Thực Trạng Giải Quyết Khiếu Nại Hành Chính Về Đất Đai Trên Địa Bàn Thị Xã Tam Điệp, Tỉnh Ninh Bình

thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính thông báo kết quả giải quyết và trả lời Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận đã chuyển đơn khiếu nại nhưng không có quy định giải trình về việc giải quyết khiếu nại hành chính.

Mặt khác cơ quan hành chính nhà nước và các cấp chính quyền phải phối hợp chặt chẽ vận động, thuyết phục, giải thích, hướng dẫn cho người khiếu nại và những người có liên quan tự nguyện chấp hành, thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại. Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính được thực hiện khi đã áp dụng các phương pháp vận động, thuyết phục, giải thích mà người khiếu nại và những người có liên quan không tự nguyện thi hành quyết định giải quyết khiếu nại.

Trên đây là ba giai đoạn thực hiện thủ tục pháp lý giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai của công dân. Chúng có liên quan mật thiết với nhau và ảnh hưởng lẫn nhau khi thực hiện chức năng của cơ quan hành chính nhà nước trong quá trình giải quyết các khiếu nại hành chính của công dân với sự quán triệt các nguyên tắc chung: nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc khách quan, nguyên tắc công khai và dân chủ, nguyên tắc nhanh chóng và kịp thời.

Quy trình giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai theo Luật Khiếu nại năm 2011 được thể hiện qua sơ đồ sau:


KN không đủ ĐK thụ lý hoặc đủ ĐK thụ lý nhưng không thuộc thẩm quyền

Thụ lý giải quyết KN

KN đủ ĐK thụ lý, thuộc thẩm quyền

Chưa đủ cơ sở kết luận nội dung KN

Kiểm tra lại QĐ bị KN

Nếu KN đúng

Lập và quản lý hồ sơ giải quyết KN


Nếu yêu cầu của người KN và KQ xác minh giống nhau

Ban hành QĐ giải quyết KN, gửi và công khai QĐ

Tổ chức xác minh

Lập kế hoạch xác minh

Công bố QĐ xác minh

Làm việc với người KN, người bị KN, CQ, đơn vị, CN có liên quan

Tiếp nhận thông tin, tài liệu, bằng chứng xác minh thực tế, trưng cầu giám định

Báo cáo kết quả xác minh

Tổ chức đối thoại

Kết luận chương 1


Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân, vấn đề đặt ra hàng đầu là phải có cơ chế pháp luật hữu hiệu có khả năng bảo vệ cao nhất quyền của công dân. Xuất phát từ đó, việc nghiên cứu làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm, các yêu cầu đối với pháp luật khiếu nại nói chung và giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai nói riêng trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cần thiết. Điều đó tạo cơ sở cho việc xem xét, đánh giá pháp luật khiếu nại hiện hành ở nước ta và cũng như kiến nghị các giải pháp hoàn chỉnh pháp luật khiếu nại nhằm bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong điều kiện Nhà nước pháp quyền ở nước ta.

Chương 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ TAM ĐIỆP, TỈNH NINH BÌNH


2.1. Điều kiện địa lý, kinh tế, xã hội tại thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình

Thị xã Tam Điệp nằm ở vị trí cửa ngõ phía Tây Nam của tỉnh Ninh Bình, có vị trí chiến lược quan trọng cả về kinh tế - xã hội và quốc phòng của đất nước nói chung và của tỉnh Ninh Bình nói riêng; là một trong ba vùng kinh tế trọng điểm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thị xã có nhiều tiềm năng lợi thế, đặc biệt là lợi thế trong phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch, phát triển đô thị.

Thị xã cũng là đầu mối giao thông cửa ngõ của vùng Bắc Trung Bộ và vùng đồng bằng Sông Hồng, là địa bàn trung chuyển và giữ vai trò cửa ngõ bốn phương: ra đồng bằng Bắc Bộ, vào lãnh thổ miền Trung, lên Tây Bắc hay xuống biển Đông với vị trí giao thông Bắc Nam rất thuận lợi, có Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua với ga Ghềnh và ga Đồng Giao; Quốc lộ 12B đi Nho Quan, lên Hòa Bình, theo Quốc lộ 6 lên các tỉnh Tây Bắc của Tổ quốc.

Địa giới hành chính thị xã Tam Điệp:

- Phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Nho Quan và huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình;

- Phía Đông và Đông Nam giáp huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình;

- Phía Nam và Tây Nam giáp thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa;

- Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.

Thị xã Tam Điệp có diện tích tự nhiên là 104,979 km2 và dân số là 56.900 người. Thị xã có 09 đơn vị hành chính cấp xã gồm 05 phường nội thị: Bắc Sơn, Trung Sơn, Nam Sơn, Tân Bình, Tây Sơn và 04 xã ngoại thị: Quang Sơn, Yên Sơn, Đông Sơn, Yên Bình.

Thị xã Tam Điệp thuộc vùng sơn địa và bán sơn địa, có địa hình phức tạp vùng núi đá vôi tập trung chủ yếu ở phía Tây Bắc và Tây Nam, đồi dốc, ruộng trũng; nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đặc điểm khí hậu của vùng núi phía Bắc, nhưng chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng đồng bằng Bắc Bộ, chia thành bốn mùa rõ rệt. Thị xã có sông Bến Đang, có dòng suối Rồng và 03 hồ khá lớn (hồ Yên Thắng, hồ Mùa Thu, hồ Đoòng Đèn). Ngoài ra, còn một số hồ diện tích không lớn nhưng rất quan trọng bởi vai trò ngăn lũ, tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp và điều hòa môi trường khí hậu như hồ Núi Vá (xã Quang Sơn), hồ Lì, hồ Bống, hồ Sòng Cầu (xã Yên Sơn).

Tài nguyên than bùn với trữ lượng khoảng 1 triệu tấn ở xã Quang Sơn; tài nguyên nước ngầm của cả tỉnh Ninh Bình tập trung ở thị xã Tam Điệp với trữ lượng rất lớn, tổng lượng nước ngầm lên tới 112.183m3/ngày. Tài nguyên rừng ở thị xã Tam Điệp chủ yếu là rừng tái sinh và núi đá có cây. Tài nguyên đất đai, thổ nhưỡng: đất sét được phân bố rải rác ở các vùng đồi núi thấp và đồng bằng thuộc xã Yên Sơn, Đông Sơn và phường Tân Bình dùng để sản xuất gạch ngói. Diện tích đất nông nghiệp có độ phì nhiêu khá, thuận lợi cho thâm canh cây lúa và phát triển cây công nghiệp như: dứa, chè, cà phê,

nhãn, vải, lạc tiên... phục vụ công nghiệp chế biến rau quả thực phẩm.

Trữ lượng đá vôi lớn rất tốt cho công nghiệp xi măng và vật liệu xây dựng, cùng với sự thuận tiện trong giao thông khi nằm trên trục quốc lộ 1A là những điều kiện rất thuận lợi để phát triển thị xã. Với tốc độ đô thị hóa đang diễn ra một cách nhanh chóng trong những năm gần đây, thị xã đã và đang có những bước phát triển đáng kể về mọi mặt nhưng cùng với đó lại đối mặt với nhiều vấn đề, một trong số đó là tình hình khiếu nại của nhân dân về đất đai.

2.2. Tình hình khiếu nại hành chính và giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai trên địa bàn thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình

2.2.1. Tình hình khiếu nại hành chính về đất đai trên địa bàn

Bảng 2.1: Số liệu thống kê đơn thư khiếu nại về đất đai ở thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2015


Năm


Lượt tiếp dân

Tiếp nhận và xử lý đơn

Thuộc thẩm quyền

Không thuộc thẩm quyền

Tổng đơn

2011

242

47

11

58

2012

196

63

20

83

2013

316

82

14

96

2014

954

203

30

233

6 tháng

đầu 2015

115

59

18

77

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 91 trang tài liệu này.

Giải quyết khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai – Qua thực tiễn thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình - 5

(Báo cáo số: 23/BC-TTHĐ ngày 18/6/2014 về Công tác tiếp công dân của Thường trực HĐND và đại biểu HĐND các cấp của UBND thị xã Tam Điệp)


Từ năm 2011 đến 2013 toàn thị xã Tam Điệp đã tiếp 1170 lượt công dân, trong đó UBND thị xã, các phòng, ban thị xã tiếp: 458 lượt; UBND các xã, phường tiếp: 712 lượt. Đặc biệt năm 2014 toàn thị xã đã tiếp 954 lượt công dân tăng 638 lượt so với năm trước, trong đó UBND thị xã, các phòng, ban thuộc thị xã tiếp 762 lượt, UBND các xã, phường tiếp: 192 lượt. Sở dĩ số lượt tiếp dân của thị xã trong năm 2014 tăng cao đột biến là vì xảy ra một số vụ việc khiếu nại đông người với tổng số 520 lượt người như vụ việc Tiểu dự án Nút giao giữa đường sắt Bắc Nam với Quốc lộ 1A tại thị xã Tam Điệp, Mỏ sét Trà Tu. Đến 06 tháng đầu năm 2015, các vụ việc khiếu nại trên địa bàn về cơ bản đã giảm đi rất nhiều so với cùng kỳ năm 2014 do vụ việc khiếu nại về đất đai liên quan đến Tiểu dự án Nút giao giữa đường sắt Bắc Nam với Quốc lộ 1A đã được chỉ đạo khẩn trương giải quyết và cũng không xảy ra vụ việc khiếu nại đông người nào.

Trong 03 năm từ 2011 đến 2013, toàn thị xã đã tiếp nhận 237 đơn trong đó có 227 đơn là đơn khiếu nại, đề nghị, các đơn thuộc thẩm quyền là 192 đơn, không thuộc thẩm quyền là 45 đơn. Cụ thể là:

- UBND thị xã, các phòng, đơn vị thuộc thị xã đã tiếp nhận 95 đơn, số đơn thuộc thẩm quyền 71 đơn, không thuộc thẩm quyền 24 đơn;

- UBND xã, phường tiếp nhận 142 đơn, số đơn thuộc thẩm quyền là 121 đơn, không thuộc thẩm quyền 24 đơn.

Năm 2014, toàn thị xã đã tiếp nhận 233 đơn, tăng 137 đơn so với năm 2013, số vụ thuộc thẩm quyền 203 vụ (kiến nghị, đề nghị: 147 vụ, khiếu nại: 55 vụ), không thuộc thẩm quyền 30 vụ. Cụ thể UBND thị xã, các phòng, đơn vị thuộc thị xã đã tiếp nhận 179 đơn, trong đó có 161 đơn thuộc thẩm quyền; 18 đơn không thuộc thẩm quyền và đã chuyển đơn đến cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết và thông báo cho công dân; UBND xã, phường tiếp nhận 54 đơn, thuộc thẩm quyền là 42 đơn, không thuộc thẩm quyền 12 đơn. Hầu hết các nội dung khiếu nại chủ yếu vẫn tập trung vào lĩnh vực đất đai liên quan đến việc thu hồi, đền bù giải phóng mặt bằng; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Có thể thấy, tình hình khiếu nại về đất đai trên địa bàn thị xã Tam Điệp đang có xu hướng tăng lên qua từng năm, nội dung của các khiếu nại vẫn chủ yếu liên quan đến vấn đề thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng và việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hầu hết các khiếu nại liên quan đến đất đai, ban đầu công dân đều có kiến nghị, phản ánh theo đúng trình tự thủ tục đến Ban tiếp dân của xã, phường hoặc trụ sở tiếp dân của Thị xã. Vụ việc khiếu nại thường diễn biến gay gắt khi người khiếu nại cho rằng kết quả đối thoại, trả lời của cơ quan có thẩm quyền giải quyết không thỏa đáng đối với họ. Đối với những quyết định hành chính trong việc thu hồi đất để thực hiện dự án, bồi thường giải phóng mặt bằng; người khiếu nại thường có xu hướng

tập trung đông người gây sức ép với cơ quan giải quyết khiếu nại hành chính và ảnh hưởng đến tình hình an ninh trên địa bàn. Các vấn đề về trình tự thủ tục thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, vấn đề bồi thường và các chính sách hỗ trợ cho người dân bị thu hồi đất, giải tỏa mặt bằng vẫn còn nhiều vướng mắc dẫn đến việc người dân khiếu nại đông người và vượt cấp. Điển hình là hai vụ việc khiếu nại sau đây:

Năm 2006, UBND tỉnh Ninh Bình ban hành Quyết định số 317/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch vùng nguyên liệu mỏ đá, mỏ sét cho Nhà máy xi măng Hướng Dương (thuộc Công ty Cổ phần Pomihoa), theo đó đất lâm nghiệp của 22 hộ dân thuộc thôn 12 (xã Đông Sơn, thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình) đang sử dụng nằm trong quy hoạch mỏ. Nguồn gốc đất của các hộ này là đất khai hoang vùng kinh tế mới từ năm 1995, đến năm 1998, các hộ được Nhà nước giao đất theo chương trình di dân vào vùng Dự án 773 và Dự án 327 trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc. Từ năm 2007, chính quyền Thị xã đã cho người xuống thăm dò và khảo sát vùng đất này để thực hiện dự án khai thác đất sét đã được quy hoạch phục vụ Nhà máy xi măng Hướng Dương. Đến năm 2010, UBND thị xã Tam Điệp ban hành các Quyết định về việc giao rừng sản xuất cho hộ gia đình, cá nhân. Trong các quyết định này, chính quyền đã “tự ý” chuyênt tên một phần hoặc toàn bộ diện tích đất rừng của người dân cho Nhà máy xi măng Hướng Dương. Cụ thể như trường hợp gia đình ông Đỗ Văn Lộc năm 1999 được chính quyền giao cho 6,3ha để thực hiện dự án rừng phòng hộ. Đến năm 2010, UBND thị xã lại ban hành Quyết định số 1289/QĐ- UBND giao cho gia đình ông Lộc 4,1 ha đất rừng thuộc lô 6a+2b7 khoảnh 6 thuộc rừng sản xuất để sử dụng vào mục đích quản lý, bảo vệ và phát triển, thời hạn sử dụng là 49 năm. Số diện tích rừng còn lại

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/12/2023