bồi thường đó (ví dụ như: các hình thức cắt giảm thuế quan…), bên thua kiện có thể sẽ bị mất đi một lợi ích đáng kể từ việc cắt giảm thuế quan và vẫn phải áp dụng cho các thành viên khác; còn điều mà bên thắng kiện muốn là việc họ sẽ được hưởng một lợi ích độc quyền nào đó từ bên thua kiện. Điều này làm cho việc bồi thường kém hấp dẫn đối với các bên (cả bên thua kiện và bên thắng kiện). Tuy nhiên, cũng có thể khắc phục trong một trừng mực nào đó nếu các biện pháp bồi thường (như giảm thuế quan) nhắm tới lợi ích thương mại mà bên thắng kiện có ưu thế hơn hẳn so với các thành viên khác.
Đình chỉ thực hiện nghĩa vụ hay các biện pháp “trả đũa”, “trừng phạt”
Nếu trong vòng 20 ngày sau khi hết thời hạn hợp lý, các bên không nhất trí được một sự bồi thường thỏa đáng, thì bên thắng kiện có thể yêu cầu DSB cho phép áp dụng các biện pháp trừng phạt. Về mặt kỹ thuật, điều này gọi là “đình chỉ các nhượng bộ hoặc nghĩa vụ khác theo các hiệp định” [56, Điều 22.2], có nghĩa là bên thắng kiện sẽ tạm thời không thực hiện (đình chỉ) một số nghĩa vụ phù hợp, hoặc các nghĩa vụ tương ứng khác theo quy định của WTO đối với bên thua kiện. Các biện pháp trừng phạt này cần phải có sự đồng ý của DSB. Đây là hậu quả cuối cùng và nghiêm trọng nhất mà một thành viên thua kiện gặp phải trong hệ thống giải quyết tranh chấp WTO [56, Điều 3.7].
Việc đình chỉ thực hiện nghĩa vụ chỉ được áp dụng một cách đơn lẻ đối với các bên có liên quan, và luôn được DSB theo dõi việc thực hiện, đây cũng là một trong những chủ đề được bàn tới trong chương trình nghị sự của. Trừng phạt, trả đũa phải được thu hồi sau khi các bên liên quan đã thực hiện đầy đủ phán quyết, khuyến nghị của cơ quan xét xử. Phần lớn quan sát viên nhất trí rằng đình chỉ các nghĩa vụ do việc không thực hiện đúng thời hạn là có vấn đề vì nó thường dẫn tới việc bên khởi kiện đối phó với một hàng rào thương mại không phù hợp với WTO bằng một hàng rào khác. Điều này trái với sự tự do hóa thương mại. Đồng thời, các biện pháp tạo nên các hàng rào thương mại đều có hai mặt, vì chúng gần như luôn có hại về kinh tế không chỉ cho thành viên là mục tiêu áp dụng mà còn cho cả thành viên áp dụng những biện pháp đó. Như vậy, điều quan trọng mà chúng ta cần lưu ý
ở đây là: Các biện pháp trả đũa, trừng phạt là phương pháp cuối cùng của DSM và nó ít được sử dụng trên thực tế cho các vụ việc.
Quy định về việc đình chỉ thực hiện nghĩa vụ
Mức độ đình chỉ các nghĩa vụ được DSB cho phép phải “tương đương” với mức độ bị triệt tiêu hoặc phương hại [56, Điều 22.4]. Điều này có nghĩa là phản ứng trả đũa của bên khởi kiện không thể đi xa hơn mức độ thiệt hại do bên bị kiện gây ra, đồng thời việc đình chỉ các nghĩa vụ là hướng về tương lai chứ không có tính hồi tố, nó chỉ áp dụng cho giai đoạn sau khi DSB đã cho phép, không phải toàn bộ giai đoạn mà biện pháp liên quan được áp dụng hay toàn bộ giai đoạn tranh chấp.
Về các loại nghĩa vụ bị đình chỉ, DSU đặt ra yêu cầu nhất định. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp trừng phạt sẽ được thực hiện trong các lĩnh vực tương tự như các vi phạm làm vô hiệu hóa hoặc làm suy giảm lợi ích thương mại đã được nêu ra, theo Điều 22.3 (a) DSU. Với mục đích này, các hiệp định thương mại đa biên được chia thành ba nhóm theo ba phần của Phụ lục 1 Hiệp định WTO [56, Điều 22.3 (g)].
Nguyên tắc chung khi xem xét việc trả đũa là bên khởi kiện trước tiên phải cố gắng đình chỉ các nghĩa vụ trong cùng một lĩnh vực mà cơ quan xét xử đã xác định là có vi phạm [56, Điều 22.3 (a)]. Tuy nhiên, nếu bên khởi kiện thấy rằng là không thực tế hoặc không hiệu quả khi trả đũa trong cùng lĩnh vực đó, thì các biện pháp trừng phạt có thể áp dụng trong một lĩnh vực khác trong cùng một hiệp định [56, Điều 22.3 (b)]. Hoặc, nếu bên khởi kiện thấy rằng là không thực tế và không hiệu quả để trả đũa trong những lĩnh vực cùng hiệp định, và với những tình huống nghiêm trọng, thì có thể thực hiện theo một hiệp định có liên quan khác [56, Điều 22.3 (c)]. Mục đích của nguyên tắc này là nhằm giảm thiểu tối đa cơ hội thực hiện các biện pháp vào những lĩnh vực không liên quan, đồng thời cho phép hành động trả đũa đạt được hiệu quả cao nhất.
DSB phải cho phép đình chỉ các nghĩa vụ trong vòng 30 ngày kể từ khi hết thời hạn hợp lý, trừ khi cơ quan này nhất trí quyết định từ chối yêu cầu này. Thông qua nguyên tắc Đồng thuận nghịch. Nói cách khác, việc phê chuẩn gần như tự động. Nếu các bên không đồng ý về hình thức trả đũa do bên khởi kiện đề xuất, thì có thể yêu cầu trọng tài xác định [56, Điều 22]. Thành phần của trọng tài phải do Ban hội
Có thể bạn quan tâm!
- Danh Mục Minh Họa Các Biện Pháp Đầu Tư Liên Quan Đến Thương Mại Bị Cấm Áp Dụng (Trims)
- Quy Trình Thủ Tục Giải Quyết Tranh Chấp
- Giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ Hiệp định các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại (TRIMs) - 5
- Tình Hình Giải Quyết Các Tranh Chấp Liên Quan Tới Trims
- Kinh Nghiệm Của Các Quốc Gia Trong Giải Quyết Tranh Chấp
- Thể Chế Pháp Lý Liên Quan Tới Giải Quyết Tranh Chấp Quốc Tế Nói Chung Và Trong Khuôn Khổ Wto Nói Riêng
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
thẩm ban đầu tiến hành, nếu các thành viên chấp nhận, hoặc do trọng tài viên được Tổng Giám đốc chỉ định. Điều 22.6 của DSU cũng quy định việc xét xử của trọng tài phải được hoàn tất trong vòng 60 ngày sau ngày thời hạn hợp lý kết thúc và các bên chỉ được phép thực hiện các biện pháp trả đũa sau khi đã có phán quyết của trọng tài.
Trọng tài viên sẽ xem xét mức độ tương đương trong các biện pháp trả đũa, và tuân thủ các quy tắc xác định về hình thức trả đũa chéo theo Điều 22.3 DSU. Quyết định của trọng tài có giá trị chung thẩm đối với các bên và không được yêu cầu giải quyết bằng trọng tài lần thứ hai. Việc áp dụng trả đũa sẽ kết thúc khi các biện pháp được coi là không phù hợp với các Hiệp định có liên quan được loại bỏ; hoặc khi thành viên đã thực hiện đầy đủ những khuyến nghị hoặc phán quyết của cơ quan xét xử; hoặc hai bên đã đạt được một giải pháp thoả đáng.
DSB phải tiếp tục duy trì giám sát việc thực hiện những khuyến nghị hoặc phán quyết đã được thông qua, kể cả trường hợp đã thực hiện bồi thường hoặc các trường hợp đã thực hiện trả đũa nhưng những khuyến nghị yêu cầu điều chỉnh một biện pháp cho phù hợp với những hiệp định có liên quan vẫn chưa được thực hiện.
1.2.4. Giải quyết tranh chấp không thông qua các thủ tục tố tụng
Sự tham gia của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm trong quá trình tố tụng là một nhân tố quan trọng trong hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO. Tuy nhiên, có rất nhiều cách khác để giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO mà không cần thiết phải dùng tới các thủ tục tố tụng trên.
Trên thực tế, các bên thường cố gắng tìm một giải pháp hai bên thoả thuận trong đàm phán song phương hoặc với sự giúp đỡ của các phương thức giải quyết tranh chấp như môi giới, hoà giải hoặc trung gian. Ngoài ra, họ cũng có thể thoả thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài viên.
Giải pháp các bên cùng thống nhất đưa ra một thỏa thuận
Việc các bên cùng thỏa thuận và đưa ra một giải pháp chung thống nhất phù hợp với quy định của WTO được DSU khuyến khích và ưu tiên thực hiện khi xảy ra tranh chấp [56, Điều 3.7]. Tuy nhiên không giống với bất cứ hệ thống giải quyết tranh chấp thông thường, DSU không cho phép các bên tự do thỏa thuận về bất cứ
điều khoản nào mà họ muốn. Các giải pháp này chỉ được chấp nhận khi nó phù hợp với các Hiệp định trong WTO, và không làm vô hiệu hóa hay làm tổn hại tới lợi ích của các thành viên khác. Trong quá trình giải quyết tranh chấp các bên có thể tiến hành tham vấn song phương tại bất kỳ giai đoạn nào để đưa ra giải pháp thống nhất và phải được thông báo tới DSB, các Ủy ban và các Hội đồng có liên quan. Cũng có nghĩa rằng, thỏa thuận này sẽ được thông báo tới tất cả các thành viên WTO. Nhằm bảo đảm cho những thỏa thuận đó phải phù hợp với các Hiệp định, và cũng không được vô hiệu hóa hoặc tổn hại tới lợi ích của bên thứ ba.
Giải quyết tranh chấp thông qua môi giới, hòa giải và trung gian
Bên cạnh thủ tục tham vấn, DSU còn quy định các hình thức giải quyết tranh chấp mang tính “chính trị” khác như môi giới, trung gian, hoà giải. Đôi khi sự tham gia của một bên độc lập, không liên quan đến các tranh chấp cũng có thể giúp các bên tìm ra được một một giải pháp thích hợp. Các hình thức này được tiến hành trên cơ sở tự nguyện, bí mật giữa các bên tại bất kỳ thời điểm nào sau khi phát sinh tranh chấp (ngay cả khi Ban hội thẩm đã được thành lập và đã tiến hành hoạt động) [56, Điều 5]. Tương tự như vậy, thủ tục này cũng có thể chấm dứt vào bất kỳ lúc nào. DSU không xác định bên nào (nguyên đơn hay bị đơn) có quyền yêu cầu chấm dứt nên có thể hiểu là tất cả các bên tranh chấp đều có quyền yêu cầu chấm dứt thủ tục.
Chức năng môi giới, trung gian, hoà giải có thể do Tổng Thư ký WTO đảm nhiệm. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có quy định về việc liệu một cá nhân hoặc một tổ chức có thể đứng ra đảm trách vai trò môi giới, trung gian, hoà giải này không. Với các ưu thế nhất định như tiết kiệm được về thời gian, tiền bạc, giữ được quan hệ hữu hảo giữa các bên tranh chấp… các phương thức chủ yếu dựa trên đàm phán ngoại giao này được DSU đặc biệt khuyến khích sử dụng.
Giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài
Đây là một hình thức giải quyết tranh chấp thay thế cho việc xét xử thông qua Ban hội thẩm hoặc Cơ quan phúc thẩm. Các Bên tranh chấp có thể thoả thuận lựa chọn cơ chế trọng tài độc lập để giải quyết tranh chấp của mình mà không cần sử dụng đến cơ chế của DSU. Tuy nhiên, DSU chỉ cho phép sử dụng trọng tài giải
quyết các tranh chấp trong đó những vấn đề tranh chấp đã được các bên xác định một cách rõ ràng và thống nhất [56, Điều 25.1]. Các bên có thể tùy ý lựa chọn thủ tục và lựa chọn các trọng tài viên. Trong trường hợp này, quyết định lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài độc lập phải được các Bên tranh chấp thông báo đến tất cả thành viên WTO trước khi thủ tục tố tụng được bắt đầu. Các thành viên WTO có thể tham gia thủ tục tố tụng nếu được các Bên tranh chấp đồng ý.
Quyết định giải quyết của trọng tài phải được các bên tuân thủ nghiêm túc và có nghĩa vụ thông báo về quyết định này cho DSB, cho Hội đồng hoặc cho Uỷ ban của Hiệp định có liên quan. Quy tắc giải quyết tranh chấp trong WTO (DSU) quy định quyết định của trọng tài phải phù hợp với các hiệp định có liên quan và không được gây thiệt hại cho bất kỳ thành viên nào khác của WTO. Bất kỳ thành viên nào cũng có quyền đưa ra câu hỏi liên quan đến quyết định này.
1.3. Những vấn đề đặc thù trong giải quyết tranh chấp liên quan tới TRIMs
Có thể thấy giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO, thường có những đặc trưng riêng gắn liền với những đặc trưng của từng Hiệp định. Hiệp định TRIMs cũng vậy, có những đặc trưng riêng về nội dung, cũng như về thủ tục giải quyết tranh chấp liên quan tới đầu tư và thương mại.
1.3.1. Đặc thù về nội dung giải quyết tranh chấp
Thứ nhất, TRIMs về cơ bản là một Hiệp định nhằm mục đích giải thích và làm rõ về việc áp dụng các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại theo quy định trong phạm vi của GATT 1994 đặc biệt là Điều III và Điều XI, vì vậy ngoài việc viện dẫn các điều khoản của TRIMs, nội dung trong các vụ tranh chấp thường được viện dẫn các quy định của GATT 1994 về hàng hóa, về các trường hợp ngoại lệ [55, Điều 3], đặc biệt là Điều III và Điều XI;
Thứ hai, Như đã trình bày ở trên, phạm vi áp dụng của TRIMs “chỉ áp dụng đối các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại hàng hóa” [55, Điều 1]. Do vậy, có thể thấy TRIMs chỉ áp dụng đối với hàng hóa, không áp dụng đối với dịch vụ trong khuôn khổ WTO. Vì vậy trong các vụ tranh chấp liên quan tới TRIMs các hiệp định quy định riêng về dịch vụ thường không được đề cập tới;
Thứ ba, chủ đề chính của TRIMs xoay quanh các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại, tuy nhiên TRIMs lại không đưa ra định nghĩa cụ thể thế nào là “biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại”. Vì vậy, trong mỗi vụ tranh chấp Panel sẽ căn cứ vào thực tế, những tình tiết cụ thể để đưa ra nhận xét, đánh giá, giải thích liệu các biện pháp mà các bên đưa ra có phải là “biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại” hay không. Điều này càng làm cho chúng ta thấy rõ hơn vai trò quan trọng của Ban hội thẩm trong việc giải thích pháp luật đối với các vụ tranh chấp;
Thứ tư, vì bản chất của TRIMs nhằm hạn chế các biện pháp ảnh hưởng xấu tới tự do hóa thương mại, sự luân chuyển vốn, hàng hóa qua biên giới các quốc gia thành viên. Do vậy, nội dung của TRIMs không liên quan tới các khoản thuế, phí đối với hàng hóa trong nước; cũng như các khoản trợ cấp và mua sắm của Chính phủ của các nước thành viên. Vì thế các quốc gia là bị đơn có thể sẽ viện dẫn các quy định đó nhằm biện hộ cho những “hành vi” của mình.
1.3.2. Đặc thù về thủ tục
Có thể nhận thấy rằng, các vấn đề đặc trưng về nội dung nêu trên cũng sẽ tương ứng với những đặc trưng về thủ tục trong các tranh chấp liên quan tới TRIMs.
Thứ nhất, vì TRIMs có mối quan hệ mật thiết với GATT 1994 nên các căn cứ pháp lý trong yêu cầu tham vấn ngoài các điều khoản liên quan tới TRIMs, bên nguyên đơn cần phải đưa ra các điều khoản quy định tại GATT, đặc biệt là Điều III và Điều XI; cũng vì lý do này, cùng với mục đích giải thích rõ hơn quy định tại Điều III và Điều XI GATT 1994 nên trong quá trình xem xét của mình theo yêu cầu của bên nguyên đơn hoặc tùy thuộc vào tình tiết của các vụ việc Ban hội thẩm có thể bỏ qua không xem xét việc vi phạm theo Điều 2 của TRIMs nếu các biện pháp đó vi phạm Điều III.4 của GATT [62, tr. 249].
Thứ hai, vì TRIMs áp dụng cho hàng hóa, nên quá trình giải quyết tranh chấp liên quan tới TRIMs có thể được rút ngắn thời gian giải quyết theo quy định đối với các loại hàng hóa dễ hư hỏng (như các mặt hàng nông sản, thủy sản...);
Thứ ba, quá trình xem xét, đánh giá, kết luận của Ban hội thẩm liên quan tới TRIMs luôn gắn liền với quá trình “giải thích pháp luật”. Cụ thể là trong báo cáo
của Ban hội thẩm sẽ có một phần giải thích, đưa ra những đối số thực tế để xem xét các biện pháp mà các bên đưa ra có phải là TRIMs hay không, thông qua việc giải thích các thuật ngữ “các biện pháp đầu tư”; “liên quan tới thương mại”;
Thứ tư, các biện pháp được kết luận là TRIMs được xem xét và giải thích theo một trình tự pháp lý nhất định có liên quan tới quy định của GATT. Đầu tiên Panel sẽ xem xét các biện pháp đó có vi phạm GATT (Điều III hoặc Điều XI) hay không. Tiếp đó, sẽ đối chiếu với danh mục minh họa tại phụ lục của TRIMs, để xác định có vi phạm TRIMs hay không. Nếu các biện pháp được nêu ra vi phạm GATT, đồng thời có những đặc điểm mô tả giống với danh mục minh họa tại phụ lục của TRIMs, thì Panel mới kết luận vi phạm TRIMs. Ban hội thẩm cũng lưu ý rằng việc một biện pháp được tuyên là vi phạm TRIMs không thích hợp để suy ra từ Danh mục minh họa của nó, mà trước hết phải dựa trên quy định của GATT, bởi vì Danh mục minh họa đó có các đặc điểm được đề cập tới luôn luôn vi phạm GATT.
Chương 2
THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LIÊN QUAN TỚ I HIÊP
ĐINH TRIMS VÀ KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC
2.1. Thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan tới TRIMs
2.1.1. Tổng quan các vụ tranh chấp
Kể từ khi được thành lập cho tới tháng 11/2016, hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO đã tiếp nhận 42 yêu cầu tham vấn giải quyết tranh chấp liên quan tới TRIMs trong tổng số 514 vụ việc của WTO, tương ứng với tỷ lệ 8,2%, có thể thấy đây là con số khá khiêm tốn so với tổng số 514 vụ việc. Tuy nhiên, ngoại trừ Hiệp định GATT với 418 vụ việc chiếm 81,3%, các tranh chấp liên quan tới TRIMs so với các hiệp định khác cũng khá tương đương nhau như: Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS) 24 vụ việc; Hiệp định về Hàng rào Kỹ thuật đối với Thương mại (TBT) 52 vụ việc; Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) 34 vụ việc (6,7%); Hiệp định thủ tục cấp phép nhập khẩu (ILP) 46 vụ việc (8,9%); Hiệp định về các biện pháp tự vệ (SG) 46 vụ việc (9%); Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng (SCM) 113 vụ việc (22%); Hiệp định về Nông nghiệp (AOA) 80 vụ việc (15,6%).
Có thể thấy rằng vấn đề về đầu tư và thương mại trong WTO không chỉ được quy định tại TRIMs mà nó còn được quy định tại rất nhiều các hiệp định song phương, cũng như khu vực. Trong đó, giải quyết tranh chấp liên quan tới đầu tư thường có những quy định riêng biệt nhằm bảo vệ nhà đầu tư nước ngoài, cùng với đó là việc cho phép nhà đầu tư nước ngoài khởi kiện chính phủ một nước thành viên ra cơ quan tài phán quốc tế. Như tranh chấp giữa nhà đầu tư với Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư (tham gia công ước) được giải quyết thông qua Trung tâm Giải quyết Tranh chấp Đầu tư Quốc tế (International Centre for Settlement of Investment Disputes - ICSID) được thành lập theo Công ước về việc giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế giữa các quốc gia thành viên và các công dân của các quốc gia thành viên được ký kết tại Washington vào ngày 18/3/1965. Điều này cũng có thể lý giải về số lượng vụ việc khiêm tốn đối với các tranh chấp liên quan tới TRIMs.