Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của cơ quan hành chính nhà nước qua thực tiễn tỉnh Nghệ An - 13

Sử dụng tư liệu, tài liệu là bản sao có công chứng, trong trường hợp có nghi ngờ thì yêu cầu đối chiếu với bản gốc. Cơ quan thụ lý hồ sơ không có trách nhiệm trả hồ sơ khi đương sự yêu cầu do vậy không tiếp nhận bản gốc (trừ trường hợp cần phải giám định).

* Quá trình sử dụng thửa đất tranh chấp:

Phải thẩm tra, xác minh chi tiết, cụ thể các giai đoạn trực tiếp sử dụng thửa đất khiếu nại. Lưu ý phải nêu quá trình sử dụng đất ổn định, liên tục cho một mục đích chính nhất định kể từ thời điểm bắt đầu sử dụng đất vào mục đích đó đến thời điểm khiếu nại; nếu quá trình sử dụng đất thửa đất khiếu nại xen kẽ giữa người sử dụng đất và Nhà nước quản lý thì cũng phải nêu rõ từ năm nào đến năm nào người khiếu nại sử dụng và Nhà nước quản lý; nêu rõ mục đích sử dụng qua các thời kỳ.

Ủy ban nhân dân cấp xã là nơi nắm rõ nhất quá trình sử dụng đất, nên nội dung xác nhận, nhận xét của chính quyền địa phương cấp xã là đáng tin cậy hơn cả.

* Kết quả việc thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng đất:

Kết quả việc thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với Nhà nước được thể hiện cụ thể như sau:

- Thực hiện kê khai, đăng ký sử dụng đất với chính quyền địa phương và kết quả xét duyệt của Hội đồng đăng ký đất đai trong Sổ quản lý ruộng đất hoặc Sổ Địa chính, Sổ Mục kê, trong trường hợp địa phương không tổ chức kê khai đăng ký thì phải nêu rõ thửa đất khiếu nại từ trước đến nay địa phương chưa tổ chức kê khai đăng ký hoặc chưa lập Sổ Địa chính, Sổ Mục kê; phải thực hiện thẩm tra việc kê khai đăng ký qua các thời kỳ.

- Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và các nghĩa vụ khác về sử dụng đất đối với thửa đất khiếu nại: thể hiện qua hóa đơn, biên lai thu thuế (bản sao

phải công chứng hoặc xác nhận của cơ quan thuế ở địa phương, trong trường hợp nghi ngờ thì yêu cầu người khiếu nại xuất trình bản chính để đối chiếu). Có thể nhiều hóa đơn thu thuế nông nghiệp, thổ trạch, nhà đất không ghi rõ diện tích, tên thửa, tờ bản đồ cho nên có nhiều trường hợp người khiếu nại lấy hóa đơn nộp thuế khu vực khác trình báo cho thửa đất khiếu nại, do vậy cán bộ thẩm tra, xác minh phải làm việc với cơ quan thu thuế để xác định diện tích nộp thuế và thửa đất khiếu nại có kê khai, nộp thuế hay không.

Nếu Ủy ban nhân dân cấp xã có lưu trữ tài liệu đăng ký theo Chỉ thị 229/TTg ngày 10 tháng 11 năm 1980 của Thủ tướng Chính phủ, các bản đồ địa chính, bản đồ giải thửa, Sổ Địa chính, Sổ Mục kê và những tài liệu lưu trữ về kết quả đóng thuế của người sử dụng đất qua các thời kỳ thì phải sưu tầm, phôtô và lấy xác nhận của chính quyền địa phương để tạo thành bộ hồ sơ tương đối hoàn chỉnh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

* Kết quả giải quyết khiếu nại của chính quyền địa phương:

Tài liệu cần thu thập bao gồm:

Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của cơ quan hành chính nhà nước qua thực tiễn tỉnh Nghệ An - 13

- Các quyết định giải quyết khiếu nại của chính quyền các cấp (bản công chứng hoặc xác nhận của các cơ quan ban hành quyết định).

- Các báo cáo, công văn, tờ trình của các cơ quan tham gia giải quyết khiếu nại (bản phôtô có xác nhận của cơ quan ban hành văn bản).

- Các biên bản cuộc họp liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, kể cả biên bản đối thoại (bản phôtô phải có xác nhận của cơ quan tổ chức cuộc họp hoặc bản chính).

Đối với những vụ việc khiếu nại về đất đai liên quan đến tôn giáo, khiếu nại tập thể, khiếu nại bồi thường, giải phóng mặt bằng..., thì cần có thêm tài liệu bổ trợ theo đặc thù của từng vụ việc, đó là quan điểm, ý kiến của các cơ quan quản lý chuyên môn, cơ quan đại diện bảo vệ quyền lợi cho các tổ chức, công dân, như: Ban tôn giáo, Mặt trận tổ quốc, Hội Nông dân.

* Hiện trạng sử dụng các loại đất của người khiếu nại:

- Người khiếu nại tự kê khai và lấy số liệu, xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Người được phân công thẩm tra, xác minh nhất thiết phải đến thửa đất khiếu nại để thị sát, thiết lập văn bản mô tả hiện trạng và đo đạc thửa đất khiếu nại, chụp ảnh toàn bộ thửa đất khiếu nại nếu thấy cần thiết.

d) Xử lý số liệu và áp dụng văn bản giải quyết

Sau khi thu thập, thẩm tra, xác minh các thông tin liên quan đến vụ việc khiếu nại theo 5 tiêu chí trên, chúng ta cần phải tổng hợp số liệu thu thập, thẩm tra, xác minh, chọn tư liệu, tài liệu chính xác, phân ra tài liệu, tư liệu chủ yếu và phụ trợ phục vụ cho các nội dung giải quyết để viết Báo cáo với nội dung theo 5 tiêu chí đã nêu trên (những cơ sở nêu trong báo cáo phải có trong tài liệu thu thập, thẩm tra, xác minh). Lựa chọn các căn cứ pháp luật để xây dựng văn bản dự thảo giải quyết, xin ý kiến người có thẩm quyền để sửa chữa, hoàn chỉnh bản dự thảo. Văn bản dự thảo phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật về hình thức văn bản, phù hợp với thẩm quyền của cơ quan ban hành văn bản. Nội dung văn bản, quyết định giải quyết phải nêu được hiện thực khách quan, trung thực, cụ thể điều khoản hay quy định của pháp luật, chính sách đất đai được áp dụng để giải quyết.

Một văn bản giải quyết khiếu nại phải đạt được các yêu cầu sau: đúng pháp luật; phù hợp với hoàn cảnh lịch sử; phù hợp với thực tiễn của địa phương; đảm bảo lợi ích chính đáng của người khiếu nại và lợi ích của Nhà nước.

3.2.2. Bài học kinh nghiệm

Trong thời gian tới, tỉnh Nghệ An cần thực hiện các biện pháp sau để nâng cao hiệu quả giải khiếu nại về đất đai:

- Tiếp tục quan tâm hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai do các cơ quan tỉnh Nghệ An ban hành, vì các văn bản quy phạm pháp

luật về đất đai hiện nay vừa thừa lại vừa thiếu, chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu tính thống nhất, nhiều quy định không còn phù hợp với tình hình thực tế địa phương nhưng chậm được bổ sung, thay đổi. Sự bất cập này dễ gây ra thiệt thòi cho người dân do áp dụng, thậm chí vận dụng một cách tùy tiện của cán bộ địa phương. Không ít địa phương tùy tiện trong việc thực hiện chính sách đất đai, chính sách đền bù giá đất cho dân, không công bằng, thiếu công khai quy hoạch, thiếu cơ chế kiểm soát chặt chẽ. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An cùng các cấp, ngành liên quan khẩn trương rà soát lại toàn bộ (nếu cần thì sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới) các quy định của pháp luật liên quan đến đất đai, đến chính sách giải tỏa, đền bù, tái định cư để đảm bảo người dân nếu bị giải tỏa không bị thiệt thòi.

- Sự lãnh đạo của Đảng luôn là nhân tố bảo đảm thắng lợi trong mọi lĩnh vực công tác. Công tác giải quyết khiếu nại đang là khâu yếu, bức xúc, vì vậy cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt và có hiệu quả của các cấp ủy đảng (Thực tế cho thấy, kể từ khi Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 6-3-2002 về một số vấn đề cấp bách cần thực hiện trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay và Ban thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An ban hành Chỉ thị 04 CT/TU ngày 16/7/2001 về việc yêu cầu cấp ủy Đảng, chính quyền, sở, ban, ngành, đoàn thể các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, thì các khiếu nại của công dân, tổ chức được chú trọng giải quyết tốt hơn). Tổ chức đảng, các cấp chính quyền địa phương cần quán triệt một cách nghiêm túc các văn bản chỉ đạo, lãnh đạo, điều hành của Trung ương, địa phương về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An nên sớm có các văn bản chỉ đạo về việc xử lý tích cực những nội dung liên quan đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của người dân (đặc biệt là các vụ khiếu kiện đông người, khiếu kiện liên quan đến tôn giáo, khiếu kiện của đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng chính sách, người có công với cách mạng). Các cơ quan cấp tỉnh cần tăng cường cán bộ giúp chính quyền huyện, xã sớm giải

quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại tồn đọng. Mặt khác, đề nghị Hội đồng nhân dân các cấp tăng cường giám sát việc thi hành pháp luật về đất đai và pháp luật về khiếu nại, bảo đảm pháp luật về đất đai và pháp luật về khiếu nại được thi hành nghiêm chỉnh.

- Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An cần sớm nghiên cứu lập đề án củng cố, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy của trụ sở tiếp dân của tỉnh, huyện, xã theo hướng tăng thẩm quyền cho trụ sở tiếp dân, giao thêm chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho cán bộ tiếp dân tại Trụ sở.

- Rất nhiều các khiếu nại hiện nay theo Luật Khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, của các ngành, trong khi đây không phải là các cơ quan tài phán. Vì vậy, cần phải có giải pháp để Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để kiện toàn đội ngũ làm công tác xét xử, để Tòa án có điều kiện tham gia giải quyết nhiều hơn các vụ việc khiếu nại về đất đai.

- Các cấp, ngành, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể quần chúng khi nhận đơn, thư khiếu nại của dân về việc khiếu nại các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về đất đai thì cần thụ lý, giải quyết luôn hoặc nói rõ quan điểm đúng sai theo thẩm quyền để trả lời cho người khiếu nại. Tránh chuyển đơn, thư với cách đặt vấn đề chung chung như "đề nghị xem xét, giải quyết" vì sẽ làm cho khiếu nại trông chờ.

- Giải quyết khiếu nại lần đầu của các địa phương là khâu then chốt, khâu quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định đến quá trình giải quyết khiếu nại. Chỉ đạo giải quyết kịp thời, dứt điểm vụ việc ngay từ khi mới phát sinh tại cơ sở, nếu không giải quyết kịp thời, sẽ tích tụ mâu thuẫn, từ giản đơn trở thành phức tạp, từ ít trở thành đông người (đặc biệt là các vụ khiếu nại đông người, khiếu nại của các tổ chức tôn giáo). Các cấp, ngành cần giải quyết đúng pháp luật kết hợp với giải thích, động viên người dân, nhằm khắc phục tối đa tình trạng khiếu nại và khiếu nại vượt cấp.

- Cần nâng cao ý thức và trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức các cấp, ngành ở tỉnh Nghệ An. Khắc phục tình trạng đùn đẩy trong bộ máy hành chính, người có trách nhiệm nhận đơn thư khiếu nại của dân lại chỉ làm một cách chiếu lệ, không cần nắm nội dung đơn thư mà tiếp tục "kính chuyển" cho xong việc; thực hiện đúng chính sách, công khai, dân chủ, chống tham nhũng, tiêu cực, thiện chí khi giải quyết khiếu nại của người khiếu nại. Nâng cao chất lượng hoạt động và sớm kiện toàn đội ngũ cán bộ của các cơ quan tư pháp.

- Tăng cường sự chỉ đạo, điều hành của cơ quan nhà nước các cấp, nâng cao ý thức chấp hành của cấp dưới. Cần chấm dứt ngay tình trạng "trên bảo dưới không nghe" bởi nhiều vụ khiếu nại cấp trên đã có ý kiến chỉ đạo, nhưng cấp dưới vẫn đùn đẩy, né tránh không thực hiện nhưng chúng ta vẫn chậm xử lý hoặc xử lý thiếu kiên quyết nên người dân mất nhiều niềm tin vào Đảng và Nhà nước. Cơ quan có thẩm quyền cấp trên không làm thay nhiệm vụ giải quyết khiếu nại đang thuộc thẩm quyền của cấp dưới, chỉ nên lập đoàn rà soát để kiểm tra, làm rõ nguyên nhân tiếp khiếu, từ đó chỉ đạo cấp dưới tiếp tục giải quyết dứt điểm vụ việc. Cách làm này vừa tạo uy tín, danh dự cho cấp dưới, vừa khắc phục được những tồn tại, thiếu sót của lần giải quyết trước đó.

- Cơ quan Thanh tra và cơ quan Tài nguyên và Môi trường ở từng cấp phối hợp rà soát các đơn thư hiện có, tập trung giải quyết dứt điểm những đơn thư chưa giải quyết và những đơn thư đã giải quyết nhưng chưa phù hợp với pháp luật và tình hình thực tế. Bảo đảm tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, nhất là về thẩm quyền và thời hạn giải quyết. Khắc phục có hiệu quả tình trạng cơ quan có thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết nhưng đã không giải quyết, dẫn tới khiếu nại vượt cấp. Những cơ quan, địa phương có nhiều đơn, thư tồn đọng hoặc có nhiều vụ việc khiếu nại cần được xem xét, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu. Những đơn thư đã được các cơ quan hành chính hoặc tòa án giải quyết đúng pháp luật và đã vận dụng pháp luật phù hợp với thực tế mà người khiếu nại vẫn

không đồng ý thì tổ chức đối thoại để thuyết phục người khiếu nại chấp hành. Trường hợp người khiếu nại vẫn cố tình không chấp hành và có hành động kích động, gây rối thì cần áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

- Sớm xây dựng các tiêu chí đánh giá ý thức, đạo đức và trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức. Việc thanh tra trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức phải sớm được triển khai và coi đây là một việc làm thường xuyên ở các cấp, ngành và tất cả các địa phương. Khắc phục thái độ vô cảm, thờ ơ trong việc giải quyết khiếu nại của một số cán bộ, đảng viên; Chuẩn hóa trình độ, năng lực và đạo đức công vụ trong quản lý nhà nước và kiến thức pháp luật, nhất là pháp luật về đất đai cho đội ngũ cán bộ, công chức các cấp, ngành (nhất là cấp huyện và cấp xã) trên cơ sở những tiêu chí nhất định trong hoạt động công vụ của Nhà nước. Việc chuẩn hóa đội ngũ công chức quản lý hành chính nhà nước sẽ là những tiêu chí bảo đảm cho họ hiểu được mình là "công bộc" của dân, có trách nhiệm trước nhân dân về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, nhất là trong quá trình giải quyết khiếu nại về đất đai; Phân công những cán bộ có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm, dám đấu tranh, không ngại va chạm v.v... đảm nhận công tác giải quyết khiếu nại về đất đai.

- Các địa phương tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý và sử dụng đất đai, thường xuyên kiểm tra, thanh tra, phát hiện, chấn chỉnh những yếu kém, xử lý nghiêm, kịp thời, đúng pháp luật các trường hợp vi phạm; tập trung kiểm tra, thanh tra, chấn chỉnh vào các công việc sau: việc thực hiện các quy định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án; việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; việc sử dụng đất của các dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; việc thi hành chế độ công vụ của cán bộ, công chức, nhất là những người có thẩm quyền và trách nhiệm trực tiếp giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai. Đẩy nhanh việc thiết lập hệ thống hồ sơ địa

chính đến từng thửa đất, đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà gắn liền với quyền sử dụng đất tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc giải quyết khiếu nại về đất đai.

- Tăng cường tập huấn nghiệp vụ đối thoại cho người giải quyết khiếu nại và huy động sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng vào việc đối thoại trong giải quyết khiếu nại; tổ chức các cuộc thi "giải quyết khiếu nại giỏi" để cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại về đất đai được trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau; quan tâm hỗ trợ kinh phí cho công tác giải quyết khiếu nại về đất đai, kịp thời biểu dương, động viên khen thưởng các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt việc giải quyết khiếu nại về đất đai..

- Hàng năm, tổng kết công tác giải quyết khiếu nại về đất đai. Thông qua tổng kết để đánh giá kết quả giải quyết khiếu nại trong năm, đưa ra phân tích những mặt đã làm được, những mặt còn tồn tại để trên cơ sở đó biểu dương, nêu cao phát huy tính tích cực, động viên kịp thời các ngành các cấp thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại. Đồng thời tìm ra nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và biện pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác giải quyết khiếu nại.

- Cần quy định thủ tục ra quyết định hành chính ban đầu để đảm bảo công bằng và minh bạch hơn trong quá trình ra quyết định.Bên cạnh những cải cách thể chế, bộ máy, nhân lực, còn một khoảng trống pháp luật chưa được chú trọng và là nguyên nhân sâu xa của những bất cập trong thủ tục hành chính hiện nay. Hiện nay, với các quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, quy trình ban hành, công bố các văn bản quy phạm pháp luật đã bảo đảm tương đối dân chủ, công khai. Tuy nhiên, quy trình ra quyết định hành chính, hành vi hành chính chưa bảo đảm dân chủ, các quy định không thống nhất (giữa các địa phương, và giữa các cấp, ngành…). Vì vậy, cần có quy định về quy trình ban hành quyết định hành chính (bao gồm cả quyết định hành chính và hành vi hành chính) nhằm thiết lập quy trình ban

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/11/2023