Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của cơ quan hành chính nhà nước qua thực tiễn tỉnh Nghệ An - 16

- Khoản 1 Điều 44 Luật Khiếu nại, tố cáo được sửa đổi, bổ sung năm 2005 quy định người giải quyết khiếu nại có những quyền: Yêu cầu người khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu và bằng chứng về nội dung khiếu nại; Triệu tập người bị khiếu nại, người khiếu nại để tổ chức đối thoại trực tiếp; Xác minh tại chỗ.

Luật quy định như trên, nhưng thực tế trong quá trình giải quyết khiếu nại cho thấy không ít trường hợp người khiếu nại không cung cấp thông tin, tài liệu và bằng chứng về nội dung khiếu nại theo yêu cầu của người giải quyết khiếu nại, hay người khiếu nại đã được triệu tập hợp lệ tới 2, 3 lần để làm rõ những thông tin, tài liệu có liên quan, để gặp gỡ đối thoại trực tiếp nhưng đều vắng mặt hoặc người khiếu nại có các các hành vi trốn tránh, cản trở cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại xác minh tại chỗ để làm rõ những nội dung vi phạm hành chính của người khiếu nại, như: vi phạm về sử dụng đất đai… Song đến nay chưa có quy định các biện pháp xử lý trách nhiệm người khiếu nại không thực hiện yêu cầu của người giải quyết khiếu nại. Để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nói trên, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan và người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, các cơ quan có thẩm quyền cần nghiên cứu quy định bổ sung biện pháp tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết khiếu nại vào Luật khiếu nại, tố cáo.

KẾT LUẬN


1. Khiếu nại về đất đai là một hiện tượng xảy ra phổ biến trong xã hội, đặc biệt khi nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước thực hiện cơ chế quản lý mới bằng việc trả lại đất đai những giá trị vốn có thì khiếu nại về đất đai phát sinh có xu hướng ngày càng tăng cả về số lượng cũng như tính chất phức tạp về mặt nội dung. Tuy nhiên, khiếu nại về đất đai kéo dài với số lượng ngày càng đông người dân tham gia thì lại là vấn đề rất đáng quan tâm tìm hiểu nguyên nhân nảy sinh để đề ra các biện pháp giải quyết phù hợp nhằm "tháo ngòi nổ" xung đột không để phát sinh trở thành "điểm nóng" gây mất ổn định chính trị, tình hình trật tự an toàn xã hội. Tính phức tạp của khiếu nại về đất đai, khiếu kiện kéo dài không chỉ bắt nguồn từ những xung đột gay gắt về lợi ích kinh tế, từ hệ quả của sự quản lý thiếu hiệu quả của các cơ quan nhà nước, sự bất hợp lý và thiếu đồng bộ của hệ thống chính sách, pháp luật đất đai…mà còn do những nguyên nhân có tính lịch sử trong quản lý và sử dụng đất đai qua các thời kỳ. Việc nghiên cứu, tìm hiểu khiếu nại về đất đai dưới khía cạnh những nguyên nhân có tính lịch sử là rất cần thiết không những giúp Nhà nước trong nỗ lực xác lập cơ chế giải quyết khiếu nại về đất đai một cách có hiệu quả mà còn góp phần vào việc bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.

2. Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai là một bộ phận quan trọng của pháp luật về khiếu nại, pháp luật về đất đai nói riêng và hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung. Hệ thống pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai quy định trình tự, thủ tục, thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai, các nguyên tắc và căn cứ giải quyết khiếu nại về đất đai... Hệ thống pháp luật này được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng là cơ sở kinh tế của xã hội. Trong điều kiện kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế vận động và phát triển

không ngừng đòi hỏi pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai cũng phải thường xuyên được sửa đổi, bổ sung, nhằm đáp ứng được các yêu cầu của quản lý và sử dụng đất đai. Do vậy, việc nghiên cứu nhằm chỉ ra những mặt tồn tại, hạn chế, bất cập của pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai, để trên cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm không ngừng hoàn thiện chế định này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

3. Việc "nhận dạng" bản chất của khiếu nại về đất đai có ý nghĩa quan trọng, song điều quan trọng hơn là phải xác lập được một cơ chế giải quyết khiếu nại về đất đai thích hợp, nhằm xử lý dứt điểm, nhanh chóng các khiếu nại về đất đai góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và duy trì sự ổn định xã hội. Tuy nhiên, cơ chế giải quyết khiếu nại về đất đai nói riêng và pháp luật về khiếu nại nói chung ở nước ta hiện nay còn nhiều vấn đề cần phải có sự nghiên cứu đánh giá, đặc biệt là việc giao thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai cho cơ quan các cơ quan hành chính. Thông qua việc phân tích thực tiễn tình hình giải quyết khiếu nại về đất đai ở tỉnh Nghệ An trong những năm gần đây, luận văn đã mạnh dạn nêu ra những ưu điểm và hạn chế trong việc giải quyết khiếu nại về đất đai của các cơ quan hành chính nhà nước. Tác giả luận văn cho rằng, sẽ là hợp lý và khoa học hơn nếu chỉ giao cho Ủy ban nhân dân có thẩm quyền giải quyết các khiếu nại thủ tục hành chính về đất đai và một số nội dung khiếu nại về đất đai không quan trọng. Còn thẩm quyền giải quyết các khiếu nại về đất đai của một số nội dung quan trọng liên quan nhiều đến quyền lợi của công dân nên để cho một cơ quan tài phán độc lập giải quyết, đó là cơ quan Tòa án nhân dân. Như vậy, mới đảm bảo được thực hiện tốt nguyên tắc khách quan, công bằng, vô tư trong việc giải quyết các khiếu nại về đất đai trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.

Hiệu quả, chất lượng của công tác giải quyết khiếu nại về đất đai không chỉ phụ thuộc vào cơ cấu, tổ chức của các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại mà còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác như: năng

lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất, đạo đức của đội ngũ của các cán bộ làm công tác thẩm tra, xác minh, giải quyết khiếu nại về đất đai; sự quản lý có hiệu quả của các cơ quan công quyền; các giấy tờ, tài liệu chứng minh hợp pháp của việc sử dụng đất của các đương sự; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các giấy tờ khác về sử dụng đất... Tiếc thay, ở nước ta hiện nay các yếu tố này đều chưa hoàn thiện, nên đã làm ảnh hưởng đến chất lượng của công tác giải quyết khiếu nại về đất đai.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

4. Xây dựng và hoàn thiện chế định giải quyết khiếu nại về đất đai của các cơ quan hành chính nhà nước (qua thực tiễn ở tỉnh Nghệ An) phù hợp với điều kiện và đặc điểm của nền kinh tế nước ta là một quá trình đòi hỏi phải được dựa trên các định hướng sau:

- Thống nhất việc điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động sử dụng đất của mọi đối tượng sử dụng đất trong xã hội.

Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của cơ quan hành chính nhà nước qua thực tiễn tỉnh Nghệ An - 16

- Căn cứ vào các quan điểm phát triển kinh tế trong lĩnh vực đất đai của Đảng và chế độ sở hữu đất đai đặc thù của nước ta. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu, thống nhất quản lý; đồng thời chú trọng đến các yếu tố xã hội của việc sử dụng đất đai như truyền thống, phong tục, tập quán... của mỗi địa phương.

- Đảm bảo cho các quy định về giải quyết khiếu nại về đất đai ngày càng "tiệm cận" gắn với hệ thống pháp luật và tập quán quốc tế.

Theo hướng đó, luận văn đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm xây dựng và hoàn thiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai trong thời gian tới, bao gồm:

- Sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Đất đai 2003 và pháp luật về khiếu nại liên quan đến khiếu nại về đất đai, để tạo ra sự thống nhất, đảm bảo các quyền khiếu nại của công dân và việc giải quyết khiếu nại được thực hiện đầy đủ, kịp thời.

- Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất, phấn đấu đến năm 2013 cấp xong toàn bộ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho mọi đối tượng sử dụng đất trong cả nước.

- Khẩn trương sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2003, đặc biệt là các quy định về giá đất, về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhằm tạo cơ sở pháp lý để giải quyết tốt các khiếu nại về đất đai liên quan đến các lĩnh vực này.

- Kiện toàn hệ thống cơ quan giải quyết khiếu nại về đất đai, thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, trình độ hiểu biết pháp luật đất đai... cho đội ngũ các cán bộ làm công tác thẩm tra, xác minh, giải quyết khiếu nại về đất đai.

- Hoàn thiện công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, hoàn thiện hồ sơ địa chính, đăng ký biến động về đất đai... nhằm tạo điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại về đất đai.

Xây dựng các luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai trong điều kiện kinh tế thị trường là một đòi hỏi cấp bách, đồng thời cũng là nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp. Nó đòi hỏi phải quá trình nghiên cứu, tập trung trí tuệ của đội ngũ đông đảo các nhà khoa học nước ta. Trong khuôn khổ của một bản luận văn thạc sĩ luật học chưa thể giải quyết thấu đáo được các yêu cầu của đề tài đặt ra. Luận văn này chỉ đóng góp một tiếng nói nhỏ bé vào quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai nói chung và pháp luật giải khiếu nại về đất đai nói riêng ở nước ta hiện nay và các biện pháp, kinh nghiệm, phương pháp để thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại về đất đai.


DANH MỤC CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ


1. Phan Duy Hùng (2009), "Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất, những vấn đề cần trao đổi", Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, (4).

2. Phan Duy Hùng (2010), "Những hạn chế của pháp luật về khiếu nại hành chính trong xây dựng Nhà nước pháp quyền", Báo Thanh tra Việt Nam, ngày 18/10.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT ngày 13/4 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, Hà Nội.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), Chỉ thị số 02/2007/TT-BTNMT ngày 19/11 về việc tiếp tục triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2003, Hà Nội.

3. Chính phủ (2004), Chỉ thị số 36/2004/CT-TTg ngày 27/10 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh và tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, Hà Nội.

4. Chính phủ (2006), Chỉ thị số 05/2006/CT-TTg ngày 22/02 của Thủ tướng Chính phủ về việc khắc phục yếu kém, sai phạm, tiếp tục đẩy mạnh tổ chức thi hành Luật Đất đai, Hà Nội.

5. Chính phủ (2009), Nghị quyết 27/2009/NQ-CP ngày 12/6 về một số giải pháp cấp bách trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, Hà Nội.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 06/3 của Ban Bí thư Trung ương về một số vấn đề cấp bách cần thực hiện trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay, Hà Nội.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX - Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48/NQ/TW ngày 24/05 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

9. Nguyễn Ngọc Điệp (1996), Hướng dẫn và tìm hiểu các vấn đề tranh chấp khiếu kiện về đất đai, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

10. Hiến pháp Việt Nam (năm 1946, 1959, 1980 và 1992) (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Nguyễn Thị Liên (2006), Các quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo và thanh tra, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

12. Quốc hội (1998), Luật Khiếu nại, tố cáo, Hà Nội.

13. Quốc hội (2004), Luật Khiếu nại, tố cáo (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.

14. Quốc hội (2005), Luật Khiếu nại, tố cáo (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.

15. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.

16. Quốc hội (2010), Luật Tố tụng hành chính, Hà Nội.

17. Quốc hội (2010), Nghị quyết số 56/2010/QH 12 về việc thi hành Luật Tố tụng hành chính, Hà Nội.

18. Sở Tài nguyên Môi trường Nghệ An (2005 - 2010), Báo cáo về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tranh chấp, Nghệ An.

19. Sở Tài nguyên Môi trường Nghệ An (2006), Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết Trung ương VII (khóa IX) về chính sách, pháp luật về Đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nghệ An.

20. Tạp chí Địa chính và Thanh tra Tổng cục Địa chính (1997), Các văn bản pháp quy về quản lý đất đai ban hành ở Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1997, tập 2, Nxb Bản đồ, Hà Nội.

21. Tạp chí Thanh tra (2005), Giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai, giải tỏa, đền bù, Nxb Lao động, Hà Nội.

22. Thanh tra tỉnh Nghệ An (2005 - 2010), Báo cáo tổng kết công tác thanh tra, Nghệ An.

23. Thuật ngữ pháp lý phổ thông (1986), Nxb Pháp lý, Hà Nội.

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 16/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí