm phán Hiệp định với sự bất đồng về lợi ích giữa các thành viên phát triển và thành viên đang phát triển.

Tình hình giải quyết tranh chấp

Tính tới tháng 11/2016, DSB đã thông qua báo cáo của Ban hội thẩm cũng như báo cáo của cơ quan phúc thẩm trong 20 vụ việc (chiếm 49%) trên tổng số 41 vụ việc liên quan tới TRIMs. Trong số 22 vụ việc còn lại thì 05 vụ việc (chiếm 12%) đang trong quá trình xét xử; 11 vụ việc (chiếm 24%) dừng lại ở quá trình tham vấn và không có thông tin gì thêm (có thể vì một lý do nào đó trong quá trình tham vấn bên nguyên đơn đã từ bỏ, không theo đuổi vụ kiện) và 06 vụ việc (chiếm 15%) các bên đã đưa ra một giải pháp chung thống nhất trong việc giải quyết tranh chấp. Có thể nhận thấy rằng, hầu hết các phán quyết đưa ra của DSB liên quan tới TRIMs đều được các thành viên tuân thủ một cách tự nguyện, trong đó có 16 vụ việc bên thua kiện thông báo với DSB rằng họ đã thực hiện đầy đủ phán quyết của DSB, còn lại 04 vụ việc đang trong giai đoạn thực hiện.

Bảng 2.1. Tình hình giải quyết các tranh chấp liên quan tới TRIMs


Tình hình vụ việc

Số vụ việc

Vụ việc mang ký hiệu số

Dừng lại ở quá trình tham vấn; hoặc ban hội thẩm đã được thành lập và không có thông tin gì thêm


11

DS51; DS65; DS81; DS195; DS224; DS275; DS443; DS446; DS452; DS459; DS510

Đang trong quá trình xét xử

05

DS462; DS463; DS472; DS476; DS497

Báo cáo đã được thông qua của Ban hội thẩm và cơ quan phúc thẩm (chưa thi hành)


04


DS438; DS444; DS445; DS456

Các bên đã đưa ra một giải pháp chung thống nhất

06

DS27; DS74; DS102; DS105; DS358; DS359


Đã thi hành báo cáo theo thông báo của bên thua kiện


16

DS52; DS54; DS55; DS59; DS64; DS139; DS142; DS146; DS175; DS276; DS340; DS334; DS339; DS342; DS412; DS426

Tổng số

42


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ Hiệp định các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại (TRIMs) - 7

(Nguồn: https://www.wto.org)

2.1.2. Những vấn đề pháp lý được đưa ra giải quyết Những vấn đề, cáo buộc được bên nguyên đơn đưa ra

Tranh chấp phổ biến đối với các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại thường được các quốc gia viện dẫn Điều 2 của TRIMs, theo đó bên nguyên đơn cho rằng các biện pháp mà bên bị đơn thực hiện đã vi phạm các quy định liên quan đến nguyên tắc Đối xử quốc gia và Hạn chế định lượng khi tạo ra sự bất bình đẳng đối với hàng hóa và nhà đầu tư nước ngoài. Trong 42 vụ việc liên quan tới TRIMs, các vấn đề được các bên đưa ra thường xoay quanh các biện pháp làm ảnh hưởng tới hàng hóa nhập khẩu qua biên giới; thông qua các biện pháp liên quan tới: giấy phép nhập khẩu không tự động; hạn chế định lượng thông qua hạn ngạch, thông qua yêu cầu về sản xuất trong nước; các yêu cầu về hàm lượng nội địa hóa để nhận được các khoản ưu đãi, có thể là các khoản ưu đãi về thuế hoặc phí...

Do đặc trưng của TRIMs nhằm giải thích rõ việc áp dụng các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại trong phạm vi Điều III, Điều XI của GATT, vì vậy trong yêu cầu tham vấn của bên nguyên đơn, việc viện dẫn quy định của Hiệp định TRIMs luôn gắn liền với Hiệp định GATT. Thêm vào đó là những hiệp định đặc thù liên quan tới nguyên tắc đối xử quốc gia về thuế và các biện pháp hạn chế định lượng, như:

- Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng (SCM);

- Hiệp định về các biện pháp tự vệ;

- Hiệp định về Thủ tục cấp phép nhập khẩu (ILP);

- Hiệp định về các Hàng rào Kỹ thuật đối với Thương mại (TBT);

Ngoài ra một số hiệp định khác cũng được viện dẫn như: Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS); Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS); Hiệp định về Nông nghiệp (AOA). Ta có thể thấy rõ các biện pháp đó được sử dụng thông qua lĩnh vực có liên quan như:

- Trong ngành nông nghiệp, thương mại và dịch vụ:

+ Các biện pháp hành chính liên quan đến chế độ nhập khẩu, bán và phân phối chuối của EU thông qua việc áp dụng hạn ngạch, và chế độ cấp phép nhập khẩu (DS27, DS105).

+ Hoa Kỳ (nguyên đơn trong các vụ việc) cho rằng việc Philippines áp dụng hạn ngạch thuế quan, đặc biệt là sự chậm trễ trong việc cho phép số lượng trong hạn ngạch và hệ thống cấp giấy phép hạn ngạch. Venezuela (DS275), đã thiết lập các yêu cầu cấp giấy phép nhập khẩu “một cách tùy ý” đối với nhiều sản phẩm nông nghiệp, bao gồm ngô, lúa mỳ, các sản phẩm sữa (như pho mát, sữa, cả sữa bột và sữa không béo), nho, mỡ, gia cầm, thịt bò, thịt lợn và đậu nành, từ đó đã không tạo ra sự thống nhất, minh bạch và dễ dự đoán trong hệ thống cấp giấy phép nhập khẩu, từ đó tạo ra những hạn chế cũng như làm bóp méo nghiêm trọng sự tự do hóa thương mại hàng hóa. Canada (DS276), quy định lúa mì nhập khẩu không được trộn lẫn với các loại ngũ cốc trong nước khi được đóng gói và Canada đã tạo ra những lợi thế, ưu đãi nhiều hơn cho các loại ngũ cốc trong nước so với ngũ cốc nhập khẩu. Bằng cách tạo ra những thuận lợi trong việc vận chuyển bằng việc ưu tiên bố trí, phân bổ các toa tàu trong vận tải đường sắt. Thổ Nhĩ Kỳ (DS334), Theo đó, việc nhập khẩu gạo vào Thổ Nhĩ Kỳ cần phải được cấp phép nhập khẩu và có những giới hạn ràng buộc kèm theo. Đồng thời, Thổ Nhĩ Kỳ cũng điều tiết hạn ngạch thuế quan, số lượng đối với mặt hàng gạo nhập khẩu (nhập khẩu số lượng cụ thể để được hưởng các mức thuế quan ưu đãi), nhập khẩu phải tuân theo những quy định trong nước (các yêu cầu mua hàng trong nước) yêu cầu các nhà nhập khẩu phải mua số lượng nhất định gạo trong nước, để được phép nhập khẩu số lượng cụ thể với các mức giảm thuế quan tương ứng.

+ Hay việc yêu cầu, áp đặt trong việc phập khẩu hàng hóa của Argentina, thông qua: Yêu cầu về tờ khai hải quan như là một điều kiện cho sự chấp thuận đối với hàng hóa nhập khẩu; Yêu cầu các loại giấy phép cần phải có cho việc nhập khẩu hàng hóa nhất định; Sự chậm trễ trong thủ tục cấp phép nhập khẩu (giấy phép nhập khẩu không tự động) hoặc đưa ra các hạn chế về định lượng trong nhập khẩu một số mặt hàng mà nước này hạn chế.

- Trong ngành công nghiệp ô tô:

+ Nguyên đơn bao gồm Nhật Bản và Hoa Kỳ, họ cho rằng các nhà sản xuất ô tô và linh kiện ô tô ở Brazil, muốn được hưởng các lợi ích từ việc giảm thuế đối với

các sản phẩm nhập khẩu cần phải đáp ứng được các yêu cầu: Về tỉ lệ hàm lượng nội địa trong các sản phẩm ô tô; Yêu cầu về cân đối thương mại: doanh nghiệp phải bảo đảm khối lượng hoặc trị giá sản phẩm nhập khẩu tương đương với khối lượng, giá trị sản phẩm xuất khẩu; Yêu cầu về tiêu thụ trong nước: doanh nghiệp phải bảo đảm rằng khối lượng hoặc giá trị sản phẩm tiêu thụ trong nước tương đương với sản phẩm xuất khẩu – hạn chế xuất khẩu (DS51, DS52).

+ EU, Nhật Bản và Hoa Kỳ cho rằng Indonesia đã sử dụng các biện pháp như: Miễn thuế hải quan, thuế nhập khẩu các loại xe hạng sang và phụ tùng của chúng đối với một số nước; Yêu cầu tỉ lệ nội địa hóa đối với các sản phẩm sản xuất, lắp ráp trong nước theo tỉ lệ (%) để nhận được ưu đãi về thuế đối với các linh kiện nhập khẩu (DS54; DS55; DS59; DS64).

+ Nhật Bản và EU yêu cầu tham vấn Canada (DS139, DS142) về một số biện pháp mà Canada thực hiện có ảnh hưởng tới ngành công nghiệp ô tô. Trong đó, Canada đang thực hiện một thỏa thuận trong ngành ô tô (Auto Pact) giữa Mỹ và Canada, theo đó việc miễn thuế nhập khẩu xe vào Canada chỉ áp dụng hạn chế cho một vài nhà sản xuất, cũng như các biện pháp giới hạn trong việc phân phối sản phẩm (bán buôn và bán lẻ) trong ngành công nghiệp ô tô. Và việc áp dụng các yêu cầu về giá trị gia tăng (Canadian value-added – CVA) cho cả hàng hóa và dịch vụ là không phù hợp với Điều III: 4 của Hiệp định GATT 1994.

+ EU và Hoa Kỳ cho rằng các biện pháp mà Ấn Độ (DS146; DS175) sử dụng bao gồm việc áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc; linh kiện và phụ tùng ô tô thông qua hệ thống giấy phép nhập khẩu “không tự động”; giấy phép nhập khẩu có thể chỉ được cấp cho các nhà sản xuất liên doanh với doanh nghiệp địa phương đã ký kết biên bản ghi nhớ với Chính phủ Ấn Độ; đồng thời Ấn Độ cũng yêu cầu các điều kiện bắt buộc đối với các công ty sản xuất trong lĩnh vực xe cơ giới như: Phải đạt được tỉ lệ nội địa hóa nhất định trong các sản phẩm; Phải cân bằng tỉ lệ nguồn vốn ngoại hối theo giá trị nhập khẩu hàng hóa; Việc nhập khẩu hàng hóa bị hạn chế theo giá trị, dựa vào giá trị xuất khẩu năm trước của doanh nghiệp đó.

+ Đối với Trung Quốc trong vụ việc DS339, DS340, DS342, EU cho rằng, bằng những biện pháp như: phụ tùng ô tô nhập khẩu được sử dụng trong sản xuất ô tô tại Trung Quốc phải chịu mức thuế bằng với mức thuế cho xe đã lắp ráp hoàn chỉnh, nếu hàm lượng phụ tùng nhập khẩu vượt quá ngưỡng nhất định. Hoa Kỳ cho rằng biện pháp trên đưa ra đã gây ra những bất lợi cho các nhà sản xuất ô tô nhập khẩu phụ tùng trong sản xuất ô tô. Theo quan điểm của Hoa Kỳ, mặc dù Trung Quốc áp đặt mức thuế quan đối với các loại phụ tùng thấp hơn so với xe nguyên chiếc, tuy nhiên Trung Quốc sẽ áp một khoản phí đối với phụ tùng ô tô nhập khẩu bằng với thuế suất đối với xe đã hoàn chỉnh, nếu các bộ phận nhập khẩu vượt quá ngưỡng quy định trong một chiếc xe có chứa linh kiện nhập khẩu. Canada cho rằng các biện pháp trên áp đặt chi phí khác nhau trên các phương tiện sản xuất tại Trung Quốc, chúng phụ thuộc vào hàm lượng nội địa của các phụ tùng được sử dụng trong sản xuất ô tô, do đó đã tạo ra cho nhà sản xuất trong nước một lợi thế lớn nếu họ sử dụng phụ tùng trong nước. Canada (tư cách bên thứ ba) cũng lập luận rằng các biện pháp này cũng có thể có tác động vào các khoản đầu tư nước ngoài khi nó trao một lợi thế cho doanh nghiệp sử dụng các loại phụ tùng trong nước sản xuất thay vì phải nhập khẩu các loại phụ tùng tương tự. Canada cho biết thêm thuế suất đối với các linh kiện phụ tùng được cấu thành lên một chiếc xe đã hoàn chỉnh sẽ bị áp đặt mức thuế cao hơn thông thường. Các biện pháp này dường như tạo ra những ưu đãi, thuận lợi hơn cho hoạt động xuất khẩu và việc sử dụng các loại phụ tùng trong nước trong nước so với hàng hoá nhập khẩu.

+ Bị đơn: Liên Bang Nga (DS462; DS463), liên quan tới việc áp đặt các khoản thuế và phí tái chế đối với các loại xe nhập khẩu vào Nga (ngoại trừ xe trong nước, cũng như xe nhập khẩu từ Belarus và Kazakhstan không phải chịu các loại phí tương tự). Tương tự như vậy đối với trường hợp của Brazil (DS472; DS497), thì các loại xe có động cơ xuất xứ từ EU, Nhật Bản (theo khiếu nại của 2 thành viên này) không tự động được hưởng những ưu đãi, miễn trừ như những sản phẩm tương tự xuất xứ từ một số quốc gia khác; phải chịu nhiều khoản thuế hơn và bị đối xử kém thuận lợi hơn so với xe sản xuất trong nước; áp đặt những yêu cầu tỷ lệ nội địa hóa để được hưởng một ưu đãi về thuế…

- Trong ngành công nghiệp năng lượng tái tạo:

+ Nhật Bản (DS412) và EU (DS426), cho rằng Canada đã áp dụng yêu cầu tỉ lệ nội địa hóa đối với các sản phẩm nhập khẩu trong ngành năng lượng tái tạo để được hưởng một ưu đãi về thuế theo đó các thiết bị nhập khẩu bị đối xử kém thuận lợi hơn các thiết bị được sản xuất trong nước. Cụ thể, các thiết bị trong ngành năng lượng tái tạo muốn được hưởng mức thuế ưu đãi cần phải đạt được tỉ lệ nội địa hóa nhất định trong các sản phẩm đó, theo Nhật Bản các biện pháp của chính phủ đưa ra nhằm bảo hộ cho các sản phẩm trong nước đối với các thiết bị tương tự, điều này trái với các nguyên tắc của Điều III: 1 của GATT 1994; và Điều 2.1 của Hiệp định TRIMs.

+ Các yêu cầu về tỉ lệ nội địa hóa đối với các loại pin năng lượng mặt trời của Ấn Độ (DS456).

+ Hay theo Argentina (DS459), cho rằng biện pháp mà EU sử dụng như: biện pháp thúc đẩy việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo và giới thiệu một cơ chế để kiểm soát và giảm phát thải khí nhà kính; và thiết lập các chương trình hỗ trợ cho ngành dầu sinh học tại EU, đã làm ảnh hưởng tới việc nhập khẩu và tiếp thị dầu mỏ của Argentina tới EU.

Có thể thấy rằng, các cáo buộc mà bên nguyên đơn đưa ra đều là những biện pháp làm ảnh hưởng tới việc xuất khẩu hàng hóa của họ thông qua các biện pháp hạn chế nhập khẩu như: áp dụng hạn ngạch thuế quan, áp dụng hệ thống cấp phép nhập khẩu không tự động (giấy phép nhập khẩu). Các biện pháp này chủ yếu được sử dụng trong ngành nông nghiệp, nhằm hạn chế việc nhập khẩu các mặt hàng nông sản từ các quốc gia khác, khuyến khích sử dụng các sản phẩm trong nước. Thông thường các sản phẩm nhập khẩu này có giá cả cạnh tranh hơn các sản phẩm trong nước. Vì vậy, có thể thấy các biện pháp này thường nhằm vào việc bảo hộ các sản phẩm trong nước trước các sản phẩm nhập khẩu.

Hoặc việc hạn chế việc nhập khẩu thông qua những yêu cầu về cân đối thương mại, yêu cầu tỉ lệ giá trị xuất nhập khẩu phải tương đương nhau, điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp muốn nhập khẩu phải thực hiện việc sản xuất các sản phẩm ở trong nước với giá trị tương đương. Thông qua biện pháp này nước

tiếp nhận đầu tư mong muốn, các nhà đầu tư thực hiện việc chuyển giao công nghệ, phát triển các ngành sản xuất trong nước. Tuy nhiên, nếu sử dụng các biện pháp này có thể sẽ ảnh hưởng tới nguồn vốn đầu tư nước ngoài, vì các nhà đầu tư sẽ chỉ thực sự muốn đầu tư vào những lĩnh vực mà họ thu được nhiều lợi nhuận nhất. Đồng nghĩa với việc chi phí nguyên vật liệu, giá nhân công, và chi phí quản lý ở nước tiếp nhận đầu tư ở mức thấp, để có thể tạo ra các sản phẩm có giá cả cạnh tranh.

Hoặc các biện pháp nhằm tạo ra sự phân biệt đối xử giữa hàng hóa trong nước đối với hàng hóa nhập khẩu, thông qua những yêu cầu về việc các sản phẩm nhập khẩu muốn được hưởng các ưu đãi về thuế như những sản phẩm trong nước phải đạt được một tỉ lệ nội địa hóa nhất định. Các biện pháp này thường được các quốc gia sử dụng trong các ngành công nghiệp đặc biệt là ngành công nghiệp ô tô và trong công nghiệp sản xuất năng lượng tái tạo và thường được các quốc gia đang phát triển sử dụng như: Trung Quốc; Brazil; Argentina; Indonesia; Ấn Độ. Mục đích mà các quốc gia thành viên sử dụng nhằm vừa tạo ra sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghiệp trong nước, vừa thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài (đối tác chiến lược) vào những ngành sản xuất được ưu tiên phát triển bằng cách tạo lợi thế cho những sản phẩm được sản xuất trong nước, khuyến khích sử dụng các sản phẩm trong nước thông qua yêu cầu về tỉ lệ nội địa hóa.

Những vấn đề pháp lý được cơ quan xét xử xem xét

Như đã trình bày ở trên, trong số 42 vụ việc liên quan tới TRIMs, hiện tại Ban hội thẩm đã xem xét và đưa ra báo cáo của mình trong 20 vụ việc trong đó 16 vụ việc các bên đã thi hành phán quyết của DSB, còn lại 04 vụ việc vẫn đang trong giai đoạn thực hiện. Trong đó, các biện pháp mà Ban hội thẩm đã đưa ra xem xét chủ yếu xoay quanh những quy định tại Điều III và Điều XI của GATT, điển hình trong các ngành, lĩnh vực khác nhau như:

- Trong ngành nông nghiệp:

+ Điển hình là vụ việc DS27 bị đơn là EU, cơ quan xét xử xét thấy rằng thủ tục cấp phép nhập khẩu của EU liên quan tới các sản phẩm chuối là không phù hợp với Điều III.4 GATT, khi chỉ phân bổ 30% hạn ngạch giấy phép nhập khẩu (được

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 21/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí