Đẩy Nhanh Tiến Độ Giải Phóng Mặt Bằng , Tiến Đô ̣ Xây Dưn Phát Triển Các Khu Công Nghiêp̣

- Đất bị tịch thu, trưng thu, trưng mua khi thực hiện cải cách ruộng đất ở miền Bắc; chính sách xóa bỏ triệt để tàn tích chiếm hữu ruộng đất và các hình thức bóc lột thực dân, phong kiến ở miền Nam;

- Đất đã hiến tặng cho Nhà nước, cho hợp tác xã và tổ chức khác, cho hộ gia đình, cá nhân;

- Đất đã góp vào hợp tác xã nông nghiệp theo quy định của Điều lệ hợp tác xã nông nghiệp bậc cao;

- Đất thổ cư mà Nhà nước đã giao cho người khác để làm đất ở; đất ở và đất vườn đã giao lại cho hợp tác xã để đi khai hoang; ruộng đất đã bị thu hồi để giao cho người khác hoặc điều chỉnh cho người khác khi giải quyết tranh chấp ruộng đất;

- Đất đã chia cho người khác khi hưởng ứng cuộc vận động san sẻ bớt một phần ruộng đất để chia cho người không có ruộng và thiếu ruộng tại miền Nam sau ngày giải phóng.

Trong giai đoạn thẩm tra, xác minh vụ việc giải quyết khiếu nại về đất đai

Trước hết phải nắm vững những căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại về đất đai nói chung và khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp.

Đây là vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình giải quyết khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp. Căn cứ vào những quy định của pháp luật cần phải xây dựng kế hoạch thẩm tra, xác minh sát thực tế, để kết luận nội dung khiếu nại, ra quyết định giải quyết khiếu nại chính xác, khách quan. Căn cứ pháp luật đó là:

- Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 181/NĐ-CP thì việc giải quyết các khiếu nại về đất đai phải căn cứ vào quy định của pháp luật về đất đai tại thời điểm xảy ra các quan hệ đất đai dẫn đến khiếu nại: Trước năm 1998, Luật Đất đai năm 1998, Luật Đất đai sửa đổi năm 2001, Luật Đất đai năm 2003, các văn bản hướng dẫn thi hành theo từng giai đoạn.

- Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 181/NĐ-CP thì việc Việc giải quyết đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp có công trình xây dựng trên đất do Nhà nước quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 được thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội và văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Nghị quyết này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

- Theo quy định tại khoản 3, điều 112 Nghị định số 181/NĐ-CP trường hợp cơ quan nhà nước đã mượn đất ở gắn với nhà ở của hộ gia đình, cá nhân trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 thì giải quyết theo quy định tại Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 20 tháng 8 năm 1998 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giao dịch dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01 tháng 7 năm 1991.

Trong giai đoạn thẩm tra, xác minh vụ việc giải quyết khiếu nại về đất đai phải xác minh được nguồn gốc, diễn biến quá trình sử dụng phần đất có khiếu nại, phải kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ, hiện trạng sử dụng đất của chủ sử dụng đồng thời phải thu thập các văn bản về quá trình giải quyết khiếu nại về đất đai của chính quyền địa phương.

Giải quyết khiếu nại về đất đai tại khu công nghiệp của các cơ quan hành chính nhà nước ở tỉnh Bắc Giang - 4


1.3. Vai trò củ a giải quyết khiếu nai

về đấ t đai tai

cá c khu công nghiêp


Pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính nói chung và pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai nói riêng là phương tiện cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng về giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Ở nước ta, pháp luật có mối quan hệ mật thiết với chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Trong mối quan hệ này Đảng giữ vai trò chủ đạo, định hướng xây dựng pháp luật. Pháp luật luôn phản ánh đường lối, chính sách của Đảng, cụ thể là thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng thành các quy định của pháp luật. Đây cũng là nội dung quan trọng thể

hiện sự lãnh đạo của Đảng với Nhà nước trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay.

Mở rộng và phát huy dân chủ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân tham gia quản lý xã hội, quản lý nhà nước. Văn kiện Hội nghị Trung ương 8, khóa VII nhấn mạnh: "Đẩy mạnh việc giải quyết các khiếu nại của công dân, soát xét, bổ sung và thể chế hóa các chính sách, trước hết đối với chính sách, lĩnh vực mà dân khiếu kiện nhiều như tranh chấp đất đai" [20, tr. 30]. Tại văn kiện Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII chỉ rõ: Xác định rõ trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân, xử lý nghiêm minh các hành vi hoãn, chậm trễ, sai lệch, can thiệp trái pháp luật hoặc lẩn tránh trách nhiệm đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của mình.

Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về khiếu naị , giải quyết khiếu nại làm cơ sở pháp lý cho việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại nói chung và khiếu nại , giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đấ t đai nói riêng , như: Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001); Luật Khiếu nại, tố cáo

(sửa đổi, bổ sung năm 2004, 2005); Luật Đất đai năm 2003, nhiều văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành khác.

Trong giai đoạn hiện nay, việc giải quyết khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai là một trong những nhân tố góp phần quan trọng vào sự thành công của công cuộc đổi mới của đất nước đặc biệt là trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Yêu cầu này không phải thuần túy phát sinh từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hay tham gia vào đời sống kinh tế xã hội toàn cầu mà còn phát sinh từ chính quá trình vận hành của nền kinh tế trong nước.

Thực tế, trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại hành chính và khiếu nại trong lĩnh vực về đất đai ngày càng được nâng cao. Đội ngũ cán bộ công chức được kiện toàn, hoàn thiện cả về trình độ chuyên môn lẫn năng lực phẩm chất. Cơ sở pháp lý phục vụ cho

quá trình giải quyết khiếu nại được đảm bảo. Cùng với những cải thiện trong tổ chức, hoạt động, cơ chế, thẩm quyền của từng cơ quan đã bước đầu được hoàn thiện hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.

Để tiếp tục thực hiện có hiệu lực hiệu quả mục tiêu đề ra, việc đổi mới cơ chế giải quyết khiếu nại ở nước ta hết sức cấp bách đòi hỏi chúng ta phải đưa ra những lựa chọn có tính ngắn hạn để nhanh chóng nghiên cứu cơ chế vai trò của giải quyết khiếu nại hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai đảm bảo hiệu quả, phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

1.3.1. Bảo vệ quyền , lơi lĩnh vực đất đai

ích hơp

phá p của cá nhân , tổ chứ c trong

Quyền và lợi ích hợp pháp của công dân luôn được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ. Pháp luật là công cụ, phương tiện hữu hiệu để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Đảm bảo công bằng xã hội là mục tiêu của xã hội, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là một phương tiện thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, vừa là con con đường bảo đảm cho sự công bằng xã hội. Thực hiện quyền khiếu nại chính là hình thức công dân thực hiện hiện quyền dân chủ, tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Việc giải quyết khiếu nại của công dân kịp thời, đúng đắn thể hiện bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, trách nhiệm của Nhà nước trước công dân.

Như chúng ta đã biết khiếu nại là sự phản ứng của công dân, cơ quan, tổ chức trước việc làm không đúng của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền, yêu cầu khôi phục quyền và lợi ích của mình. Như vậy, qua việc giải quyết các khiếu nại hành chính, các quyết định hành chính, hành vi hành chính vi phạm pháp luật được phát hiện và xử lý, quyền và lợi ích của công dân được khôi phục và đảm bảo. Những thiếu sót trong quá trình quản lý của nhà nước kịp thời được chấn chỉnh, nhiều chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà

nước được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, từ đó nhân dân tin vào chính quyền, tin chế độ, tích cực góp sức mình làm ổn định tình hình chính trị tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế xã hội.

Tuy nhiên, trên thực tế các quyền và lợi ích hợp pháp này có thể bị xâm hại từ phía các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cán bộ, công chức nhà nước khi thi hành nhiệm vụ, công vụ hoặc có thể bị xâm hại từ phía các thành viên khác của xã hội. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, của tổ chức và công dân như: xuất phát từ trình độ yếu kém trong tổ chức, quản lý của các chủ thể nhà nước, sự hạn chế về năng lực chuyên môn, thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc do thoái hóa, biến chất của một bộ phận cán bộ, công chức trong thực thi công vụ nhà nước.

Chính vì vậy để đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong lĩnh vực về đất đai, pháp luật về đất đai, pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính nói chung và giải quyết khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai nói riêng đã quy định cụ thể về quyền khiếu nại của công dân, trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước trong quá trình giải quyết khiếu nại. Đây cũng là cơ sở để công dân yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm.


1.3.2. Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng , tiến đô ̣ xây dưn phát triển các khu công nghiêp̣

g va

Trong quá trình thực hiện thu hút đầu tư, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng có một ý nghĩa hết sức quan trọng, nó là khâu quyết định tạo mặt bằng cho các nhà đầu tư xúc tiến đầu tư, song công tác bồi thường giải phóng mặt bằng là công việc khó khăn phức tạp và nhạy cảm. Bởi vì, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất liên quan đến nhiều vấn đề như: Luật Đất đai năm 1993, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998 và 2001; Luật Đất đai năm 2003, Nghị định 87/CP

năm 1994 của Chính phủ quy định về khung giá bồi thường các loại đất, Nghị định 22/CP năm 1998 của Chính phủ quy định về chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng. Đồng thời công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đụng

chạm đến lợi ích thiết thực của các hộ có đất bị thu hồi và liên quan đến nhiều vấn đề về các chính sách xã hội, nếu không giải quyết tốt mối quan hệ giữa lợi ích của Nhà nước, các nhà đầu tư và các hộ dân sẽ dẫn đến tình trạng bất ổn trong nhân dân, phát sinh những vụ khiếu kiện phức tạp và kéo dài, tạo nên những điểm nóng, làm nản lòng các nhà đầu tư. Do đó nếu chúng ta giải quyết tốt những khiếu nại về đất đai sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng tại các khu công nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư cũng như trong quá trình quản lý nhà nước, từ đó giúp đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phát triển các khu công nghiệp.

1.3.3. Tăng cường phá p chế , bảo đảm kỷ luật, kỷ cương nhằm nâng

cao hiêu

quả quản lý nhà nướ c về đất đai , giảm s ố vụ việc liên q uan đến

khiếu nai

về đất đai tai

cá c khu công nghiêp


Pháp chế và kỷ luật nhà nước có mối quan hệ mật thiết không thể tách rời, chúng có tác động tích cực trong quá trình củng cố và xây dựng nhà nước pháp quyền.

Nói đến pháp chế xã hội chủ nghĩa tức là nói đến việc bảo đảm hiệu quả các quyền và lợi ích chính đáng của công dân đồng thời cúng là nói đến việc chấp hành nghiêm túc và thực thi các quy định pháp luật của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và của cá nhân công dân, bảo đảm xử lý nghiêm minh và kiên quyết đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật.

Kỷ luật nhà nước là việc các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật và hoàn thành nhiệm vụ được nhà nước giao phó. Củng cố kỷ luật nhà nước góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, ngược lại, thực hiện pháp chế xã hội chủ nghĩa là điều kiện cần thiết để giữ vững kỷ luật nhà nước.

Ở nước ta hiện nay, pháp luật quy định nhiều hình thức để đảm bảo pháp chế và kỷ luật nhà nước như hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước; hoạt động kiểm tra của Đảng, hoạt động thanh tra, kiểm tra của chính hệ thống cơ quan quản lý hành chính nhà nước, hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các thành viên của Mặt trận…và trong đó có hoạt động khiếu nại, tố cáo. Để đảm bảo cho các hoạt động khiếu nại, một mặt pháp luật quy định công dân có quyền khiếu nại, tố cáo và pháp luật cũng quy định trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo; mặt khác pháp luật cũng đề ra và thực hiện các biện pháp bảo đảm pháp lý đối với người khiếu nại, tố cáo để các quyền khiếu nại, tố cáo của người dân trong mỗi lĩnh vực được đảm bảo thực hiện trên thực tế với vai trò là phương tiện để giám sát việc thực hiện pháp luật của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Trong thời gian qua, tình trạng khiếu kiện nói chung và khiếu nại về đất đai nói riêng ở nước ta có những diễn biến phức tạp. Thực trạng này một mặt phản ánh còn có những điểm chưa hoàn thiện trong cơ chế quản lý của chúng ta song cũng là một tín hiệu đáng mừng về vấn đề dân chủ trong đời sống xã hội . Mỗi cá nhân, tổ chức ngày càng có ý thức hơn về quyền và lợi ích của họ khi tham gia vào các quan hệ xã hội, đặc biệt trong quan hệ với các cơ quan quản lý nhà nước. Ngược lại tư duy trong một bộ phận cán bộ, công chức cũng bước đầu có thay đổi về thái độ khi tiếp xúc và giải quyết công việc của công dân. Cán bộ, công chức không phải là những ‘ông quan của dân’ mà là những đày tớ, công bộc của dân. Nếu như trước đây cơ chế xin cho, cấp phát tồn tại trong suy nghĩ của người dân cũng như cán bộ, công chức thì hiện nay thay vào đó là cơ chế yêu cầu, phục vụ. Chính vì vậy cách tư duy về việc giải quyết khiếu nại hành chính của công dân cũng có những thay đổi nhất định. Việc giải quyết này không chỉ do cơ quan nhà nước đơn phương quyết định mà cần có sự bày tỏ ý kiến, được trình bày mong muốn và nguyện vọng của người khiếu nại. Nếu đảm bảo được điều này mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước và người dân sẽ trở nên bình đẳng hơn, tâm lý e ngại

của người dân về tính khách quan và vô tư trong quá trình giải quyết vụ việc sẽ được cải thiện đáng kể. Bên cạnh những ưu điểm trên, cơ chế đối thoại giữa người dân và cơ quan nhà nước còn mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng khác như tạo sự thân thiện giữa người dân và cơ quan quản lý hành chính nhà nước; thông qua có chế này, cơ quan nhà nước được trực tiếp lắng nghe ý kiến, tâm tư nguyện vọng của nhân dân và kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.

Như vậy, các quy định của pháp luật đã góp phần tăng cường ý thức trách nhiệm của người dân khi thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo cũng như trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại của người dân. Đảm bảo thực thi quyền khiếu nại, tố cáo của người dân là biện pháp quan trọng để đảm bảo pháp chế và giữ nghiêm kỷ luật của nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội, làm giảm các vụ việc khiếu nại liên quan đến đất đai.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 16/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí