của các quyết định quản lý trái pháp luật, các hành vi trái pháp luật có tính tất yếu khách quan.
Trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, đối tượng của khiếu nại hành chính là quyết định hành chính (một loại quyết định quản lý nhà nước mang tính cá biệt - cụ thể) và hành vi hành chính trái pháp luật của cơ quan quản lý nhà nước, của người có thẩm quyền trong các cơ quan đó đã trực tiếp xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức (đây chính là đối tượng của quản lý nhà nước).
Theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2004, 2005) thì đối tượng của khiếu nại hành chính gồm: Quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của mình.
- Quyết định hành chính trái pháp luật là đối tượng của khiếu nại hành chính: "quyết định hành chính là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước" [33, khoản 10, Điều 2]. Quyết định hành chính là đối tượng của khiếu nại hành chính phải đảm bảo các yếu tố:
+ Là quyết định bằng văn bản;
+ Là quyết định được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể;
+ Là quyết định của cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước.
Quyết định hành chính trái pháp luật là đối tượng của khiếu nại hành chính gồm 2 nhóm:
+ Nhóm quyết định hành chính giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước (chủ yếu là cơ quan quản lý nhà nước) với cá nhân, tổ chức (đối tượng của quản lý hành chính nhà nước);
+ Nhóm các quyết định hành chính giải quyết các mối quan hệ trong tổ chức hoạt động nội bộ của các cơ quan nhà nước.
Có thể bạn quan tâm!
- Giải quyết khiếu nại về đất đai tại khu công nghiệp của các cơ quan hành chính nhà nước ở tỉnh Bắc Giang - 1
- Giải quyết khiếu nại về đất đai tại khu công nghiệp của các cơ quan hành chính nhà nước ở tỉnh Bắc Giang - 2
- Đẩy Nhanh Tiến Độ Giải Phóng Mặt Bằng , Tiến Đô ̣ Xây Dưn Phát Triển Các Khu Công Nghiêp̣
- Thực Trạng Pháp Luật Giải Quyết Khiếu Nại Về Đất Đai Tại Các Khu Công Nghiệp
- Nguyên Nhân Phá T Sinh Khiếu Nai Ở Tỉnh Bắc Giang
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Các quyết định hành chính có đặc điểm sau:
Một là, chủ thể ban hành chủ yếu là các cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước.
Hai là, thể hiện ý chí, tính quyền lực, tính đơn phương của chủ thể quản lý vì lợi ích của nhà nước, của xã hội.
Ba là, quyết định áp dụng pháp luật vào các trường hợp cụ thể, chỉ có hiệu lực đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể và được áp dụng một lần.
Bốn là, làm thay đổi, phát sinh, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính.
Năm là, được ban hành theo hình thức văn bản với tên gọi cụ thể là quyết định (quyết định quản lý nhà nước cá biệt, cụ thể - quyết định hành chính).
- Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật (khoản 11 Điều 2 Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998).
Hành vi hành chính thực chất là một dạng của hành vi công vụ (công vụ được hiểu là một dạng hoạt động mang tính quyền lực nhà nước gắn với nhà nước và nhân danh nhà nước) do các công chức, viên chức Nhà nước tiến hành theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, phục vụ lợi ích của nhà nước và xã hội. Ngoài các đặc điểm trên thì hành vi hành chính còn có các đặc điểm sau:
Một là, hành vi hành chính do cơ quan hành chính, đội ngũ cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính thực hiện chủ yếu vì hoạt động này gắn
liền với việc tổ chức thực hiện pháp luật một cách trực tiếp, thường xuyên trong đời sống.
Hai là, hành vi hành chính biểu hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động.
Hành vi hành chính hành động là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện không đúng, không đầy đủ hoặc vượt quá thẩm quyền hoặc làm trái pháp luật về một vấn đề nào đó.
Hành vi hành chính không hành động là hành vi của các cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước không thực hiện một trách nhiệm công vụ mà theo quy định của pháp luật thì họ phải thực hiện.
- Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức: là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng một trong các hình thức kỷ luật là khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương , giáng chức , cách chức, buộc thôi việc đối với cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức thực chất là một loại quyết định hành chính nhưng chủ yếu thể hiện mối quan hệ trong nội bộ cơ quan nhà nước, cơ quan quản lý, sử dụng đối với cán bộ, công chức thuộc quyền trực tiếp quản lý cán bộ, công chức. Quyết định kỷ luật là một hình thức xử lý đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động công vụ nhằm bảo đảm kỷ luật, kỷ cương, bảo đảm pháp chế trong hoạt động này. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi cho cán bộ, công chức trước những quyết định kỷ luật trái pháp luật của Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp cán bộ, công chức, Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 quy định: quyết định kỷ luật cán bộ, công chức trái pháp luật cũng là đối tượng của khiếu nại, hành chính.
1.2. Quan niêm giải quyết khiếu nại về đất đai tại các khu công
nghiêp
củ a cá c cơ quan hành chính nhà nướ c
1.2.1. Quan niêm
khiếu nai
về đất đai tai
cá c khu công nghiêp
Trên cơ sở việc nghiên cứu các khía cạnh về khiếu nại chúng ta thấy khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đó là vi phạm pháp luật xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Như vậy, có thể hiểu khiếu nại hành chính trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước về đất đai tại các khu công nghiệp là việc công dân, cơ quan hoặc tổ chức theo quy định của Luật Khiếu nại tố cáo và Luật đất đai khiếu nại đến cơ quan hành chính, người có thẩm quyền về giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai tại các khu công nghiệp khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật xâm phạm quyền và lợi ích của mình.
1.2.2. Quan niêmgiải quyết khiếu nại về đất đai tại các khu côngghniêp
Như chúng ta đã biết, khiếu nại là sự phản ứng của công dân trước việc làm của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi họ cho rằng có sự vi phạm quyền chủ thể và lợi ích được pháp luật bảo vệ và yêu cầu khôi phục chúng kết hợp với việc phê phán đơn vị, cơ quan, tổ chức, người có chức vụ mà quyết định, hành vi của họ đã vi phạm quyền chủ thể của người khiếu nại.
Việc giải quyết khiếu nại một mặt bảo đảm quyền dân chủ của công dân, của nhà nước đồng thời đề cao trách nhiệm của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong việc giải quyết các công việc của công dân, góp phần
sửa chữa các sai phạm, khuyết điểm đảm bảo pháp chế, kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật, góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và xã hội.
Giải quyết khiếu nại hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai tại các khu công nghiệp là việc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng những quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, về đất đai để giải quyết các khiếu nại hành chính phát sinh trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước về đất đai tại các khu công nghiệp và tổ chức đưa các quyết định đó vào thực tế đời sống.
1.2.3. Đối tượng và đặc điểm của khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp
1.2.3.1. Đối tượng của khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp
Quyền khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân được quy định tại điều 74 Hiến pháp 1992 và được cụ thể hóa tại Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2004, 2005) và nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện khác.
Đối tượng của khiếu nại hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai tại các khu công nghiệp bao gồm các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan quản lý hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong các trường hợp cụ thể sau:
- Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất
- Quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư;
- Quyết định thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Quyết định gia hạn thời gian sử dụng đất.
1.2.3.2. Đặc điểm của khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp
Thứ nhất, khiếu nại hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai tại các khu công nghiệp chủ yếu là phát sinh từ các quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện luật đất đai, liên quan đến các lĩnh vực như: Khiếu nại về giá đất bồi thường quá thấp so với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường, giá đất ở được giao tại nơi nơi tái định cư lại quá cao so với giá đất ở đã được bồi thường tại nơi bị thu hồi; đòi bồi thường theo giá đất mới đối với các trường hợp bị thu hồi đất và được bồi thường theo các chính sách trước đây…
Thứ hai, khiếu nại hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai tại các khu công nghiệp thường là loại khiếu kiện phức tạp, đông người, thời gian giải quyết khiếu nại kéo dài và là loại khiếu nại khó giải quyết dứt điểm nhất.
Thứ ba, khiếu nại hành chính trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước về đất đai tại các khu công nghiệp diễn ra ở hầu hết các địa phương trong tỉnh.
Thứ tư, khiếu nại hành chính về đất đai tại các khu công nghiệp là loại khiếu nại dễ phát sinh ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Thứ năm, khiếu nại hành chính về đất đai tại các khu công nghiệp chủ yếu là cá nhân người sử dụng.
Thứ sáu, khiếu nại hành chính tại các khu công nghiệp thường xuất hiện khiếu nại đông người, tính chất phức tạp.
1.2.4. Thẩm quyền giải quyết khiêńuại về đất đai tại các khu công nghiệp
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp chưa có quy định riêng của pháp luật mà đó là thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai nói chung được quy định tại Điều 138 Luật Đất đai năm 2003 như sau:
Thứ nhất, người sử dụng đất có quyền khiếu nại quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.
Thứ hai, việc giải quyết khiếu nại được thực hiện như sau:
- Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân hoặc tiếp tục khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trong trường hợp khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng;
- Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân;
- Thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai là ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính đó. Trong thời hạn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân.
Thứ ba, việc giải quyết khiếu nại về đất đai quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm trường hợp khiếu nại về quyết định giải quyết tranh chấp đất đai quy định tại khoản 2 Điều 136 Luật Đất đai.
1.2.5. Thủ tục giải quyết khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp
Giải quyết khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp của các cơ quan hành chính nhà nước về hình thức là khiếu nại hành chính đã được điều
chỉnh trong Luật Khiếu nại, tố cáo, do đó thủ tục giải quyết khiếu nại một vụ việc hành chính về đất đai tại các khu công nghiệp cũng tuân thủ các bước của thủ tục giải quyết một vụ việc giải quyết khiếu nại về hành chính nói chung, gồm: Nhận đơn, phân loại đơn và thụ lý để giải quyết; thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ; kết luận và kiến nghị việc giải quyết; ra quyết định giải quyết khiếu nại; thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại.
Những công việc của giai đoạn này nối tiếp nhau trong một mối quan hệ hữu cơ và là điều kiện của nhau trong một mục tiêu thống nhất của việc giải quyết khiếu nại hành chính. Tuy nhiên thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai tại các khu công nghiệp có những đặc thù riêng, những đặc thù này là cơ sở để giải quyết vụ việc khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp được đảm bảo một cách chính xác, khách quan, đúng quy định của pháp luật.
Trong giai đoạn nhận đơn, phân loại và thụ lý đơn để giải quyết, cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền khi nhận được đơn khiếu nại về đất đai phải xem xét, phân loại và xử lý đơn. Để xác định được đơn đó có đủ điều kiện thụ lý hay không thì không chỉ tuân thủ các điều kiện thủ tục về hình thức theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo mà còn phải xem xét nội dung khiếu nại về đất đai đó có vi phạm quy định của nhà nước về những bảo đảm cho người sử dụng đất hay không, nếu vi phạm thì đơn khiếu nại đó không được thụ lý để giải quyết. Do đó cần phải xác định rõ quy định của pháp luật về những bảo đảm cho người sử dụng đất.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai năm 2003 và khoản 1 Điều 4 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đất đai năm 2003 (sau đây gọi tắt là Nghị định 181/2004/NĐ-CP) thì nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất và không xem xét giải quyết khiếu nại về việc đòi lại đất mà Nhà nước đã giao cho người khác sử dụng theo các chính sách ruộng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 trong các trường hợp: